Ngày Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á - Thái Bình Dương
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á - Thái Bình Dương
Obama công du châu Á, một chuyến đi thành công mỹ mãn
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia ngày 19/11/2011. Một cuộc gặp gỡ mà theo báo chí là "nhạy cảm", "bằng mặt nhưng không bằng lòng".
REUTERS/Jason Reed
« Trung Quốc và Hoa Kỳ thách thức nhau ở châu Á », đó là tựa đề bài viết trên nhật báo Le Monde số đề ngày hôm nay. Tờ báo nhấn mạnh, việc Washington quay lại châu Á – Thái Bình Dương đã đụng chạm đến tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.
Đặc phái viên của Le Monde tại Bali nhận xét, mọi việc diễn ra giống như là một dạng chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trên cái nền tranh giành ảnh hưởng tại châu Á. Sự cạnh tranh này diễn ra ngay cả trước thời điểm hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali, với sự tham gia của cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Le Monde nhận định, sự kiện lần đầu tiên có sự hiện diện của một Tổng thống Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á cho thấy Hoa Kỳ coi khu vực này là quan trọng và muốn gắn bó chặt chẽ.
Bên cạnh những bất đồng trên các lãnh vực khác, nay Mỹ và Trung Quốc còn ganh đua nhau ở Đông Nam Á, nơi là tuyến giao thương của một phần ba tổng lượng hàng hóa trên toàn cầu, và phân nửa nguồn cung dầu khí. Điều này gần đây lại còn thấy rõ hơn nữa qua việc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực. Hoa Kỳ muốn can dự vào, cho rằng những gì diễn ra ở Thái Bình Dương cũng là vấn đề của Mỹ. Còn Trung Quốc nhấn mạnh, cần giải quyết song phương với các quốc gia liên quan. Và thế là bế tắc.
Le Monde cho biết Trung Quốc đang tranh chấp với bốn quốc gia ASEAN : Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và có thêm Đài Loan. Trung Quốc và Đài Loan khẳng định toàn bộ Biển Đông thuộc về mình, còn bốn nước kia đòi hỏi chủ quyền của một phần các quần đảo chiến lược có thể giàu tài nguyên dầu khí, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tình hình đặc biệt căng thẳng giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, Philippines. Hai nước này trong cuộc « thánh chiến » chống lại Bắc Kinh, hồi đầu tuần đã đề nghị các nước ASEAN hợp thành một « mặt trận thống nhất » trước Trung Quốc. Nhưng sáng kiến này được đón nhận một cách lạnh nhạt, vì các nước trong khu vực đều lo ngại cái bóng của Trung Quốc và ý thức được sự lệ thuộc kinh tế của mình với người láng giềng khổng lồ phương bắc.
Việc Hoa Kỳ xem hội nghị ASEAN là nơi chốn thích hợp để thảo luận về vấn đề « an ninh trên biển » đã khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt. Từ Bali, ông Ôn Gia Bảo phát biểu trước các nguyên thủ khu vực : « Các lực lượng bên ngoài không thể biện minh cho việc dẫm chân vào đây ».
Le Monde ghi nhận là trong tuần này Washington đã hai lần khiêu khích Bắc Kinh. Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu trên một chiến hạm hôm 16/11 đã cam kết Mỹ sẽ ủng hộ Philippines trước « các thử thách mới của thế kỷ 21 ». Bà Clinton tuyên bố : « Tất cả các quốc gia đều có quyền đòi hỏi quyền lợi của mình, nhưng không có quyền đe dọa và áp bức ». Tuy không nói thẳng ra, nhưng rõ ràng ám chỉ thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông. Ngay hôm sau, Tổng thống Barack Obama loan báo gởi 2.500 thủy quân lục chiến đến Úc. Theo ông, « Hoa Kỳ với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương, sẽ đóng một vai trò rộng lớn hơn, nhắm vào mục tiêu lâu dài » tại khu vực này. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả ngay : « Việc tăng cường và mở rộng các liên minh quân sự là không thích hợp ». Tờ báo dẫn thêm nguồn tin từ AFP cho biết, cuộc gặp song phương giữa ông Obama và Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị Đông Á đã không có một thông tin nào được đưa ra sau đó, chứng tỏ mọi việc không hề suông sẻ.
Sau những năm bị ông Bush bỏ quên, nay việc Hoa Kỳ quay lại vùng Viễn Đông, theo Le Monde là nhờ đã rảnh tay ở Irak và Afghanistan. Philip Golub, giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Mỹ ở Paris cho rằng : « Trước các hạn chế về ngân sách và chiến lược, Hoa Kỳ đang tái cấu trúc lại lực lượng quân sự của mình trên toàn cầu. Tuy vẫn duy trì sự hiện diện quan trọng trong vùng vịnh Ả Rập - Persique, cái nhìn của Mỹ nay đang hướng về châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này được người Mỹ xem là trung tâm kinh tế quan trọng mới của thế giới, và điều này là chính xác ».
Các nước Đông Nam Á hoan nghênh việc « chiếc dù » Mỹ lại mở ra bao trùm khu vực, có thể giúp chặn đứng sức mạnh đang lên của Bắc Kinh. Nhưng một số nước cũng lo ngại hậu quả của việc này. Indonesia có ký hiệp ước « đối tác chiến lược » với Washington năm 2010, nhưng Ngoại trưởng nước này tại Bali đã cảnh báo « những diễn biến có thể gây ra một loạt phản ứng và hậu quả ». Thủ tướng Malaysia lo ngại về mọi sáng kiến có thể ảnh hưởng đến « hòa bình và ổn định ». Còn Ngoại trưởng Singapore e ngại mối nguy bị kẹt giữa các « lợi ích khác biệt » của các cường quốc đối địch.
Le Monde kết luận, tuyên bố trên đây phản ánh thế khó xử của các nước Đông Nam Á. Một khu vực có tổng sản phẩm nội địa 1.600 tỉ đô la với trên 600 triệu dân, khó thể tránh khỏi bị cuốn hút vào vòng xoáy của « cuộc chơi lớn » Mỹ - Trung.
Bài báo của La Croix mang tựa đề « Washington tự đặt mình làm đối trọng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á » cũng có các nhận định tương tự. Tờ báo nói thêm, việc Hoa Kỳ nhân thời điểm này loan báo chuyến viếng thăm Miến Điện của Ngoại trưởng Clinton, như đã gởi một thông điệp cho Bắc Kinh thấy Trung Quốc không độc quyền thao túng tại đây.
Các triệu phú Trung Quốc không muốn ở lại đất nước
Cũng liên quan đến Trung Quốc, một bài phân tích trên Le Monde mang tựa đề « Điều làm các triệu phú phải bỏ đi » nói về một nghịch lý. Trong khi thế giới đang hướng về một Bắc Kinh đang cất cánh về kinh tế, thì những nhà giàu mới tại đây chỉ nghĩ đến việc bỏ sang phương Tây sinh sống.
Đây là kết quả một công trình nghiên cứu do Ngân hàng Trung Quốc và Hurun Report tiến hành, được công bố vào đầu tháng 11. Theo thăm dò 980 nhà triệu phú có trên 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 1,1 triệu euro, thì gần phân nửa cho biết đã nghĩ đến việc ra nước ngoài định cư, 14% đã hoặc đang làm việc này.
Đâu là các nguyên nhân ? Theo Le Monde, đó là con cái nhà giàu cũng phải hít thở không khí ô nhiễm như con nhà nghèo, số tiền bạc triệu của cha mẹ các em không thay đổi được gì cả. Chính sách mỗi gia đình chỉ có một con cũng áp dụng cho các gia đình giàu có. Trong số các lý do khác, có thể kể : hệ thống giáo dục cứng nhắc, hệ thống y tế thiếu thốn, và không có một khuôn khổ pháp lý vững vàng.
---------
Obama công du châu Á, một chuyến đi thành công mỹ mãn
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vẫy tay chào từ chuyên cơ Air Force One khi rời Bali, Indonesia ngày 19/11/2011.
REUTERS/Jason Reed
Ngày hôm nay, 20/11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama trở lại Washington, sau chuyến công du châu Á 9 ngày. Giới quan sát nhận định, nguyên thủ Hoa Kỳ có thể tuyên bố là ông đã «hoàn thành nhiệm vụ», đạt được các kết quả mỹ mãn trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và địa-chiến lược.
Thông điệp của Tổng thống Obama rất rõ ràng : « Tại vùng châu Á-Thái Bình Dương của thế kỷ 21 này, Hoa Kỳ hoàn toàn có vị trí của mình ».
Chặng đầu tiên trong chuyến công du là Hawaii, nơi ông sinh ra, Tổng thống Mỹ đã chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tại đây, ông Obama đã gặt hái được thành công quan trọng : Thúc đẩy dự án thành lập khu vực tự do trao đổi thương mại lớn nhất thế giới, lôi kéo thêm được Nhật Bản, Canada và Mêhicô vào vòng đàm phán, đưa tổng số nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) lên thành 12 quốc gia.
Lãnh đạo Mỹ sau đó sang thăm Úc và thông báo, Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương qua việc triển khai 2.500 thủy quân lục chiến ở phía bắc nước Úc.
Chuyến đi châu Á của Tổng thống Mỹ kết thúc với cuộc viếng thăm chính thức Indonesia, và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Trong khuôn khổ quan hệ song phương Mỹ - Indonesia, hôm thứ Sáu 18/11 Tổng thống Mỹ đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua 230 máy bay Boeing 737. Đây là một hợp đồng lớn chưa từng thấy đối với tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ, trị giá lên tới gần 22 tỷ đô la, tạo khoảng 110 ngàn việc làm tại Mỹ. Bên cạnh đó, phía Indonesia còn dự tính mua thêm 150 máy bay, đưa tổng giá trị hợp đồng lên tới gần 35 tỷ đô la. Thông báo về hợp đồng mua bán máy bay này được đưa ra đúng thời điểm, vào lúc tỷ lệ được lòng dân của ông Obama, người chắc chắn sẽ ra tái ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, đang xuống thấp, kinh tế Mỹ gặp khó khăn và thất nghiệp dao động ở mức 9%. Do vậy, Tổng thống Obama đã khẳng định là chính quyền của ông « đã đóng vai trò quyết định trong việc đạt được thỏa thuận này ».
Cũng tại Indonesia, Tổng thống Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đánh dấu sự tham gia chính thức của Hoa Kỳ vào khối 18 nước trong đó có Trung Quốc. Trong dịp này, nguyên thủ Hoa Kỳ thông báo sẽ cử Ngoại trưởng Hillary Clinton sang Miến Điện vào tháng 12 tới, sau những động thái đáng khích lệ của chính quyền « dân sự » trong lĩnh vực cải cách chính trị và nhân quyền. Từ nhiều năm qua, Miến Điện bị công đồng quốc tế tố cáo vi phạm nhân quyền trầm trọng, bị cô lập và nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo ông Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, được AFP trích dẫn, thì chuyến công du châu Á -Thái Bình Dương này thể hiện « sự chỉnh hướng quan trọng và chiến lược trong chính sách của Mỹ, một sự cân bằng lại ». Việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện tại châu Á -Thái Bình Dương, khu vực đôi khi được coi là sân sau của Bắc Kinh, đã làm cho Trung Quốc khó chịu. Sự ganh đua, cạnh tranh Mỹ -Trung đã ngự trị rõ nét ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Bên lề Hội nghị, Tổng thống Mỹ Obama đã hội đàm trong vòng một tiếng đồng hồ với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Mặc dù có được đồng thuận trên một số hồ sơ như Bắc Triều Tiên, Iran, quan hệ Mỹ -Trung vẫn tỏ ra căng thẳng, gay gắt, đặc biệt trong hai vấn đề : Washington tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp so với đô la, gây mất cân đối trong trao đổi mậu dịch song phương. Về hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn kiên quyết bác bỏ chủ trương của Hoa Kỳ muốn giải quyết qua đàm phán đa phương.
Giới phân tích cho rằng trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Mỹ đã có những tuyên bố cứng rắn nhưng không đe dọa Bắc Kinh. Ông Obama trấn an là Hoa Kỳ « không lo ngại » Trung Quốc và không tìm cách ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc là có ý đồ bành trướng, và cảnh báo Washington không nên can thiệp vào công việc của Trung Quốc.
Theo giáo sư Thời Ân Hoành, chuyên gia Quan hệ Quốc tế, đại học Nhân dân, ở Bắc Kinh, thì tại Trung Quốc, chiến lược của Mỹ được coi là nhằm ngăn cản tham vọng của Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn AFP, ông nhấn mạnh : « Chính phủ Trung Quốc đã đón nhận một cách thuận lợi việc Hoa Kỳ tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nhưng điều đáng tiếc là thiện chí này đã không được đáp lại tích cực ».
Còn chuyên gia David Steinberg, đại học Georgetown, Hoa Kỳ cho rằng Bắc Kinh « ngờ vực » trước mọi cử chỉ của Washington. « Họ nhìn những gì đang làm tại Miến Điện một cách ngờ vực. Họ xem tất cả những gì đang làm tại Biển Đông một cách ngờ vực, có thể tại Úc cũng vậy ». Theo ông, Hoa Kỳ đang tìm cách tạo dựng « một kiến trúc » kinh tế và an ninh tại châu Á giúp giải quyết các tranh chấp và thúc đẩy quan hệ kinh tế, trên cơ sở những luật lệ mà Mỹ chấp nhận được.
Nhận định về chuyến công du của Tổng thống Mỹ, có thể tóm gọn như sau: Obama rời châu Á, nhưng Hoa Kỳ thì ở lại.
Chặng đầu tiên trong chuyến công du là Hawaii, nơi ông sinh ra, Tổng thống Mỹ đã chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tại đây, ông Obama đã gặt hái được thành công quan trọng : Thúc đẩy dự án thành lập khu vực tự do trao đổi thương mại lớn nhất thế giới, lôi kéo thêm được Nhật Bản, Canada và Mêhicô vào vòng đàm phán, đưa tổng số nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) lên thành 12 quốc gia.
Lãnh đạo Mỹ sau đó sang thăm Úc và thông báo, Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương qua việc triển khai 2.500 thủy quân lục chiến ở phía bắc nước Úc.
Chuyến đi châu Á của Tổng thống Mỹ kết thúc với cuộc viếng thăm chính thức Indonesia, và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Trong khuôn khổ quan hệ song phương Mỹ - Indonesia, hôm thứ Sáu 18/11 Tổng thống Mỹ đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua 230 máy bay Boeing 737. Đây là một hợp đồng lớn chưa từng thấy đối với tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ, trị giá lên tới gần 22 tỷ đô la, tạo khoảng 110 ngàn việc làm tại Mỹ. Bên cạnh đó, phía Indonesia còn dự tính mua thêm 150 máy bay, đưa tổng giá trị hợp đồng lên tới gần 35 tỷ đô la. Thông báo về hợp đồng mua bán máy bay này được đưa ra đúng thời điểm, vào lúc tỷ lệ được lòng dân của ông Obama, người chắc chắn sẽ ra tái ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, đang xuống thấp, kinh tế Mỹ gặp khó khăn và thất nghiệp dao động ở mức 9%. Do vậy, Tổng thống Obama đã khẳng định là chính quyền của ông « đã đóng vai trò quyết định trong việc đạt được thỏa thuận này ».
Cũng tại Indonesia, Tổng thống Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đánh dấu sự tham gia chính thức của Hoa Kỳ vào khối 18 nước trong đó có Trung Quốc. Trong dịp này, nguyên thủ Hoa Kỳ thông báo sẽ cử Ngoại trưởng Hillary Clinton sang Miến Điện vào tháng 12 tới, sau những động thái đáng khích lệ của chính quyền « dân sự » trong lĩnh vực cải cách chính trị và nhân quyền. Từ nhiều năm qua, Miến Điện bị công đồng quốc tế tố cáo vi phạm nhân quyền trầm trọng, bị cô lập và nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo ông Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, được AFP trích dẫn, thì chuyến công du châu Á -Thái Bình Dương này thể hiện « sự chỉnh hướng quan trọng và chiến lược trong chính sách của Mỹ, một sự cân bằng lại ». Việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện tại châu Á -Thái Bình Dương, khu vực đôi khi được coi là sân sau của Bắc Kinh, đã làm cho Trung Quốc khó chịu. Sự ganh đua, cạnh tranh Mỹ -Trung đã ngự trị rõ nét ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Bên lề Hội nghị, Tổng thống Mỹ Obama đã hội đàm trong vòng một tiếng đồng hồ với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Mặc dù có được đồng thuận trên một số hồ sơ như Bắc Triều Tiên, Iran, quan hệ Mỹ -Trung vẫn tỏ ra căng thẳng, gay gắt, đặc biệt trong hai vấn đề : Washington tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp so với đô la, gây mất cân đối trong trao đổi mậu dịch song phương. Về hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn kiên quyết bác bỏ chủ trương của Hoa Kỳ muốn giải quyết qua đàm phán đa phương.
Giới phân tích cho rằng trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Mỹ đã có những tuyên bố cứng rắn nhưng không đe dọa Bắc Kinh. Ông Obama trấn an là Hoa Kỳ « không lo ngại » Trung Quốc và không tìm cách ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh bác bỏ mọi cáo buộc là có ý đồ bành trướng, và cảnh báo Washington không nên can thiệp vào công việc của Trung Quốc.
Theo giáo sư Thời Ân Hoành, chuyên gia Quan hệ Quốc tế, đại học Nhân dân, ở Bắc Kinh, thì tại Trung Quốc, chiến lược của Mỹ được coi là nhằm ngăn cản tham vọng của Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn AFP, ông nhấn mạnh : « Chính phủ Trung Quốc đã đón nhận một cách thuận lợi việc Hoa Kỳ tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nhưng điều đáng tiếc là thiện chí này đã không được đáp lại tích cực ».
Còn chuyên gia David Steinberg, đại học Georgetown, Hoa Kỳ cho rằng Bắc Kinh « ngờ vực » trước mọi cử chỉ của Washington. « Họ nhìn những gì đang làm tại Miến Điện một cách ngờ vực. Họ xem tất cả những gì đang làm tại Biển Đông một cách ngờ vực, có thể tại Úc cũng vậy ». Theo ông, Hoa Kỳ đang tìm cách tạo dựng « một kiến trúc » kinh tế và an ninh tại châu Á giúp giải quyết các tranh chấp và thúc đẩy quan hệ kinh tế, trên cơ sở những luật lệ mà Mỹ chấp nhận được.
Nhận định về chuyến công du của Tổng thống Mỹ, có thể tóm gọn như sau: Obama rời châu Á, nhưng Hoa Kỳ thì ở lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét