Ngày Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát
- La Meurtrissure
- La Meurtrissure
André Menras Hồ Cương Quyết -
Bộ phim về ngư dân Lý Sơn
Nguồn: Bauxite Việt Nam
30.11.2011
Thưa Anh Huệ Chi,
Tôi xin các bạn trong BBT mời độc giả trang "Bauxite Việt Nam" xem bộ phim: "Hoàng Sa Vietnam: La meurtrissure" có tựa đề Việt Nam là "Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát". Đây là một phim tài liệu về cuộc đời hàng ngày của anh chị em ngư dân miền Trung (Bình Châu và Lý Sơn). Nó cho thấy rõ hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và nguy hiểm của việc hành nghề biển xa bờ tại vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đa số nhân vật trong phim là vợ góa của những ngư dân "mất tích" tại biển cả, do hải quân Trung Quốc bắt giữ hoặc bắn giết. Chỉ nghe họ nói không cần suy diễn thêm cũng đã biết rõ bản chất trần trụi của "16 vàng – 4 cái tốt" kiểu nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với ngư dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Phim được Bộ Ngoại giao Việt Nam duyệt để xuất khẩu đúng theo luật báo chí Việt Nam. Và tôi đã bắt đầu giới thiệu nó cho khán giả Pháp. Dựa vào bộ phim, Hiệp hội ADEP France Vietnam mà tôi làm Chủ tịch đã bắt đầu quyên góp một quỹ để hỗ trợ các bà vợ góa và trẻ em mồ côi cha tại Bình Châu và Lý Sơn... Báo Thanh niên đã đăng một loạt bài về bộ phim. Tạp chí Thế giới điện ảnh cũng đã viết một bài dài để giới thiệu nó. Nhưng bản tiếng Việt của phim chưa được công chiếu tại Việt Nam! Tôi đã chờ đợi lâu rồi để “cấp trên” bật đèn xanh cho phép Đài truyền hình TFS tại TP Hồ Chí Minh. Tất nhiên tôi không có hy vọng vào Hãng truyền hình Quốc gia VTV1 vì họ còn bận nhiều chuyện “to tát” khác. Tôi cũng không chút hy vọng vào Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội khi mà đến những người trí thức tiêu biểu tham gia biểu tình chống bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh họ cũng sẵn sàng đưa hình lên để bôi nhọ và chửi bới.
Thời gian chờ đợi lâu đến nỗi tôi tin là bộ phim đã bị bỏ vào một ngăn kéo của Hãng phim TFS mất rồi. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc tiếp tục uy hiếp ngư dân mình, tiếp tục cấm vùng biển của mình. Tôi đã đọc bức thư rất xúc động và cụ thể của ngư dân Bình Châu Lê Văn Huy bị "tàu không lạ" bắt giữ, ngược đãi, đòi tiền chuộc... Tôi quyết định đưa phim lên mạng để đông đảo mọi người, đặc biệt tại Việt Nam, có thể nghe trực tiếp tiếng nói của đồng bào dân chài miền Trung, để tiếp tục đứng vững bên cạnh họ, bảo vệ họ, hỗ trợ họ nhiều hơn nữa... Còn về nhà cầm quyền Việt Nam mà tôi là một công dân, tôi chỉ xin nói thẳng một điều: nhiệm vụ thiêng liêng của một nhà nước là bảo vệ công dân của nhà nước đó. Và cho dù "nhạy cảm" đến mức nào, việc giữ im lặng trước những tội ác hàng ngày của bọn xâm lược, theo cách nói công văn báo chí là “giữ nguyên hiện trạng”, là sự bỏ mặc phũ phàng số phận của đồng bào mình đang hành nghề hiền hòa trên vùng biển của đất nước vào trong các thứ nanh vuốt hung dữ của một “thế lực thù địch” thật sự. Nhà nước Việt Nam phải có gấp một Luật Biển, một chiến lược mạch lạc, rõ ràng và toàn diện để bảo vệ ngư dân mình, vì chính họ đang ngày ngày khẳng định quyền chủ quyền của Tổ quốc trong những vùng biển đảo tại biển Đông. Không thể “xã hội hóa” trách nhiệm chủ chốt theo kiểu đó!
Rất cám ơn các bạn.
Thân mến,
H.C.Q. A.M
André Menras - Hồ Cương Quyết
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát
09/07/2011 22:12 André Menras (Hồ Cương Quyết), người mang hai quốc tịch Việt - Pháp, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp - Việt (ADEP), vừa thực hiện xong bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát tại Lý Sơn và Bình Châu.
Ngày 28.6 vừa qua, tại Paris, lần đầu tiên phim được chiếu cho cộng đồng những người bạn Pháp ủng hộ Việt Nam và kiều bào xem trong buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông". Tọa đàm do Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức. Nhân dịp này, Thanh Niên thực hiện cuộc phỏng vấn André Menras về bộ phim do chính ông viết kịch bản và đạo diễn.
Ý tưởng thực hiện bộ phim về ngư dân ở vùng đảo Lý Sơn và Bình Châu đến với ông từ lúc nào? Điều gì thôi thúc ông thực hiện cuốn phim này?
Năm 2006, qua báo chí Việt Nam, tôi đọc được nhiều trường hợp ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã bị các tàu đánh cá, tàu quân sự của Trung Quốc uy hiếp và bắt, tịch thu tàu thuyền, dụng cụ làm nghề bắt cá, đòi tiền chuộc đến tán gia bại sản. Tôi đi từ tâm trạng ngạc nhiên đến phẫn nộ, nhiều đêm không ngủ được. Tôi đã liên tục theo dõi thông tin, thực hiện các nghiên cứu tìm tòi và ngày càng cảm thấy lo ngại về tình trạng này. Vì thế, tôi đã quyết định phải dấn thân vào việc bảo vệ các ngư dân vì tôi nghĩ rằng, bảo vệ ngư dân cũng là bảo vệ độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Và rồi, tôi quyết định làm một phóng sự về họ.
Tôi đã lên kế hoạch ra khơi đánh cá cùng các ngư dân ở đảo Lý Sơn và đã đến đảo 2 lần nhưng đều không thực hiện được, dù biên phòng tại đảo không cấm trực tiếp, dù một số ngư dân ủng hộ kế hoạch của tôi hết mình. Tuy nhiên, tôi biết, vì một lý do nào đó nên họ đã từ chối cho tôi đi cùng. Lần thứ 3 tôi đi Bình Châu (cũng trong năm 2011 này), được một người bạn giới thiệu gặp một ngư dân tại đó. Tôi đã có những ngày cùng sống, trò chuyện, ăn cơm với gia đình ngư dân tốt bụng này, tuy nhiên tôi vẫn chưa thể thực hiện giấc mơ ra vùng biển Hoàng Sa, có thể do người ta lo lắng cho sự an toàn của tôi chăng. Trở lại Lý Sơn lần nữa, tôi gần như trở thành vị khách quen thuộc của cư dân đảo, họ hiểu tình cảm cũng như tấm lòng của tôi đối với những mất mát của gia đình ngư dân ở đây. Cuối cùng, tôi đã được một số bạn Việt Nam yêu nước giúp đỡ, trở về Lý Sơn lần thứ tư để thực hiện bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát.
Ngoài những nhân vật chính trong phim là bà vợ góa, những đứa trẻ có chồng/cha là ngư dân mất tích ngoài biển, thông điệp nào ông muốn chia sẻ ở bộ phim này?
Vấn đề ngư dân ở Bình Châu, Lý Sơn nói riêng và ngư dân ở miền Trung nói chung đều có những hoàn cảnh hết sức éo le, đau khổ. Cần sự đồng tâm, đồng lòng của người Việt ở trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ, bởi họ là bằng chứng sống động nhất khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại vùng biển Đông Nam Á. Điều tôi muốn nói ở đây là gì ? Đằng sau những mất mát, những số phận con người là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển đảo của mình. Đây là vấn đề lớn và cấp bách. Qua phim này, tôi muốn cho mọi người thấy rõ sự thật hằng ngày của ngư dân Bình Châu và Lý Sơn. Sự thật đó chính là nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự phản kháng, niềm kiêu hãnh, đó chính là lòng dũng cảm, tình yêu nước của họ. Thông điệp đó rất rõ ràng: "Hãy nhìn những người này, nhìn sự đau khổ của họ, nhìn thấy họ bám víu vào biển để sống ra sao. Hãy nhìn xem họ đã sống kiên định thế nào, họ xứng đáng được giúp đỡ, được ủng hộ và bảo vệ!". Từ kết quả này, tôi muốn lập một quỹ đoàn kết, trước mắt là với những gia đình ngư dân ở vùng biển Địa Trung Hải quê hương tôi, hỗ trợ các ngư dân ở miền Trung, đặc biệt vùng Bình Châu và Lý Sơn.
Điều gì khiến ông ấn tượng nhất khi thực hiện bộ phim này?
Dù tôi đã được nghe kể về những hoàn cảnh, mất mát của các gia đình ngư dân trên đảo, dù tôi đã nhận được nhiều lá thư viết vội của các cháu mồ côi cha gửi đến tôi, khi biết tôi là Chủ tịch ADEP, tuy nhiên, lúc trực tiếp phỏng vấn làm phim, tôi không cầm được nước mắt. Những bà vợ góa mất chồng, những đứa trẻ mất cha trên biển, kể lại với tôi hoàn cảnh gia đình bằng những câu đứt quãng rất xúc động. Họ ra biển ngóng chồng mỗi chiều dù chồng biệt tích cả nửa năm, 1 năm qua. Hết kiên nhẫn, họ trở về dựng những ngôi mộ gió và ngày đêm nhang khói đều đặn. Điều gì khiến họ làm điều đó? Đó là sức mạnh của niềm tin. Họ có tình yêu nước, tinh thần không nhượng bộ, tinh thần đoàn kết và sự chung thủy rất đẹp của con người.
Tôi hỏi ông Bùi Thượng, năm nay đã 73 tuổi, được mệnh danh là "vua lặn" của đảo Lý Sơn: "Theo ông, cái nguy hiểm nhất trong nghề đi lặn là gì?". Ông Thượng nói: "Là khi gặp con cá mập lớn, mình đừng vội bỏ chạy, phải nhìn trừng vào mặt nó, nó sẽ không tấn công mình...". Câu trả lời của ông Thượng khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam những khi gặp kẻ mạnh uy hiếp, gây hấn: "Hãy nhìn trừng vào con cá mập" để tồn tại! Có một chi tiết khiến tôi và anh em quay phim không cầm được nước mắt khi nghe ngư dân Tiêu Viết Là (Bình Châu) kể từng bị tàu Trung Quốc bắt 4 lần, bị đánh đến thương tật, bị giam giữ, đòi tiền chuộc đến phá sản và nay còn nợ 400 triệu đồng. Nhưng anh vẫn hồn nhiên nói: Hoàng Sa gần đây lắm, làm sao không nhớ, là một phần của quê hương Việt Nam mà".
Kế hoạch cụ thể của ông với bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát như thế nào?
Ngày 28.6 vừa qua, bộ phim được chiếu tại buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông" cho đông đảo bạn bè Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận xem. Tọa đàm này do Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức. Những hình ảnh chân thực của phim tài liệu dài 56 phút này đã khiến nhiều người xem rất xúc động. Tôi cho là bước đầu công chiếu rất tốt. Tôi có một kế hoạch ngắn hạn là trình chiếu tại Pháp, trên kênh truyền hình Pháp nhằm lập một quỹ đoàn kết giúp những người vợ góa, những đứa trẻ mồ côi và những ngư dân mất tài sản có thể tiếp tục bám biển, tiếp tục tự hào là ngư dân Việt Nam ở các vùng biển miền Trung. Song song đó, tôi cũng mong bản phim tiếng Việt được chiếu tại Việt Nam càng sớm càng tốt. Đây là vấn đề cấp bách lắm rồi!
Ông tin vào hiệu quả của phim?
Nếu không có niềm tin thì không làm. Đây không phải là phim hoàn hảo về kỹ thuật, về nội dung, nhưng nó là tấm lòng của tôi, của những người bạn đã hỗ trợ tôi một cách chuyên nghiệp để quay và dựng phim trong thời gian rất ngắn. Cách đây hơn 40 năm tôi đã treo ngọn cờ của kháng chiến quân ngay giữa lòng Sài Gòn bị chiếm đóng như một sự phẫn nộ, một lời tố cáo sự tàn bạo của kẻ xâm lược, một hành động đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Nay, tôi xem bộ phim này như một ngọn cờ nhỏ của sự đoàn kết. Tôi tin ngọn cờ này sẽ kêu gọi nhiều ngọn cờ khác, vì không một con người văn minh nào chấp nhận được nạn bạo quyền, gây hấn ở thế kỷ 21 này. Bộ phim là tiếng nói chống lại sự áp bức để tôn trọng con người, tôn trọng quyền của các dân tộc. Và những việc làm của các bạn, của tôi lúc này đã góp phần nhỏ trong tiếng nói chính đáng đó!
Ngự Hà
(thực hiện)
Ý tưởng thực hiện bộ phim về ngư dân ở vùng đảo Lý Sơn và Bình Châu đến với ông từ lúc nào? Điều gì thôi thúc ông thực hiện cuốn phim này?
Năm 2006, qua báo chí Việt Nam, tôi đọc được nhiều trường hợp ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã bị các tàu đánh cá, tàu quân sự của Trung Quốc uy hiếp và bắt, tịch thu tàu thuyền, dụng cụ làm nghề bắt cá, đòi tiền chuộc đến tán gia bại sản. Tôi đi từ tâm trạng ngạc nhiên đến phẫn nộ, nhiều đêm không ngủ được. Tôi đã liên tục theo dõi thông tin, thực hiện các nghiên cứu tìm tòi và ngày càng cảm thấy lo ngại về tình trạng này. Vì thế, tôi đã quyết định phải dấn thân vào việc bảo vệ các ngư dân vì tôi nghĩ rằng, bảo vệ ngư dân cũng là bảo vệ độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Và rồi, tôi quyết định làm một phóng sự về họ.
Ông André Menras phỏng vấn vợ một ngư dân mất tích, trước ngôi mộ gió ở Bình Châu (Quảng Ngãi) - Ảnh: Lê Hưng |
Ngoài những nhân vật chính trong phim là bà vợ góa, những đứa trẻ có chồng/cha là ngư dân mất tích ngoài biển, thông điệp nào ông muốn chia sẻ ở bộ phim này?
Tôi không cầm được nước mắt khi nghe ngư dân Tiêu Viết Là kể từng bị tàu Trung Quốc bắt 4 lần, bị đánh đến thương tật, bị giam giữ, đòi tiền chuộc đến phá sản và nay còn nợ 400 triệu đồng. Nhưng anh vẫn hồn nhiên nói: Hoàng Sa gần đây lắm, làm sao không nhớ, là một phần của quê hương Việt Nam mà | |
|
Điều gì khiến ông ấn tượng nhất khi thực hiện bộ phim này?
Dù tôi đã được nghe kể về những hoàn cảnh, mất mát của các gia đình ngư dân trên đảo, dù tôi đã nhận được nhiều lá thư viết vội của các cháu mồ côi cha gửi đến tôi, khi biết tôi là Chủ tịch ADEP, tuy nhiên, lúc trực tiếp phỏng vấn làm phim, tôi không cầm được nước mắt. Những bà vợ góa mất chồng, những đứa trẻ mất cha trên biển, kể lại với tôi hoàn cảnh gia đình bằng những câu đứt quãng rất xúc động. Họ ra biển ngóng chồng mỗi chiều dù chồng biệt tích cả nửa năm, 1 năm qua. Hết kiên nhẫn, họ trở về dựng những ngôi mộ gió và ngày đêm nhang khói đều đặn. Điều gì khiến họ làm điều đó? Đó là sức mạnh của niềm tin. Họ có tình yêu nước, tinh thần không nhượng bộ, tinh thần đoàn kết và sự chung thủy rất đẹp của con người.
Tôi hỏi ông Bùi Thượng, năm nay đã 73 tuổi, được mệnh danh là "vua lặn" của đảo Lý Sơn: "Theo ông, cái nguy hiểm nhất trong nghề đi lặn là gì?". Ông Thượng nói: "Là khi gặp con cá mập lớn, mình đừng vội bỏ chạy, phải nhìn trừng vào mặt nó, nó sẽ không tấn công mình...". Câu trả lời của ông Thượng khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam những khi gặp kẻ mạnh uy hiếp, gây hấn: "Hãy nhìn trừng vào con cá mập" để tồn tại! Có một chi tiết khiến tôi và anh em quay phim không cầm được nước mắt khi nghe ngư dân Tiêu Viết Là (Bình Châu) kể từng bị tàu Trung Quốc bắt 4 lần, bị đánh đến thương tật, bị giam giữ, đòi tiền chuộc đến phá sản và nay còn nợ 400 triệu đồng. Nhưng anh vẫn hồn nhiên nói: Hoàng Sa gần đây lắm, làm sao không nhớ, là một phần của quê hương Việt Nam mà".
Kế hoạch cụ thể của ông với bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát như thế nào?
Ngày 28.6 vừa qua, bộ phim được chiếu tại buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông" cho đông đảo bạn bè Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận xem. Tọa đàm này do Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức. Những hình ảnh chân thực của phim tài liệu dài 56 phút này đã khiến nhiều người xem rất xúc động. Tôi cho là bước đầu công chiếu rất tốt. Tôi có một kế hoạch ngắn hạn là trình chiếu tại Pháp, trên kênh truyền hình Pháp nhằm lập một quỹ đoàn kết giúp những người vợ góa, những đứa trẻ mồ côi và những ngư dân mất tài sản có thể tiếp tục bám biển, tiếp tục tự hào là ngư dân Việt Nam ở các vùng biển miền Trung. Song song đó, tôi cũng mong bản phim tiếng Việt được chiếu tại Việt Nam càng sớm càng tốt. Đây là vấn đề cấp bách lắm rồi!
Ông tin vào hiệu quả của phim?
Nếu không có niềm tin thì không làm. Đây không phải là phim hoàn hảo về kỹ thuật, về nội dung, nhưng nó là tấm lòng của tôi, của những người bạn đã hỗ trợ tôi một cách chuyên nghiệp để quay và dựng phim trong thời gian rất ngắn. Cách đây hơn 40 năm tôi đã treo ngọn cờ của kháng chiến quân ngay giữa lòng Sài Gòn bị chiếm đóng như một sự phẫn nộ, một lời tố cáo sự tàn bạo của kẻ xâm lược, một hành động đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Nay, tôi xem bộ phim này như một ngọn cờ nhỏ của sự đoàn kết. Tôi tin ngọn cờ này sẽ kêu gọi nhiều ngọn cờ khác, vì không một con người văn minh nào chấp nhận được nạn bạo quyền, gây hấn ở thế kỷ 21 này. Bộ phim là tiếng nói chống lại sự áp bức để tôn trọng con người, tôn trọng quyền của các dân tộc. Và những việc làm của các bạn, của tôi lúc này đã góp phần nhỏ trong tiếng nói chính đáng đó!
Ngự Hà
(thực hiện)
Bấm vào hình dưới đây để xem phim:
Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-30
Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu ra mắt vào đêm 29 tháng 11 tại quận Bình Thạnh vừa qua.
Theo lời ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim kể lại thì vào lúc 17 giờ 30 tối hôm 29 tháng 11 ông cùng bạn bè cũng như anh em trong đoàn làm phim của hãng phim TFS dự định chiếu ra mắt cuốn phim Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát trong vòng thân hữu tại quán cà phê Ami thuộc khu du lịch Văn Thánh, Quận Bình Thạnh TPHCM.
Cấm chiếu bằng cách cắt điện
Tuy nhiên cuốn phim đã gặp phải sự cấm đoán của cơ quan an ninh và theo lời thuật lại của nhiều nhân chứng thì hàng rào chào đón cuốn phim do an ninh thiết lập từ bên ngoài đã rất dày dặc. Theo lời kể của ông André Menras cho chúng tôi biết như sau:
-Hôm qua thì buổi sáng còn hôm nay thì không bắt Internet được vì công an theo dõi. Tối nay ở khu du lịch Văn Thánh công an đông người lắm. Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.
-Tôi biết được cái tin André Menras Hồ Cương Quyết định chiếu cái phim này ở cà phê Ami gần cái ngõ vào
-Hôm qua thì buổi sáng còn hôm nay thì không bắt Internet được vì công an theo dõi. Tối nay ở khu du lịch Văn Thánh công an đông người lắm. Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.
Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một trong các vị khách mời của cuốn phim cho biết những ghi nhận của ông khi cuốn phim bị cấm chiếu:
-Tôi biết được cái tin André Menras Hồ Cương Quyết định chiếu cái phim này ở cà phê Ami gần cái ngõ vào
Văn Thánh thì tôi có tới để xem nhưng tôi thấy nó xảy ra cái chuyện người ta nói là không chiếu được bởi vì cúp điện và anh Minh là người chủ quán bị áp lực cho nên không được phép chiếu cái phim này.
Tác giả nói gì?
Theo ông André Menras Hồ Cương Quyết cho biết thì đây là một phim tài liệu dài 59 phút, phỏng vấn người dân ở xã Bình Châu và đảo Lý Sơn, đặc biệt là những ngư dân bị mất tài sản vì Trung Quốc. Ngư dân kể lại trong những lần bão lớn tàu của họ chạy tránh bão nhưng bị tàu Trung Quốc không cho vào tạm trú tại các địa điểm an toàn gần Hoàng Sa, do đó rất nhiều vụ đắm tàu gây nhiều cái chết thương tâm.
Cuốn phim do chính ông đứng ra xin phép cũng như vận động bạn bè, người quen biết giúp đỡ về mặt tài chánh để thành hình nhằm nói về hoàn cảnh của ngư dân tại xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Khi được hỏi cuốn phim có theo đúng thủ tục xin phép mà nhà nước quy định hay không, ông André Menras xác nhận:
-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.
“ Ông Hồ Cương Quyết đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ trước kia và xây dựng đất nước hiện nay.
Vụ thông tin báo chí đã đề nghị Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi thu xếp cho ông Hồ Cương Quyết thực hiện phóng sự và cử cán bộ hướng dẫn ông Quyết thực hiện chương trình.
Trên cơ sở đó Vụ Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao trân trọng đề nghị quý đài cử quay phim đi cùng, hỗ trợ ông Hồ Cương Quyết ghi hình tại Lý Sơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại Vụ Quảng Ngãi.”
Cuốn phim do chính ông đứng ra xin phép cũng như vận động bạn bè, người quen biết giúp đỡ về mặt tài chánh để thành hình nhằm nói về hoàn cảnh của ngư dân tại xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Khi được hỏi cuốn phim có theo đúng thủ tục xin phép mà nhà nước quy định hay không, ông André Menras xác nhận:
-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.
-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.Để chứng minh lời nói của mình là đúng sự thật ông André Menras cho chúng tôi biết nguyên văn bức Công văn do bà Vụ Trưởng Vụ Báo chí Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi cho Đài Truyền hình TPHCM yêu cầu tạo điều kiện giúp đỡ cho ông trong đó có đoạn:ông André Menras
“ Ông Hồ Cương Quyết đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ trước kia và xây dựng đất nước hiện nay.
Vụ thông tin báo chí đã đề nghị Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi thu xếp cho ông Hồ Cương Quyết thực hiện phóng sự và cử cán bộ hướng dẫn ông Quyết thực hiện chương trình.
Trên cơ sở đó Vụ Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao trân trọng đề nghị quý đài cử quay phim đi cùng, hỗ trợ ông Hồ Cương Quyết ghi hình tại Lý Sơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại Vụ Quảng Ngãi.”
Cuộn phim là tâm huyết của một người Pháp, yêu Việt Nam đến nỗi xin nhập tịch và sống như một người Việt thuần túy. Với cái tên Hồ Cương Quyết, ông André Menras đã chu du khắp nước, sống cùng người dân và cảm nhận nỗi khó khăn của họ như chính của mình đặc biệt là những ngư dân chịu quá nhiều thiệt thòi vì Trung Quốc.
Tình yêu và mối nợ của André
Đối với André Menras, ông tự cho mình là mắc nợ với ngư dân khi chưa nói lên được những sự thật này ra trước công luận. Ông cho biết đã cảm động không thể chịu nỗi khi nghe trực tiếp gia đình ngư dân kể lại những nỗi thương tâm của họ. Những người vợ góa mất chồng ngoài biển, những bà mẹ mất con tại Hoàng Sa. Đây là tiếng nói của họ và sự trung thực phải là tuyệt đối và theo ông thì chính quyền không thể không cho phép công luận nghe những sự thật này. Theo ông thì chính quyền không thể tiếp tục bịt miệng người ta vì đấy không phải là phục vụ và bảo vệ cho đồng bào.
-Dù sao thì phim này cũng hoàn toàn có lợi cho Việt Nam giúp đỡ đồng bào ngư dân bị Trung Quốc làm khó và uy hiếp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy có lợi nhưng vẫn cứ cấm chiếu mà không có lý do. Không đưa ra một lý do nào, cái đó lá khó chịu nhất và tôi sẽ tiếp tục tố cáo thái độ đó bởi vì thái độ đó không phải là thái độ bảo vệ dân, là thái độ chỉ phục vụ cuối cùng cho một nước đang hại Việt Nam, đang hại ngư dân.
-Dù sao thì phim này cũng hoàn toàn có lợi cho Việt Nam giúp đỡ đồng bào ngư dân bị Trung Quốc làm khó và uy hiếp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy có lợi nhưng vẫn cứ cấm chiếu mà không có lý do. Không đưa ra một lý do nào, cái đó lá khó chịu nhất và tôi sẽ tiếp tục tố cáo thái độ đó bởi vì thái độ đó không phải là thái độ bảo vệ dân, là thái độ chỉ phục vụ cuối cùng cho một nước đang hại Việt Nam, đang hại ngư dân.
Họ không biết gia đình ngư dân khổ như thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của mình! Công an chắc chắn là nó không cần về vấn đề đó khi cấm người yêu nước Việt Nam hỗ trợ và đưa thông tin về tình hình đó là đi ngược lại lời tuyên bố của Thủ tướng.Họ không biết gia đình ngư dân khổ như thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của mình! Công an chắc chắn là nó không cần về vấn đề đó khi cấm người yêu nước Việt Nam hỗ trợ và đưa thông tin về tình hình đó là đi ngược lại lời tuyên bố của Thủ tướng.Ông André Menras
Tại sao lại cấm?
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết nhận xét của ông về việc cấm đoán của chính quyền địa phương đối với cuốn phim như sau:
-Tôi thấy đây là một chuyện rất khó hiểu nó không có lợi trên chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế vào lúc này. Quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất rõ ràng, hợp lý và nhất là hợp lòng dân. Đây có thể nói là điều thiêng liêng về hải đảo Hoàng Sa mà Việt Nam phải tiếp tục đòi cho được bởi vì thủ tướng đã nói rõ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc nhiều lần chiếm bằng võ lực, mà lấn chiếm như vậy thì đã vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc. Đây là vần đề được lòng dân và nhất là giới trí thức rất hoan nghênh. Những việc mà quản lý của địa phương rất không phù hợp với quan điểm của Thủ tướng. Những cách làm cũ vẫn còn tồn tại. Họ chưa thấu triệt những diễn biến mới về vấn đề này.
Ông André Menras-Hồ Cương Quyết cũng cho biết ông sẽ viết bài yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ ai đã ra lệnh cấm chiếu bộ phim này và cấm vì lý do gì ông nói:
Với một bích chương viết bằng tiếng Việt, ông André ghi rõ: “Tôi Hồ Cương Quyết, công dân Việt Nam, phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của công an TPHCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát, dù nó là tiếng nói của đồng bào ngư dân Miền Trung và hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp khẳng định chủ quyền trên biển đảo Hoàng Sa”.
-Tôi thấy đây là một chuyện rất khó hiểu nó không có lợi trên chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế vào lúc này. Quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất rõ ràng, hợp lý và nhất là hợp lòng dân. Đây có thể nói là điều thiêng liêng về hải đảo Hoàng Sa mà Việt Nam phải tiếp tục đòi cho được bởi vì thủ tướng đã nói rõ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc nhiều lần chiếm bằng võ lực, mà lấn chiếm như vậy thì đã vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc. Đây là vần đề được lòng dân và nhất là giới trí thức rất hoan nghênh. Những việc mà quản lý của địa phương rất không phù hợp với quan điểm của Thủ tướng. Những cách làm cũ vẫn còn tồn tại. Họ chưa thấu triệt những diễn biến mới về vấn đề này.
Ông André Menras-Hồ Cương Quyết cũng cho biết ông sẽ viết bài yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ ai đã ra lệnh cấm chiếu bộ phim này và cấm vì lý do gì ông nói:
-Chánh phủ, quận và phường có thái độ có thể nói là thiếu hiểu biết tình hình nên thô bạo như vậy. Cấm cái phim nhưng không biết nội dung của nó như thế nào. Họ không biết nhưng họ vẫn cấm. Tôi không hiểu rõ nên phải hỏi cái văn bản cấm chiếu cuốn cuốn phim ở đâu? Ai đã ra lệnh-Chánh phủ, quận và phường có thái độ có thể nói là thiếu hiểu biết tình hình nên thô bạo như vậy. Cấm cái phim nhưng không biết nội dung của nó như thế nào. Họ không biết nhưng họ vẫn cấm. Tôi không hiểu rõ nên phải hỏi cái văn bản cấm chiếu cuốn cuốn phim ở đâu? Ai đã ra lệnh và tôi không bao giờ bỏ cuộc, tôi sẽ tiếp tục.Ông André Menras
Với một bích chương viết bằng tiếng Việt, ông André ghi rõ: “Tôi Hồ Cương Quyết, công dân Việt Nam, phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của công an TPHCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát, dù nó là tiếng nói của đồng bào ngư dân Miền Trung và hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp khẳng định chủ quyền trên biển đảo Hoàng Sa”.
Dư luận quần chúng
Việc cấm đoán chiếu cuốn phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” đã dấy lên rất nhiều đồn đoán trong dư luận. Người dân không tin UBND thành phố Hồ Chí Minh do lo ngại mất lòng Trung Quốc mà ra tay cấm đoán cuốn phim bởi tình hình hiện nay không còn như vài tháng trước. Quốc tế chú ý và ủng hộ Việt Nam ngày một nhiều và công khai hơn trong đó có Hoa kỳ cùng Châu Âu cũng như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản.... Đây là tiền đề khiến Thủ tướng Dũng tuyên bố công khai những gì mà Bộ chính trị trước đây vẫn còn e ngại.
Câu hỏi đang gây bức xúc là phải chăng tại Việt Nam đang hình thành một hình thái loạn sứ quân của thế kỷ thứ 10 qua câu chuyện bắt người biểu tình tại Hà Nội và cấm chiếu cuốn phim tại TPHCM. Cả hai sự kiện đều liên quan đến tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cả hai cho thấy hành động của chính quyền địa phương cao hơn nội dung của một nguyên thủ quốc gia trước Quốc hội. Đây là thách thức lòng tin của người dân hay là thước đo sự trung thực, khả tín của Thủ tướng?
Câu hỏi đang gây bức xúc là phải chăng tại Việt Nam đang hình thành một hình thái loạn sứ quân của thế kỷ thứ 10 qua câu chuyện bắt người biểu tình tại Hà Nội và cấm chiếu cuốn phim tại TPHCM. Cả hai sự kiện đều liên quan đến tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cả hai cho thấy hành động của chính quyền địa phương cao hơn nội dung của một nguyên thủ quốc gia trước Quốc hội. Đây là thách thức lòng tin của người dân hay là thước đo sự trung thực, khả tín của Thủ tướng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét