Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Bức Chân Dung Không Bán

Ngày Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bức Chân Dung Không Bán
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Năm mười bảy tuổi, hay thậm chí sớm hơn nữa, tôi nhận ra là mình không đẹp. Điều đó rõ ràng đến nỗi, nếu giả sử lúc ấy có ai đó nói là yêu tôi, thì tôi sẽ phá lêncườ
i, và chỉ ngay vào Lan, cô bạn gái ngồi cạnh tôi. Lan xinh vô cùng, một vẻ đẹp tự tin quyết đoán mà vẫn dịu dàng. Nhiều khi vẩn vơ tôi nghĩ nếu tôi mà là con trai, thì giữa tôi bây giờ và Lan thì tôi sẽ chọn Lan, điều đó hiển nhiên như sự lựa chọn giữa sỏi cuội và kim cương vậy. Nhưng thực sự tôi chẳng hề giận hờn tạo hoá, bởi Lan là một cô bạn gái tuyệt vời, chỉ đôi khi có một nỗi buồn len lỏi vào trái tim tôi. Tôi biết vẽ chút ít, một sự khéo tay thôi chứ không phải là một tài năng kiệt xuất. Tôi thích vẽ Lan, khi thì bằng chì, khi bằng mực và thỉnh thoảng bằng màu nước. Và có một bức theo tôi đánh giá là khá thành công. Người trong tranh đẹp mà bí ẩn, ánh mắt đen thẳm mà kiên quyết, cặp môi tươi he hé như sắp cười.

Bàn tôi có năm đứa chơi thân với nhau, hai gái, ba trai. Lan, tôi rồi đến Hà, Tùng và Tuấn. Theo đúng thứ tự ấy mà ngồi vào bàn. Tôi đem bức tranh của mình tới lớp, lẳng lặng trải rộng xuống mặt bàn. Rồi khoái chí theo dõi sự sững sờ của từng đứa trong bàn.

Lan vừa ngơ ngác vừa sung sướng:
- Chẳng lẽ tao đây á?
Hà trầm trồ liến láu:
- Chẳng mày thì ai, công nhận Linh vẽ đẹp, đẹp mà giống y như thật vậy! - Và lè lưỡi, rụt cổ cười nhận một cú đấm cảnh cáo của Lan. Tùng, anhc hàng "tay chơi" nhất lớp thì mỉm một nụ cười vô cùng quyến rũ:
- Định giá đi hoạ sĩ. Tôi sẵn sàng đặt cả gia tài của mình dưới chân bà để có được bức chân dung này.
- Thưa ngài, tôi chẳng cần tất cả gia tài của ngài, chỉ xin ngài cái xe máy bố ngài vừa mua cho ngài cùng toàn bộ giấy tờ hợp lệ thôi.

Tùng hơi giật mình trước cái vẻ mặt lạnh như không của tôi, rồi hiểu ra, thích chí cười, rút chùm chìa khoá xe và cái ví đỏ đặp cộp lên bức tranh, mắt vẫn nheo nheo cười, nhìn tôi rồi nhìn Lan. Cô mặt nghiêm mặt quay đi. Còn tôi thì phá lên cười, ném trả cái ví lẫn chìa khoá:
- Thôi đi, đây sẽ là bức tranh đầu tiên trong triển lãm sau này của tớ và tớ sẽ ghi một tấm biển nhỏ ở dưới là: "Không bán"

Hà nhìn chúng tôi như con nai vàng ngơ ngác, cậu ấy chẳgn biết gì ngoài chuyện học nên bị chúng tôi gọi trêu là "Gà khờ". Tuấn thì ngồi trầm ngâm lật lật những trang vở. Cậu ấy đang nghĩ đi tận đâu đâu.
*
Bức tranh tôi đem về lồng khung kính treo lên tường ở phòng khách. Ai đến cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của người trong tranh, và đấy là niềm tự hào của tôi.

Tuấn hay đến chơi nhà tôi, kéo theo cả Hà. "Gà khờ" tính như trẻ con, hồn nhiên ngồi xuống chơi với con mèo mướp xấu xí, mặc kệ tôi và Tuấn nói chuyện. Nào là về thi cử, về các thầy cô, các lớp học thêm... Tuấn trầm lặng, ít cười, học giỏi. Tôi rất mến cậu ấy. Lâu lâu thấy cậu ấy không đến nhà tôi thì tôi thấy nhơ nhớ, mặc dù ngày nào cũng gặp ở trường. Nhiều khi vẩn vơ tôi ngồi nghĩ hay là cậu ấy... mến tôi và đi qua rủ Gà khờ chỉ là một cái cớ cho đỡ ngượng. Nghĩ đến đây thì tôi không nghĩ nghĩ tiếp nữa, khẽ liếc trộm cậu ấy đang chăm chú làm bài ở tận tít đầu bên kia bàn. Cái nỗi buồn kia không còn gặm nhấm tim tôi nữa.

Việc chuẩn bị thi cử sắp bước vào giai đoạn nước rút. Chúng tôi học như điên, mở mồm ra toàn nói chuyện học hành thi cử. Thật là ớn. Nhiều khi nghĩ cái lo thi trượt nó đang rên rỉ, chứ không phải mình đang nói nữa.

Lan gầy rộc đi, hai mắt trũng sâu, nhưng vẫn xinh lạ lùng. Tôi cũng thấy mình có bộ dạng tương tự và lại càng thấy mình giống con ngáo ộp hơn. Nhưng cũng chẳng có thời gian, hơi sức đâu mà buồn. Tuấn ít đến nhà tôi hơn nhưng vẫn đến dù chẳng mấy khi tôig ặp. Nhưng về nhà, thấy tim mình vẫn reo lên khe khẽ khi thằng em kể anh Tuấn đến một mình, không thấy anh Hà đâu, đợi chị khá lâu, nhưng phải về để cho kịp giờ học buổi tối. Có lẽ đấy chính là một trong những động lực mạnh nhất, thúc tôi học như điên để vào được đại học với Tuấn. Bởi với Tuấn, đấy là điều đương nhiên. Tôi muốn xứng với cậu ấy.

Thời gian nghỉ để ôn thi tốt nghiệp, đồng thời thi đại học, tôi không gặp Tuấn, nhưng vẫn hay gặp Tùng đèo Lan bằng xe máy tới lớp học thêm. Chúng tôi chào nhau ầm cả phố. Hôm nào tôi đạp xe cùng đường, Tùng lái, Lan kéo tay tôi, bộ ba phóng vù vù trên đường, thật vui. "Gà khờ" thì tôi gặp luôm. Chúng tôi học cùng trung tâm luyện thi, nhưng lệch buổi. Tôi đến học thì cậu ấu về, nhìn thấy nhau ở cổng, cậu ấy gáy ầm lên để chào tôi, làm tất cả giật mình ngơ ngác. Sao có con gà nào lại gáy lúc 7h rưỡi tối? Tôi bật cười, lắc đầu. "Đúng là anh gà khờ"
*
Thi tốt nghiệp xong, cả bọn dành một buổi chiều đi phủ Tây Hồ. Chẳng biết cúng vái gì, cứ cắm hương vào rồi lạy bừa, nhưng thành tâm lắm: "Mong các ngài phù hộ độ trì cho cho cả bàn con vào đại học. A di đà phật, lạy thánh mớ bái!" rồi chia nhau tiền lẻ để bỏ vào hòm công đức. Xong xuôi kéo nhau đi ăn bún ốc. Bún ốc cay xè, nóng bỏng, đứa nào đứa nấy nước mắt giàn giụa. Nhưng vui nổ trời, rồi lại học, học như có ma đuổi sau lưng.

Cũng thật bõ công, cả bàn đỗ đại học. Riêng Tuấn đỗ thủ khoa giành một suất học bổng đi Úc. Đấy là niềm tự hào, niềm vui, nhưng cũng là nỗi buồn. Sẽ rất lâu sau chúng tôi mới được gặp cậu ấy. Mà lúc ấy thì mọi sự cũng đã khác rồi.

Tuấn đến nhà tôi chơi, ngồi vào chỗ mà cậu ấy hay ngồi. Hai đứa nói dăm ba câu chuyện rồi cùng im lặng. Có lẽ đây sẽ là lúc cậu ấy nói lên cái điều mà từ lâu ròi cậu ấy muốn nói mà tôi vẫn chờ đợi.
- Linh này! - Cậu ấy mở lời.
- Gì cơ? - Tôi run bắn lên, nhìn cậu ấy. Còn cậu ấy thì nhìn xa xôi lắm, phía sau lưng tôi.
- Linh tặng mình bức chân dung kia làm kỷ niệm nhé!
Tôi quay lại. Bức chân dung của Lan vẫn treo ở đấy từ dạo nào, đẹp mà xa xôi, bí ẩn. Tôi không nói lời nào, lẳng lặng đứng lên gỡ bức tranh xuống, tháo nó ra khỏi khung kính, lấy bút dạ viết lời đề tặng, rồi cuộn lại, đưa cho Tuấn.
*
Hôm tiễn Tuấn ra sân bay, cả bàn cùng tới. Tôi và Hà tới trước, Tùng và Lan tới sau. Tuấn bắt tay từng đứa rất chặt. Rồi nơi với tất cả: "Các cậu ở lại may mắn nhé!" Rồi cậu ấy đi...

Lan có việc gấp nên Tùng phải đưa về trước. Hà bỗng mời tôi đi Phủ Tây Hồ. Chúng tôi đi tới phủ mà chẳng cầu xin gì, chỉ thắp hương rồi thả tiền vào hòm công đức. Sau đó chúng tôi đi ăn bún ốc. Bún ốc cay xé môi, nóng bỏng. Tôi ăn mà nước mắt giàn giụa.

Hà bảo tôi:
- Linh ơi, đừng khóc.




(Nguồn: web doanh nghiêp)
Xem thêm »

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét