Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Xót xa xem đồng bào mình sống nhờ củ mài

Ngày Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Xót xa xem đồng bào mình sống nhờ củ mài
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Có ai không xót xa, đau lòng, rơi nước mắt khi đọc bài này. Chỉ còn 7 năm nữa (2020) là các nhà lãnh đạo nước ta sẽ hân hoan tuyên bố với toàn thế giới là VN đã bắt đầu trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại. Cám ơn báo NNVN đã tìm hiểu, đăng những bài như thế này.
Tộc người sống nhờ củ mài
Quen với du canh du cư, người La Hủ ở bản Là Si (Lai Châu) chủ yếu sống nhờ săn bắt, hái lượm trong rừng. Ban ngày họ đào củ nâu, củ mài, hái quả ăn, tối tìm hang đá hay túp lều trú ngụ
Lều của gia đình anh Lỳ Nhu Hừ ở trong rừng cao chỉ đến 
cổ người đàn ông trưởng thành. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Muốn gặp người La Hủ ở bản Là Si, xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) chỉ có cách duy nhất là đi bộ nửa ngày xuyên qua những tán rừng rậm rạp. Ở giữa rừng sâu núi thẳm, tách biệt hoàn toàn với xã hội và chưa bao giờ có ý niệm về pháp luật, từ bao đời nay người La Hủ có tập tính du canh, du cư.
Đến mỗi vùng đất mới, họ tự dựng một chiếc lều mái lá tạm bợ rộng 3-4 m2 hoặc tìm hang đá để trú ngụ. Tối, cả gia đình (kể cả con dâu) ngủ chung một chiếc giường, còn ban ngày đào củ nâu, củ mài, hái quả ăn. Khoảng một tuần sau, khi lá (thường là lá chuối rừng) che mưa nắng của lều úa vàng cũng là lúc họ vơ vét đồ đạc di chuyển đến nơi khác.
Không có cơm ăn, trẻ em phải lên rừng đào củ mài về
 nướng ăn cho đỡ đói. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Đời sống khắc khổ, đói rét, bệnh tật và lạc hậu là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ chết trẻ của người La Hủ tăng vọt. Trước nguy cơ suy kiệt giống nòi, chính quyền đã đề ra chương trình bảo tồn và phát triển người La Hủ ở Mường Tè.

Những ngày tháng 4, bao trùm lên bản Là Si là không khí hoang tàn, vắng lặng. Người lớn không thấy, chỉ còn lại hơn chục đứa trẻ lít nhít, áo quần rách rưới, mặt mày đen đúa, da dẻ cáu bẩn đang lăn lê bò toài trên nền đất. Thấy có người lạ tới, chúng bảo nhau lẩn vào chỗ khuất. Khách càng tiến lại gần, chúng càng lùi xa hơn.

Vì cửa bị hỏng nên nền nhà của anh Pờ Pó Hừ (40 tuổi) bị trâu phóng uế 4-5 đống phân, ruồi nhặng bay vo ve, chưa đến cửa đã ngửi thấy mùi hôi thối. Ngay cạnh đó là nhà của anh Lỳ Nhu Hừ, tường gỗ đã bị gãy vài tấm ván, một con bê có thể chui lọt, trước cửa cỏ dại mọc um tùm.

Ngay đến nhà của công an viên Lỳ Phì Po (64 tuổi) cũng luôn trong tình trạng kín cửa. Thầy giáo cắm bản Sừng Phì Che tâm sự: “Tôi vào đây dạy học từ ngày 26/8/2012, tính đến nay đã được hơn 6 tháng, thế nhưng mới thấy ông Po về nhà 2 lần, mỗi lần về chỉ 1-2 ngày”.

Giống như công an viên Lỳ Phì Po, vợ chồng trưởng bản Lỳ Mò Giá cũng bỏ bản sống biền biệt ngoài rừng, để lại 4 đứa con ở nhà, nửa tháng mới về thăm một lần. Con gái cả của ông Giá là Lỳ Gió Pa (15 tuổi) cùng 3 đứa em Lỳ Lỳ Mư (6 tuổi), Lỳ Hà Pứ (4 tuổi) và Lỳ Mụ Xá (2 tuổi) ngồi thu lu dưới nền đất trước bếp củi nấu nồi cháo lõng bõng nước, đứa nào cũng gầy nhom, đen nhẻm. Chỗ ngủ của chúng được ghép lại bằng đủ vật liệu, từ gỗ đến phên tre.

Trong rừng, nơi ở của gia đình anh Lỳ Nhu Hừ (cách bản Là Si hơn 3 km) là căn lều bé tí tẹo, rộng khoảng 5 m2, mái lợp bằng tôn mỏng nên nóng hầm hập, nóc chỉ cao đến cổ người lớn. Trong lều chỉ kê một tấm dát giường sát đất làm chỗ ngủ. Ngay kế bên là một bếp củi đang đun nước, khói bay mù mịt. Ngoài một cái nong và 2 chiếc can đựng nước thì không có gì đáng giá.

Nghe khách hỏi "Ở đây nắng nóng thế sao không về nhà ở?", anh Hừ bảo: "Tí nữa cả nhà ra khe suối tránh nóng, tiện thể lấy chuối ăn luôn, đến chiều tối mát lại về đây ở. Về bản không có gì ăn, đói lắm". Khách hỏi tiếp: "Bộ đội biên phòng đã khai hoang ruộng cho gia đình rồi, sao không trồng lúa lấy cái ăn?". "Ồ, người mình không quen làm ruộng, vất vả và lâu được ăn lắm", anh Hừ trả lời.

Cũng vì cái đói lay lắt mà có nhiều thời điểm, ngoài 3 giáo viên và 2 bộ đội biên phòng, cả bản Là Si không một bóng người. Thầy Chu Lò Phạ, 40 tuổi, là giáo viên tiểu học cắm bản, buồn rầu kể cứ đói là người lớn lại dẫn con vào rừng tìm đồ ăn. Nhà trường giao cho giáo viên dạy học, nhưng có hôm không học sinh nào đến lớp. Học đến lớp 3 rồi nhưng nhiều em vẫn chưa thuộc hết mặt chữ cái.

"Cả bản không ai nói được tiếng phổ thông nên mọi sự giao tiếp phải truyền đạt qua tiếng La Hủ. Mỗi tháng vài lần tôi cùng thầy Che và thầy Giá (giáo viên mầm non) đi vận động dân bản đưa con em của họ về học, nhưng cứ đến gần lều, thấy tiếng chó sủa là bố mẹ lại giấu tiệt con, thế là công leo bộ cả ngày đường bằng không. Đau lắm!”, thầy Phạ chia sẻ.

Lớp học 1 thầy, 1 trò. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Chủ tịch xã Chu Xé Lù cho biết, trước đây người La Hủ sống gần như không có tổ chức. Khi lập bản mới chính quyền xã phải cử thầy mo (ông Lỳ Mò Giá) làm trưởng bản vì dân tộc này cực kỳ mê tín. Các tổ chức hội đã bắt đầu hình thành nhưng chưa có hiệu quả.

Ở đây, sự lao động của người Là Si (làm nương) chỉ đủ ăn khoảng 1-2 tháng, cộng thêm 3 tháng Nhà nước trợ cấp gạo cứu đói. Còn lại 70% dựa vào việc khai thác sản vật tự nhiên. Tình trạng hôn nhân cận huyết vẫn còn gay gắt, anh em 2 đời đã lấy nhau là chuyện thường. Trai gái thích nhau cứ thế về nhà ở mà không cần đám cưới vì quá đói nghèo.

Còn thiếu uý Đỗ Tuất Nhâm (31 tuổi) ở đồn biên phòng bản Là Si, phụ trách việc khám chữa bệnh, cho biết trẻ con ở đây mới sinh ra đã quen với điều kiện sống khắc khổ nên sức đề kháng rất tốt, thỉnh thoảng chỉ mắc bệnh thông thường như cảm cúm, xổ mũi, nhức đầu. Tuy nhiên, hầu như đứa nào cũng thiếu dinh dưỡng bởi tất cả đều đói ăn.

Đêm. Bản Là Si thường vang lên những tiếng khóc não nề của trẻ nhỏ. Thiếu uý Nhâm giải thích bọn trẻ đói quá nên quấy khóc đấy! Còn thầy Sừng Phì Che thì nói: "Trẻ em ở đây có cháo loãng ăn là tốt lắm rồi. Gạo đấy là Nhà nước cứu đói, hết gạo thì ăn sắn nương. Hết sắn, có những đứa trẻ mới 6 tuổi đã phải cầm cuốc, thuổng vào rừng đào củ nâu, củ mài về nướng. Tìm không thấy củ nâu, củ mài thì ăn thân cây, dễ cây rừng, miễn sao có cái bỏ bụng để sống".

Theo Nông nghiệp Việt Nam

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/toc-nguoi-song-nho-cu-mai/

Thấy cảnh mà đau lòng! Chính quyền tỉnh Lai Châu có thể thống kê số lượng người La Hủ ở đây còn bao nhiêu! Sau đó xin viện trợ lương thực; mở một tài khoản kêu gọi mạnh thường quân đóng góp; cử cán bộ nông nghiệp về trồng lúa cho đồng bào,...Hỗ trợ đồng bào đến nơi đến chốn từ 2-5 năm tôi tin tình trạng này sẽ không còn.    
vẫn còn có nơi thế này????? đọc mà rớt nước mắt
vấn đề là người La Hủ chưa có ý thức làm nông nghiệp lâu dài mà chỉ quen có cái ăn sẵn nên mới thế này, quan trọng là tuyên truyền được cho họ tư tưởng đúng đắn về định canh định cư hơn là cứ ủng hộ tiền rồi đâu lại vào đó.
Bài viết phản ánh đúng đấy. Làm nhà cho rồi nhưng họ không ở, hướng dẫn sản xuất nhưng không không đủ kiên nhẫn chờ được thành quả. Hỗ trợ nhiều rồi nhưng như muối bỏ bể. Ngôn ngữ bất đồng thật khó tuyên truyền ... Họ không giao tiếp với ai. Địa bàn rộng, giao thông khó khăn, đi tìm họ nhưng họ trốn ...ai có giải pháp nào hay hãy giúp địa phương và giúp đồng bào La Hủ để họ định cư, hòa nhập cộng đồng và không còn kết hôn cận huyết thống.    
Cho người dân ở đây được xem video về việc cấy lúa nước để có hình dung về cuộc sống đầy đủ với lúa gạo
hỏi ôi ???vậy mà xã hội còn có nhiều người xài tiền như lá mít, bó tay, tội nghiệp quá đi thôi
Ngoài việc không được học và thiếu hiểu biết ra thì 1 số dân tộc cũng lười học và lười lao động lắm....Tuy nhiên vấn đề là không có biện pháp gì hiệu quả cho họ có cái ăn.Cũng nan giải lắm. Tập quán du canh du cư lâu đời, cộng thêm sự thiếu trình độ mà ra.
Họ cũng muốn ăn cơm nhưng không có đành phải ăn củ mài.
Phải thay đổi từ tư tưởng và tập tục cổ hủ của người dân thì may ra. Trước mắt cần có chính sách giúp đỡ họ có cái ăn, cái mặc rồi mới từng bước thay đổi họ được...
Nhìn mớ tốc rối của đứa trò nhỏ thương ơi là thương !
Đau lòng quá, nên có dự án phát triển kinh tế vùng này đi, có nhiều dự án đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số cơ mà.
doc ma thuong may E nho wa.
sao chính quyền không cử người trồng cây lương thực, rồi thu hoạch cho họ xem ,trực tiếp để họ học tập. Phải có biện pháp cải tạo đất, xây dựng hệ thống thủy lợi. đặc biệt xây dựng lại những căn nhà cho đàng hoàng. ĐẶc biệt giáo dục trẻ em thì sẽ giải quyết được vấn đề. Không cần học chữ đâu, chỉ cần dạy trực quan các vấn đề để trẻ ý thức trước cái đã. Từ từ học chữ sau.    
Chúng ta nên quan tâm hơn cho các em, do điều kiện và hoàn cảnh mà các em khổ quá, ước gì tôi có thể góp 1 phần khả năng để giúp người dân nơi dây. phải có biện pháp khắc phục đi, người lớn không nói, trẻ em thì sao?.
Giờ còn những cảnh thế này. Thật quá đau lòng.
sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn. Trẻ em là những thế hệ tương lai của đất nước, vậy mà chúng lại không được chăm sóc và bảo vệ. Cần phải chung tay giúp đỡ họ ngay bây giờ thông qua nhiều hình thức
Đọc thấy thương tụi nhỏ thật, nhưng lỗi một phần cũng do họ nữa, tại sao đất rộng mênh mông vậy không trồng cây Ngô, cây lúa mà ăn, rồi nuôi thêm con Gà con Vit nữa dù sao cũng đỡ được phần nào. chứ có tư tưởng như anh chàng Hừ bảo "Ồ, người mình không quen làm ruộng, vất vả và lâu được ăn lắm" thì có mà chết, nói chung là họ cũng hơi "lười biếng" nữa, cứ muốn "săn bắn hái lượm" thôi. Ở trên rưng mà không muốn trồng cây, không muốn canh tác thì làm gì
vuvanduc84    
Sao không chuyển hết mấy em nhỏ về dưới xuôi nuôi dưỡng và đào tạo nhỉ, chỉ có đào tạo những người con của chính họ hiểu biết hơn thì mới mong thay đổi được suy nghĩ của dân tộc họ thôi.
Có lẽ đây là tộc người duy nhất ở VN còn sống nguyên thủy thế này. địa phương nên tập trung đầu tư, xin viện trợ để hỗ trợ bảo tồn và phát triển tộc người Lahủ chứ nhỉ. 
Tôi đã đi đến vùng Ka Lăng - Thu Lũm, đi hết các bản Là Si, Là Pê 1, Là Pê 2... Chưa bao giờ tôi thấy ở đâu người dân khổ cực như ở đây. Trường học thì như cái chuồng, trẻ con mùa đông ở trần là bình thường. Trời lạnh trẻ con tắm suối mà không thấy ốm đau. Mong quan tâm một cách thiết thực hơn nữa tới các đồng bào dân tộc thiểu số.    
Quá đau lòng, nên kêu gọi những nhà hảo tâm cứu giúp cho họ nhất là trẻ em.
kho qua, phai lam cach nao giup ho cai thien cuoc song moi dc chu
Dau long qua di. Thoi buoi nay ma van con nhung toc nguoi doi kho va lac hau den nhu vay sao. Toi thiet nghi nen co chinh sach ho tro nhieu hon cho ho, giup ho co du cai an quanh nam roi sau do cu can bo nong nghiep ve huong dan cho ho cach trong lua nuoc
Đọc bài viết thấy thương những em nhỏ quá! thật tội chúng. Nên có các chính sách tuyên truyền vận động và sự chung tay của toàn xã hội để giúp họ thay đổi cuộc sống
sao chính quyền không cử người trồng cây lương thực, rồi thu hoạch cho họ xem ,trực tiếp để họ học tập. Phải có biện pháp cải tạo đất, xây dựng hệ thống thủy lợi. đặc biệt xây dựng lại những căn nhà cho đàng hoàng. ĐẶc biệt giáo dục trẻ em thì sẽ giải quyết được vấn đề. Không cần học chữ đâu, chỉ cần dạy trực quan các vấn đề để trẻ ý thức trước cái đã. Từ từ học chữ sau.    
Chúng ta nên quan tâm hơn cho các em, do điều kiện và hoàn cảnh mà các em khổ quá, ước gì tôi có thể góp 1 phần khả năng để giúp người dân nơi dây. phải có biện pháp khắc phục đi, người lớn không nói, trẻ em thì sao?.
Giờ còn những cảnh thế này. Thật quá đau lòng.
sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn. Trẻ em là những thế hệ tương lai của đất nước, vậy mà chúng lại không được chăm sóc và bảo vệ. Cần phải chung tay giúp đỡ họ ngay bây giờ thông qua nhiều hình thức
Đọc thấy thương tụi nhỏ thật, nhưng lỗi một phần cũng do họ nữa, tại sao đất rộng mênh mông vậy không trồng cây Ngô, cây lúa mà ăn, rồi nuôi thêm con Gà con Vit nữa dù sao cũng đỡ được phần nào. chứ có tư tưởng như anh chàng Hừ bảo "Ồ, người mình không quen làm ruộng, vất vả và lâu được ăn lắm" thì có mà chết, nói chung là họ cũng hơi "lười biếng" nữa, cứ muốn "săn bắn hái lượm" thôi. Ở trên rưng mà không muốn trồng cây, không muốn canh tác thì làm gì
vuvanduc84    
Sao không chuyển hết mấy em nhỏ về dưới xuôi nuôi dưỡng và đào tạo nhỉ, chỉ có đào tạo những người con của chính họ hiểu biết hơn thì mới mong thay đổi được suy nghĩ của dân tộc họ thôi.
Có lẽ đây là tộc người duy nhất ở VN còn sống nguyên thủy thế này. địa phương nên tập trung đầu tư, xin viện trợ để hỗ trợ bảo tồn và phát triển tộc người Lahủ chứ nhỉ. 
Tôi đã đi đến vùng Ka Lăng - Thu Lũm, đi hết các bản Là Si, Là Pê 1, Là Pê 2... Chưa bao giờ tôi thấy ở đâu người dân khổ cực như ở đây. Trường học thì như cái chuồng, trẻ con mùa đông ở trần là bình thường. Trời lạnh trẻ con tắm suối mà không thấy ốm đau. Mong quan tâm một cách thiết thực hơn nữa tới các đồng bào dân tộc thiểu số.    
Quá đau lòng, nên kêu gọi những nhà hảo tâm cứu giúp cho họ nhất là trẻ em.
kho qua, phai lam cach nao giup ho cai thien cuoc song moi dc chu
Dau long qua di. Thoi buoi nay ma van con nhung toc nguoi doi kho va lac hau den nhu vay sao. Toi thiet nghi nen co chinh sach ho tro nhieu hon cho ho, giup ho co du cai an quanh nam roi sau do cu can bo nong nghiep ve huong dan cho ho cach trong lua nuoc
Đọc bài viết thấy thương những em nhỏ quá! thật tội chúng. Nên có các chính sách tuyên truyền vận động và sự chung tay của toàn xã hội để giúp họ thay đổi cuộc sống

dung la dau long truoc cs nhu vay
Đọc bài viết thấy thương những em nhỏ quá! thật tội chúng. Nên có các chính sách tuyên truyền vận động và sự chung tay của toàn xã hội để giúp họ thay đổi cuộc sống
"Trẻ em ở đây có cháo loãng ăn là tốt lắm rồi. Gạo đấy là Nhà nước cứu đói, hết gạo thì ăn sắn nương. Hết sắn, có những đứa trẻ mới 6 tuổi đã phải cầm cuốc, thuổng vào rừng đào củ nâu, củ mài về nướng. Tìm không thấy củ nâu, củ mài thì ăn thân cây, dễ cây rừng, miễn sao có cái bỏ bụng để sống".
Đọc mún rớt nước mắt !!    
mấy em bé đói thật tội..đọc mà thấy đau lòng
mấy em bé đói thật tội..đọc mà thấy đau lòng, thời này dân mình còn có người nghèo như thế...
Trời ! giờ mà vẫn còn trình trạng như thế này à . thật là đau lòng quá ! các cấp chính quyền phải giúp người dân nơi này mới được.khuyến khích họ làm nông nghiệp để mà sống , không nên ỉ vào sự giúp đỡ hoài của nhà nước được. Đọc mà thấy đau lòng quá đi !
thật đau lòng cho thân phận những con người !thời đại công nghiệp hóa ,đất nước phát triển mà sao lâu lâu lại chứng kiến những cảnh đau lòng này.
pham huu trung
Lai Châu và toàn xã hội phải quan tâm nhiều đến cảnh này hơn.
demdonglaoxao321
Sao đến bây giờ vẫn còn có cảnh này vậy! 
càn phải quan tâm kip thời dến những nơi như này.
Thật đáng thương,họ cũng là người việt anh em mình mà
đúng là cuộc đời mà.kẻ ăn không hết, người lần không ra , tội nghiệp cho những người dân ở đó quá !
Trời ơi, thương trẻ nhỏ quá! Lai Châu ngay gần tỉnh mình mà sao khổ thế. Mọi người cùng quan tâm đến đây thôi.
Đọc bài mà thấy xót xa quá đỗi!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét