Ngày Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Dấu ấn 100 ngày hoạt động của Chính phủ mới
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Trong khi nền KT đang khủng hoảng thì vnexpress tổng kết:
Dấu ấn 100 ngày hoạt động của Chính phủ mới
Thủ tướng tuyên thệ nhậm chức với cam kết "làm công bộc của dân", nhiều tân bộ trưởng đã có hành động quyết liệt, cá tính. Sau 100 ngày đầu hoạt động, Chính phủ khóa mới đã để lại nhiều dấu ấn.
> Phát ngôn đáng nhớ của các thành viên Chính phủ
> 'Nhiều bộ trưởng đã dám cam kết'
> 5 thách thức đặt ra với Chính phủ mới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát vùng lũ ở tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Gia Bảo. |
Sau khi nhậm chức, Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ đã bắt tay ngay vào các vấn đề cấp bách như mô hình tăng trưởng, cấu trúc kinh tế, các vấn nạn xã hội. Chính phủ cũng nhận thức rõ hơn về thách thức phải vượt qua để giải quyết bài toán tăng trưởng đi đôi với ổn định vĩ mô, phát triển bền vững.
"Đấy là những dấu hiệu tích cực, cho thấy quyết tâm mạnh mẽ, sự xông xáo và tinh thần trách nhiệm của bộ máy mới", chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch nói.
3 tháng qua, chưa một quyết sách hoàn toàn mới nào được đưa ra. Những việc Chính phủ đang làm chỉ là tiếp nối chủ trương từ nhiệm kỳ trước, như thực hiện Nghị quyết 11 về ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, hoàn thiện kế hoạch 5 năm đến 2015, tiệm cận gần hơn với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế...
Tuy nhiên Chính phủ đang thực hiện các trọng trách cũ một cách liên tục, nhất quán với quyết tâm mạnh mẽ hơn, thông điệp rõ ràng hơn.
Đề án tái cấu trúc nền kinh tế lần được yêu cầu xây dựng từ hơn hai năm trước nhưng nay mới bắt đầu hình thành rõ nét hơn. Ngay sau khi được Quốc hội bầu tiếp tục giữ cương vị đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định đây là nhiệm vụ trọng tâm 5 năm tới. Quyết tâm này một lần nữa được thể hiện rõ hơn trong kế hoạch Chính phủ trình Quốc hội, với 3 mũi nhọn tái cơ cấu đầu tư, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và cải tổ hệ thống ngân hàng tài chính.
Từng tham gia bộ máy Chính phủ suốt 2 nhiệm kỳ, giờ lại ở vị trí Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm tỏ ra tâm đắc khi Chính phủ tìm ra đúng bệnh và quyết tâm xây dựng phác đồ điều trị.
"Vẫn là những tồn tại đó, nhưng trước đây chúng ta chỉ bàn nhiều thì nay chúng ta làm nhiều hơn, quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, và đi vào những địa chỉ cụ thể hơn, với định hướng rõ ràng hơn", ông Kiêm nhận định.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2011 tại kỳ họp Quốc hội thứ hai đang diễn ra, tròn 3 tháng sau ngày nhận nhiệm vụ, Chính phủ thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình khi một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chưa đạt yêu cầu.
"Tôi rất tin tưởng, một khi đã nhận ra những yếu kém trong quản lý và điều hành vĩ mô của mình, Chính phủ sẽ có những thông điệp cụ thể, rõ ràng hơn trong điều hành thời gian tới", chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân nói.
Trên thực tế lạm phát đang tăng chậm lại, thâm hụt thương mại co hẹp đáng kể, lãi suất giảm dần và đà tăng trưởng phục hồi tốt hơn.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ đã có hàng loạt chuyến công du tại Nhật Bản, châu Âu..., nhiều thỏa thuận quan trọng được ký kết. Sau cuộc hội đàm tại Hà Nội giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel, Việt Nam - Đức đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược. Đức đang là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam.
Dưới góc nhìn của nhà sử học, đại biểu Dương Trung Quốc cũng đánh giá cao việc ứng xử ngoại giao của Chính phủ trong vấn đề biển Đông. Theo ông, trong bối cảnh phức tạp, hành động của Chính phủ là thích hợp, tạo sức mạnh tổng hợp. Việt Nam đang hướng tới đa phương hóa, khai thác nhiều mối quan hệ tạo ra cân bằng, từng bước vượt qua khó khăn.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, sự năng động, quyết đoán, dám thể hiện cá tính một cách có trách nhiệm của đội ngũ nhân sự mới là dấu ấn đặc biệt trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Chính phủ. Hai phần ba thành viên Chính phủ là những người lần đầu tham gia bộ máy điều hành.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải - ông Đinh La Thăng sớm gây ấn tượng với tuyên bố ngày nhậm chức: "Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền". Ông bắt đầu công việc mới bằng cách đi ngay vào 2 lĩnh vực khó khăn nhất là chậm trễ tiến độ xây dựng và ùn tắc giao thông. Hàng loạt đề xuất, giải pháp đã được đề ra, không phải điều nào cũng được tán đồng, song cái cách ông đặt vấn đề và phát thông điệp đã khiến mọi lực lượng, thành phần trong xã hội vào cuộc.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ khiến nhiều người dân phấn khởi khi chọn quản lý giá các mặt hàng thiết yếu là công việc đầu tiên cần xử lý. Bằng kinh nghiệm của người làm kiểm toán cả chục năm, ông bắt tay làm rõ lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu dù gặp phải không ít phản ứng nhiều phía.
"Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước", ông Huệ thẳng thắn tỏ thái độ trong cuộc họp đầy kịch tính của liên bộ Công Thương - Tài chính với doanh nghiệp tháng 9.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình kín tiếng hơn, song những lần xuất hiện hiếm hoi của ông đều gây chú ý, đặc biệt với 2 tuyên bố giảm lãi suất cho vay về 17-19% và giữ tỷ giá tăng không quá 1%. Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Ngân hàng nhà nước tập trung giải quyết bất ổn trên thị trường vàng, ngoại tệ, dứt khoát đưa lãi suất huy động về đúng trần quy định, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các ngân hàng. Các giải pháp ông triển khai không mới so với người tiền nhiệm và mang nặng tính hành chính, song được đánh giá là quyết liệt và cần thiết trong bối cảnh thị trường nhiều bất ổn.
|
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhậm chức khi cả ngành đang lình xình với câu chuyện bằng cấp của một vị thứ trưởng. Không tuyên bố ồn ào, không hứa hẹn, nhưng bà thể hiện vai trò qua các chiến dịch không phong bì trong bệnh viện, bảo hiểm y tế.
Là người trẻ nhất trong số các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng -Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng sớm thể hiện quyết tâm minh bạch của Chính phủ bằng các thông điệp chính thức qua các buổi họp báo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội hằng tháng. Trong bối cảnh Chính phủ và các cơ quan chưa biết cách "PR" cho hoạt động của mình, Bộ trưởng Đam đang nỗ lực tạo cầu nối tốt hơn với công chúng.
"Trong lúc khó khăn với nhiều vấn đề trì trệ tồn tại dai dẳng, sự xuất hiện của các bộ trưởng với tư tưởng mới, cách thức chỉ đạo mới bước đầu đã tạo lòng tin vào một đội ngũ điều hành năng động và quyết đoán", ông Cao Sĩ Kiêm nói.
Tuyên bố, cam kết và việc làm của các tân bộ trưởng còn chờ thời gian kiểm nghiệm. Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh sự năng động của các vị lãnh đạo này đã phần nào thay đổi lối suy nghĩ "kiệm lời" của nhiều thành viên Chính phủ tiền nhiệm.
"Im lặng có nghĩa là người ta không biết ông đang làm gì. Và khi ông im lặng sẽ tạo môi trường cho các tin đồn. Điều người dân mong muốn là Chính phủ biết làm thật nhưng cũng biết nói để dân hiểu việc làm của mình", ông Ánh nói.
Sau 100 ngày đầu tiên, 1.725 ngày tiếp theo của nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII vẫn còn vô vàn thách thức. Tệ nạn xã hội đang gia tăng, đạo đức xuống cấp, ách tăng giao thông chưa được giải quyết, kỷ cương, kỷ luật thực hiện chưa nghiêm. Lạm phát, nhập siêu hay bội chi ngân sách bước đầu được kiểm soát, nhưng nó chỉ là những biểu hiện nhất thời của căn bệnh kinh niên đó là cấu trúc kinh tế bất hợp lý, mô hình tăng trưởng quá dựa vào đầu tư.
Nguyên thống đốc Cao Sĩ Kiêm thì cảnh báo Chính phủ còn phải đối mặt với những rào cản, những cánh cửa vô hình nhưng có sức mạnh rất lớn như tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ địa phương hay căn bệnh thành tích. Vì vậy, sau những ấn tượng tích cực ban đầu, Chính phủ cần nhanh chóng cụ thể hóa chủ trương, đường lối mới thành các giải pháp và lên lộ trình triển khai cho từng vấn đề, từng lĩnh vực. Kèm theo đó phải là các chương trình hành động, điều hành quyết liệt, minh bạch, có kỷ cương và động viên kịp thời.
Điều ông Kiêm lo ngại hơn cả là nguy cơ "nói nhiều hơn làm" có thể tái diễn. Một số bộ trưởng, theo ông Kiêm cần độ chín và đằm hơn. Các biện pháp hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cần sớm rút dần, nếu không cái lợi ban đầu có thể thành cái hại trong dài hạn.
"Trước mắt chúng ta cần động viên, bởi những gì Chính phủ thể hiện 100 ngày qua là đáng hoan nghênh. Con đường phía trước còn dài. Dân và nền kinh tế căn cứ vào kết quả, vào việc làm và đóng góp chứ không chỉ vào lời nói.", nguyên thống đốc bày tỏ.
* Nhân sự Chính phủ khóa XIII |
VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét