Ngày Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lịch sử Ngày 1 Tháng 5
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Lịch sử Ngày 1 Tháng 5
Nam Tân (Biên dịch giản lược)
Margaret Perin
TCPT số 12
Margaret Perin
TCPT số 12
Ngày Quốc tế lao động là ngày nghỉ lễ nổi bật với các cuộc diễu hành và những bó hoa huệ chuông dành tặng nhau ở mọi góc phố. Vậy nguồn gốc của những hội hè cũng như truyền thống của nó như thế nào ?
Cách đây không lâu, ở những nước giàu có như Bắc Âu, công nhân làm việc ít nhất 12 giờ mỗi ngày, và trong trường hợp tồi tệ nhất từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời đi ngủ, bất kể mùa đông hay mùa hè. Cách đây 120 năm, các nước tiến tới công nghiệp hóa đã thúc đẩy tất cả công nhân, không phân biệt nam, nữ hay trẻ em, làm việc suốt ngày. Đó đã từng là luật lao động có hiệu lực ở các nước trên đường hiện đại hóa và trở thành những nước phát triển ngày nay như Mỹ, Canada và châu Âu.
Một ngày vào năm 1886, ngọn gió ấy đã đến từ nước Mỹ, chính xác hơn là Chicago. Các công đoàn của Hiệp hội công nhân Mỹ thông báo ý định yêu cầu ngày làm việc 8 giờ. Họ đã quyết định hành động bằng cách rời bỏ nơi làm ở nhà máy nhằm thể hiện yêu sách của mình trên đường phố. Cuộc biểu tình đã được ấn định vào ngày 1/5. Vì sao ? Đơn giàn vì ngày này, ở nhiều nhà máy và xí nghiệp, đó là ngày kí lại hay gia hạn hợp đồng.
Ngày 1/5/1886
Vào ngày này, hơn 340 000 công nhân đã biểu tình trong ôn hòa. Một vài người hài lòng nhưng không phải là tất cả số đông. Các cuộc biểu tình sẽ vẫn tiếp tục. Thời ấy, các cuộc xung đột như thế này được ví như những cuộc nổi loạn thật sự và là nỗi đe dọa chống lại trật tự công cộng.
Hai ngày sau, các vụ việc xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình đã làm thiệt mạng 6 người biểu tình. Ngày hôm sau, làn sóng càng lên cao. Những người vô chính phủ và người biểu tình đã tập họp lại. Một quả bom bất thình lình phát nổ và giết chết 7 cảnh sát cùng hàng chục người biểu tình.
Trả đũa lại những hành động đó, 8 người cổ động biểu tình vô chính phủ bị kết án tử hình nhưng chỉ 4 người bị treo cổ. Người thứ 5 tự tử và 3 người khác bị kết án chung thân. Thảm kịch được xem là bất công vì sự thật người ta không biết nguyên nhân nổ bom và cũng không có bằng chứng chống lại những người bị kết án. Năm 1893, ba người sống sót được ân xá và 5 người đã chết được phục hồi danh dự.
Ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế
Ba năm sau thảm kịch Chicago, năm 1889, Hội nghị Quốc tế xã hội lần thứ 2 đã nhóm họp tại Paris. Hội nghị quyết định tổ chức một cuộc biểu tình hàng năm, vào một ngày cố định, cụ thể là ngày 1/5, ở tất cả các nước, để có ngày làm việc 8 giờ. Ngày 20/7/1889, Hội nghị ra quyết định ngày 1/5 là ngày Quốc tế của các yêu sách xã hội.
Ngày làm 8 giờ
Ngày làm việc 8 giờ cuối cùng đã được chấp nhận… sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất vào năm 1919. Các cuộc biểu tình 1/5 vẫn không dừng lại vì ngày 1/5 đã ăn sâu vào truyền thống của công nhân châu Âu. Những cuộc biểu tình vẫn tiếp tục lan ra khắp châu Âu với những yêu sách xã hội khác nhau dưới sự trấn áp của cảnh sát.
Ngày 1/5 ở Nga
Ngày 1/5 và ý nghĩa của nó với nguyên nhân bắt nguồn từ giai cấp công nhân, đó là thời gian của những toan tính thu hồi bởi các chế độ độc tài. Vì thế, nước Nga Xô Viết dưới thời Lenin đã quyết định kể từ năm 1920 ngày 1 tháng 5 là ngày nghỉ lễ.
Ngày 1/5 ở Pháp dưới thời Vichy
Năm 1941, ngày 1/5 lần đầu tiên được chính thức ấn định là ngày Lễ Lao động cho sự hòa hợp xã hội và trở thành ngày nghỉ. Vichy có ý định liên kết công nhân vào chế độ của ông ta. Từ năm 1947, chính phủ sau giải phóng quyết định ngày 1/5 trở thành ngày nghỉ lễ được trả lương.
Ngày nay, ngày lễ Lao động 1/5 được xem là ngày nghỉ lễ ở nhiều nước nhưng không phải ở tất cả các nước. Ví dụ như ngày này không tồn tại ở Hà Lan hay Thụy Sĩ. Ở Anh, ngày 1/5 được biểu dương vào thứ hai đầu tiên của tháng 5.
Ngày 1/5 ở Mỹ
Mỹ – nguồn gốc của ngày quốc tế lao động 1/5 nhưng chỉ xem ngày này là lễ hội mùa xuân.
Còn ngày lễ Lao động, xác lập từ năm 1894, lại là thứ hai đầu tiên của tháng 9. Lí do rất đơn giản : Công đoàn Mỹ không muốn làm như những nước châu Âu theo chủ nghĩa Mác xít. Ngày lễ Lao động của nước Mỹ xuất phát từ cuộc biểu tình của nhân viên đường sắt vào năm 1894 ở Ken-sington. Cảnh sát đã bắn chết 2 người biểu tình. Dân chúng Mỹ phẫn nộ đến độ mà Quốc hội Mỹ, để làm lắng dịu tình hình, buộc ban bố một ngày nghỉ để tạ tội với công nhân.
Còn ngày lễ Lao động, xác lập từ năm 1894, lại là thứ hai đầu tiên của tháng 9. Lí do rất đơn giản : Công đoàn Mỹ không muốn làm như những nước châu Âu theo chủ nghĩa Mác xít. Ngày lễ Lao động của nước Mỹ xuất phát từ cuộc biểu tình của nhân viên đường sắt vào năm 1894 ở Ken-sington. Cảnh sát đã bắn chết 2 người biểu tình. Dân chúng Mỹ phẫn nộ đến độ mà Quốc hội Mỹ, để làm lắng dịu tình hình, buộc ban bố một ngày nghỉ để tạ tội với công nhân.
Ngày lễ và lễ hội mùa xuân
Tháng Năm ngày trước là tháng dành cho tình yêu. Người ta ca ngợi bằng nhiều cách khác nhau. Ở một vài nơi, vào ngày này, người ta có truyền thống đội một vành hoa và tặng nó cho những người thân yêu. Những nhánh hoa cũng được đặt trước nhà những cô gái mình yêu vào đêm trước. Chúng ta cũng có thể thấy hoa huệ chuông trên cúc áo những người trẻ tuổi đến dự lễ khiêu vũ tổ chức vào ngày 1/5 mà ở đó, các cô gái trẻ chỉ mặc đồ trắng. Trước đây, đó là buổi lễ khiêu vũ duy nhất cấm các bậc phụ huynh đến dự.
Tuy nhiên, tháng Năm không chỉ dành riêng cho những người yêu nhau. Ngoài ra còn có thói quen trồng cây xanh với một dải ru-băng (« cây tháng Năm ») vào ngày đầu tháng, trước cửa nhà ai đó, đơn giản chỉ vì muốn mang lại cho họ niềm vinh dự. Với sự di dời của nông dân ra thành phố cây xanh đã được thay bằng hoa huệ chuông.
Truyền thống tặng hoa huệ chuông
Theo ngôn ngữ loài hoa, hoa huệ chuông tượng trưng cho sự quay trở lại của niềm hạnh phúc. Để chứng minh cho điều đó, trước đây, nước uống dành cho tháng Năm là một loại rượu được ngâm từ hoa lá mà người ta chỉ cần đưa môi vào nếm cũng có thể hạnh phúc suốt cả năm.
Chúc tất cả mọi người ngày 1 tháng 5 tốt đẹp và có một cuộc dạo chơi vui vẻ !
* « L’histoire du Ier Mai » http://www.rfo.fr/article119.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét