Ngày Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Ngân sách thâm hụt: bài học từ Canada
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Ngân sách thâm hụt: bài học từ Canada
SGTT.VN - Tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng Mỹ hiện nay có vẻ như đang lặp lại kịch bản bế tắc của của Ý và Hy Lạp?
Không! Mỹ bây giờ là bản sao của Canada năm 1994, thời điểm mà Thủ tướng Canada lúc bấy giờ, ông Jean Chrétien phải đối mặt với khó khăn thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, đến mức trái phiếu chính phủ, dù lợi suất được đẩy lên cao nhưng nhà đầu tư vẫn không đoái hoài vì sợ rủi ro.
Tồi tệ hơn nữa khi Canada bị báo Wall Street Journal xếp hạng đặc biệt "thành viên danh dự của thế giới thứ ba". Khi đó, từ chính trị gia đến người dân trong nước đều nhận thức rõ ràng rằng vấn đề ngân sách quốc gia đang trở nên đáng sợ như thế nào. Thế nhưng, chỉ sau bốn năm, kinh tế bắt đầu thặng dư và Canada đã chuyển từ tình trạng "người cùng khổ" sang "tấm gương" giải quyết thành công tình trạng thâm hụt ngân sách cho Washington, khi nước Mỹ và cả châu Âu đang mắc kẹt trong vấn đề nợ nần nghiêm trọng của mình.
Canada đã làm điều đó như thế nào?
Cựu Thủ tướng Jean Chretien đã đưa Canada thoát khỏi khùng hoảng vào thập niên 1990. |
Để giành phần thắng trong cuộc chiến ngân sách, thay vì chỉ hạn chế tốc độ tăng chi tiêu như các nước hiện nay đang áp dụng, Canada tiến hành thu nhỏ đáng kể kích thước của chính phủ. Cắt giảm lớn, tăng thuế nhẹ đã đem lại kết quả ấn tượng: Canada từ vị trí có nền tài chính tồi tệ nhất, chỉ sau Ý, trong nhóm G7 đã vươn lên là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế dẫn đầu khối này.
Tỉ lệ cắt giảm chi tiêu/tăng thuế Thủ tướng Chrétien đưa ra là 7/1. Chính sách này hoàn toàn trái ngược với đề nghị của Tổng thống Mỹ Obama và Đảng Dân Chủ tại thời điểm hiện tại là đánh thuế trên doanh thu cao hơn để bù đắp thâm hụt.
Chính phủ Canada tuyên bố có thể cắt giảm chi tiêu ngân sách tới 20% và mức cắt giảm ở từng bộ phận chi tiêu ngân sách dao động từ 5-65%, bao gồm giảm chuyển ngân cho địa phương chi trả cho giáo dục, sức khỏe, giúp rút ngắn danh sách chờ trong dịch vụ y tế những năm sau đó. Sau một loạt những biện pháp cứng rắn, chi tiêu ngân sách nước này đã giảm 12% (tương đương 14 tỉ CAD) trong năm tài khoá 1994-1995 và 1998-1999.
Chính phủ cải cách quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp, cắt giảm quốc phòng và viện trợ nước ngoài, dẹp bỏ các thủ thuật tránh né thuế doanh nghiệp và kết thúc dòng vốn miễn thuế trị giá 100.000 CAD. Tiết kiệm tổng cộng 10 tỉ CAD trong vòng hai năm.
Đến năm 1997, thâm hụt biến mất và tỉ lệ nợ trên GDP giảm mạnh, chỉ ở khoảng 34%. Sau đó, Canada bước vào thời kỳ "thập kỷ thanh toán" với vị trí dẫn đầu G7, tạo ra tăng trưởng việc làm và đầu tư hướng nội. từ năm 1997-2007, tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 3,3%, so với Mỹ là 2,9%.
Hơn nữa, tại thời điểm đó, đồng CAD yếu hơn so với USD, khoảng 1,38 CAD/USD (1995) đến gần 1,62 CAD/USD (2002) đã gia tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế Canada. Tuy nhiên, đến nay đồng tiền CAD đã xấp xỉ bằng giá USD.
Mỹ đang có số lượng người thất nghiệp lớn nhất trong lịch sử. |
Tuy vậy, người Canada vẫn thừa nhận rằng thành công của họ là nhờ một phần vào "thiên thời, địa lợi", khó có thể lặp lại trong bối cảnh hiện nay. Thời điểm đó không có khủng hoảng kinh tế, không có khủng hoảng nợ công châu Âu, không có quốc gia nào thực hiện thắt chặt chi tiêu, Mỹ và Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, giúp thúc đẩy xuất khẩu Canada.
Lãi suất giảm hơn 1000 điểm cơ bản trong giai đoạn 1990-1994, tạo ra nguồn tiết kiệm khổng lồ và khuyến khích đầu tư kinh doanh.
Trong khi đó, đồng USD hiện nay là đồng tiền dự trữ thế giới, có thể sẽ ngụy trang các vấn đề của Washington và điều đó có nghĩa là giai đoạn quan trọng này của nước Mỹ có thể còn trượt dài.
Hơn nữa, vì không có sự phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và lập pháp giống như Mỹ, hệ thống chính trị Nghị viện của Canada cũng góp phần vào thành công của Thủ tướng Chrétien, giúp ông thực thi theo ý muốn của mình.
Bài học cho nước Mỹ
Những người đã từng hoạch định chính sách thành công cho Canada tin rằng Mỹ cần một loại thuế giá trị gia tăng tương tự như thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) do Đảng Bảo thủ Canada đề xuất năm 1991.
Sự bất bình của người Mỹ với chính phủ, giới tài phiệt dẫn tới phong trào "Chiếm phố Wall", và phong trào này đang lan sang... Canada. |
Đảng Tự do nói rằng họ là những người thực dụng về chính sách thuế nhưng không thế tăng thu thuế vì tỉ lệ thuế thu nhập cận biên hàng đầu của người Canada đã ở mức 55%. Do đó GST không thuận lòng dân đã được áp dụng.
Ông Preston Manning thuộc Đảng Cải cách cho rằng "Mỹ không cần phải hoàn toàn loại bỏ những thay đổi về thuế hay tăng thuế trong tương lai, nhưng cần tạo điều kiện cho những chính sách này đạt đến một mức độ về trật tự tài chính nhất định".
Cắt giảm chi tiêu là một ý kiến tồi, nếu không muốn bóp chết mọi kế hoạch của chính phủ thì chỉ nên hoãn những chi tiêu cần thiết như bảo trì, sửa chữa và khởi động trở lại trong vòng một vài năm.
Bài học cuối cùng là Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cắt giảm "đau đớn" và giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Tổng thống Chrétien cho rằng Đảng tự do cầm quyền có trách nhiệm chỉ có thể thực hiện được điều đó thông qua việc bảo đảm một chính phủ trong sạch về tài chính.
Một trong những thành công lớn của Canada chính là đến từ hệ thống ngân hàng. Không bãi bỏ lệnh kiểm soát ngân hàng Canada có lẽ là quyết định quan trọng nhất của chính phủ. Thủ tướng Jean Chrétien thời điểm đó đã kiên quyết gạt bỏ những lời phản đối để "không cho phép sát nhập và bãi bỏ quy định" vì theo ông, ngày nay đã có quá nhiều vấn đề liên quan đến việc thị trường đưa ra quyết định dựa trên tin đồn nhảm.
Tuyết Hạnh (Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét