Ngày Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết BIỂN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Biển Đông dưới góc nhìn của Trung Quốc:
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
BIỂN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 27/2/2012
TTXVN (Bắc Kinh 23/2)
Mạng Tân Hoa dưới sự chủ quản của Tân Hoa xã lưu hành bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội, hiện là nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu vấn đề quốc tế của Tân Hoa xã, về những vấn đề liên quan đến tình hình tranh chấp ở Biển Đông hiện đang được các giới quan tâm rộng rãi như: tranh chấp đã phát sinh thế nào, chính sách, chủ trương của Trung Quốc và triển vọng quan hệ Trung Quốc-ASEAN cũng như quan hệ Trung Quốc-Việt Nam liên quan tình hình Biển Đông tới đây ra sao. Dưới đây là nội dung bài viết:
I -Tranh chấp Nam Hải và “vấn đề Nam Hải”
Theo định nghĩa của Cục thủy văn quốc tế, Nam Hải (Biển Đông) là vùng biển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, biên giới phía Nam ở vị trí 3 độ vĩ tuyến Nam, giữa Nam Xumatra và Kalimantan, phía Bắc và Đông Bắc đến Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Đài Loan và Eo biển Đài Loan, biên giới phía Đông đến quần đảo Philíppin, phía Tây Nam đến” Việt Nam và bán đảo Mã Lai, thông qua Eo biển Bashi, biển Sulu và Eo biển Malắcca nối liền với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hầu như cả Nam Hải bị vây quanh bởi đại lục, bán đảo và các đảo, diện tích hơn 3,5 triệu km2, bằng khoảng ba lần tổng diện tích của Bột Hải, Hoàng Hai và Đông Hải (Biên Hoa Đông). Xung quanh Nam Hải có 9 quốc gia, gồm Trung Quốc (cả Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xinhgapo, Inđônêxia, Brunây và Philíppin.
Trong vùng biển nói trên có hai vịnh là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung giữa Trung Quốc và Việt Nam, không liên quan đến nước khác. Năm 2000 Chính phủ-hai nước Trung-Việt đã ký Hiệp định phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ. Các nước xung quanh Vịnh Thái Lan có Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Malaixia. Việc giải quyết vấn đề quyền lợi về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Thái Lan đã có rất nhiều tiến triển, giữa Việt Nam và Campuchia, giữa Malaixia và Thái Lan, giữa Malaixia và Việt Nam đã ký các hiệp định song phương nhưng giữa Campuchia và Thái Lan còn chưa ký được hiệp định, vấn đề Nam Hải như mọi người thường nói không bao gồm Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.
Tranh chấp Nam Hải tập trung ở vùng biển quần đảo Nam Sa (quốc tế thường gọi là Spratly, Việt Nam gọi là Trường Sa), liên quan đến Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) và 5 nước (Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia và Brunây), dân gian thường gọi là “6 nước 7 bên”. Sáu nước Đông Nam Á khác gồm Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma và Timo Leste không trực tiếp liên quan đến tranh chấp Nam Hải.
Nói một cách khái quát, tranh chấp Nam Hải chủ yếu liên quan đến hai phương diện: Một là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở các đảo, hai là phân định vùng đặc quyền kinh tế. Đây là tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển phức tạp nhất trên thế giới, không chỉ liên quan đến nhiều nước ven bờ Nam Hải, mà còn ở vào khu vực đường biển quốc tế quan trọng, liên quan đến lợi ích chiến lược của rất nhiều nước Đông Á và thế giới Tranh chấp lợi ích lớn phức tạp đan xen lẫn nhau đã làm cho khó khăn trong giải quyết Vấn đề tranh chấp Nam Hải tăng lên.
Ngoài vùng biển quần đảo Nam Sa, giữa Trung Quốc và Việt Nam vấn còn bất đồng và tranh chấp trong vấn đe phân định biên giới ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Giữa Trung Quốc và Philíppin cũng tồn tại tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển ở khu vực Trung Bộ Nam Sa.
Một số năm gần đây, “vấn đề Nam Hải” đã trở thành một từ nóng không những được đề cập đến trong báo chí các nước trên thế giới mà còn được đề cập trên các diễn đàn ngoại giao đa phương của khu vực và quốc tế hiện nay. Vậy cuối cùng, “vấn đề Nam Hải” là gì? Dường như cách gọi này đa trở thành một từ đồng nghĩa với tranh chấp chủ quyền các đảo và tranh chấp lợi ích biển giữa Trung Quốc với các nước Việt Nam Philíppin Malaixia… Đó thực sự là một cách hiểu nhầm. Trên thực tế, vùng biển rộng hơn 3,5 triệu km nói trên liên quan đến nhiều nước ven biển, vị trí địa lý của vùng biển này nằm trên đường giao thông vận tải biển quan trọng của quốc tế, hơn nữa liên quan đến lợi ích chiến lược và lợi ích kinh tế quan trọng của các nước lớn trên thế giới. Những vấn đề thuộc khu vực Nam Hải thì rất nhiều, đa dạng và gồm nhiều phương diện.
Sẽ là phiến diện và thiếu chuẩn xác nếu gọi chung chung tranh chấp giữa các nước xung quanh về chủ quyền và lợi ích biển là “vấn đề Nam Hải”. Trung Quốc phản đối “quốc tế hóa vấn đề Nam Hải” là phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền các bãi, đảo và lợi ích biển ở Nam Hải vì quốc tế hóa không những không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề mà sẽ càng làm cho tranh cãi gay gắt hơn, khiến thế lực bên ngoài xen vào tranh chấp sẽ mở rộng hơn và phức tạp hơn, gây tổn hại đến lợi ích to lớn của mỗi nước liên quan và lợi ích chung của cả khu vực. Nói cho chuẩn xác thì khu vực Nam Hải đứng trước hai vấn đề lớn về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Trong lĩnh vực an ninh truyền thống, Chiến tranh thế giới thứ Hai và nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, trong đó bao gồm cuộc Chiến tranh Việt Nam xảy ra từ mấy chục năm nay, đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan nhiều đến Nam Hải, và cũng đều liên quan nhiều đến cục diện chiến lược quân sự, kinh tế của các nước lớn hiện nay và trong tương lai. Trong khu vực Nam Hải hiện nay không hề có sự đe dọa trực tiếp hay hiện thực trong lĩnh vực an ninh truyền thống đối với Trung Quốc, nhiều nhất chỉ có thể nói là có thể có mối đe dọa tiềm tàng.
Trên trường quốc tế có người lợi dụng một số va chạm, tranh chấp ở Nam Hải, rắp tâm hướng mâu thuẫn vào Trung Quốc, tô vẽ, thổi phồng “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Cách nói vu vơ thiếu căn cứ như trên đã không đánh lừa được ai. Quốc sách và chiến lược của Trung Quốc là không xưng bá, trước sau cùng với các nước láng giềng thi hành chính sách láng giềng thân thiện, cùng có lợi, cùng thắng và cùng phát triển. Bản thân Trung Quốc không mưu cầu bá quyền, cũng không tranh bá với nước khác, hay tìm kiếm một hình thức “bá quyền chung” nào đó với nước khác. Lịch sử và hiện thực chứng minh rằng Trung Quốc không phải là “mối đe dọa” an ninh truyền thống với các nước xung quanh, mà là cơ hội hợp tác cùng có lợi.
Trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, Nam Hải và khu vực xung quanh vừa tồn tại lợi ích chung, cũng vừa đứng trước thách thức chung của các nước. “Các nước” ở đây không những bao gồm các nước ven biển, mà bao gồm cả các nước khác ngoài khu vực. Có thể nói, hầu như tất cả mọi vấn đề trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống của thế giới, ở mức độ nào đó cũng đều liên quan tới Nam Hải.
Vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống của khu vực quả thực là vấn đề mang tính chất quốc tế. Vấn đề phức tạp như vậy đương nhiên đòi hỏi các nước trong khu vực và tất cả các nước có lợi ích liên quan trên thế giới cùng bàn bạc đối phó giải quyết căn cứ theo các vấn đề và tình huống cụ thể, trên cơ sở của phương châm tăng cường lòng tin, mở rộng điểm đồng và lợi ích chung, thu hẹp và giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn, bất đồng. Những lợi ích chung mà các nước trong khu vực Nam Hải và cộng đồng quốc tế quan tâm đòi hỏi các nước khu vực và cộng đồng quốc tế hợp tác cùng bảo vệ, giữ gìn.
II- Nguồn gốc và bối cảnh quốc tế của tranh chấp Nam Hải
Nguồn gốc tranh chấp chủ quyền các đảo ở Nam Hải có thể truy ngược lại thời gian giữa các thể chế của triều đình Mãn Thanh và Trung Hoa dân quốc. Trong thời gian đó Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu có xích mích ngoại giao về quyền quản lý một số đảo ở Nam Hải với nhà cầm quyền Pháp. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, ba nước Mỹ, Anh, Trung Quốc đã ra các văn kiện mang tính pháp lý quốc tế như “Tuyên ngôn Cairô” và “Thông cáo chung Pốtxđam”, tuyên bố tước đoạt những phần lãnh thổ do Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản xâm chiếm. Trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao chưa từng có. Năm 1946 Chính phủ Quốc Dân đảng lúc đó đã đưa tàu chiến tuần tra các đảo ở Nam Hải, đồng thời tiếp quản đảo Thái Bình là đảo lớn nhất trong quần đáo Nam Sa. Năm 1947, Vụ Phương vực thuộc Bộ Nội chính của Chính phủ Quốc Dân đảng đã vẽ một “đường đứt đoạn” hình chữ u trên “Bản đồ các đảo Nam Sa”, đồng thời đã công khai phát hành tấm bản đồ này.
Tranh chấp chủ quyền các đảo ở Nam Hải lần đầu tiên xuất hiện tại Hội nghị hòa bình kết thúc chiến tranh với Nhật Bản tại San Francisco năm 1951 gồm 51 nước tham gia. Mỹ và Anh tẩy chay các phái đoàn của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa vừa mới thành lập không lâu và Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới tham gia hội nghị, quay lưng lại với bản dự thảo “Hòa ước với Nhật Bản” do Liên Xô và Trung Quốc khởi thảo.
Hòa ước với Nhật Bản được Hội nghị hòa bình kết thúc chiến tranh ở San Francisco thông qua đã bóp méo, xuyên tạc tinh thần của các văn kiện pháp lý quốc tế như “Tuyên ngôn Cairô” tháng 11 năm 1943 và “Thông cáo chung Pốtxđam” tháng 7 năm 1945, đề xuất “Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi quyền lợi và đòi hỏi đối với dãy đảo Đài Loan, Bành Hồ, các quần đảo Nam Sa và Tây Sa” nhưng không có chữ nào nói đến vấn đề quy thuộc chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ nói trên.
Trong “Tuyên bố về dự thảo Hòa ước của Mỹ-Anh với Nhật Bản và về Hội nghị San Francisco” do Ngoại trưởng Chu Ân Lai thay mặt Chính phủ nước Trung Quốc mới trình bày ngày 15 tháng 8 năm 1951 chỉ rõ, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và Đông Sa “từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, trong thời gian Đế quốc Nhật phát động chiến tranh xâm lược tuy một thời bị thất thủ nhưng sau khi Nhật Bán đầu hàng đã được Chính phủ Trung Quốc lúc đó tiếp nhận”. Chủ quyền của nước CHND Trung Hoa đối với quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa, “dù dự thảo hòa ước đối với Nhật Bản do Mỹ-Anh soạn thảo có quy định hay không quy định, hoặc quy định như thế nào, cũng đều không bị ảnh hưởng”.
Cần phải chỉ rõ ràng quyền và lợi ích mà Chính phủ Trung Quốc chủ trương và bảo vệ ở Nam Hải là quyền-lợi ích trong phạm vi “đường đứt đoạn”. Những cách nói như “Nam Hải là nội hải của Trung Quốc”, “Nam Hải thuộc về Trung Quốc” v.v. trên thực tế là cách nói rất sai trái, hết sức tai hại. Rơi vào vòng nhầm lẫn này sẽ dẫn đến hiểu lầm và phán đoán nhầm rất nhiều vấn đề, dẫn đến rất nhiều rắc rối và phiền phức.
Cần phải nhìn lại lịch sử về đoạn đánh dấu này, đọc kỹ bản tuyên bố đầu tiên của Chính phủ nước Trung Quốc mới về chủ quyền hai quần đáo ớ Nam Hải mới có thể hiếu rõ được lý do thực sự và bối cảnh chiến lược quốc tế liên quan đến tranh chấp Nam Hải. Hội nghị hòa bình San Francisco đã gieo mầm họa về “hai nước Trung Quốc” và tranh chấp Nam Hải, đồng thời cũng khơi mào cho việc “quốc tế hóa” tranh chấp các đảo ở Nam Hải sau này. Lịch sử chứng minh rằng kẻ gây ra mầm họa thực sự cho tranh chấp Nam Hải là các nước lớn phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp. Xét từ góc độ lịch sử thì thời gian, bối cảnh và tính chất nảy sinh vấn đề Đài Loan và tranh chấp chủ quyền các bãi, đảo ở Nam Hải là dường như giống nhau. Có thể nói, vấn đề này chính là di sản từ giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Lạnh.
“Chiến tranh Lạnh” đã kết thúc hơn 20 năm. Thời đại ngày nay đòi hỏi các nước và cộng đồng quốc tế từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh và đối đầu liên minh, thông qua hợp tác đa phương để giữ gìn an ninh chung, hiệp lực ngăn chặn xung đột và chiến tranh. Chiến tranh và đối đầu sẽ chỉ dẫn đến vòng tuần hoàn ác tính lấy bạo lực thay thế bạo lực, đối thoại và đàm phán là con đường hữu hiệu và đáng tin cậy duy nhất để giải quyết tranh chấp. Phải lấy hợp tác để mưu cầu hòa bình, đảm bảo an ninh, thúc đấy hài hòa, phản đối tùy tiện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa nhau bằng vũ lực. Đó là quan điểm an ninh mà Chính phủ Trung Quốc chủ trương và thực hiện, cũng là nguyên tắc cơ bản để xử lý tranh chấp Nam Hải.
III – Hàng hải và vị trí chiến lược của đường giao thông trên biển ở Nam Hải
Vị trí chiến lược của Eo biển Malắcca thế nào mọi người đều đã biết. Tuyến đường giao thông trên biển ở Nam Hải là phần kéo dài trọng yếu của đường vận tải Eo biển Malắcca, trong đó vị trí chiến lược của tuyến đường vận tải này cũng quan trọng như vậy. Nam Hải và Eo biên Malắcca là một thể gắn liền, không thể tách rời nhau. Tất cả các loại tàu thuyền đi qua Eo biên Malắcca, bao gồm tàu thương mại và tàu quân sự hầu như đều phải đi qua Nam Hải. Vì thế, từ góc nhìn địa chiến lược có tên gọi là “đường giao thông Nam Hải – Eo biến Malắcca” dường như sẽ đúng hơn. Eo biến Malắcca và đường vận tải quốc tế ở Nam Hải có thể ví như “yết hầu – thực quản”.
Tuyến đường giao thông Nam Hải – Eo biển Malắcca là tuyến xung yểu chiến lược tiện lợi nhất từ Tây Thái Bình Dương đi vào Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong các tuyến vận tải biển quan trọng nhộn nhịp nhất thế giới, nối liền giữa Đông Nam Á với Nam Á, giữa châu Đại Dương, Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
về địa lý, đường giao thông quốc tế trên biển ở Nam Hải có vị trí chiến lược quan trọng. Chiến lược toàn cầu cửa Mỹ là phải kiểm soát 16 vị trí yết hầu trên biển. Mục tiêu chiến lược và lợi ích to lớn của nước Mỹ là gây ảnh hưởng và kiểm soát các tuyến vận tải trên biển nói trên, đảm bảo ưu thế của Mỹ trong các cuộc cạnh tranh quốc tế và xung đột quốc tế tiềm tàng. Với tư cách là mắt xích trung tâm nối liền hai khu vực chiến lược quan trọng là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Eo biến Malắcca được Mỹ xác định là một trong 16 yết hầu trên biển như vậy.
Nam Hải – Eo biển Malắcca là hướng đi tất yếu để các nước Đông Á đi đến Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Trong bối cảnh thời đại kinh tế toàn cầu hóa và kinh tế các nước Đông Á phát triển mạnh như Trung Quốc, vị trí của tuyến đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malắcca trong vận tải đường biển toàn cầu lại càng nổi bật hơn. Dù là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước ASEAN, hoặc là Ôxtrâylia, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, thậm chí là châu Âu, nước Mỹ đi nữa thì tuyến đường vận tải biển quốc tế này có thể được gọi là “tuyến đường sinh mệnh huyết mạch”.
Nói tóm lại, tuyển đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malắcca có giá trị chiến lược lớn về kinh tế và quân sự đối với cả Trung Quốc, các nước trong khu vực và nước lớn trên thế giới. Cùng với địa vị kinh tế của Trung Quốc và châu Á trong nền kinh tế toàn cầu không ngừng được nâng lên, mức độ liên quan lẫn nhau giữa Tây Thái Bình Dương – Nam Hải – Eo biển Malắcca, Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Xét từ tình hình hiện thực thì tầm quan trọng của Eo biển Malắcca đã vượt qua Kênh đào Xuyê, vai trò quan trọng của tuyến vận tải biến Nam Hải đã vượt qua Vùng Vịnh Pécxích. Trước khi khai thông tuyến vận tải biển ơ Bắc Cực, địa vị chiến lược về kinh tế và quân sự của tuyến đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malacca trong tương lai sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm đi.
Chính vì thế, tình hình Nam Hải hòa bình ổn định, giao thông quốc tế tự do và vận tải biển an toàn khiến cho các nước trong khu vực và các nước lớn trên thế giới hết sức quan tâm. Chính sách Nam Hải và hành động của nước lớn ngoài khu vực đương nhiên cũng khiến các nước khu vực vô cùng quan tâm.
Tự do hàng hải ở Nam Hải vốn đã là một trong những chính sách liên quan tới Nam Hải mà Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố từ lâu. Chính phủ Trung Quốc căn cứ theo luật quốc tế trước sau nỗ lực nhằm đảm bao tự do và an ninh hàng hải ở Nam Hải. Trên diễn đàn quốc tế, có một số người ngang nhiên nhào nặn đề tài về “tự do hàng hải, an ninh hàng hải”, như vậy là có dụng ý xấu. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á mới đây, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói: “Kinh tế Đông Á và Đông Nam Á phát triển đã cho thấy tự do và an ninh hàng hải ở Nam Hải không vì tranh chấp Nam Hải mà có bất cứ ảnh hưởng nào. Tự do hàng hải mà các nước được hưởng ở Nam Hải theo luật quốc tế đã được đảm bảo triệt để. Nam Hải là đường vận tải biển quan trọng của Trung Quốc, của các nước khác trong khu vực và các nước trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã có những đóng góp tích cực để bảo vệ an ninh hàng hải ở Nam Hải”.
Đảm bảo tự do hàng hải vừa là lợi ích to lớn của Trung Quốc, cũng vừa là lợi ích to lớn của các nước trong khu vực, nước lớn thế giới và của cộng đồng quốc tế. Nhận thức rõ điểm này không những có thể điều chỉnh lại những hiểu lầm, phán đoán nhầm của các nước hữu quan, loại bỏ cái gọi là “mối lo lắng” trên thế giới, mà còn có thể trở thành sân chơi quan trọng để Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải, thậm chí là cộng đồng quốc tế bắt tay hợp tác, bảo vệ lợi ích chung, có thể loại bỏ lý do để một số nước ngoài khu vực gây nên chuyện, phá tan mưu đồ của một số thế lực chính trị muốn lấy đó để gieo rắc, ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ASEAN.
IV – Biến biển tranh chấp thành biển hợp tác hòa bình, hữu nghị
Hòa bình và phát triển là hai chủ đề lớn của thời đại ngày nay. Hòa bình, phát triển, hợp tác là xu thế không thể ngăn cản trên thế giới. Hiện nay thế giới đa cực hóa, kinh tế toàn cầu hóa đang phát triển theo chiều sâu, cộng đồng quốc tế đang đứng trước ngày càng nhiều vấn đề lịch sử mới. Cùng vận dụng tốt cơ hội phát triển, cùng đối phó với các loại rủi ro đã trơ thành nguyện vọng của nhân dân các nước.
Dân tộc Trung Hoa yêu chuộng hòa bình. Nhân dân Trung Quốc trải qua giai đoạn đau buồn do chiến loạn và bần cùng từ sau thời kỳ cận đại đã cam nhận được sâu sắc giá trị quý báu của hòa bình và mong muốn cháy bòng phát triển. Nhân dân Trung Quốc tin tưởng sâu sắc rằng chỉ có hòa bình mới thực hiện được ước nguyện an cư lạc nghiệp của nhân dân, chỉ có phát triên mới thực hiện được mục tiêu người dân được ăn no mặc ấm. Tạo môi trường quốc tế hòa bình ổn định để phát triển đất nước, đó là nhiệm vụ trung tâm trong công tác đối ngoại của Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc tích cực đóng góp xứng đáng cho hòa bình và phát triển của thế giới, tuyệt đối không bành trướng chiên lược, không bao giờ tranh bá, không xưng bá, Trung Quốc trước sau vẫn là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình, ổn định thế giới và khu vực.
Bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng nhau phát triển, đó là tôn chỉ trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trung Quốc đề xướng và ra sức cùng với các nước trên thế giới đẩy mạnh xây dựng thế giới hài hòa trong môi trường hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh. Đó vừa là mục tiêu lâu dài, cũng vừa là nhiệm vụ thực tế.
Trung Quốc đề xướng quan điểm an ninh mới tin cậy lẫn nhau, hợp tác, bình đắng, cùng có lợi, tìm kiếm biện pháp thực hiện an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác Trung Quốc kiên trì sử dụng phương thức hòa bình chứ không phải chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế, cùng bảo vệ thế giới hòa bình ổn định; Chủ trương thông qua hiệp thương đối thoại để tăng cường lòng tin, giảm thiểu bất đồng, loại bỏ tranh chấp, tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực lẫn nhau.
Trung Quốc tích cực mở rộng hợp tác láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh, cùng đẩy mạnh xây dựng châu Á hài hòa. Trung Quốc chủ trương các nước trong khu vực tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tìm kiếm điểm đồng gác lại bất đồng, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để giải quyết .các mâu thuẫn và các vấn đề, bao gồm tranh chấp lãnh thổ và lợi ích biển, cùng bảo vệ khu vực hòa bình ổn định. Trung Quốc phát triển phồn vinh và thịnh trị lâu bền là cơ hội chứ không phải là mối đe dọa đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung Quốc luôn tuân thủ “tinh thần châu Á” về tự lực tự cường, mở hướng tiến thủ, cởi mở, bao dung, đồng tâm hiệp lực, mãi là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của các nước châu Á khác.
Có thể nói một cách mạnh dạn thẳng thắn rằng giữa Trung Quốc và nước láng giềng, xung quanh vẫn có tồn tại vấn đề do lịch sử để lại về phân định biên giới, chủ quyền các đảo và lợi ích biển, vấn đề biên giới của Trung Quốc với tuyệt đại đa số các nước láng giềng trên bộ đã được giải quyết. Tranh chấp trên biển vẫn còn đợi thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để tìm ra biện pháp giải quyết mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển không chỉ tồn tại giữa Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải, mà cả giữa các quốc gia liên quan khác, vấn đề phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ liên quan đến hai nước Trung Quốc – Việt Nam đã được giải quyết ổn thỏa, vấn đề phân định biên giới ở Vịnh Thái Lan liên quan đến bốn nước là Malaixia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đã được giải quyết về cơ bản nhưng chưa hoàn toàn. Ở phần phía Nam Nam Hải thậm chí là Eo biển Malắcca, giữa các nước hữu quan đều tồn tại nhiều tranh chấp nhưng chưa được giải quyết hoàn toàn mỹ mãn.
Trên thế giới ngày nay tồn tại rất nhiều tranh chấp chủ quyền các đảo và tranh chấp quyền lợi biển, theo con số thống kê tổng cộng có đến hàng trăm vụ. Ngoài Nam Hải, loại tranh chấp này cũng tương đối rõ ở khu vực Đông Bắc Á. Giữa Nhật Bản và Nga, giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đều có tranh chấp như vậy. Giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên cũng có.
Lập trường và chủ trương cơ bản của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải là nhất quán, rõ ràng, luôn cố gắng giữ gìn hòa bình ổn định, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị, giải quyết thỏa đáng tranh chấp và vướng mắc.
Mọi người hy vọng các bên đều xuất phát từ đại cục bảo vệ hòa bình ổn định khu vực, làm nhiều việc hơn để tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác, cố gắng làm cho Nam Hải trở thành biển của hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
V – Làm sâu sắc hơn lòng tin chính trị, phát triển hợp tác toàn diện
Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị, lam sâu sắc hơn lòng tin chính trị, giải quyết ổn thỏa bất đồng và mâu thuẫn từ tầm cao chiến lược và toàn cục, ra sức phát triển hợp tác toàn diện với các nước xung quanh, mưu cầu cùng thắng lợi, cùng có lợi và cùng phồn vinh.
Giữa Trung Quốc với các nước ASEAN núi liền núi, sông liền sông, Trung Quốc trước sau luôn coi các nước ASEAN là anh em tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt có thể tin cậy được, thành tâm thành ý phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị. Trung Quốc và các nước ASEAN nối vòng tay đồng hành, trải qua khó khăn, cùng chung hoạn nạn, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau, đã lần lượt vượt qua từng thách thức, thu được nhiều thành quả huy hoàng. Trong 20 năm qua, quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã có được bước phát triển toàn diện chưa từng có. Năm 1991 Trung Quốc đã cùng với ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại, thể hiện hai bên đi theo xu hướng thời đại, tìm kiếm tầm nhìn xa chiến lược và dũng khí hợp tác khu vực, đã mở đầu tiến trình lịch sử về quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, có ý nghĩa như một dấu mốc.
Trung Quốc là nước lớn ngoài khu vực đầu tiên tham gia “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn vinh với ASEAN. Trung Quốc kiên trì ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong hợp tác Đông Á, ủng hộ “Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân”.
Trung Quốc và ASEAN đã cùng thành lập Khu thương mại tự do lớn nhất giữa các nước đang phát triển.
Trung Quốc và ASEAN nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, không ngừng tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau. Các nước ASEAN thi hành chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc thống nhất hòa bình, quan tâm đến những mối lo ngại của Trung Quốc trong những vấn đề lớn có tính nguyên tắc liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc tôn trọng con đường phát triển và quan niệm giá trị mà các nước ASEAN lựa chọn một cách tự chủ, ủng hộ ASEAN xử lý tranh chấp theo phương thức của mình, phản đối thế lực bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của ASEAN.
Trong hợp tác, Trung Quốc và ASEAN đề xướng cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau cùng có lợi, thúc đẩy cùng phát triển. Năm 2011 kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – ASEAN đã vượt 350 tỉ USD, gấp hơn 40 lần so với năm 1991. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Trung Quốc đã thành tâm viện trợ và giúp đỡ các nước thành viên ASEAN phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh. Các nước thành viên ASEAN cũng tích cực ủng hộ Trung Quốc. Hai bên đã trao đổi kinh nghiệm, lấy mạnh bổ trợ yếu trong phương diện lãnh đạo và quản lý đất nước.
Đứng trước khó khăn Trung Quốc và ASEAN cùng chung vai sát cánh, nỗ lực biến thách thức thành cơ hội. Hai bên đã cùng kiểm soát cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á, thúc đẩy thành lập cơ chế hợp tác ASEAN-Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc; Cùng đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hiếm gặp, thành lập Khu thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN đúng kỳ hạn một cách toàn diện; Trong đối phó với các vụ thiên tai, dịch bệnh lớn, hai bên giúp đỡ lẫn nhau, tìm kiếm thành lập cơ chế cảnh báo, phòng ngừa, kiểm soát và cứu trợ một cách hữu hiệu.
Trung Quốc và ASEAN cố gắng chung sống hòa bình, láng giềng hữu nghị, tích cực xây dựng môi trường khu vực an ninh, hài hòa; Thông qua đối thoại và hiệp thương giải quyết tranh chấp và xử lý vấn đề do lịch sử để lại; Ra sức xây dựng khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân; Coi trọng tình hữu nghị truyền thống, truyền bá ý tưởng hữu nghị từ đời này sang đời khác.
Quan hệ Trung Quốc – ASEAN là thực tế nhất, rộng rãi nhất và có nhiều thành quả nhất. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đều là nước đang phát triển, luôn xác định phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh là nhiệm vụ bức thiết nhất và quan trọng nhất, đặt khả năng có đem lại lợi ích thực chất cho nhân dân bản quốc và khu vực bản địa được hay không lên vị trí hàng đầu. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gần gũi nhau về địa lý văn hóa, lịch sử, liên hệ và giao lưu mật thiết trên các phương diện, có điều kiện thuận lợi trời phú để mở rộng hợp trong rất nhiều lĩnh vực.
Ngày nay Trung Quốc và ASEAN là đối tác chiến lược ra sức cố gắng cho hòa bình và phồn vinh, mở rộng giao lưu hợp tác rộng rãi trong các lĩnh vực và ở mức độ cao chưa từng có từ trước đến nay, trở thành cộng đồng có vận mệnh chung, vui buồn vinh nhục có nhau, cùng có được thành tựu huy hoàng, có những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp cao cả là đem lại hạnh phúc nhiều hơn cho nhân dân khu vực, thúc đẩy hòa bình và phát triển, tạo ra ảnh hưởng tích cực sâu xa cho sự tiến bộ ở châu Á và cả thế giới.
VI – Giải quyết ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy cùng nhau phát triển
Tìm kiếm điểm đồng lớn, gác lại bất đồng nhỏ, xử lý ổn thỏa bất đồng lớn, hợp tác loại bỏ tranh chấp, là một chủ trương quan trọng của Trung Quốc. Lợi ích chung giữa Trung Quốc và ASEAN lớn hơn bất đồng rất nhiều. Phương hướng và mục tiêu đúng đắn cần phải là: Không ngừng làm to thêm chiếc bánh gạtô về lợi ích chung, để cho bất đồng ngày càng thu hẹp.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, Tổng công trình sư cải cách mở cửa của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói: “ ‘Một quốc gia, hai chế độ’ và biện pháp cùng khai thác giải quyết tranh chấp, đều là phương thức vì hòa bình chứ không dùng chiến tranh, đều gọi là chung sống hòa bình”. “Hiện nay rất nhiều bản đồ trên thế giới đều có thể chứng minh quân đảo Nam Sa là thuộc về Trung Quốc. Chúng ta thiên về vấn đề này, gác lại tranh chấp trước, không giải quyết vội. Làm như vậy là không để cho vấn đề này gây trở ngại cho quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với nước hữu quan phát triển tốt đẹp. Sau một số năm chúng ta ngồi lại, bình tĩnh thảo luận, thương lượng một phương thức mà các bên đều chấp nhận được. Liệu có thể xem xét áp dụng biện pháp cùng phát triển đối với những tranh chấp hữu quan? Mục tiêu của chúng ta là cùng phát triển, chúng ta có đầy đủ điều kiện để trở thành bạn thật tốt”. “Trong vấn đề về quần đảo Nam Sa, hoàn toàn không phải không tìm được một biện pháp giải quyết thiết thực khả thi, nhưng vấn đề này cuối cùng là một vấn đề phiền phức, cần thông qua hiệp thương để tìm ra được biện pháp có lợi cho hòa bình và hợp tác hữu nghị”.
Dưới sự chỉ dẫn của phương châm nói trên, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đã trải qua đủ mọi khảo nghiệm khó khăn trắc trở. Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đã đem lại hạnh-phúc cho nhân dân ở cả hai phía.
Tháng 11 năm 2011, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Trung Quốc lần thứ 14, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Trung Quốc không bao giờ mưu cầu bá quyền, phản đối bất cứ hành vi bá quyền nào, sẽ luôn thi hành chính sách ngoại giao ‘thân thiện với láng; giềng, làm bạn với láng giềng’, tuân thủ nghiêm khắc ‘Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á’. Tranh chấp tồn tại ở Nam Hải giữa các nước hữu quan trong khu vực là vấn đề tích tụ từ nhiều năm nay, cần phải do nước có chủ quyền liên quan trực tiếp giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán. Thế lực bên ngoài không nên mượn bất cứ lý do nào để can thiệp. Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký bản ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’, xác định sẽ đẩy mạnh hợp tác thiết thực, cố gắng để cuối cùng đạt được ‘Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’. Đó là ý nguyện chung của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Phía Trung Quốc nguyện sẵn sàng cùng với các nước ASEAN tích cực thúc đẩy toàn diện việc thực hiện ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’, tăng cường hợp tác thực chất, đi vào thảo luận việc hoạch định “Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’”.
Ôn Gia Bảo còn tuyên bố, để mở rộng hợp tác thực tế trên biển, Trung Quốc sẽ thành lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc – ASEAN với số tiền 3 tỉ nhân dân tệ, bắt đầu từ các lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển, thông tin liên lạc, an ninh và cứu hộ hàng hải, chống tội phạm xuyên quốc gia, từng bước mở rộng hớp tác sang các lĩnh vực khác, tạo nên cục diện hợp tác trên biển đa tầng nấc, toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc đề nghị hai bên thành lập cơ chế tương ứng đề nghiên cứu về vấn đề này và soạn thảo quy hoạch hợp tác cụ thể.
Trung Quốc – Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, nhưng lại là hai bên tranh chấp chủ yếu ở Nam Hải. Tháng 10 năm 2011 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức Trung Quốc, hội đàm và hội kiến với Tổng Bí thư Đáng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai bên đã ký một loạt văn kiện hợp tác quan trọng và ra “Thông cáo chung”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh: Quan hệ hai đảng, hai nước Trung – Việt phát triển lành mạnh ổn định, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa thuận lợi ở hai nước, cũng quan trọng đối với hòa bình và phát triển ở châu Á và cả thế giới. Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn xuất phát từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài đế nhìn nhận quan hệ Trung – Việt, nguyện cùng với Việt Nam bảo vệ tốt và phát triển tổt quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt theo Phương châm 16 chữ và Tinh thần 4 tốt.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh: Đảng và Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, đặt quan hệ Việt- Trung ở vị trí ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam kiên trì theo Phương châm 16 chữ và Tinh thần 4 tốt làm cho các chuyển thăm cấp cao lẫn nhau mật thiết hơn, tăng cường lòng tin chính trị, đưa hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, làm phong phú thêm hình thức giao lưu nhân văn, tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nâng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung lên một tầm cao mới.
Từ khi bình thường hóa quan hệ 20 năm qua, hai nước đã lần lượt giải quyết thành công hai vấn đề khó khăn do lịch sử đê lại là phân định biên giới trên bộ và phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ theo tinh thần dễ trước khó sau, thông cảm nhân nhượng lẫn nhau. Đặc biệt là việc phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ đã mở ra hướng đi mới cho Trung Quốc giải quyết những vấn đề tương tự trên biển với các nước xung quanh.
Những năm gần đây, bởi những nguyên nhân phức tạp, cũng do thế lực bên ngoài xen vào và do thế lực thù địch gây chia rẽ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển ở Nam Hải bị khuấy nóng lên. Một trong những thủ đoạn triển khai “ngoại giao thông minh’” của một số thế lực bên ngoài là trắng trợn tô vẽ cái gọi là “tình hình căng thẳng ở Nam Hai”
Hợp tác hữu nghị là mạch chính trong quan hệ-Trung – Việt, không nên để bất đồng và tranh chấp ảnh hưởng đến đại cục phát triển quan hệ. Làm thế nào để xứ lý và giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, đó quả thực là vấn đề được nhân dân hai nước hết sức quan tâm. Điều đáng phấn khởi là trong hội đàm cấp cao Trung – Việt, nhà lành đạo hai bên đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và chân thành, và đã đạt được nhận thức chung. Một trong 6 văn kiện mà hai bên ký kết là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Nhà lãnh đạo hai nước đánh giá tích cực bản thỏa thuận này, cho rằng thỏa thuận có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng để xử lý và giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển.
Căn cứ những điểm nhận thức chung đạt được thì trên cơ sở thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Trung – Việt năm 1993, hai bên đã đạt được 6 nguyên tăc cơ bản phải tuân thủ để giải quyết vấn đề trên biển, đặt cơ sở cho việc giải quyết thỏa đáng vấn đề này.
Điều 4 trong Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Trung — Việt quy đinh: “Trong tiến trình tìm kiếm biện pháp cơ bản và lâu dài giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau bình đẳng, cùng thắng lợi và cùng có lợi, theo nguyên tắc được đề cập trong điều 2 của Thỏa thuận này sẽ tích cực thảo luận, tìm kiếm biện pháp giải quyết mang tính chất quá độ, tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, trong đó bao gồm tích cực nghiên cứu và thương lượng, đàm phán vấn đề khai thác chung”. Điều 5 quy định: “Giải quyết vấn đề trên biển dựa theo tinh thần tiệm tiến tuần tự, dễ trước khó sau. Thúc đẩy đàm phán phân định biên giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ một cách chắc chắn, đồng thời tích cực thương lượng đàm phán vấn đề khai thác chung ở vùng biển nói trên. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, bao gồm bảo vệ môi trường biển nghiên cứu khoa học biển, cứu hộ trên biển, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nỗ lực tăng cường lòng tin lẫn nhau, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề khó khăn hơn”.
Một loạt nhận thức chung đạt được giữa nhà lãnh đạo hai đảng hai nước phù hợp với lòng dân ở hai nước, thuận theo xu hướng của thời đại, đã chỉ rõ phương hướng đúng đắn để mở rộng tương lai quan hệ Trung – Việt tốt đẹp hơn.
Giữa Trung Quốc và Việt Nam cùng các nước ASEAN khác tồn tại vấn đề trong đó có tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển, khi giải quyết đòi hỏi phải có sự nhẫn nại, thời gian và trí tuệ Trước khi giải quyết vấn đề bằng mọi cách không làm cho vấn đề phức tạp thêm, không để mâu thuẫn leo thang, ảnh hưởng đến cục diện lớn của hợp tác song phương. Cho dù thế hệ chúng ta hiện nay chưa giải quyết được về căn bán thì thê hệ con cháu sau này cũng nhất định có trí tuệ và khả năng để tìm ra biện pháp giải quyết thỏa đáng. Ý nguyện Nam Hải trở thành biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác sẽ có ngày trở thành hiện thực. Quan hệ hợp tac hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ tiến cùng thời đại, không ngừng được nâng lên trình độ mới cao hơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét