Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

EUR, JPY, GBP sẽ về đâu ... khi đồng USD ngừng tỏa sáng?

Ngày Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết EUR, JPY, GBP sẽ về đâu ... khi đồng USD ngừng tỏa sáng?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


EUR, JPY, GBP sẽ về đâu ... khi đồng USD ngừng tỏa sáng?

(Tamnhin.net) - Tiền gửi của các ngân hàng nước ngoài tại Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng hơn gấp đôi, từ 350 tỷ USD vào cuối 2010 lên 715 tỷ USD trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu, củng cố vai trò đồng tiền dự trữ thế giới của USD. 


Con số này có lớn không so với gần 2000 tỉ USD mà tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, chủ nhân của đồng USD bơm ra từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011?

Đồng USD đã tăng 6,7% kể từ khi S&P hạ xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ ngày 5/8, biểu hiện tốt thứ 2 chỉ sau đồng yên trong số các đồng tiền lớn nhất thế giới, theo số liệu của Bloomberg.

Đồng đôla có giá, nhưng những lo ngại và màu xám vẫn bao trùm nền kinh tế hàng đầu. Thâm hụt ngân sách nhiều hơn 1.000 tỷ USD, bế tắc giữa các thành viên đặc biệt của Quốc hội về cắt giảm chi tiêu và tỷ lệ thất nghiệp trên 9% ... Tuy nhiên vẫn không làm lu mờ sức hấp dẫn các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Điều này có thể lý giải bằng lý thuyết tiền tệ: bởi lẽ đồng USD cũng mất giá với chính nó, đồng thời nó là thủ phạm phát tán lạm phát ra toàn cầu.

Bên cạnh việc châu Âu không tự cứu vãn sự bất ổn của khu vực kinh tế lớn thứ ba, càng lún sâu vào sự khủng hoảng nợ công thì đồng EUR lại mất giá hơn đồng đôla Mỹ vì vậy mà có thể nói đồng EUR bị mất giá chồng lên sự mất giá của USD! Lan sang châu Á, tâm điểm là JPY và CNY. Chính phủ Nhật liên tục làm giảm giá đồng Yên để giữ thăng bằng với USD và EUR. Bắc Kinh thì năm lần bảy lượt phản đối, đe dọa và cố gắng gìm giá đồng nhân dân tệ thấp xuống so với đô la!

Vậy với kiểu bơm tiền ồ ạt, rồi tiết chế từ từ của FED, đã làm cho các đối thủ có liên quan phải tung ra nhiều chính sách hạ giá đồng nội tệ sao cho đồng biến với tốc độ cung tiền của Cục dự trữ Liên bang Mỹ! Hiện nay, cách giải quyết khủng hoảng ở khu vực Châu Âu đã chuyển sang giai đoạn toàn phát và mãn tính. Hiệu ứng đôminô đã làm cho khối nay rạn nứt về chính trị, một số thủ tướng tự chọn sự ra đi! Đồng EUR đến lúc này, không còn uy tín và cũng không còn cách để hạ thấp thêm nữa! Định hướng tiếp theo là phát hành công trái Liên minh EU bị phản đối bất đồng... Có lẽ khu vực này muốn vay mượn phải dùng tới thế chấp bằng vàng, sáng kiến mới này có vẻ dễ khả thi?

Tóm lại, sứ mạng của Cục dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) bơm tiền cứa vãn hệ thống tài chính-ngân hàng nước Mỹ, lại vô tình hay hữu ý đã làm xói mòn uy tín của Euro? Tiếp đến là đồng Yên, sau nữa là đồng bảng cũng cùng chung số phận. Bởi Anh Quốc cũng phải có trách nhiệm lớn trong cộng đồng khu vực kinh tế lớn thứ ba EU nếu bị sụp đổ hoàn toàn.

Số liệu tham khảo:

Mã NT
Tên ngoại tệ
Mua tiền mặt
Mua chuyển khoản
Bán
AUD
AUST.DOLLAR
20,382.69
20,505.72
20,821.64
CAD
CANADIAN DOLLAR
19,983.91
20,165.40
20,476.08
CHF
SWISS FRANCE
22,752.36
22,912.75
23,265.75
DKK
DANISH KRONE
-
3,775.11
3,848.64
EUR
EURO
28,064.22
28,148.67
28,525.23
GBP
BRITISH POUND
32,469.92
32,698.81
33,136.24
HKD
HONGKONG DOLLAR
2,685.30
2,704.23
2,756.90
INR
INDIAN RUPEE
-
399.49
417.16
JPY
JAPANESE YEN
269.21
271.93
276.12
KRW
SOUTH KOREAN WON
-
16.59
20.34
KWD
KUWAITI DINAR
-
76,010.13
77,801.13
MYR
MALAYSIAN RINGGIT
-
6,610.65
6,739.40
NOK
NORWEGIAN KRONER
-
3,577.35
3,647.03
RUB
RUSSIAN RUBLE
-
611.71
750.11
SEK
SWEDISH KRONA
-
3,028.84
3,087.83
SGD
SINGAPORE DOLLAR
15,976.33
16,088.95
16,402.30
THB
THAI BAHT
666.67
666.67
696.16
USD
US DOLLAR
21,005.00
21,005.00
21,011.00

Kinh tế mỹ đang lún sâu vào suy thoái, chỉ có “chiếc búa thần” của FED là rất ung dung, bình tĩnh và gõ xuống rất đúng thời điểm cần xuất chiêu! Tôi dự đoán sau đại khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này, thế giới một lần nữa ghi nhận những quyết định của FED (QE1, QE2 và QE2.5) là sự kiện lớn thứ hai sau vụ 11/9/2001 của thế kỷ XXI ???

N.V.Phiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét