Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Sốc với con muỗi to bằng… đồng xu

Ngày Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sốc với con muỗi to bằng… đồng xu
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Sốc với con muỗi to bằng… đồng xu

Sốc với con muỗi to bằng… đồng xu

Thứ Năm, 31/05/2012, 08:06 AM (GMT+7)
Kích cỡ thân mình của nó tương đương với một đồng xu, giữa đầu nó có một cái vòi nhọn hoắt nhô lên, giống “công cụ” hút máu người của loài muỗi thông thường.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sửVideo chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Con muỗi có kích cỡ khổng lồ này vừa được phát hiện trên tường nhà ông Cố, một người dân ở Nam Kinh, Trung Quốc. Để bảo vệ an toàn cho cả nhà, vợ ông đã đập chết con muỗi. Những người chứng kiến cho biết, con muỗi này có kích cỡ (tính cả chân) tương đương với đồng xu 1 Nhân dân tệ (hơn 3.000 VND).  Bà Lý, 82 tuổi ngạc nhiên chia sẻ, mấy chục năm sống trên đời bà chưa bao giờ thấy con muỗi nào to như vậy.

Con muỗi lớn tương đương với đồng xu mệnh giá 1 Nhân dân tệ (hơn 3.000 VND)
Thầy Vương, một người có thâm niên nhiều năm nghiên cứu côn trùng đang làm việc tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, loại muỗi này là “muỗi đại”, sinh trưởng trong hốc cây hoặc đất nhưng không hút máu người, nó chỉ là họ hàng rất xa với loại muỗi thường xuyên đốt chúng ta mà thôi.
Ông Cố kể lại, hôm 28/5 ông nhìn thấy có một con muỗi rất to bay vo ve trên tường nhà mình, xua thế nào cũng không đi. Nhìn kỹ, ông thấy con muỗi này có hình dạng hơi kỳ lạ. Ông Cố nói: “Nhìn thì đúng là muỗi nhưng to hơn muỗi bình thường rất nhiều.” Sợ bị con muỗi này đốt thì không biết bao giờ mới hết sưng, ông và vợ đã lấy tờ báo ra đập chết nó.
Sau đó, ông Cố nhặt con muỗi lên thì thấy, nó chỉ có một đôi cánh, sải cánh mỗi bên dài 3cm, từ đầu đến chân đo được là 6cm. Kích cỡ thân mình của nó tương đương với một đồng xu, giữa đầu nó có một cái vòi nhọn hoắt nhô lên, giống “công cụ” hút máu người của loài muỗi thông thường.
Theo thầy Vương, loài muỗi này xuất hiện nhiều ở các vùng phía Nam Trung Quốc, thường hút chất dịch từ cây cối làm thức ăn, không gây hại gì cho con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét