Ngày Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đằng sau sự biến động của vàng và đô-la
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Một bài viết hết sức đúng. Lưu ý thêm: "Đỉnh điểm của sự thăng hoa (2006) chính là năm chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho ông NTD".
Đằng sau sự biến động của vàng và đô-la
- Kể từ đợt biến động dữ dội vào cuối thập niên 1980 sau cú sốc Giá – Lương - Tiền năm 1985, chưa bao giờ thị trường vàng và đô-la ở Việt Nam lại nóng như hiện nay.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nhiều người có tiền đang trú chân vào hai loại tài sản này để đảm bảo rằng của cải của mình ít bị hao hụt nhất thay vì bỏ vốn làm ăn để tạo thêm của cải cho xã hội.
Tại sao lại như vậy?
Câu trả lời ở đây là chính là lòng tin và kỳ vọng vào khả năng sinh lời của đồng tiền.
Chúng ta biết rằng, khi kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh tốt thì người dân sẽ bỏ vốn ra làm ăn để đồng tiền của mình sinh lời. Kết quả là nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt và cả xã hội khấm khá lên.
Ngược lại, khi bất ổn vĩ mô xảy ra, đồng vốn sẽ được chuyển vào những tài sản ít có khả năng hao hụt nhất thay vì được đưa vào hoạt động kinh doanh. Hậu quả là những bất ổn vĩ mô sẽ trầm trọng hơn và cả xã hội bị thiệt hại.
Những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam kể từ khi Đổi mới đến nay cho thấy rất rõ điều này.
Thống đốc NHNN với bài toán khó từ thực trạng cấu trúc nền kinh tế. Ảnh: Tuổi trẻ |
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế hết sức trầm trọng, được kích hoạt bằng sự kiện đổi tiền năm 1985, nổ ra, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn. Nhiều người đã “tị nạn” khỏi tiền Đồng bằng cách mua bất kỳ thứ gì có thể. Lúc này, thị trường vàng và Đô-la hoạt động hết sức sôi động cho dù việc mua bán ngoại tệ bị cấm.
Hậu quả là kinh tế xã hội Việt Nam ở thời điểm bấy giờ rơi vào tình trạng hết sức rối ren, ai cũng cảm thấy bất an, nhất là trong bối cảnh khối xã hội chủ nghĩa đang bị tan rã và sụp đổ.
Rất may là chính sách đổi mới được bắt đầu tư Đại hội VI của Đảng không chỉ giúp Việt Nam thoát khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng mà còn đưa kinh tế nước nhà sang một trang mới với những thành công hết sức ấn tượng.
Sau những vấp váp ban đầu, các chính sách kinh tế dần được điều chỉnh đúng hướng, tiền tệ và chi tiêu công được thắt chặt, tỷ giá chính thức được điều chỉnh sát với giá thị trường hơn. Kết quả là một thập kỷ sau đó, Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng và đạt được mức tăng trường cao với môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể.
Trong giai đoạn này, tuy vàng và đô-la vẫn là những tài sản được ưa chuộng, nhưng vai trò của chúng đã giảm đi đáng kể cho dù thị trường này một lần nữa sôi động trở lại vào những năm 1997-1998 khi những lo ngại nảy sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Sau khi tỷ giá đồng tiền đã được điều chỉnh một lần nữa, các chính sách kinh tế chủ yếu tập trung vào ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh đã giúp cho kinh tế vĩ mô của Việt Nam hết sức ổn định trong một thập kỷ tiếp theo và môi trường kinh doanh ngày một thông thoáng hơn.
Đỉnh điểm của sự thăng hóa chính là giai đoạn 2006 - 2007, khi việc chuyển giao lãnh đạo Đất nước được nhiều người kỳ vọng và Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ở thời điểm này, vai trò của vàng giảm rõ rệt mà nó thể hiện rõ nhất qua việc mất đi thói quen định giá bất động sản bằng vàng. Hơn thế, khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng cao thì trong nước người dân bỏ vốn kinh doanh và dòng vốn nước ngoài dồn dập chảy vào. Kết quả là đồng USD có dấu hiệu mất giá so với tiền VND.
Ở thời điểm này, vai trò của vàng giảm rõ rệt mà nó thể hiện rõ nhất qua việc mất đi thói quen định giá bất động sản bằng vàng. Hơn thế, khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng cao thì trong nước người dân bỏ vốn kinh doanh và dòng vốn nước ngoài dồn dập chảy vào. Kết quả là đồng USD có dấu hiệu mất giá so với tiền VND.
Thị trường và niềm tin bùng nổ và khi đó phần lớn người Việt đều kỳ vọng vào một tương lai xán lạn hơn trong một tương lai gần.
Lúc này, ai cũng muốn có tiền đồng để đưa vào hoạt động kinh doanh hay triển khai các cơ hội đầu tư mà ít ai muốn găm giữ đô-la hay tích trữ thêm vàng.
Tuy nhiên, có thể nói những trục trặc trong việc ứng phó với dòng chảy bất thường của dòng vốn “ngoại” chảy vào, chi tiêu ngân sách và đầu tư công quá mức cộng với cú đánh bồi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đưa kinh tế Việt Nam vào tình trạng bất ổn như hiện nay.
Hành động hợp lý của tất cả mọi người trong một môi trường bất ổn là tìm cách bảo toàn tài sản của mình thay vì hăm hở bỏ vốn làm ăn với mong muốn tiền đẻ ra tiền như bối cảnh môi trường vĩ mô ổn định.
Tóm lại, ổn định vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của nền kinh tế. Khi nhìn vào các nền kinh tế Đông Á đã gặt hái được những thành công cho đến ngày nay, hầu hết mọi người đều nhìn vào mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn mà các nước này có được tăng mức tăng trưởng cao là ổn định vĩ mô và giảm dần sự can thiệp cũng như sự tham gia của nhà nước.
Dựa vào những gì đã xảy ra ở các nước trên thế giới và thực tiễn trong hơn 20 năm qua, theo quan điểm của người viết bài này là Việt Nam nên đặt mục tiêu hàng đầu là ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh ít nhất trong một vài thập kỷ tới. Nếu điều này được đảm bảo thì niềm tin sẽ được phục hồi và người dân sẽ bỏ vốn ra kinh doanh thay vì cất giữ như hiện nay.
Có lẽ đây là cách khoan thư sức dân hiệu quả nhất.
Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét