Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Goldman Sachs theo chân MF Global?

Ngày Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Goldman Sachs theo chân MF Global?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Goldman Sachs theo chân MF Global?

 
Những gì diễn ra với MF Global có thể xảy ra Goldman Sachs.

Goldman Sachs (GS), Morgan Stanley (MS), Jefferies & Co. (JEF) và Barclays (BCS) đều có thể chung số phận với công ty môi giới chứng khoán MF Global vừa phá sản, theo những thông điệp phát đi từ nhà kinh tế nhiều ảnh hưởng Nouriel Roubini, thuộc New York University. Ông Roubini là một trong số ít người dự báo đúng về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Dự báo của Roubini

“Những gì diễn ra với MF Global có thể xảy ra cho Jefferies, Barclays, Goldman Sachs và Morgan Stanley” - TS. Roubini viết trên mạng xã hội twitter hồi tuần trước. MF Global nộp đơn phá sản trước đó 1 tuần, chỉ vài ngày sau bị hạ tín nhiệm do công ty tiết lộ đã đầu tư hơn 6 tỷ USD trong các tài sản nợ nhiều rủi ro ở châu Âu.

Dù điều đó không khiến giá trị của công ty sụt giảm mạnh, nhưng nó châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng niềm tin, khiến cổ phiếu của công ty lao dốc 66% chỉ trong 4 ngày, dẫn đến việc phải nộp đơn xin phá sản.

Morgan Stanley và Goldman Sachs, cùng với những nhà môi giới chứng khoán lớn khác như Lehman Brothers, Merrill Lynch và Bear Stearns đều chứng kiến cổ phiếu của họ rớt giá chóng mặt năm 2008, châm ngòi cho cơn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh kế toàn cầu. Dù kể từ đó Morgan Stanley và Goldman đã chuyển đổi thành công ty chủ quản ngân hàng và cố cải thiện bản cân đối tài chính, Roubini cho rằng các nỗ lực đó vẫn chưa đủ.

“Các công ty môi giới chứng khoán vẫn đầu cơ không kém gì trước đây và có khả năng sai lầm lớn, vì vậy có thể dẫn đến thua lỗ khổng lồ” - Roubini viết. Roubini cũng bày tỏ lo lắng đối với sự mong manh của hệ thống ngân hàng, một quan điểm trái ngược với nhiều nhà phân tích cho rằng các định chế tài chính lớn đã làm rất tốt việc cân bằng lại bản kết toán của họ theo sau cơn bão Lehman năm 2008.

Theo Roubini, vấn đề là việc cấp vốn ngắn hạn. Hàng ngày các công ty lớn vay mượn hàng tỷ USD thông qua các khoản vay ngắn hạn và dùng nó để đặt cược dài hạn vào các loại tài sản nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận cao.

Vì hầu hết ngân hàng đầu tư phụ thuộc vào các hợp đồng mua lại qua đêm (repo) và việc cấp vốn ngắn hạn để duy trì các tài sản đầu cơ dài hạn, nên rủi ro cực lớn. Dưới nhiều góc độ, sự sụp đổ của MF Global gợi nhớ lại vụ phá sản của Lehman Brothers.

MF Global sụp đổ nhanh chóng vì các nhà cho vay ngắn hạn gần như chỉ cần 1 đêm để quyết định không đem tiền cho MF vay. Jefferies cũng đối mặt với tình huống tương tự hồi tuần trước.

Cả 2 trường hợp cho thấy hình thức cấp vốn ngắn hạn cho các công ty chứng khoán nên chấm dứt vì quá nhiều rủi ro.

Rủi ro từ repo

Theo nhà phân tích William D. Cohan, những gì hủy hoại Bear, Lehman, Merrill, MF Global và suýt xô ngã Jefferies, Goldman Sachs Group Inc. và Morgan Stanley năm 2008, cho thấy việc các công ty quá phụ thuộc vào cấp vốn ngắn hạn đã bị sụp đổ hoàn toàn và nên bị cấm. Bởi lẽ việc cấp vốn ngắn hạn hàng đêm này sẽ gặp rủi ro nếu các nhà cho vay ngưng hợp tác với các công ty chứng khoán.

Không có sự ủng hộ của các nhà cho vay này, các công ty chứng khoán khó lòng trụ được. Chẳng hạn, Bear Stearns vay khoảng 70 tỷ USD trên thị trường repo để đầu tư các loại tài sản dài hạn. Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, giới đầu tư hồ hởi cho các công ty như Bear Stearns vay vì điều đó mang lại lợi suất cao hơn nhiều so với việc mua trái phiếu chính phủ.

Tuy nhiên, khi nhận ra nếu không có 70 tỷ USD repo, Bear Stearns sẽ không thể duy trì (dù có trong tay 18 tỷ USD tiền mặt), các nhà đầu tư đua nhau rút vốn. “Việc MF Global phá sản có thể coi là “án tử hình” cho hoạt động huy động vốn ngắn hạn mà nhiều đại gia Phố Wall đang ưa chuộng” - Cohan nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét