Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Phản hồi của nicecowboy về bài "“RỬA” VÀNG BẰNG CƠ CHẾ ?"

Ngày Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Phản hồi của nicecowboy về bài "“RỬA” VÀNG BẰNG CƠ CHẾ ?"
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


nicecowboy: Trước khi đặt bút viết còm ment này, tôi xem rất kỹ bài viết “ Rửa vàng bằng cơ chế” của tác giả Nguyên Hằng trên Thanh Niên Online, và sau đó bài phản hồi “Quản lý Thị trường vàng đúng qui định của Pháp luật” của Ngân hàng Nhà nước.1. Trước tiên, tôi đã kiểm tra lại các số liệu thống kê về vàng VN từ Hiệp hội vàng Thế giới (World Gold Council) mà tác giả NH dùng nó làm cơ sở để đưa ra các suy luận của mình. Nếu ai có thời gian và hiểu chút tiếng Anh, có thể tham khảo đường link này :
http://www.gold.org/investment/research/regular_reports/gold_demand_trends/
Tiếp đó, download phần “Gold demand trends Q4 and Full year 2012” thì sẽ thấy tập tài liệu thống kê quan trọng mà tác giả Nguyên Hằng dùng làm cơ sở cho bài viết.
Nhận xét trước tiên của tôi, các số liệu thống kê mà tác giả đưa ra khá phù hợp với số liệu thống kê của Hiệp Hội VTG.
Tại trang 23 tài liệu nêu trên, có bảng “Consumer demand in selected countries : four quarters total”, dòng Việt nam có ghi tổng giá trị “consumer demand” của vàng nữ trang năm 2011 và năm 2012 là 634 triệu USD và 610 triệu USD ; của vàng thỏi là 4 tỉ 661triệu USD và 3 tỉ 621 triệu USD
Các con số tương ứng của tác giả trong bài báo ghi là 634 triệu, 666 triệu, 4tỉ 661 triệu và hơn 4tỉ. Khá phù hợp với các tài liệu thống kê tôi tìm thấy trên mạng nói trên.


2. Dựa trên số liệu này, sau đó tác giả Nguyên Hằng đối chiếu với thực tế là “TRONG SUỐT HAI NĂM 2011 VÀ 2012, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG CẤP PHÉP CHO BẤT CỨ ĐƠN VỊ NÀO ĐỂ NHẬP KHẨU VÀNG NỮ TRANG VÀ VÀNG THỎI”, tác giả Nguyên Hằng đã đặt vấn đề :

a. theo số liệu trên, đã có tổng cộng khoảng gần 10 tỷ USD vàng nữ trang và vàng thỏi được nhập vào VN trong 2 năm 2011 và 2012. Vậy chúng được nhập vào bằng cách nào, khi không có phép của NHNN ?

b. nếu là nhập lậu, thì vừa qua tạm xuất ra nước ngoài sau đó nhập trở lại để bán đấu giá, có phải là một cách để hợp pháp hóa số vàng đã nhập lậu trên ? hay nói khác đi là “Rửa” vàng.

c. ngoài ra, tác giả Nguyên hằng còn nêu ra một số hệ quả xấu khác từ việc nhập lậu trên nếu có, và khả năng sắp tới sẽ còn tiếp tục rửa cho hết số vàng nhập lậu trước đây, bằng cách tạm xuất tái nhập trở lại, gia công thành vàng SJC… Những vấn đề nhỏ này tôi không bàn đến ở đây

3. Tôi cũng đọc qua phản hồi của Ngân hàng Nhà nước trong bài “Quản lý thị trường vàng đúng qui định pháp luật”, chủ yếu trong đó Ngân hàng NN không công nhận con số tác giả NH đưa ra là con số vàng đã nhập khẩu thực tế, mà chỉ là con số ước tính về nhu cầu vàng !

Sau đó báo TN vội vàng có đính chính cho rằng phóng viên của mình đã hiểu nhầm, dịch nhầm từ tài liệu nước ngoài.

4. Về việc này, tôi xin có ý kiến như sau :

a. Mấu chốt vấn đề là ở cụm từ “consumer demand” nêu trong các báo cáo thống kê của Hiệp hội vàng thế giới, phải hiểu như thế nào đây : chỉ là ước tính (theo cách ngụy biện của NHNN) hay là con số nhập khẩu thực (theo cách hiểu và phân tích của phóng viên) ?

b. tại trang 29 trong tập tài liệu thông kê mà tôi trích ở trên, có định nghĩa rất rõ ràng khái niệm “Consumer demand” : đó là số lượng vàng thực mua của một quốc gia và thực tế do cá nhân sở hữu. Hoàn toàn không có chỗ nào nói là ước tính (estimated, expected, forecast, …)

c, Hơn nữa, ngay trong trang 1 của tập tài liệu nêu trên (phát hành mới nhất tháng 3/2013), tất cả các “demand” (nhu cầu) của năm 2011 và 2012 sao lại đến bây giờ là năm 2013 mới công bố “ước tính” ? tại sao nếu “demand” là ước tính thì đến nay là tháng 4/2013 lại chưa có ước tính của cả năm 2013 , 2014…. , (số “ước tính” mới nhất của HHVTG là số cuối năm 2012 ? ) Nếu ai biết tiếng Anh, đọc kỹ trang 1 và trang 29, cộng với trang 23 tài liệu này thì điều hiểu “demand” (nhu cầu) này là gì ? ước tính hay là số thực tế ?

Điều này quá dễ dàng để kiểm chứng, cứ việc chính thức gửi Công văn hỏi Hiệp Hội vàng thế giới thì sẽ có trả lời ngay thôi ! vấn đề là dám hỏi hay không ? và nếu hỏi thì người ta lại ngạc nhiên về trình độ Anh Ngữ của Ngân hàng Nhà nước VN !

d. Cuối cùng, lần đầu tiên tôi giật mình và phải khen ngợi một phóng viên nhà báo, sao lại có kiến thức khá sâu về kinh tế tài chính như vậy ? biết tìm các số liệu thống kê nhập khẩu vàng dù NHNN không công bố ? biết từ các con số thống kế đó để đối chiếu với thực tế mà có một suy luận khá bất ngờ ? có nhân vật nội bộ nào trong sự việc này tại NHNN đã rò rỉ tài liệu và phân tích cho phóng viên viết bài ?

Hèn gì mà NHNN có một động tác cũng gây ngạc nhiên không kém. Đây quả là một sự việc vô cùng lớn, những trình bày trong phần còm trên đây của tôi chỉ rất đơn sơ, tổng quát của một cá nhân. Phải cả một tổ chức lớn vào cuộc, và mong kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước vào cuộc, thì mới mong tìm ra sự thật của vấn đề, dù là nó đã khá rõ ràng như phân tích của phóng viên, và nhận xét của riêng tôi.

(P/S : Đây là quyền nhận xét của cá nhân tôi, mong rằng Ngân hàng NN đừng nhờ Bộ CA, ở đây là các anh CAM vào cuộc, tôi sợ lắm đó)


http://anhbasam04.wordpress.com/doc-gia-viet/ve-phan-ung-cua-ngan-hang-nn-doi-voi-bai-bao-dinh-cua-bao-thanh-nien/

http://anhbasam04.wordpress.com/2013/04/24/thay-gi-qua-vu-bai-bao-rua-vang-bang-co-che-bi-boc/ (xem comment số 26)

Một số comment tiếp sau bài trên:

Đây là định nghĩa của Hiệp Hội Vàng Thế Giới:
Consumer demand: The sum of jewellery and total bar and coin purchases for a country i.e. the amount of gold acquired directly by individuals. Đúng là số vàng đã thực nhập, chẳng lẽ NHNN không dịch được câu trên ? Để xem CA kết luận thế nào.

Vấn đề ở chỗ là:
Vàng xuất ra là vàng gì? từ đâu? và xuất cho ai? quốc gia nào? số lượng và giá cả ra sao? thời gian xuất là khi nào?…….
Vàng nhập về là vàng gì? nhập từ quốc gia nào? số lượng và giá cả bao nhiêu? nhập vào thời gian nào?….
Nếu vàng không xuất có chế tác được thành như vàng nhập về không? có trở ngại gì về kỹ thuật không? Chí phí, lãi hoặc tổn thất như thế nào?
Ngân hàng nhà nước phải công khai minh bạch cho toàn dân được rõ, chứ không nói một cách chung chung như thế!!


Cục Đất
 
0
 
1
 
Rate This
Vụ này ncb nhầm rồi. Tôi đã đọc kỹ tài liệu, nhất là định nghĩa của chính họ:
Consumer demand: The sum of jewellery and total bar and coin purchases for a country i.e. the amount of gold acquired directly by individuals.
Consumer demand là nhu cầu của người tiêu dùng, tức là số vàng do các cá nhân nước đó mua (có thể mua tại thị trường trong nước), chứ không phải là số vàng đã được nhập khẩu vào nước đó.
  • CCORRECTORR
     
    0
     
    0
     
    Rate This
    Đúng là câu Cục Đất nêu ra đó có trong phần định nghĩa tại trang 29 mà mìnhđã nêu. Đinh nghĩa này là mấu chốt vấn đề nên mình phải đọc toàn bộ tài liệu 33 trang đó mới tìm ra được và nêu lên để tất cả cùng xem, và Cục đất cũng đã công phu để xem.
    Chỗ này, ý mình nói NHNN chống chế rằng demand đó là “ước tính” “dự tính” (estimated, forecast) trong khi theo định nghĩa trên tại trang 29, và nếu đọc toàn bộ tài liệu thì phải hiểu rằng đó không phải là “ước tình” mà là “thực tế”.
    Ngoài ra, mình cũng đồng ý với bác Nguyễn vạn Phú trong bài mới nhất đây và Cục đất rằng toàn bộ nhu cầu tiêu thụ vàng của VN (consumer demand) theo số liệu thống kê trên không hẳn hoàn toàn đồng nghĩa là nhập khẩu như phóng viên viết. Bác Phú cũng cho rằng, bản chất vấn đề không đổi.
    Rất tiếc chúng ta không nắm được con số thống kê chính thức của nhà nước VN về việc này, mà đành phải tìm tòi trên mạng thông qua con số của một tổ chức, hiệp hội.
    Cám ơn Cục đất đã góp ý.
  • Live2changetheworld
     
    0
     
    0
     
    Rate This
    Just a note regarding your ‘translation’.
    Attention needs to be paid to the preposition “FOR” in that sentence. It says: The sum of jewellery and total bar and coin purchases FOR (and NOT “OF” or “IN”) a country.
    •  
      3
       
      0
       
      Rate This
      cám ơn Live2changetheworld đã đưa ra thêm điểm này. căn cứ vào giới từ FOR đó (không phải là IN) , ta có thể hiểu được câu định nghĩa trên là số lượng vàng mà một quốc gia mua vào, chứ không phải là số lượng vàng được mua bán TRONG (IN) quốc gia đó. Điều này càng củng cố thêm cái ý nhập khẩu. Thanks again.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét