Ngày Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chuẩn bị chiến tranh? Китай и США готовятся к войне?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chuẩn bị chiến tranh?
Китай и США готовятся к войне?
Tác giả Vasili Golovnin
Nguồn: newsland.ru và novayagazeta.ru
Kichbu post on thứ hai, 21.11.2011
Hai cường quốc mạnh nhất thế giới đang tiến hành cuộc đấu tranh giành ngôi
thủ lĩnh tại khu vực phát triển năng động hành tinh. Nga – nhà quan sát thụ động.
Trong mười ngày qua, Barack Obama đã thực hiện một loạt các động thái cương quyết mà chúng dễ dàng được xếp vào hệ thống thống nhất. Đang nói về bước ngoặt mạnh mẽ trong chiến lược của cường quốc mạnh nhất thế giới. Kết thúc các cuộc chiến tranh ở Irag và Afghanistan được khởi sự ngay từ thời George Bush-con, Wasington cho hiểu rõ ràng rằng những cố gắng của họ từ này sẽ tập trung vào địa vị thủ lĩnh tại khu vực thành công về kinh tế và năng động của hành tinh – khu vực Thái Bình Dương. Trong thời gian gần đây, tại các vùng rộng lớn của nó Pekin mưu toan lặng lẽ đánh bật Mỹ ra khỏi khu vực này về bình diện quân sự và theo đuổi bá quyền hiện thực không gây ồn ào.
Có hai tuyến đảo
Giữa tuần vừa qua ủy ban nghiên cứu quan hệ với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực an ninh của Quốc hội Hoa Kỳ đã công bố văn kiện thú vị. Trong báo cáo hàng năm, ủy ban đã giới thiệu rằng CHND Trung Hoa đang có kho vũ khí cho phép “làm thất bại kẻ thù mạnh hơn về công nghệ và không cho phép nó tích cực hoạt động tại ngoại biên của Trung Quốc”. Theo các chuyên gia của ủy ban, đang nói về việc Pekin chuẩn bị trên thực tế cho các cú đánh phòng ngừa vào Mỹ mặc dù hạn chế về quy mô. Việc sở hữu tiềm lực như vậy nhằm thực tế đóng cửa đối với các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh của nó vào các khu vực rộng lớn từ dọc theo bờ biển của CHND Trung Hoa – đặc biệt tại biển Nam-Trung Quốc (biển Đông - theo cách gọi của Việt Nam-Kichbu) và Đông-Trung Quốc. Các hải trình giao thông quan trọng về mặt chiến lược từ Tokyo đi qua các khu vực này đến Ấn Độ Dương và xa hơn nữa vươn đến Trung Đông.
Pekin, theo như ở Wasington nhận xét, với tư cách là nhiệm vụ-tối thiểu đang hoàn toàn kiểm soát về mặt quân sự đối với bên trong của cái gọi là “tuyến đảo đầu tiên” mà nó được vạch từ Okinawa của Nhật Bản qua Đài Loan đến các đảo Spratly (Trường Sa-Kichbu) ở biển Nam-Trung Quốc. Theo mức độ phát triển tiềm năng quân sự, khu vực này sẽ được mở rộng đến “tuyến đảo thứ hai”, mà nó đi qua đảo Guam thuộc về Hoa Kỳ, nơi có các căn cứ quân sự của máy bom ném bom chiến lược và tàu ngầm nguyên tử.
Pekin, theo như ở Wasington nhận xét, đang mưu đồ buộc người Mỹ quen với việc rằng bên trong khu vực được vẻ bởi những tuyến đường này, họ bị cấm chõ mũi vào. Để làm điều này, như ủy ban của Quốc hội đã nêu trong báo cáo, Trung Quốc, nói riêng, đang tiến hành triển khai tích cực “các máy bay tiêm kích-các hàng không mẫu hạm” – các tên lửa hành trình chống hạm DF-21 tầm xa và chính xác cao có khả năng nhấn chìm tàu chiến cỡ lớn ở khoảng cách 3,2 nghìn km – tức là đến đảo Guam.
Ngoài ra, như nhận xét, Pekin đang tăng cường tiềm lực tên lửa tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ và ngay bây giờ có khả năng gây thiệt hại căn bản năm trong số sáu căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực này trong chớp nhoáng, mà trước hết căn cứ tại đảo Okinawa của Nhật Bản, nơi hiện đang bố trí lực lượng cơ động chủ yếu của Hoa Kỳ tại vùng này – khoảng 18 nghìn lính thủy quân đánh bộ với các phương tiện bổ sung.
“Varyag” cũ và các hackers bí ẩn
Pekin đã cho hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình, “Varyag” được hiện đại hóa, chạy huấn luyện thử. Nó cần trở thành chủ bài của Hải quân Liên Xô, nhưng do LB Xô Viết sụp đổ nên chưa được hoàn thiện và mốc rỉ tại nhà máy đóng tàu Nicolaev cho đến khi Ucraina chưa bán nó cho Trung Quốc. “Varyag” cũ sẽ được sử dụng chủ yếu để hoàn thiện chiến thuật áp dụng các tàu chiến như thế, nhằm huấn luyện các phi công Trung Quốc bay và hạ cánh trên bong tàu. Vào năm 2015 Trung Quốc dự kiến sẽ xây dựng hoàn thành hai hàng không mẫu hạm của riêng mình với các bệ phóng hỏa lực thông thường. Đến năm 2020 dự kiến lần đầu tiên hạ thủy thêm hai hàng không mẫu hạm nguyên tử nữa. Các hàng không mẫu hạm này theo dự kiến sẽ được trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Trung Quốc chế tạo với các công nghệ “stels” hiện gây mối bất an không nhỏ ở Hoa Kỳ. Các đơn vị hàng không mẫu hạm lớp này sẽ có khả năng không chỉ không cho phép Mỹ can thiệp vào khu vực của “các tuyến đảo”, mà còn thực hiện các cuộc đột kích ngay cả vào Ấn Độ Dương, và phần phía Tây của Thái Bình Dương nơi Mỹ luôn luôn thống lĩnh không bị hạn chế.
Trung Quốc bổ sung chiến lược thống trị của mình đối với những khu vực tiếp giáp bằng tích cực củng cố tiềm năng vũ trụ - nó biểu dương khả năng bắn rơi các vệ tinh. Trong trường hợp xảy ra xung đột, việc này sẽ làm mất của Mỹ khả năng theo dõi đối thủ và điều phối các hoạt động chiến đấu từ quỹ đạo. Thêm một phương hướng nữa – chiến tranh điện tử.
Trong thời gian gần đây các hệ thống computer mật của các cơ quan nhà nước và các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ và Nhật Bản bị đánh mật tập bởi các hacker điện tử huyền bí. Trong năm nay, ví dụ, đã xác định được rằng các trang dịch vụ công và cá nhân ở một loạt các viện nghiên cứu và nhà máy của hãng chế tạo máy “Mitsubisi hevi industris” lớn nhất của Nhật Bản đã bị lây nhiễm các virus phức tạp mà chúng có thời gian chiếm quyền kiểm soát những mạng này và cho phép thu tập các tài liệu từ đó. Đang nói về các nhà máy sản xuất, nói riêng, các động cơ và hệ thống hướng dẫn tên lửa, tàu ngầm và các tàu nổi, thiết bị cho các nhà máy điện nguyên tử.
Hơn thế, những hacker bí mật đã phá khóa các hộp thư công của tất cả các đại biểu của quốc hội Nhật Bản và trong thời gian dài bình thản đọc các cuộc trao đổi thư tín của họ, trong đó có những cuộc trao đổi bí mật. Nhưng mâu đồ theo dõi những cách thức lấy tài liệu đánh cắp rơi vào các dịch vụ mà ở đó các mệnh lệnh được ký hiệu bằng các chữ tượng hình viết tắt được phê duyệt ở CHND Trung Hoa.
Theo các chuyên gia nhận xét, Pekin đang chuẩn bị cuộc chiến tranh cục bộ chớp nhoáng và có hạn chế, mà trong quá trình đó Mỹ sẽ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân để có thể mở rộng của cuộc xung đột thảm khốc. Hy vọng vào việc rằng Hoa Kỳ không thể cho phép sự tổn thất lớn về người và, có thể, sẽ buộc phải rút ra khỏi khu vực mà Trung Quốc xem là vùng kiểm soát của mình. Và đó là khu vực rộng lớn từ Vladivostok đến Singapore.
Lính thủy đánh bộ đến Australia
Về mặt quân sự Hoa Kỳ, như tin đã đưa, đang chuẩn bị đáp trả điều này bằng chuẩn bị chiến lược tổng hợp tiến hành chiến tranh trên không và trên biển. Trong năm 2015 và 2018 Mỹ dự kiến hạ thủy thêm hai hàng không mẫu hạm bổ sung cho mười một chiếc hiện có. Pentagon muốn đồng thời dù một phần tiềm lực của mình ở khu vực vì các cuộc tấn công điện tử của Trung Quốc. Các lực lượng của chiến tranh điện tử nhằm làm tê liệt các hệ thống điều khiển của các lực lượng vũ trang của CHND Trung Hoa được tăng cường. Các máy bay-robot chiến đấu không người lái và các chiến thuật áp dụng chúng được thiết kế. “Đang nói về ý tưởng tiến hành cuộc chiến tranh với Trung Quốc mà sử dụng ít người nhất”, - Một trong những chuyên gia Nhật Bản trong lĩnh vực các vấn đề quân sự giải thích thêm cho tôi. Các biện pháp quân sự thuần túy, tất nhiên, Mỹ sẽ bổ thêm bởi các biện pháp khác – kinh tế và ngoại giao. Chính trong mười ngày gần đây tổng thống Hoa Kỳ đã thực hiện việc này.
Trong thời gian chuyến thăm Australia Obama đã thỏa thuận về việc bố trí lực lượng lính thủy đánh bộ thường trực tại khu vực thành phố Darwin nằm cực tây-nam đất nước. Về thực chất, đây là việc triển khai binh lính thường trực đầu tiên của Hoa Kỳ ở nơi nào đó trên thế giới sau chiến tranh Việt Nam. Khu vực bố trí quân được lựa chọn chính xác – nó nhắm chính vào khu vực mà Trung Quốc trước hết muốn đánh bật người Mỹ từ đó. Và đồng thời năm ngoài khu vực tên lửa của CHND Trung Hoa vươn đến được. Ngay trong năm sắp đến 250 lính thủy quân lục chiến sẽ được bố trí ở ngoại vi Darwin, và sau đó số lượng binh lính sẽ tăng đến 2,5 nghìn.
Sức mạnh của Hoa Kỳ ở chỗ rằng những nỗ lực, mặc dù ở mức độ khác nhau, hỗ trợ một loạt các nước Đông-Nam Á đang lo lắng bởi sự tăng cường của CHND Trung Hoa. Đó là Singapore, Malaysia, Philippines và thậm chí Việt Nam: các nước này hiện đang nằm trong các mối quan hệ chặt chẽ với Pekin, nhưng có tranh cãi kéo dài với nó về các đảo có ý nghĩa chiến lược ở biển Nam-Trung Quốc. Điều đặc biệt là Hà Nội, mặc các vết thương từ cuộc chiến tranh đẫm máu với Hoa Kỳ trong thế kỷ trước, hiện đang xích lại gần với Hoa Kỳ, và nhìn thấy ở Hoa Kỳ sự đối trọng đối với sự mở rộng ảnh hưởng chính trị-quân sự của Pekin.
Tóm lại, Obama hiện đang triển khai tấn công vào Pekin trên tất cả các hướng. Sau khi thất bại ở Trung Đông, ở Trung Á, trong bối cảnh tình hình kinh tế nặng nề của Liên minh Châu Âu và ở ngay nhà mình, Hoa Kỳ có thể đạt được những chiến thắng rõ rệt chỉ tại các vùng Thái Bình Dương.
Rút cục là Trung Quốc hiện đang bị đặt vào thế phòng thủ và, xét trên mọi phương diện, không sẵn sàng cho những biện pháp đột biến. Ở CHND Trung Hoa vào năm 2012 cần phải thay đổi ban lãnh đạo, và trước thềm của thởi điểm tế nhị này Pekin liệu gây cuộc chiến đa phương kéo dài vì quyền kiểm soát đối với khu vực đang phát triển năng động nhất hành tinh mà đất nước chúng ta hiện quan sát nó khá thụ động. Tổng thống Medvedev nói chung không đến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á nhóm họp từ 19 tháng mười một tại đảo Bali của Indonesia, mà chỉ cử đến đó ngoại trưởng Sergei Lavrov. Mặc dù các nhà lãnh đạo cao nhất của LB Nga và Hoa Kỳ lần đầu tiên được mời để cân bằng ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc.-Kichbu-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét