Ngày Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tham nhũng tài chính - thách thức an ninh kinh tế toàn cầu
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Tham nhũng tài chính -
thách thức an ninh kinh tế toàn cầu
thách thức an ninh kinh tế toàn cầu
Bàn đến tham nhũng người ta thường nghĩ chỉ xảy ra ở khu vực công quyền, ở đó quan tham đục khoét của công hoặc vòi vĩnh của tư, tức nhiên là vi phạm luật pháp và đạo đức xã hội.
Thế nhưng có một loại tham nhũng đang tồn tại hiển nhiên, hợp pháp trên các nguyên tắc cơ bản kinh tế thị trường và các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, WTO… thậm chí luật pháp ở hầu hết các nước sở tại đó là tham nhũng tài chính ở các tập đoàn kinh tế, tài chính và ngân hàng.
Tham nhũng tài chính là nguyên nhân mang tính bản chất của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, mặc dù các nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới và các tổ chức định chế tài chính thế giới biết được nhưng không dám thừa nhận.
Tham nhũng tài chính là một trong những thách thức an ninh kinh tế thế giới của thế kỷ XXI nếu như không có cơ chế ngăn chặn và bạn đồng hành của nó sẽ là lừa đảo tài chính.
1. Tham nhũng tài chính – nguyên nhân khủng khoảng tài chính thế giới
Khủng hoảng kinh tế là một thách thức mà thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Nó ngày càng nghiêm trọng và lan rộng toàn cầu, đe dọa đến đời sống của hàng tỷ người trên hành tinh, ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung của nhân loại, kéo lùi các giá trị nhân bản, văn minh và rồi đẩy con người đến những khó khăn, thách thức mới.
Khủng hoảng kinh tế không phải là vấn đề mới, thậm chí khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ nếu xét trong hai thế kỷ gần đây. Khủng hoảng kinh tế trước đây là khủng hoảng thừa (từ năm 1825 đến năm 1929 – 1933). Ở mỗi lần khủng hoảng gần đây đều được đánh dấu bằng sự sụp đổ của một lĩnh vực nào đó, từ đó mang tên cuộc khủng hoảng đó (khủng hoảng năng lượng thập niên 70s, khủng hoảng tiền tệ 1997, nay là khủng hoảng tài chính 2008), sau đó lan tỏa sang các lĩnh vực khác và hậu quả là thất nghiệp, đình đốn sản xuất, phá sản, nghèo khổ gia tăng…
Khủng hoảng tài chính 2008 là hệ quả của quá trình phát triển rất nhanh các ngân hàng và tổ chức tài chính - tín dụng với các sản phẩm tín dụng phái sinh mới lạ, đa dạng và không thể kiểm soát nổi trong 10 năm gần đây. Hệ thống tài chính – tín dụng vươn quá xa so với chức năng truyền thống [Chức năng truyền thống của ngân hàng là trung gian tín dụng và thanh toán] của mình đã tạo nên sự bùng nổ về đầu tư, đầu cơ trên các thị trường nhạy cảm như vàng, dầu mỏ, địa ốc, chứng khoán, bảo hiểm… đã tạo ra cung – cầu giả tạo.
Khủng hoảng tài chính chẳng qua là sự tan ra của lớp kem khủng hoảng kinh tế. Các giá trị ảo do đầu cơ và đầu tư liều lĩnh biểu hiện trên các lớp vỏ chứng khoán, hay tín dụng thế chấp đã phải vỡ ra để quay về giá trị thật của nền kinh tế. Trong khi một số ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu của Mỹ, các nước Châu Âu đã phá sản hoặc cần cứu trợ khẩn cấp để khỏi đổ vỡ thì các hãng sản xuất xe hơi cũng phát tín hiệu cầu cứu khẩn cấp. Như vậy, có thể khẳng định khủng hoảng tài chính là điểm xuất phát đầu tiên của hệ thống kinh tế, kế đến là các ngành công nghiệp như sản xuất ôtô, vật liệu xây dựng…và lan sang thương mại, đầu tư, dịch vụ…
Câu hỏi đặt ra nguyên nhân thật sự của khủng hoảng tài chính 2008 là gì? Có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân là:
(1) do tín dụng phát triển quá nóng dẫn đến hiện tượng cho vay dưới chuẩn trong lĩnh vực bất động sản;
(2) Do vốn hóa nền kinh tế;
(3) Do khủng hoảng niềm tin… tất cả những nguyên nhân đó không mang tính bản chất mà chỉ là những lời bào chữa hoặc hình thức bên ngoài của nguyên nhân sâu xa khác.
Vấn đề đặt ra tại sao sụp đổ nhanh chóng các ngân hàng và công ty bảo hiểm (chỉ riêng ở Mỹ trung bình mỗi tháng 10 ngân hàng và công ty bảo hiểm, chưa kể số nhận cứu trợ từ Chính phủ), sự sụp đổ nhanh chóng làm cho người ta phải nghĩ đến dường như các tổ chức tài chính này đã mất khả năng thanh toán từ lâu khi khó khăn kinh tế toàn cầu xuất hiện chỉ là giọt nước tràn ly và đồng loạt đợi phá sản.
Lưu ý rằng ngân hàng và công ty bảo hiểm không có cơ sở để thua lỗ đến nỗi phá sản chóng vánh, vì các lý do:
(1) lãi suất cho vay luôn lớn hơn lãi suất đi vay cho mọi hoàn cảnh;
(2) các dịch vụ tài chính đa dạng luôn tạo ra giá trị gia tăng lớn; hai khoản này đủ bù đắp các chi phí hoạt động và đảm bảo lợi nhuận;
(3) nghiệp vụ thẩm định thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức bảo hiểm luôn đạt ngưỡng an toàn cao vì những qui định chặt chẽ và trình độ nghiệp vụ hoàn hảo khó sai sót;
(4) Kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm trên khắp thị trường khó có thể sai sót và chịu tổn thất rủi ro mang tính hệ thống như thế.
Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Hãy điểm lại vụ Bernard Madoff [Lừa đảo 50 tỉ USD làm náo loạn các thị trường chứng khoán trên thế giới năm 2008], Richard Fuld - Chủ tịch kiêm tổng giám đốc ngân hàng Lehman Brothers (ngân hàng có bề dày hoạt động trên 100 năm), trong 5 năm điều hàng tiền thưởng và lương khoảng 350 triệu USD, Dubai World [Tập đoàn Dubai World của Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tuyên bố xin khất khoản nợ 59 tỉ USD vào cuối tháng 11 năm 2009 làm thị trường chứng khoán Châu Á chao đảo) mới đây là Goldman Sachs [Ngân hàng đầu tư có tiếng ở Phố Wall, ngày 16/4/2010 bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) khởi kiện về tội lừa đảo khách hàng]… Hàng loạt phát hiện liên quan đến các khoản lương thưởng cho các lãnh đạo cao cấp các tập đoàn tài chính, ngân hàng bất chấp hiệu quả hoạt động như thế nào, thậm chí các tập đoàn tài chính, ngân hàng nhận các khoản cứu trợ của Chính phủ để khỏi phá sản. Điều này gây phẫn nộ giới công luận, truyền thông, dân chúng, lãnh đạo các nước, kể cả các nền kinh tế thị trường tự do lớn nhất thế giới. Một số Chính phủ phải trực tiếp can thiệp để chế tài các khoản khen thưởng vô lý, sự can thiệp này không có tiền lệ trong lịch sử kinh tế thị trường [Chính phủ Mỹ trực tiếp can thiệp chế tài các tổ chức tài chính, ngân hàng đã nhận tiền cứu trợ của chính phủ không được thưởng quá 10% tổng quỹ khen thưởng dự kiến] vì nó vi phạm nguyên tắc tự chủ, tự do hoạt động của doanh nghiệp.
Những gì đã và đang diễn ra liên quan đến lương thưởng khổng lồ cho giới lãnh đạo tài chính, ngân hàng dẫn đến sụp đổ hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính là bằng chứng đủ để kết luận một sự thật đó là tham nhũng tài chính toàn cầu đang tồn tại hiển nhiên, phù hợp với tất cả nguyên tắc kinh tế thị trường tự do được pháp lý hóa dưới các qui định của các tổ chức định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, WTO...
2. Nguyên nhân và cơ chế thực hiện tham nhũng tài chính
◘ Nguyên nhân tham nhũng
Nguyên nhân tồn tại hiển nhiên tham nhũng tài chính toàn cầu là nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa theo tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith: do cách nhìn nhận về kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như một hệ thống kinh tế làm cho mọi người đều giàu lên. Ông là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc có cạnh tranh nhiều hơn và lập luận ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh. Điều này đòi hỏi cả việc Nhà nước giảm bớt sự can thiệp vào nền kinh tế. Cái đặc điểm này trở thành chân lý cho mô hình kinh tế thị trường truyền thống theo kiểu Mỹ, Tây – Nam Âu. Sự ca ngợi lợi ích cá nhân khi hoạt động kinh tế của con người đã mang lại sự giàu có cho các nhà tư bản và vô hình trung mang lại lợi ích cộng đồng mặc dù ngoài dự định ban đầu dưới sự dẫn đắt của bàn tay vô hình. Nhận thức đó vượt thời đại và trở thành tư tưởng chủ đạo cổ vũ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thúc đẩy quá trình phát triển nhanh bất ngờ của chủ nghĩa tư bản giai đoạn tự do cạnh tranh. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của một phương thức sản xuất mới, tư tưởng mới. Tư tưởng này gặp sự trùng hợp ngẫu nhiên của thực tiễn [Thực tiễn của thời kỳ cạnh tranh tự do là các chủ thể kinh tế qui mô nhỏ, mỗi chủ thể không thể quyết định sản lượng và giá cả vì thế chủ yếu quyền lực kinh tế là của các quy luật khách quan được sinh ra chính tự do cạnh tranh] đã cộng hưởng cho sự phát triển nhanh chóng một cấu trúc kinh tế - xã hội mới kinh tế thị trường tư bản với cơ chế thị trường tự điều chỉnh bởi các quy luật kinh tế khách quan. Do đó, mọi hoạt động kinh tế phải trên cơ sở tự do cạnh tranh, Nhà nước không nên can thiệp.
Đặc điểm tư tưởng và phương pháp luận của Adam Smith tiếp tục được ủng hộ bởi trường phái Tân cổ điển, đặc biệt lý thuyết cân bằng tổng quát của Leon Waras; chủ nghĩa tự do mới và trở thành nguyên tắc pháp lý của các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, WTO…
Tuy nhiên, Adam Smith sẽ phải suy nghĩ khác nếu chứng kiến giai đoạn độc quyền của CNTB, sự khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ đầu thế kỷ XIX đến nay và đặc biệt sự tư lợi của các nhà điều hành các tập toàn tài chính đã dẫn đến tình trạng tham nhũng tài chính khiến sự đổ vỡ chóng vánh không thể tưởng tượng được của khủng hoảng tài chính 2008. Cái tư lợi của nhân tố con người kinh tế của Adam Smith đã biến thể ở chỗ thay vì từ lợi ích riêng mang lại lợi ích chung như kịch bản mà Adam Smith đã tin như thế nhưng hiện tại chỉ còn là lợi ích riêng trơ trẽn và ích kỷ của cá nhân bất chấp thiệt hại cộng đồng - nạn tham nhũng tài chính toàn cầu và tình trạng không kiểm soát nổi trong các giao dịch tài chính là một thách đố lớn đe dọa đến an ninh kinh tế của thế kỷ XXI. Adam Smith không hình dung nổi kinh tế thị trường phát triển quá mức đến nỗi tất cả những gì đã được xem là điều kiện hay nguyên tắc của nó trở thành những biến tướng kỳ lạ.
Lợi ích cá nhân được thực hiện trên cơ sở bào mòn lợi ích chung, lợi ích cá nhân được tin là đại diện cho hệ thống kinh tế của hàng triệu người trên thế giới và khi lợi ích chung bị bào mòn, đục khoét thì lại tiếp tục dùng lợi ích chung hỗ trợ cho lợi ích tư ích kỷ. Bằng chứng là hàng tỷ USD mà các Chính phủ đã chi ra mua lại các khoản nợ xấu hoặc cổ phần cho các tổ chức tài chính, ngân hàng sắp phá sản.
Chính phủ Mỹ chi ra gần 800 tỉ USD, Các nước Châu Âu 1000 tỉ USD, lần lượt các nước khác chi ra hàng trăm tỉ USD như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore …tuy nhiên, liệu các số tiền khổng lồ này có giải quyết được khủng hoảng hay không? Có thể ngăn chặn suy thoái nhưng hết tiền lại khủng hoảng tiếp vì giống trạng thái xe hết xăng, đổ xăng chạy tiếp quãng đường đến lúc cạn xăng lại dừng. Đó là lý do giải thích tại sao đối với các nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới hiện nay đang trong trạng thái phập phồng, không rõ ràng về tăng trưởng kinh tế.
Chính vì lẽ đó, Dominique Strauss-Kahn [Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF kêu gọi các chính phủ tiếp tục các chương trình hỗ trợ kinh tế bởi sự phục hồi hiện vẫn còn mong manh] cho rằng cần phải suy nghĩ lại chính bản thân mô hình tăng trưởng. Theo IMF, cuộc khủng hoảng tài chính mới chỉ được chế ngự phần nào nó chỉ đang lẩn trốn và sẽ trở lại vào quý đầu năm 2010. Nên nhớ rằng Tiền là thứ rượu kích thích nền kinh tế nhưng nhiều lúc chén rượu không đưa được lên môi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét