Ngày Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Tản Đà
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Tản Đà
LTS: Tài liệu này là luận án tiến sĩ của bác sĩ y khoa Mạc Văn Phước làm tại Sài Gòn năm 1968. Đó là những khảo cứu nghiêm túc dưới góc độ y học liên quan tới cái chết của 4 nhân văn.
Tài liệu sau đó được thâu tóm lại thành một tiểu luận phổ thông và kèm theo những phụ chú mang tính cập nhật. Việc hiệu đính, phổ biến tài liệu này do chính tác giả- bác sĩ Mạc Văn Phước- khởi xướng, và người bạn tâm giao của ông là bác sĩ Đặng Ngọc Thuận thực hiện. Cả 2 cùng cư ngụ và hành nghề tại Montreal, Quebec, Canada.
Tập tài liệu được một cư dân khác ở Canada – tác giả Nguyễn Văn Lục- gửi đăng với mục đích mở đường cho loạt bài nghiên cứu sắp tới đây của ông trên trang nhà.
——————————————
Tất cả những gì dính dáng đến một danh nhân đều là phẩm liệu quí giá của lịch sử. Nhưng lịch sử chỉ ghi chép sự nghiệp và thân thế của các vị này. Còn những chi tiết về đời sống cá nhân thì ít khi đề cập tới.
Hơn nữa, theo phong tục Việt Nam thì người ta lại còn giấu giếm những chi tiết về bệnh tật, cái chết, nơi chon cất… thậm chí tên tục có khi cũng chỉ được ghi trong gia phả. Thí dụ đáng tiếc nhất là chúng ta không được biết Nguyễn Du thụ bệnh và qua đời ra sao?
Người tiên phong trong lĩnh vực lịch sử y học ở Việt Nam phải nêu tên BS Trần Văn Bảng. Ông là người đầu tiên viết loại bài này với “Bệnh Trạng và Cái Chết của Hàn Mặc Tử“ đăng trên tập san y học “Bulletin du Syndicat des Médecins” số 6 ra ngày 6-11-1959.
Nay cũng nhờ sự hướng dẫn của ông, chúng tôi tiếp tục làm công việc sưu tầm này và sẽ lần lượt đề cập đến những nhà văn, nhà thơ sau đây:
- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
- Nguyễn Văn Vĩnh
- Phạm Quỳnh
- Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.
TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU (1888 – 1939)
- Nguyễn Văn Vĩnh
- Phạm Quỳnh
- Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.
TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU (1888 – 1939)
I – Thân Thế:
Nguyễn Khắc Hiếu sinh năm 1888 ở làng Thượng Khê, huyện Bát Hạt, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Ông chết ngày 7- 6 -1939 tại Ngã Tư Sở, Hà Đông.
II – Tác phẩm:
Ta có thể chia ra nhiều loại như sau:
1) – Tiểu thuyết: Thề Non Nước , Trần Ai, Tri Kỷ, Giấc Mộng Con.
2) – Nghị luận: Tản Đà Tùng Văn, Tản Đà Văn Tập, Tản Đà Xuân Sắc.
3) – Giáo huấn: Lên Sáu, Lên Tám, Quốc Sử Huấn Môn, Đài Gương
2) – Nghị luận: Tản Đà Tùng Văn, Tản Đà Văn Tập, Tản Đà Xuân Sắc.
3) – Giáo huấn: Lên Sáu, Lên Tám, Quốc Sử Huấn Môn, Đài Gương
Truyện, Đàn Bà Tàu.
4) – Tuồng chèo: Tây Thi, Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai
5) – Phiên dịch: Đường Thi, Kinh Thi, Đại Học, Liễu Trai.
6) – Thi ca: Khối Tình Con, Tản Đà Văn Vận
7) – Báo chí: Hữu Thanh, An Nam Tạp Chí và nhiều báo khác.
5) – Phiên dịch: Đường Thi, Kinh Thi, Đại Học, Liễu Trai.
6) – Thi ca: Khối Tình Con, Tản Đà Văn Vận
7) – Báo chí: Hữu Thanh, An Nam Tạp Chí và nhiều báo khác.
I I I – Con người và sở thích:
Nhiều nhân chứng và nhất là các văn hữu thời đại đã mô tả Tản Đà cho ta mường tượng như sau:
Lan Khai: Tản Đà người khỏe mạnh, đẫy đà hơi thấp, đầu đội chiếc khăn xếp không che kín mái tóc cắt theo kiểu bàn chẳi, mình mặc áo sa bóng… gương mặt nở nang thường đỏ hồng vì men rươu …môi mỏng lúc nào cũng cười… Tản Đà hay cười mà lại cười rất to.
Một nét đặc thù theo cụ Bùi Thiện Nhân, một người quen biết Tản Đà nhiều thì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa nên mặt Tản Đà hơi bị rỗ hoa. Tuy nhiên điều này có nhiều chứng nhân khác phủ nhận.
Lan Khai: Tản Đà người khỏe mạnh, đẫy đà hơi thấp, đầu đội chiếc khăn xếp không che kín mái tóc cắt theo kiểu bàn chẳi, mình mặc áo sa bóng… gương mặt nở nang thường đỏ hồng vì men rươu …môi mỏng lúc nào cũng cười… Tản Đà hay cười mà lại cười rất to.
Một nét đặc thù theo cụ Bùi Thiện Nhân, một người quen biết Tản Đà nhiều thì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa nên mặt Tản Đà hơi bị rỗ hoa. Tuy nhiên điều này có nhiều chứng nhân khác phủ nhận.
Nguyễn Tuân và Phan Khôi: Tản Đà là một người thích hưởng lạc, thích tất cả những gì cái gì khoái khẩu như ăn nhậu, rượu chè, đồ nhắm, gia vị, thuốc lào…
Có một điều đặc biệt là Tản Đà không hút thuốc phiện, cũng không thấy ai nói Tản Đà thích đánh tổ tôm hay hát cô đầu.
IV – Bệnh tật:
Có thể nói Tản Đà mắc 2 bệnh kinh niên chính, đều do thói quen ăn uống bừa bãi hại sức khỏe mà ra: Bệnh sán và nghiện rượu.
1) Bệnh sán: Tản đà sở trường về các món ăn tươi ăn sống như: cá gỏi, cá nướng, thịt tái, hến sống cho nên ông rất có thể bị bệnh sán như Tam Lang kể lại.
Ta không biết Tàn Đà mắc bệnh sán nào , có lẽ là sán sơ mít vì người miền Bắc thường ăn thịt lợn. Bệnh sán có 2 loại:
- Toenia saginata do thịt bò tái gây ra
- Toenia solium do ăn thịt lợn sống như nem chua mà nem chua lại là một “món nhắm” rất tốt thì tất nhiên Tản Đà rất thích.
- Toenia solium do ăn thịt lợn sống như nem chua mà nem chua lại là một “món nhắm” rất tốt thì tất nhiên Tản Đà rất thích.
Sán sơ mít rất dễ biết vì dễ nhận thấy ngay trong phân như cái tên sán sơ mít mô tả.
Ngoài ra Tản Đà hay ăn gỏi cá thì cũng rất dễ bị sán gan (douves du foie) song đây là do suy đoán của chúng tôi thôi, vì bệnh này người miền Bắc ăn cá sống bị rất nhiều
2) Bệnh nghiện rượu: Tản Đà nghiện rượu là một sự kiện không ai chối cãi. Chúng ta không biết ông uống rượu từ hồi nào nhưng chắc chắn ngày nào cũng uống và ít nhất cả chục năm, một thời gian dư đủ để cơ thể bị nhiễm độc rất sâu nặng.
Về phần các loại rượu thì Tản Đà thích đủ các loại rượu kể cả rượu tây. Nhưng ông thích nhất Mai Quế Lộ và Văn Côi, hai loại rượu khá đắt tiền. Thường thường ông chỉ uống rượu ngang hoặc rượu ty. Rượu ngang là rượu do dân quê lén cất bất hợp pháp (cho nên còn gọi là rượu lậu) và rượu ty do các hãng rượu của nhà nước Bảo Hộ cất bán ở các đại lý gọi là Ty hay Fontaine (cho nên còn gọi là rượu phông ten)
Rượu ngang rất mạnh; tỷ lượng có thể lên đến 50 – 60%. Tản Đà hay uống rượu ngang có ngâm trái mơ. Hàng năm cứ đến mùa mơ khoảng tháng hai âm lịch, ông đi mua mơ về ngâm từng vò để uống dần. BS Trần Văn Bảng đã được mục kích Tản Đà nửa đêm ngồi uống rưọu mơ một mình tại tư thất ờ làng Văn Quán, Hà Đông. Suốt ngày đêm, ông phải tiêu thụ hàng chục chén.
Khái Hưng viết ‘’Tản Đà chỉ có duyên trong khi say. Không có hơi men, Tản Đà buồn rầu lạnh lẽo, còn chua chát nữa. Không mấy khi Tản Đà không say’’ Ta có thể suy luận ông nghiện rượu một cách trầm trọng.
‘’Đêm suông vô số cái suông suông,
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông‘’
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông‘’
Theo Khái Hưng thì cái ‘’suông rượu’’ của Tản Đà là cái ‘’suông‘’ nặng nhất. Vậy trước khi chết, ông có mắc những biến chứng của bệnh nghiện rượu kinh niên chưa? Nghiện rượu kinh niên quả thật có 2 biến chứng nặng: Loạn óc (psychose alcoolique) và chai gan (cirrhose hépatique).
Theo BS Trần Văn Bảng, trong thời gian từ 1920 đến 1925, Tản Đà hay đi chơi nhà nọ nhà kia, nay Hà Nội mai Hà Đông, Vân Đình, Ứng Hòa… Một thân hữu, ông Nghiêm Biền bấy giờ mới 14 tuổi, còn nhớ mỗi lần đến nhà chơi là Tản Đà uống rượu rất nhiều và ăn rất khỏe, có thể một lúc hết luôn một cái thủ lợn. Ta có thể cho rằng sự kiện ăn quá nhiều (boulimie) lại đi lang thang đó đây là những triệu chứng tinh thần mất thăng bằng, nhưng chưa thể nói là mất trí là điên được, cùng lắm là ngông cuồng hay lẩm cẩm mà thôi.
Thí dụ như câu chuyện Tản Đà đào nền nhà lên để trồng rau thom, chuyện đi Sầm Sơn tắm biển ăn hà sống trên bãi bể, chuyện múa kiếm say mê cho mình là Phạm Lãi, vợ là Tây Thi…Nguyễn Tuân cho những cái ngông này là lôi thôi, lẩm cẩm (bizarreries theo tâm trí học), có thể là do nghiện rượu mà ra. Tuy nhiên Tản Đà không phải là người mất trí loạn óc.
Khái Hưng viết: ‘’Tản Đà đau gan, trông da vàng đủ hiểu‘’ Da vàng là một tirệu chứng của nhiều bệnh, không cứ bệnh gan. Song Tản Đà nghiện rượu khiến ta nghĩ đến đau gan cũng đúng thôi.
Chai gan thuộc loại trì bệnh (maladie chronique, khác với cấp tính, maladie aigue) thường thấy ở người nghiện rượu làm cho cơ thể suy yếu dần dần, lá gan sơ héo sau một thời gian khá lâu có khi cả 2 – 3 năm, bụng sưng phồng lên vì chứa nước báng (ascite) nhất là người nghiện rượu uống nhiểu mà ít ăn nên thiếu chất đạm, đôi khi còn thêm phù thũng.
Thế nhưng Tản Đà thường rất khỏe mạnh và phàm ăn, hoàn toàn không thiếu thịt cá lại hay được bạn bè thết đãi. Thêm nữa ông chỉ vàng da trong mấy ngày cuối đời như sẽ tường thuật sau đây. Nếu ông có chết vì bệnh gan thì có thể do viêm gan cấp tính (hépatite aigue) chứ chắc chắn không phải vì sơ gan, héo gan, chai gan hay nóng gan gì cả.
V – Cái chết của Tản Đà:
1) Tường thuật về cái chết của Tản Đà : Chúng tôi xin kể ra
đây 3 nhân chứng đáng tin cậy về cái chết của Tản Đà.
đây 3 nhân chứng đáng tin cậy về cái chết của Tản Đà.
a) Ngô Bằng Giực:
Vào khoảng tháng 5 Âm Lịch năm 1939, Tản Đà đi ăn giỗ ở Hà Đông về dọc đuờng cởi quần áo xuống tắm ở một cái ao gần nghĩa địa Quảng Thiện. Lúc bấy giờ buổi chiều nhưng trời còn đang nắng gay gắt. Do đó ông bị cảm, về nhà phát cơn sốt nặng, vàng da hơn 10 ngày sau thì qua đời.
b) Khái Hưng:
Hôm mồng sáu, được tin ông Tản Đà mệt nặng, tôi (Khái Hưng) đến Ngã Tư Sở thăm ông tại nhà riêng.
Một người đàn bà có tuổi ra mở cửa. Bà mếu máo bảo tôi: ‘’Nguy mất rồi, ông ạ!’’
Tôi cảm động nghẹn ngào, nhất là khi thấy bóng thi sĩ nằm co quắp trên tấm ghế ngựa quang dầu buông chiếc màn sô trắng, trong gian phòng trống trải trơ trọi một cái bàn siêu và hai cái ghế nát.
Bà Tản Đà ở phòng trong bước ra. Phòng trong có nghĩa là nửa gian nhà, cách gian ngoài một bức tường mỏng mảnh và một cái cửa không cánh không rèm.
Bà vừa mặc một cái áo lưong vào người vừa bảo tôi: ‘’Hôm qua tưởng đi rồi ông ạ! Phải tiêm thuốc hồi sinh mới tỉnh lại’’.
Rối bà đến bên giường, mở màn cúi xuống nói với chồng: ‘’Ông Khài Hưng đến thăm’’
Thi sĩ trừng trừng nhìn tôi, mất không chớp trong mấy giây: ‘’Ông Khái Hưng đấy mà ! ’’
Tản Đà gật đầu rồi giơ tay ra hiệu bảo anh người nhà vắt màn lên. Anh người nhà hầu chủ từ khi còn nhỏ đã khiến nhiều lần tôi tưởng tượng ra chú tiểu đồng mang bầu thơ túi rượu đi theo sau một thi sĩ trong các bức tranh thủy mạc của Tàu.
Thi sĩ trừng trừng nhìn tôi, mất không chớp trong mấy giây: ‘’Ông Khái Hưng đấy mà ! ’’
Tản Đà gật đầu rồi giơ tay ra hiệu bảo anh người nhà vắt màn lên. Anh người nhà hầu chủ từ khi còn nhỏ đã khiến nhiều lần tôi tưởng tượng ra chú tiểu đồng mang bầu thơ túi rượu đi theo sau một thi sĩ trong các bức tranh thủy mạc của Tàu.
Tản Đà vẫn yên lặng nhìn tôi. Tôi hỏi bà Tản Đà:
- Thưa bà, ông mệt từ hôm nào?
- Thưa ông đã lâu. Nhà tôi đi ăn giỗ rồi bị cảm. Đã khỏi rồi phải lại.
- Thưa ông đã lâu. Nhà tôi đi ăn giỗ rồi bị cảm. Đã khỏi rồi phải lại.
Anh người nhà nói chen:
- Thưa ông, ông con mệt đã đã mười bốn hôm. Từ hôm mồng năm, hôm nay mười chin vị chi đúng mười bốn hôm.
Câu nói tỏ hết lòng của người đầy tớ trung thành. Anh đã tính nhẩm từng ngày ốm của chủ, và có lẽ đêm nào anh cũng túc trực bên giường bệnh.
Tôi đưa tay sờ trán người ốm. Một thứ lạnh ướt làm tôi rùng mình. Tôi có cảm giác như sờ vào một cái thây ma. Nhưng tôi gượng cưòi bảo thi sĩ:
- Không sao, thế nào rồi cũng khỏi. Trông sắc mặt bác tươi tắn và nhất là mắt
bác còn tinh thần. Thế nào cũng khỏi!
bác còn tinh thần. Thế nào cũng khỏi!
Một nụ cười hé nở trên cặp môi nhợt nhạt của nhà văn. Đó là lời cám ơn lặng lẽ. Hay đó là một câu thơ trào phúng ..?
Nhưng hy vọng dần dần trở lại trên nét mặt nặng nề. Và cả mắt lẫn miệng nhìn tôi đăm đăm. Tôi đoán đó là một câu hỏi và tôi trả lời:
- Bác đau gan. Trông da vàng đủ hiểu. Bệnh đau gan ngày nay người ta đã tìm đuợc thuốc chữa rất công hiệu.
Cặp mắt mở to, thi sĩ lắng hết tinh thần chăm chú nghe tôi. Rồi ông thốt ra một câu nói khẽ, lời nói thứ nhất mà tôi nghe thấy:
- Uống sâm có được không?
Tôi lắc đầu:
- Không được , bác ạ. Sâm trệ. Vả sâm thực tốt khó mua. Uống sâm giả hiệu chỉ thêm nguy hiểm.
Bà Tản Đà đỡ lời bảo chồng:
- Phải đấy mình ạ. Phần nhiều là sâm xấu.
Thi sĩ lại hỏi:
- Ăn cháo có được không bác?
- Ăn cháo có được không bác?
Tôi cảm động, nhận thấy người sắp chết cố níu lấy sự sống:
- Được chứ.! Ăn súp cũng được.
Rồi tôi giơ tay từ biệt, nắm trong mấy giây bàn tay ướt lạnh như miếng thịt ướp nước đá:
- Chịu khó ăn cho chóng khỏe nhé. Mà khỏi rồi thì phải uống ít rượu thôi đấy!
Một nụ cười thứ hai lặng lẽ và tươi tắn đáp lại tôi.
Trưa hôm sau tôi đến thăm một lần nữa, lần cuối cùng thì Tản Đà đã mê man sắp từ trần.
(Trích Cái Duyên Của Tản Đà, Ngày Nay số 166)
(Trích Cái Duyên Của Tản Đà, Ngày Nay số 166)
c) Nguyễn Tuân:
…Cái ngày rất gần đây mà tôi (Nguyễn Tuân) trở lại căn nhà số 11 Ngã Tư Sở là ngày 7 Juin 1939. Tôi trở lại để không bao giờ gặp ông Tản Đà nữa.Tôi một kẻ ở, đến để ngắm chủ nhân đã là một người về.
Lúc bấy giờ quá giờ ngọ, gặp trưởng nam của ông mếu máo tin cho tôi biết rằng ông già cậu vừa mất. Thế là từ phút này, làng rượu đất Bắc mất một tửu đồ và tao đàn mất một vị nguyên soái. một thi nhân mà từ giờ chúng ta có quyền gọi sách mé là Tản Đà, là Nguyễn Khắc Hiếu không cần chữ đệm.
Tôi nghĩ đến một câu mà thi nhân đã gở miệng nói trong bữa tiệc rượu bún chả (nào ngờ là bữa tiệc vĩnh biệt) hôm đầu tháng trước tại một tửu điếm ở Cầu Mới Bờ Hồ:
- Này bác Tuân, làm thế nào mà lúc chết được để mả ở Hàm Rồng Thanh Hóa, ngay bên chỗ cầu treo. Ở đấy mát lắm :
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng,
Muốn trông chẳng thấy, cho lòng khôn khuây….
Muốn trông chẳng thấy, cho lòng khôn khuây….
…Tôi lại mừng cho thi nhân giữ được tiếng thơm tho trong sạch cho đến khi qua đời. Có lẽ vì lý do ấy mà Ông Trời đã sớm gọi người về. Người trích tiên đánh vỡ cái chén ngọc ở Tiên Cung, đã đến lúc mãn hạn đi đầy.
Cánh hạc đã bay lên vút tận trời: Năm mươi mốt tuổi đầu, thế cũng là đến cõi:
Của trời tham được có ngần ấy thôi!
Của trời tham được có ngần ấy thôi!
Tôi nâng cốc rượu còn đầy, chỉ định nhớ chứ không thương một thi nhân vào cõi bất diệt.
Nhưng lúc tôi vào nhà, lòng tôi thắt lại vì Tản Đà đang hấp hối.
Nhưng lúc tôi vào nhà, lòng tôi thắt lại vì Tản Đà đang hấp hối.
Và đang thở hắt ra, cứ đều đều, cứ nhẹ thế cho đến hơi thở cuối cùng. Hai môi khít lại, ông có nét mặt của một người chết khó khăn.
Phải, chung thân làm một người bất đắc chí: Sống đã chẳng được toại lòng, người nằm sớng sượt nơi đây khó mà đi cho nhẹ nhõm được. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi lạnh.
Ở đầu giường bệnh, vẫn cái chồng sách cũ nát trên cái ghế mọt thay làm án thư và bên chồng sách đây có mấy trang bản thảo tập di cảo ‘’Trời ‘’.
Lẻ loi ở góc bàn vẫn cái hũ rượu.cáp giới ngày nọ. Tất cả, chỉ có thế thôi. Tất cả, chỉ có thế thôi. Với một đoàn thê tử yếu và đuối!
(Trích Chén Rượu Vĩnh Biệt
Tao Đàn, số đặc biệt, trang 36 -37)
Tao Đàn, số đặc biệt, trang 36 -37)
2) Chẩn đoán cái chết của Tản Đà:
a) Có những sự kiện sau đây:
- Tản Đà nghiện rượu
- Tản Đà tắm ao giữa nắng chiều
- Tản Đà có phát sốt
- Tản Đà có vàng da
- Tản Đà chỉ hôn mê khi hấp hối
- Tản Đà nghiện rượu
- Tản Đà tắm ao giữa nắng chiều
- Tản Đà có phát sốt
- Tản Đà có vàng da
- Tản Đà chỉ hôn mê khi hấp hối
b) Căn cứ vào những điều kể trên, ta có thể đưa ra giả thuyết là thi nhân đã từ trần vì căn bệnh viêm gan cấp tính và lọai bỏ những nguyên nhân khác như :
- Cảm nắng (insolation hay sunstroke) thường bất tỉnh, hôn mê và co giật
- Chai gan, bệnh mãn tính do nghiện rượu mà ra, cơ thể dần dà suy yếu
- Viêm dạ dầy hay lá mía do nhiễm độc rượu thưồng ói mưa dữ dội, thổ huyết
- Tai biến mạch máu nảo, thưòng phài tê liệt, cấm khẩu, hôn mê…
- Suy tim tại rượu thường nghẹt thở, phù thũng, thiếu dinh dưỡng (Vit B1)
- Giảm lượng đường trong máu (do chức năng tạo đường của gan bị suy
sụp vì rượu) thường hôn mê ngay, co giật hay tê cứng.
- Cảm nắng (insolation hay sunstroke) thường bất tỉnh, hôn mê và co giật
- Chai gan, bệnh mãn tính do nghiện rượu mà ra, cơ thể dần dà suy yếu
- Viêm dạ dầy hay lá mía do nhiễm độc rượu thưồng ói mưa dữ dội, thổ huyết
- Tai biến mạch máu nảo, thưòng phài tê liệt, cấm khẩu, hôn mê…
- Suy tim tại rượu thường nghẹt thở, phù thũng, thiếu dinh dưỡng (Vit B1)
- Giảm lượng đường trong máu (do chức năng tạo đường của gan bị suy
sụp vì rượu) thường hôn mê ngay, co giật hay tê cứng.
Phụ chú:
1)Về cái chết của Tản Đà :
a) Chẩn đoán :
Viêm gan cấp tính có nhiều loại song thông thường nhất là viêm gan loại A và viêm gan loại B .
Vào thập niên 30, y học chưa phân biệt A với B chứ đừng nói C, D…thậm chí còn chưa có xét nghiệm chính xác cho ngay chính bệnh viêm gan nữa. Những thử nghiệm phức tạp về chức năng gan chưa thể có như ngày nay.
1)Về cái chết của Tản Đà :
a) Chẩn đoán :
Viêm gan cấp tính có nhiều loại song thông thường nhất là viêm gan loại A và viêm gan loại B .
Vào thập niên 30, y học chưa phân biệt A với B chứ đừng nói C, D…thậm chí còn chưa có xét nghiệm chính xác cho ngay chính bệnh viêm gan nữa. Những thử nghiệm phức tạp về chức năng gan chưa thể có như ngày nay.
Công việc chẩn đoán thường chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng như trong trường hợp của Tản Đà là nóng sốt và vàng da đưa đến hôn mê tử vong trong vòng 2 tuần lễ.
Viêm gan loại A được coi như thường dịch (endémie) ở Việt Nam vì bệnh này rất dễ lây qua nước miếng mà người Việt lại dùng đũa gắp thức ăn chung thay vì chia ra từng phần cá nhân như lối ăn của Phương Tây. Hầu hết bệnh nhân viêm gan loại A đều qua khỏi và vĩnh viễn hồi phục, không cần điều trị đặc biệt gì cả. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ mang vi khuẩn loại A trong cơ thể và có khả năng reo rắc căn bệnh suốt đời (porteur sain de germes)
Như thế ta có thể tạm kết luận Tản Đả tử vong vì viêm gan loại B, cũng rất phổ biến ở Việt Nam mặc dù lây lan âm thầm qua máu hoặc tinh dịch. Loại này có thể ‘’nằm vùng‘’ tiềm tàng trong cơ thể dưới dạng viêm gan mãn tính. Ngày nay người ta phát hiện những trường hợp này bằng xét nghiệm máu.
Như thế ta có thể tạm kết luận Tản Đả tử vong vì viêm gan loại B, cũng rất phổ biến ở Việt Nam mặc dù lây lan âm thầm qua máu hoặc tinh dịch. Loại này có thể ‘’nằm vùng‘’ tiềm tàng trong cơ thể dưới dạng viêm gan mãn tính. Ngày nay người ta phát hiện những trường hợp này bằng xét nghiệm máu.
Nhưng điều nguy hiểm là vi khuẩn loại B có khả năng ‘’vùng dậy’’ gây ra ung thư gan (hepatoma) hay quật khởi dữ dội trở thành viêm gan cấp tính nếu tình trạng miễn nhiễm của bệnh nhân bỗng nhiên suy kém như trường hợp Tản Đả tắm ao bị trúng nắng
Sự kiện tắm ao rồi sau đó bị sốt và vàng da khiến người y sĩ ngày nay có thể nghĩ một cách xác đáng đến hội chứng Weil, một căn bệnh hiếm lạ truyền từ gia súc qua người (zoonosis) Nguyên nhân bệnh do vi trùng Leptospira đào thải từ nuớc tiểu súc vật sang người qua trầy trụa ngoài da hay niêm mạc đường tiêu hóa .
Sự kiện tắm ao rồi sau đó bị sốt và vàng da khiến người y sĩ ngày nay có thể nghĩ một cách xác đáng đến hội chứng Weil, một căn bệnh hiếm lạ truyền từ gia súc qua người (zoonosis) Nguyên nhân bệnh do vi trùng Leptospira đào thải từ nuớc tiểu súc vật sang người qua trầy trụa ngoài da hay niêm mạc đường tiêu hóa .
Rất có thể Tản Đà đã tắm nước ao có trâu vầy và vì vậy có vi trùng nói trên. Loại vi trùng này đôi khi rất độc tàn phá gan thận người bệnh sau khi gây ra những cơn sốt ác liệt. Không thấy nói Tản Đà tiểu ra máu nhưng tắm ao, sôt dữ dội và váng da cũng đủ cho ta nghĩ đến hội chứng Weil (thường gọi là Leptospirosis dưới hình thức nhẹ, không chết người)
Chẩn đoán lâm sàng phải được xác định bằng thử nghiệm máu
b) Điều trị:
Dĩ nhiên ta không thể dùng những tiêu chuẩn hiện đại để phán xét phương cách Tản Đà đã được chữa trị ở thời điểm của ông.
Dĩ nhiên ta không thể dùng những tiêu chuẩn hiện đại để phán xét phương cách Tản Đà đã được chữa trị ở thời điểm của ông.
Song thiết tưởng đây là một dịp để chúng ta thấy tổ chức y tế và ngành y khoa ngày nay đã khác hẳn khi xưa và chúng ta, những ‘’phó thường dân’’ bình thường chứ không cần phải là một danh nhân như Tản Đả, có may mắn được quyền đương nhiên thụ hưởng miễn phí
Một điều hiển nhiên trước tiên là ngày nay một người bệnh như Tản Đà không thể săn sóc chữa trị tại gia mà phải nhập viện trong khung cảnh một bệnh viện sạch sẽ khang trang. Khỏi nói đến môt quan niệm chưa thể có ở thời điểm Tản Đà, ấy là đơn vị săn sóc đặc chú (ICU: intensive care unit)
Một điều hiển nhiên trước tiên là ngày nay một người bệnh như Tản Đà không thể săn sóc chữa trị tại gia mà phải nhập viện trong khung cảnh một bệnh viện sạch sẽ khang trang. Khỏi nói đến môt quan niệm chưa thể có ở thời điểm Tản Đà, ấy là đơn vị săn sóc đặc chú (ICU: intensive care unit)
Tản Đà có gia đình thân cận săn sóc, không nói là điều trị được. Thuốc men do các nhân chứng kể lại chỉ thấy sâm và một mũi thuốc hồi sinh (?). Các ‘’tay nghề” của ngành y tế như thầy lang, y sĩ, y tá…không hề thấy đề cập đến, cho nên không có các xét nghiệm thông thường nhất như thử máu và thử nước tiểu, nói chi đến đo mức toan kiềm của máu, chuyền dung dịch…
Xin ghi thêm ở đây là hội chứng Weil ngày nay được chữa trị rất hiệu nghiệm bằng kháng sinh, nhất là Doxycycline (the antibiotic of choice)
1) Về bệnh nghiện rượu của Tản Đà: Căn cứ trên tiêu chuẩn ngày nay, ta không thể nói Tản Đà mắc bệnh nghiện rượu được.
a) Nhiễm rươu có nhiều mức độ:
- Tiêu thụ rượu (alcohol consuming) : Uống thường xuyên nhưng có thể thiếu hay nhịn được, không bị rượu hành và vẫn hoạt động bình thường. Nhiều công cuộc khảo sát cho rằng uống rượu nhất là rượu nho thường xuyên nhưng điều độ còn có khả năng kéo dài đời sống vì làm giảm múc độ cholesterol xấu trong máu, tránh được nhiều bệnh tim mạch.
- Uống rượu có cơn (binge drinking) : Vui bạn bè họ hàng, đôi khi uống một
trận say mềm rồi thôi. Thế nhưng chỉ một lần có khi cũng đủ nhiễm độc tùy sức chịu đựng của mỗi người. Mức độ trung bình 0.8 gam rượu trong 1 lít máu đủ cho tâm trí mất chức năng nhận thức (cognitive functions) rồi. Tối đa 3.g / L có thể gây rối loạn tâm thần (schizophrenic psychosis)
trận say mềm rồi thôi. Thế nhưng chỉ một lần có khi cũng đủ nhiễm độc tùy sức chịu đựng của mỗi người. Mức độ trung bình 0.8 gam rượu trong 1 lít máu đủ cho tâm trí mất chức năng nhận thức (cognitive functions) rồi. Tối đa 3.g / L có thể gây rối loạn tâm thần (schizophrenic psychosis)
- Lạm dụng rượu (alcohol abuse): Uống lâu và uồng nhiều có thể gây nên tình trạng mất trí với ảo ảnh ảo thính (visual & auditive hallucinosis), thậm chí đưa đến mê sảng (delirium tremens) suy nhược tâm thần, lo sợ tháo mồ hôi, tim mạch đập nhanh. Nặng hơn nữa thì hoàn toàn mất hướng, dẫy dụa dữ dội, gây hấn bạo hành…
- Lệ thuộc rượu (alcohol dependence) bước qua giai đoạn nguy hại cho sức khỏe vì không có rượu không hoạt động gì được. Sáng sớm ngủ dậy thay vì bình thường uống 1 ly cà phê thì bệnh nhân phải làm ngay một ngụm ‘’cỏ nhác’’ chẳng hạn. Và nếu chẳng may thiếu rượu hay không tiêu thụ đủ liều lượng cần thiết thì rất dễ bị những triệu chứng ‘’cai rượu’’ (sevrage hay withdrawal syndrome) như run lẩy bẩy, mệt mỏi vô cùng đưa đến co giật, làm kinh.
- Nghiện rượu mãn tính (chronic alcoholism) là kết quả cuối cùng của chứng ‘’lệ thuộc rượu’’ vì độc tính của rượu đã tàn phá nhiều cơ quan của người bệnh về cơ thể và tâm thần như chai gan, viêm bao tử, viêm lá mía, viêm nhiều giây thần kinh (polyneuropathy) hội chứng Korsakoff (mất trí nhớ ngắn hạn được bù trừ bằng bịa đặt) hội chứng Wernicke (hư não bộ sinh liệt mất, đi đứng mất thăng bằng…) Thêm vào đó, phài kể những yếu tố xã hội như lục đục gia đình, khó khăn trong công ăn việc làm, túng thiếu thất nghiệp phải nhờ trợ cấp an sinh, thậm chí vô gia cư hành khất…
b) Xem thế, chúng ta chỉ có thể nói cùng lắm là Tản Đà mắc chứng ‘’lệ thuộc rượu’’ Muốn chứng minh ông nghiện rượu mãn tính chúng ta không thể dựa vào những nhân chứng ngoại y (extra-medical) đã kể trong luận án vì thiếu hoàn toàn mọi triệu chứng lâm sàng và khảo nghiệm kỹ thuật như quy định bởi những tiêu chuẩn y khoa ngày nay.
VI — Kết luận: Rượu và thơ:
Trăm năm thơ túi rượu vò
Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai
Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai
Theo Khái Hưng, Tản Đà hết hơi men là buồn rầu, lạnh nhạt. Nhờ có rượu mới có hứng thú làm thơ. Không có rượu sẽ không làm gì được hết. Về phương diện y khoa thuần túy, ta có thể nói như vậy chứ không thể cho rượu là nguồn cảm hứng của thơ. Dù sao đối với y học rượu bao giờ cũng là một chất độc, chỉ làm hại cho cơ thể. Mà đã có hại cho cơ thể là phải làm suy giảm tinh thần, lý trí, làm kém trí nhớ. Do đấy năng xuất làm việc viết lách, suy tưởng cũng phải kém đi.
Người ta có thể lý luận rằng Tản Đà không có rượu thì không có thơ, có nghĩa rượu là nguồn thơ. Theo y học thì lập luận này không được đúng lắm: Tản Đà thiên bẩm có hồn thơ, nhưng sau bị lệ thuộc rượu. Không có rượu là thể xác và tinh thần bị tê liệt. Phải có rượu thì mới lấy lại được khả năng của lý trí.
Vậy rượu không gây được nguồn cảm hứng. Trái lại tại rượu mà nguồn cảm hứng không bền bỉ. cho nên nhà thơ lệ thuộc rượu chỉ sáng tác từng thời kỳ mà thôi. Không làm việc liên tục được nên không sáng tác được những tácphẩm trường thiên mà chỉ làm được những đoản thiên, cố nhiên vẫn có giá trí.
Tuy rượu không giúp thêm phần cảm hứng, nhưng chắc chắn có ảnh hưởng về xu hướng sáng tạo. Ta thấy thơ Tản Đà rõ ràng thuộc loại thơ ngông mà ngông vì đâu mà ra nếu không từ rượu : Khối Tình Con, Giấc Mộng Con v.v… đều điển hình cho thơ ngông của Tàn Đà.
Y Khoa cho rằng rượu là chất độc có thể làm hại cho nguồn cảm hứng. Trái lại các thi nhân nghĩ khác, cho rằng rượu giúp nhà thơ vượt thế giới thực tại để bước qua huyền ảo, tìm được nguồn cảm hứng.Theo Hàn Mặc Tử thì ‘’nhìn qua sự thực là mộng, nhìn qua mộng là thơ’’. Nếu quả vậy thì rượu đã đóng một vai trò quan trọng trong thi nghiệp của Tàn Đà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét