Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Sự tàn phá âm thầm của lạm phát

Ngày Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sự tàn phá âm thầm của lạm phát
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


(VEF.VN) - Tên trộm giấu mặt mang tên lạm phát đã làm cho giá cả tăng cao. Giá cả của hàng hóa là sự đo lường thông qua đơn vị tiền tệ, trong khi giá trị thực sự được đo lường thông qua các tài sản đổi được như vàng, bạc, bất động sản.
Trong khoảng một tháng rưỡi, giá xăng tăng 3.000 đồng/lít và dầu các loại tăng từ 1.000 đồng đến 2.600 đồng/lít. Chưa nói đến các doanh nghiệp đang lao đao vì thiếu vốn, người tiêu dùng cũng thấy "nghẹt thở" vì giá xăng tăng. Ấy là chưa kể xăng dầu tăng kéo theo bao nhiêu mặt hàng khác cũng tăng theo.
Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI
Giá cả tăng lên đồng nghĩa với việc sẽ phải bỏ ra số lượng tiền lớn hơn để mua một lượng hàng hóa không đổi, hay đơn giản là tiền tệ mất giá đi và chúng ta gọi chung đó là lạm phát.
Không còn nghi ngờ gì, lạm phát luôn hiện hữu bất luận bạn đo lường nó như thế nào. Nhiều người coi sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số để đo lường lạm phát.
CPI là không sai nhưng cũng không thực sự chính xác.
Bởi khi tính toán chỉ số CPI cơ quan thống kê dùng một giỏ hàng hóa và dịch vụ rồi theo dõi chúng theo từng tháng, từng năm. Việc này cho kết quả tốt nếu họ theo dõi giá của từng loại hàng hóa đó tháng này sang tháng sau, năm này sang năm sau. Vấn đề là các cơ quan thống kê không chỉ Việt Nam, mà cả Mỹ hay châu Âu không phải luôn luôn dùng giá thực, và họ cũng không theo dõi cùng chủng loại hàng hóa qua các năm. Ví dụ nếu một mặt hàng nào đó tăng lên nhanh chóng trong một năm, mặt hàng đó sẽ bị đưa ra khỏi rổ hàng hóa (loại trừ), và được thay bằng một mặt hàng khác (thay thế), hoặc đơn giản sẽ bị ấn định một giá mới (điều chỉnh lạc quan).
Biểu đồ tỷ l% tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam

Ví dụ về sự loại trừ, tại Mỹ, văn phòng thống kê lao động (Bureau of Labor Statistics - BLS - www.bls.gov) đã đưa ra một cách tính CPI "mới và được cải tiến", gọi là CPI lõi, mà bao gồm chỉ hai thứ thiết yếu mà mọi người cần để sống sót, là thức ăn và năng lượng. Đó là những thống kê lạm phát mà hầu hết chúng ta đều được nghe bởi vì nó được phát trên hầu hết các phương tiên truyền thông.
Sự tranh cãi ở đây là giá thức ăn và năng lượng không ổn định và thay đổi theo mùa, và loại bỏ chúng sẽ dẫn tới sự ổn định hơn cho việc đo lường lạm phát. Trên thực tế, giá có thể tăng hoặc giảm vì nhiều nhân tố bên ngoài yếu tố  tiền tệ bởi: sự thay đổi giữa cung và cầu, sự tăng năng suất, sự gia tăng của các hàng hóa thay thế. Thiết bị điện tử đặc biệt dễ bị giảm giá, ngay cả khi cung tiền đang tăng lên. Nó chỉ là giá cả sẽ giảm hơn nữa dù cung tiền vẫn không thay đổi.
CPI lõi rất được các chính phủ yêu thích vì nó làm cho mọi thứ trông có vẻ tốt hơn. Dưới thời tổng thống Mỹ Bill Clinton, Đảng Dân chủ đã lý giải rằng: "À, nếu thịt bò quá đắt, mọi người sẽ thích ăn thịt gà hơn". Họ cắt bỏ thịt bò thăn (đã được theo dõi giá từ năm 1959) khỏi rổ hàng hóa và thay vào đó là lườn gà, vì nó rẻ hơn và sẽ làm CPI lõi thấp hơn.
Về việc điều chỉnh lạc quan hóa: Điều chỉnh lạc quan được cho là để bồi thường việc cải tiến chất lượng. Ví dụ, nếu chiếc xe mà bạn mua năm nay có giá đắt hơn 5% so với chiếc xe bạn mua năm ngoái, nhưng lại có thêm bộ điều khiển tự động, thì họ sẽ tính mức giá có trừ đi việc cải tiến chất lượng, như vậy là những chiếc xe này có giá như nhau, theo cách tính của BLS.
Ai đó có thể hỏi tại sao Văn phòng thống kê lao động Mỹ lại thực hiện việc tính CPI? Tại sao cục Thống kê (Bureau of Statistic) không tính toán chúng? Nhưng chắc chắn là các con số sẽ chính xác hơn nếu xuất phát từ cục Thống kê.
Do vậy, chỉ số giá tiêu dùng sẽ trông như thế nào nếu sử dụng CPI nguyên thủy? John Williams tại Shadow Government Statistics (ShadowStats.com) và Bart ở Nowandfutures.com đã tự làm công việc tính toán lại CPI nguyên thủy thay chính phủ Mỹ và vạch trần những trò bịp bợm tài chính của họ. Họ đã cần mẫn tái cấu trúc lại trước khi bị ảo hóa của CPI. Nếu nhìn vào ví tiền của mình, mọi người sẽ thấy là họ đúng.
Dưới đây là biểu đồ của John Williams về CPI của Mỹ sau khi đã bỏ đi những điều lạc quan hóa. Đường ở trên màu xanh là CPI được tính lại, đường màu đỏ bên dưới là CPI của chính phủ:
Biểu đồ CPI được tính toán lại và CPI của chính phủ
Như vậy, sử dụng CPI để đo lường lạm phát là không sai, nhưng sự tăng lên trong cung tiền tệ mới là biện pháp đúng và thích hợp để đo lường lạm phát. Giá cả tăng không phải là lạm phát, mà chỉ là triệu chứng của lạm phát. Mỗi một đơn vị tiền tệ được tạo ra đều làm loãng đi dòng tiền tệ đang lưu thông, dẫn đến việc nó bị mất dần giá trị. Điều đó xảy ra vì số lượng tiền tệ tăng lên vẫn dùng để mua một số lượng hàng hóa và dịch vụ không đổi, dẫn đến giá cả tăng cao. Giá trị vốn có của hàng hóa vẫn như cũ, nhưng lượng tiền cần thiết để mua nó lại tăng lên.
Thực sự là có rất nhiều tiền đang lưu thông trong nền kinh tế hiện nay. Lượng tiền cơ sở - gồm tiền đang lưu thông và tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương các nước - đã tăng vọt kể từ khi Fed thực hiện chính sách "nới lỏng định lượng" nhiều điều tiếng từ năm 2008 đến nay, cũng như các khoản cho vay nhằm giải cứu các nước Châu Âu thoát khỏi khủng hoảng nợ công tồi tệ gần đây.
Tại Mỹ, thông qua hoạt động thị trường mở của Fed (mua chứng khoán nợ với tiền mới), tiền cơ sở đã tăng gấp ba trong vòng chưa đầy bốn năm, như biểu đồ dưới đây cho thấy.

Biểu đồ cung tiền tệ cơ sở từ năm 2005 tới nay. Đơn vị: Tỷ USD
Như vậy, nguồn cung tiền tệ đã cho thấy sự thật rằng tiền tệ chỉ đơn giản là một bức màn che giấu giá trị thực, và điều đó cho phép các chính phủ móc túi người dân một cách hợp pháp trong khi vẫn không ngừng tuyên bố rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thỏa thôi.
Khoản thuế ngầm và đồng tiền thực sự
Về cơ bản có hai loại thuế, một loại mọi người đều có thể nhìn thấy được, còn loại thứ hai thì không. Thuế lạm phát chính là loại thứ hai. Mỗi khi các chính phủ hứa hẹn một thứ gì đó miễn phí hay quyết tâm giảm thâm hụt ngân sách, mỗi khi chúng ta đi vay mượn sự thịnh vượng ngày mai để tiêu dùng cho ngày hôm nay. Tất cả chúng sẽ quay lại ám ảnh chúng ta dưới hình thức một khoản thuế lạm phát, âm thầm lặng lẽ và sung công sự giàu có của chúng ta một cách vô hình.
Bởi vậy, dù nền kinh tế Mỹ có rất nhiều lợi thế so với toàn cầu, dân Mỹ đã không giàu lên bao nhiêu so với những thập niên trước 80's (tính theo giá trị thực của đồng USD sau lạm phát). Lý do bởi các chính trị gia Mỹ cần kiếm phiếu nên đã chi tiêu rất nhiều để "cứu" các nhóm lợi ích và các nhóm ảnh hưởng đến số đông cử tri; do đó, các chính sách kinh tế thường khập khễnh và lạc giọng. Điển hình là hai gói kích cầu QE 1 và 2; cùng chương trình Obamacare (chăm sóc y tế).
Biểu đồ sức mạnh đồng USD được tính toán lại.
Theo như thông lệ, các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp được coi là các chỉ số biểu thị cho sự tăng trưởng kinh tế, nhưng các chỉ số này lại bị biến dạng nhiều nhất khi đồng tiền bị mất giá. Một đồng tiền rẻ hơn là cách làm lý tưởng để đạt được các mục tiêu chính trị, bởi tăng trưởng thực sự được thổi phồng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thông qua tiền lương thực tế giảm đi.
Hệ thống tiền tệ pháp định cho phép để tạo tín dụng dễ dãi. Nó yêu cầu mở rộng nguồn cung tiền tệ thật nhanh để che đậy sự thật rằng một loại tài sản đã vượt quá giá trị đang điều chỉnh và sẽ quay lại giá trị thực hoặc xuống thấp hơn. Điều này là không thể xảy ra với chế độ bản vị vàng và hoạt động dự trữ theo tỷ lệ bảo thủ của ngân hàng. Vì thế, lạm phát đã không xảy ra ở Mỹ cho đến khi tổng thống Johnson bắt đầu thay đổi hệ thống Bretton Woods để bơm tiền cho chiến tranh Việt Nam, và nó tăng tốc khi tổng thống Nixon kết liễu Bretton Woods và đưa nước Mỹ ra khỏi chế độ bản vị vàng năm 1971. Điều này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử thế giới khi một quốc gia từ bỏ chế độ tiền tệ có tài sản đảm bảo sang chế độ tiền tệ pháp định. Chúng ta có thể thấy các ví dụ này qua thời kỳ siêu lạm pháp tại cộng hòa Weimar ở Đức hay chỉ mới đây là nước Cộng hòa Zimbabwe.
Như vậy, tên trộm giấu mặt mang tên lạm phát đã làm cho giá cả tăng cao. Giá cả của hàng hóa là sự đo lường thông qua đơn vị tiền tệ, trong khi giá trị thực sự được đo lường thông qua các tài sản đổi được như vàng, bạc, bất động sản. Giá trị đại diện cho sức mua của đồng tiền và tỷ lệ lạm phát. Đó là sự so sánh về sức mua giảm dần của đồng tiền pháp định so với các loại tài sản như vàng bạc, năng lượng, bất động sản, hay cổ phiếu. Mối quan hệ này là luôn tiêu cực cho đến khi đồng tiền thật sự như vàng hay bạc được sử dụng, nó biểu lộ sức mua tăng lên trong sự so sánh với các đồng tiền pháp định.
Biểu đồ giá vàng niêm yết bằng đồng đôla từ năm 1999 đến 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét