Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Huy động vàng trong dân: “Dân giàu nước mạnh”

Ngày Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Huy động vàng trong dân: “Dân giàu nước mạnh”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Lại một chính sách cần cân nhắc kỹ. Người dân nhận chứng chỉ, còn vàng vật chất thì đưa Nhà nước giữ hộ. Nhà nước sử dụng vốn vàng này để phục vụ cho DN sản xuất - kinh doanh... Nếu Nhà nước kinh doanh thua lỗ, kinh tế và ngân sách khủng hoảng thì lấy vàng đâu trả lại dân ?

Huy động vàng trong dân: “Dân giàu nước mạnh”

(Tamnhin.net) - “Dân giàu nước mạnh”, giữ ổn định thị trường vàng là mục tiêu của phương án “huy động vàng trong dân thông qua các tổ chức tín dụng” do Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ thực hiện. 


Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định điều này và nêu rõ phương án án “huy động vàng trong dân thông qua các tổ chức tín dụng” đảm bảo quyền mua bán, tích trữ, sở hữu vàng của người dân, nhưng sẽ tạo điều kiện để Nhà nước có thể quản lý được số vàng đó.

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đã nhấn mạnh, để bình ổn thị trường vàng, phải huy động được vàng trong dân, khi đó, Nhà nước sẽ sử dụng số vàng này để kinh doanh, khi cần có thể tung ra can thiệp thị trường, không phải mất ngoại tệ để nhập khẩu vàng.

Lượng vàng đang dự trữ trong dân rất nhiều, ước tính khoảng 500 tấn. Chỉ cần huy động được một nửa số vàng này thôi, chúng ta cũng đã có hơn 10 tỷ USD.

Nghị định quản lý kinh doanh vàng đang tập trung cho giải pháp huy động vàng trong dân. Khi đó, Nhà nước nắm được vàng vật chất để làm công cụ can thiệp thị trường, còn người dân có chứng chỉ vàng để làm vốn quay vòng.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, cách huy động vàng trong dân tốt nhất là phát hành các chứng chỉ vàng. Mỗi chứng chỉ tương ứng với số lượng vàng nhất định. Chứng chỉ này sẽ được trao cho người dân giữ, còn vàng vật chất thì Nhà nước giữ hộ người dân. Người dân có quyền sử dụng chứng chỉ vàng để cầm cố, mua bán, trao đổi trên thị trường và khi cần có thể rút vàng bất cứ lúc nào.

Việc tăng dự trữ vàng giống như “đánh đồn thì phải có vũ khí”, không thể chỉ nói suông. NHNN muốn can thiệp thị trường vàng, ổn định giá, nhưng trong kho không có vàng thì làm sao mà can thiệp được. Dĩ nhiên, số vàng này không nên để nằm yên trong kho, mà phải có phương án sử dụng hiệu quả.

TS. Cao Sỹ Kiêm nêu rõ, có thể thay thế giao dịch vàng miếng bằng cách phát hành chứng chỉ vàng để người dân giao dịch, rút ra, gửi vào thông thoáng, tài sản được đảm bảo mà Nhà nước vẫn có thể dự trữ vàng.

Nhà nước sử dụng vốn vàng này để phục vụ cho DN sản xuất - kinh doanh. Khi cần thiết, Nhà nước sẽ dùng số vàng này để can thiệp thị trường.

Để làm việc này, chính sách phải công khai, minh bạch, phải có lộ trình, thời hạn thực hiện cụ thể, đảm bảo an toàn tài sản cho người dân. Có như vậy, người dân mới yên tâm gửi vàng cho Nhà nước giữ hộ.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm , với cách làm này, vàng sẽ không còn “nằm chết” trong dân, mà nghiễm nhiên biến thành tiền, có thể đưa vào quay vòng, lưu thông trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết cần thực hiện được 3 vấn đề.

Thứ nhất, chính sách phải rõ ràng, minh bạch. Thứ hai, dịch vụ, hệ thống huy động vàng phải tốt. Thứ ba, phải có mạng lưới thông tin, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, chứng chỉ này nên giao NHNN phát hành, thực hiện song song với việc ban hành các quy chế sử dụng chứng chỉ vàng. Nên phân chứng chỉ vàng ra thành hai loại: loại phải trả lãi và loại không phải trả lãi, loại ghi danh và loại không ghi danh.

Với loại chứng chỉ ghi danh, người dân dùng để gửi vào ngân hàng thì được hưởng lãi ở một mức nhất định. Còn loại chứng chỉ không ghi danh, người dân có thể mang ra trao đổi, mua bán trên thị trường… thì không được hưởng lãi.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, sự hỗn loạn trên thị trường vàng hiện nay là do chúng ta sơ hở trong quản lý, tổ chức, hình thành thị trường và nắm bắt tâm lý của người dân. Với nhiều khiếm khuyết như vậy thì những giải pháp can thiệp vừa qua, dù có là sáng kiến hay đến mấy thì cũng chỉ mang tính tình thế, chưa thể kiểm soát được thị trường và có thể làm phát sinh những khó khăn mới.

Việc Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép có 5 ngân hàng cùng SJC được bán vàng bình ổn thị trường và cũng chỉ những đơn vị này mới được mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, không thể không khiến người ta đặt vấn đề về nhóm lợi ích cục bộ.

Tuy nhiên, theo TS. Cao Sỹ Kiêm, nếu chỉ cho rằng chính sách này hoàn toàn chỉ vì nhóm lợi ích cục bộ, thì cũng là khó cho Ngân hàng Nhà nước. Bởi nếu cho phép tất cả các ngân hàng đều giữ trọng trách này, trong cùng một thời điểm, thì liệu có quản lý được hay không, hay giá vàng không những không bình ổn được, mà có khi còn “loạn” hơn.

Xem xét về “tư cách” của số ít ngân hàng được tham gia bình ổn, thì đều thấy đây đều là những ngân hàng lớn, có uy tín, có tiềm lực, có kinh nghiệm với việc kinh doanh vàng, nên khi “hô” một tiếng, là họ vào cuộc được ngay.

Tất nhiên, để ít bị “điều tiếng” thì điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng cần sức linh hoạt, không nên quy định “cứng” là chỉ định từng này ngân hàng được bình ổn, không du di thêm, dù một số ngân hàng khác cũng có đủ điều kiện tiềm lực tương đương.
Quang Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét