Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Cõi âm thịnh & sự khủng hoảng lòng tin nơi dương thế

Ngày Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cõi âm thịnh & sự khủng hoảng lòng tin nơi dương thế
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Đọc bài này nhắc đến đất đai tại Hoài Đức làm tôt nhớ lại kỷ niệm đợt định đi mua đất ở Hoài Đức. Đầu năm 2007, tình cờ được nghe Tân Thủ tướng nói có thể sẽ sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, thế là mình cũng nổi hứng định đầu tư 1 miếng đất (trước lười, chẳng quan tâm gì chuyện này dù đi đâu cũng phát biểu đất chật người đông, của cải làm ra được, thiếu thì nhập, chứ đất thì không thể đẻ thêm được... nên về dài hạn giá đất chỉ có tăng). Lại được 1 đồng chí lãnh đạo cấp cao xúi giục: Chú mày liên hệ tìm đi, được thì anh và chú mua chung, về già ở gần nhau cho vui. Lúc đầu định mua đất ở, nhưng loay hoay thế nào lại được 1 anh bạn (Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển kinh tế) giới thiệu và xui mua 5 ha đất vườn rất đẹp ở Sài Sơn, nằm ngay sát núi Đại Bàng, cạnh nhà máy xi măng Sài Sơn và Chùa Thầy, cạnh Trung tâm du lịch giải trí Tuần Châu của bác Đào Hồng Tuyển... Đã liên hệ với các cấp lãnh đạo địa phương, tưởng sẽ thành. Nhưng rồi trong 1 chuyến cả nhà đi du lịch Thái Bình, gặp một số bạn bè, nghe họ khuyên, thế là vợ chán, rồi mình cũng chán, cuối cùng bỏ cuộc. Vừa rồi gặp lại anh bạn, anh bảo giá đất ở đó giờ cao ngất ngưởng... Nhưng ngẫm lại mỗi người một số phận, mình cả đời làm công chức nhưng ở cơ quan người ta toàn gọi mình là nhà khoa học vì hay nói thật và nói theo sách nên chẳng hợp với chuyện làm ăn, do đó suy cho cùng, không ôm đất vào có khi lại là may.

Cõi âm thịnh & sự khủng hoảng lòng tin nơi dương thế



P1070939.JPG
Mấy năm trở lại đây với sự tan rã trong cấu trúc làng quê truyền thống. Nhất là vùng nông thôn ven đô như quê tôi. Thì sự trở lại của tục thờ cúng. Đôi khi thái qúa cũng là lẽ đương nhiên.
Sự hội nhập của xứ ta với thế giới, khiến mặt bằng đời sống người dân nông thôn được nâng lên. Nhưng sự phân hóa lại ngày càng sâu sắc. Nếu như trước đây, thời hợp tác hóa nông nghiệp, mức sống của mọi gia đình xã viên HTX đều sàn sàn như nhau. Nay kẻ nghèo người giàu cách nhau có khi một trời một vực. Mẫu số chung của mọi sự "đổi đời", giàu lên đều do may mắn từ đất cát mang lại. Chứ mấy ai đã dùng trí lực hay sự cần cù trong lao động chân chính mà nên. Như nhà nọ đông con. Lúc chia ruộng cha mẹ đã có ý giao những mảnh "chó ỉa gà bới" ven lũy tre hay đường cái nhựa, nơi luôn cớm nắng với lá cây rụng đầy cho những đứa trây lười. Các thửa bờ xôi ruộng mật được giao cho những đứa chăm chỉ lại hiếu thảo để chúng có thể làm ra được nhiều hoa lợi góp phần hơn để chu toàn mỗi dịp cúng giỗ tổ tiên. Nhưng đùng một cái các ông đầu tư qui hoạch ở đâu lù lù mò tới... biến những thửa bờ xôi kia thành "khu đô thị mới" với giá đền bù rẻ mạt (chưa đầy 5 chục triệu/sào). Còn những thửa sát đường rệ luỹ kia lại đương nhiên trở thành đất ở khu giãn dân với giá trị gấp hàng chục hàng trăm lần đất ruộng. Đúng thật là: "khôn ngoan không lại được với giời"!

Cơn sốt đất do đô thị hóa nông thôn còn có hệ qủa tàn phá môi sinh rất nặng nề. Không chỉ xóa đi dấu vết của hàng trăm héc ta đất hai lúa hay đất hai màu một lúa của làng. Mà ngay cả cơ man nào ao hồ đầm tự nhiên bao bọc quanh làng... cũng bị con người khát đất san lấp bán đi lấy tiền để mong đổi đời. Trong cuộc dâu bể ấy đã biết bao người nông dân khoẻ mạnh. Mới giàu. Chưa được bao lâu đã sớm về chầu ông và ông vải. Với các chứng ung thư. Cùng những căn bệnh tai quái kỳ lạ mà thời đói kém nghèo khó xưa kia họ chưa bao giờ gặp phải. Bạn bè cùng lứa với tôi như Đắc Tửu, Thái Sơn, Hoạt Củng, Ninh Bè... vừa chớm giàu, chưa kịp hưởng an nhàn đã sớm già "trăm tuổi" lúc nào không hay. Thương thay!
P1080221.JPG
Sông Nhuệ (đoạn cắt đường QL 32 ở cây số 10) - Gocomay chụp ngày 25/01/2012
P1080537.JPG
Sông Đáy (đoạn chảy qua xã Yên Sở-Hoài Đức-Hà Nội) - Gocomay chụp ngày 28/01/2012
Những "dòng sông xanh xanh" có tiếng như sông Nhuệ hay sông Đáy gần kề quê tôi, xưa kia trong lành là thế! Nay chỉ còn là những "dòng nước chết" màu nước đen ngòm, khẳn mùi xú uế.
ap_20090718052220470.jpg
Cây sữa cổ thụ ở Đồng Cối Mèn (Gocomay chụp ngày 23/02/2006)
Cây sữa cổ thụ ngàn năm tuổi, toạ lạc ở một khu đồng đất khá cao. Cách đây 6 năm vẫn quanh năm xanh tốt. Nay như đang ủ bệnh bởi khu vực này đang trở thành nơi chứa nước thải ô nhiễm chưa được xử lý từ trong làng (đô thị hóa) đổ ra. 
P1100468.JPG

Cây sữa cổ thụ ở Đồng Cối Mèn (Gocomay chụp ngày 08/02/2012)

Cận cảnh cành cây sữa cổ thụ - hậu cảnh là những ngôi nhà mới xây ở làng (Gocomay chụp ngày 08/02/2012)
Đang âu sầu phiền muộn nuối tiếc một vùng ca dao, một vùng sinh thái nổi tiếng xứ Đoài xưa kia với ao hồ đầm ken dày san sát quanh làng. Nơi có những "ngõ trúc quanh co". Những bờ rào duối, khúc tần, dâm bụt mướt mát luôn che chở, ôm ấp cho xóm làng... thì gặp mợ Hưng ở cuối làng. Biết được nỗi băn khoăn của thằng cháu xa quê lâu ngày, mợ chỉ cho tôi xem những cây duối cuối cùng và dặn "cháu chụp ngay đi... kẻo lần sau về thì chẳng còn để mà ngắm nữa đâu...". Người mợ có hàm răng đen hạt nhãn, tươi rói. Tôi biết mợ người làng bên, về làm dâu làng tôi từ ngày tôi còn chăn trâu cắt cỏ khi mới lên chín lên mười. Vèo cái đã nửa thế kỷ trôi qua. Thế mà mợ vẫn ròn rã hồn nhiên như hàng duối xanh rì hiếm hoi còn sót lại nơi góc khuất của làng.
P1070905.JPG
Gocomay chụp ảnh kỷ niệm với mợ Hưng bên những cây duối cuối cùng...
Không biết có phải khi chớm thoát nghèo thì con người ta ưa sống vội, sống gấp. Khiến thời gian sống bị co hẹp lại so với thuở bần hàn? Hay đang trong cảnh túng bấn nghèo nàn... nay bỗng dưng vớ được một món tiền kha khá dễ dàng. Cho dù phải cắt đi những phần đất thiêng liêng (một thời gắn bó) như máu thịt của mình. Người ta dễ sinh phởn, trở nên mụ mị và chẳng cần đếm xỉa tới những tai ương đang rình rập trong bước đường tương lai?
Như một nguyên lý tất yếu, nơi dương gian trần thế, đầy rẫy thói lường gạt, dối trá khiến người đời mất lòng tin vào những giáo lý từng một thời khuynh đảo nhân gian.
Nay chốn "thiên đường mù" đã phơi bày, thì việc người ta quay về với đức tin tôn giáo, cùng sự sùng kính cõi âm. Coi đó sự về nguồn, là lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tiên tổ. Sự thịnh trị của cõi âm trước những khủng hoảng lòng tin nơi trần thế dẫn đến hiện tượng nở rộ của văn hóa tâm linh ở mọi nơi chốn suốt từ thành thị cho tới thôn quê. Đó chính là lối thoát cho những bế tắc của đời sống xã hội vốn tiềm ẩn nhiều bất ổn hiện nay!
P1080793.JPG
P1080791.JPG
Trong niềm tin sâu thẳm của người Việt, chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác, còn linh hồn vẫn hiện hữu và luôn trở về bên những người còn sống. "Sinh ký tử qui", chết chẳng qua chỉ là một cuộc trở về cõi vĩnh hằng. Không tồn tại, nhưng vong hồn của người đã khuất luôn ngự trị dương gian để gần gũi con cháu, dõi theo mọi công việc hàng ngày và trợ giúp (phù hộ) người thân. Nên người Việt thường tâm niệm: “trần sao âm vậy” – người sống cần gì, sống như thế nào thì người chết cũng như thế. Do đó, việc lập bàn thờ để cúng kiếng tổ tiên là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Có tiền ngoài việc tu bổ chỉnh trang mộ phần của cha mẹ tổ tiên nhiều đời ngoài nghiã trang cho tươm tất, trong qúa trình nâng cấp hay xây dựng lại nhà mới khang trang, không một ai lại hài lòng với những ban thờ còn qúa sơ sài thời qúa vãng. Khi cuộc sống vật chất luôn thôi thúc người ta phải sống cho mình. Thì một trào lưu sắm sửa bài trí những ban thờ đẹp tới nao lòng... chính là một nét son trong văn hóa tâm linh Việt mà không phải sắc dân văn minh nào cũng có!
“Tổ công phụ đức thiên niên thịnh
  Tử hiếu tôn hiên vạn đại vinh”
Hoặc:
“Phúc sinh phú quý gia đường thịnh
  Lộc tiến vinh hoa tử tôn hưng”
Những chữ viết trên hoành phi, câu đối như thế, luôn thể hiện lòng tôn kính và ghi sâu công đức của con cháu đối với tổ tiên. Là lời hay ý đẹp và ước mơ vinh hoa phú qúy cho mỗi gia đình. Như một câu chân truyền chí lý của bậc tiên hiền nhắn gửi lớp hậu sinh: 
“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn
  Nước có nguồn mới bể rộng sông dài”
...  ...  ..
*    *    *
Xem một số hình ảnh ban thờ tại làng quê Gocomay dịp tết Nhâm Thìn - 2012 vừa qua:
P1080551.JPG
P1100193.JPG
P1080116.JPG
P1080469.JPG
P1080081.JPG
P1080082.JPG
P1080100.JPG
P1080092.JPG
P1070690.JPG
P1070473.JPG
P1080088.JPG
P1070455.JPG
P1070726.JPG


P1100478.JPG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét