Ngày Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết 100 ngày ông Vương Đình Huệ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Đúng như dự báo, đến nay Bác Huệ vẫn giữ được cái tâm của nhà khoa học, nhưng thực tiễn thì khó, đâu dễ như bác tưởng. Chỉ mong Bác giữ được cái tâm, còn trong cơ chế này, làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
100 ngày ông Vương Đình Huệ
Hiệu Minh
100 ngày ông La Thăng tốn bao giấy bút. 100 ngày của ông Vương Đình Huệ cũng không kém phần sôi nổi. Nhưng xem chừng bác Huệ đã thúc thủ với các doanh nghiệp xăng dầu.
Hồi cuối tháng 9-2011, trong hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường”, khi ông Nguyễn Cẩm Tú (Thứ trưởng Bộ Công thương), Bùi Ngọc Bảo (TGĐ Petrolimex), Lê Xuân Trình (TGĐ PV Oil) đã lớn tiếng phản công Bộ Tài chính, trách cứ Bộ này điều hành giá xăng dầu theo kiểu “sống chết mặc bay”, đồng thời kêu ca doanh nghiệp thua lỗ trường kỳ vì giá xăng dầu thấp, thì Bộ trưởng BTC Vương Đình Huệ đã nói:
“Tôi có 5 năm làm Phó Tổng kiểm toán, 5 năm làm Tổng kiểm toán NN. Tôi không chỉ đủ sức quản lý hàng trăm DN mà tôi đủ năng lực quản lý toàn bộ nền kinh tế đất nước”.
“Tôi ra quyết định quản lý giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân”. “Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho DN, chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường”.
“Sỡ dĩ giá xăng dầu chưa thể thả nổi theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba DN lớn đang chiếm trên 90% thị phần… nếu 03 DN này “đi đêm” với nhau thì các DN khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt”.
“Nếu DN nào (kinh doanh xăng dầu) không làm được thì rút lui đi. Chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập Công ty khác”
Người ta ví đó là quả bom lửa ném vào kho xăng của Bộ Công thương và các doanh nghiệp xăng dầu.
Vài bạn đọc vốn có kinh nghiệm đã nhắc, hãy đợi đấy, vở kịch xăng dầu này còn nhiều bi hài.
Và quả thật, ngày 28-11-2011, Bộ Tài Chính ra thông báo, “cải chính” ý kiến Bộ trưởng Vương Đình Huệ trước Quốc hội, từ việc “lãi ba năm liên tiếp” của Petrolimex sang lỗ với con số cụ thể là 1.840 tỉ đồng.
Với 100 ngày nhậm chức, sau khi tìm hiểu kỹ cung cách quản lý xăng dầu, có lẽ Bộ trưởng trẻ Vương Đình Huệ bắt đầu hiểu ra, quản lý hàng trăm doanh nghiệp không dễ và nắm toàn bộ nền kinh tế đất nước không như cái tâm ông muốn. Cái ghế của ông nhiệt độ tăng bất thường, có thể bốc cháy bất kỳ lúc nào.
Kết cục, Petrolimex lỗ hàng nghìn tỷ cũng không rút lui, không bị Vương Đình Huệ giải tán, mà còn được tăng gấp đôi quỹ bình ổn giá xăng.
Còn Vương tiên sinh lại rút lời, hạ nhiệt chiếc ghế nóng để tránh tai nạn cháy nổ do xăng dầu gây ra.
Mình bỗng nhớ lại entry “Bộ trưởng Huệ bật diêm xem giá xăng” của Huy Đức. Xem thăm dò dư luận bên dưới, cánh xăng dầu chỉ là thiểu số, nhưng cuối cùng lại thắng vẻ vang.
Cho dù chiếc ghế không cháy vì xăng, nhưng uy tín thì hưởng dương 100 ngày tuổi.
Hiệu Minh. 28-11-2011
.............
Bộ trưởng VĐ Huệ bật diêm xem…giá xăng
Huy Đức – Osin.
Khi quyết định giảm giá xăng 500 đồng/ lít, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã chứng minh, “các doanh nghiệp không khó khăn như họ kêu ca, Petrolimex ngoài khoản lãi định mức 300 đồng/lít, theo số liệu hải quan, còn dôi ra một khoản 780 đồng/lít”. Cách làm việc của ông Huệ cho thấy, ít nhất là cho đến nay, ông chưa trở thành con tin của các đại gia.
Sự can thiệp của Bộ Tài chính là cần thiết, vì như ông Huệ nói: Thị phần của ba đại gia Nhà nước, Petrolimex, Saigon Petro và PVOil, chiếm tới 90% nên không thể để doanh nghiệp tự định giá mà phải có kiểm soát. Vấn đề nằm ở đây.
Lợi nhuận là lợi nhuận, độc quyền quốc doanh còn dễ lũng đoạn Nhà nước hơn cả tư nhân. Không phải cứ nắm các mặt hàng chiến lược là Quốc doanh sẽ phục vụ được các mục tiêu xã hội. Có vẻ như Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã đúng khi kêu gọi phải dùng cái đầu để xử lý giá xăng dầu. Nhưng nếu mục tiêu của các Bộ là “phải giải quyết cái gốc: doanh nghiệp đang lỗ rất lớn” như ông Tú đề nghị thì chính các đại gia đang dùng cái đầu, còn các nhà hoạch định chính sách lại đang có nguy cơ trở thành “tay chân” của họ.
Để chống lũng đoạn các mặt hàng chiến lược, không chỉ xăng dầu, cần nhiều biện pháp. Nhưng, trước hết, Bộ Tài Chính nên phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (chứ đừng làm với Bộ Công thương), nghiên cứu trình Quốc hội ban hành một đạo luật, theo đó:
- Không một doanh nghiệp nào được phép nắm giữ quá 10% thị phần xăng dầu trong nước;
- Không một cá nhân nào, bao gồm vợ, con, có quyền nắm giữ một lượng cổ phiếu ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nội địa, có giá trị chiếm quá 6% thị phần.
Chỉ khi phi quốc doanh hóa, các doanh nghiệp mới nhập đúng giá xăng dầu. Chỉ khi chia nhỏ các đại gia như Petrolimex, Saigon Petro và PVOil, và để tư nhân tham gia, Việt Nam mới có thể có thị trường thật sự.
Một Bộ trưởng như ông Vương Đình Huệ không nên tiếp tục dùng tài năng của mình để “ăn thua” từng đồng với các đại gia. Việt Nam đã cam kết “kinh tế thị trường” với WTO, Nhà nước không thể “điều hành giá” như thế này mãi được. Có lẽ ông Huệ cũng biết, với năng lực chi phối của các đại gia quốc doanh, cấp thứ trưởng, thậm chí bộ trưởng, chỉ là tép riu. Cạy cửa Vương Đình Huệ không được thì họ sẽ mở những cánh cửa cao hơn.
Không những cần mua xăng giá rẻ, người dân còn muốn chứng kiến một Vương Đình Huệ không bị tẩm xăng đốt cháy.
Huy Đức – Osin.
Hiệu Minh blog. Tổng Cua cũng lo lắng cho Bộ trưởng TC. Không ai muốn ông làm cây đuốc sống Lê Văn Tám một lần nữa.
Nhớ chuyện xưa kể rằng, bác Trần Mộc bật diêm xem xăng, xăng còn, Trần Mộc hưởng dương 49 tuổi.
Thời hiện đại. Bộ trưởng BTC bật diêm xem giá xăng, giá còn nguyên, Bộ trưởng cũng thành…nguyên, riêng ghế của ông…hưởng dương 49 ngày tuổi.
Chúc các bác vui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét