Ngày Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc (phần 1)
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc (phần 1)
Nguyễn Văn Huy
Cuối tháng 9/2011, chính quyền Miến Điện (Myanmar) tuyên bố đình chỉ công trình xây dựng đập Myitsone trên thượng nguồn sông Irrawaddy. Đây là một bất ngờ lớn đối với Bắc Kinh, vì tất cả mọi chi phí đầu tư và xây dựng đập đều do Trung Quốc đài thọ. Trước sự trở mặt này, Bắc Kinh lớn tiếng phản đối và yêu cầu tân chính quyền Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký trước đó. Chắc chắn hai bên sẽ tìm ra một giải pháp, nhưng quan hệ giữa hai nước sẽ không còn như trước.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone
Myitsone là một trong 7 đập nước trong tiểu bang Kachin miền cực bắc Miến Điện được tổ hợp China Power Investment Corporation (CPIC), một trong những công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, qui hoạch xây dựng từ năm 2007. Công trình xây dựng những đập nước này nằm trong chương trình hợp tác giữa hai chính quyền Trung Quốc và Miến Điện ký từ năm 2005, theo đó Trung Quốc đảm nhiệm mọi chi phí đầu tư, qui hoạch và xây dựng, Miến Điện phụ trách bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh. Tại Kachin, đại diện chính quyền Trung Quốc là công ty Yunnan Power Grid, một chi nhánh của công ty China Southern Power Grid thuộc tổ hợp CPIC.
Theo dự trù, sau khi hoàn tất, 7 đập nước này sẽ cung cấp một tổng năng suất khoảng 13.300 MW, tức 61.500 GWh/năm, trong đó 90% xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam và 10% còn lại cho nhu cầu địa phương. Riêng đập thủy điện Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD, được coi là một trong 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, với một hồ chứa nước rộng gần 800 km2. Được xây dựng năm 2009, trên chi nhánh hai sông Nmai và Mali tạo thành sông Irrawaddy và dự trù hoàn tất vào năm 2017, đập Myitsone có năng suất lớn nhất trong số 7 đập : 3.600 MW, khoảng 16.634 GWh/năm.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone xuất phát từ áp lực của xã hội dân sự. Tổng thống Thein Sein cho biết chính quyền của ông do dân bầu ra do đó phải tuân hành ước muốn của dân. Ước muốn của dân ở đây là ngừng xây dựng các đập nước trên thượng nguồn sông Irrawaddy, vì nó không những hủy hoại môi sinh và môi trường mà còn gây xáo trộn đời sống của người Kachin, và không chừng sẽ xảy ra nội chiến.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone
Myitsone là một trong 7 đập nước trong tiểu bang Kachin miền cực bắc Miến Điện được tổ hợp China Power Investment Corporation (CPIC), một trong những công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, qui hoạch xây dựng từ năm 2007. Công trình xây dựng những đập nước này nằm trong chương trình hợp tác giữa hai chính quyền Trung Quốc và Miến Điện ký từ năm 2005, theo đó Trung Quốc đảm nhiệm mọi chi phí đầu tư, qui hoạch và xây dựng, Miến Điện phụ trách bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh. Tại Kachin, đại diện chính quyền Trung Quốc là công ty Yunnan Power Grid, một chi nhánh của công ty China Southern Power Grid thuộc tổ hợp CPIC.
Theo dự trù, sau khi hoàn tất, 7 đập nước này sẽ cung cấp một tổng năng suất khoảng 13.300 MW, tức 61.500 GWh/năm, trong đó 90% xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam và 10% còn lại cho nhu cầu địa phương. Riêng đập thủy điện Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD, được coi là một trong 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, với một hồ chứa nước rộng gần 800 km2. Được xây dựng năm 2009, trên chi nhánh hai sông Nmai và Mali tạo thành sông Irrawaddy và dự trù hoàn tất vào năm 2017, đập Myitsone có năng suất lớn nhất trong số 7 đập : 3.600 MW, khoảng 16.634 GWh/năm.
Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone xuất phát từ áp lực của xã hội dân sự. Tổng thống Thein Sein cho biết chính quyền của ông do dân bầu ra do đó phải tuân hành ước muốn của dân. Ước muốn của dân ở đây là ngừng xây dựng các đập nước trên thượng nguồn sông Irrawaddy, vì nó không những hủy hoại môi sinh và môi trường mà còn gây xáo trộn đời sống của người Kachin, và không chừng sẽ xảy ra nội chiến.
Từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ môi sinh và nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và người Miến Điện đã liên tiếp xuống đường tại Kachin và Rangoon, yêu cầu ngưng xây dựng đập thủy điện Myitsone này. Một cách cụ thể, theo qui hoạch xây dựng đập Myitsone, 47 làng cùng hàng trăm cây số đường sá, hàng ngàn nhà cửa và ruộng vườn của người Kachin nằm trong thung lũng giữa hai nhánh sông Nmai và Mali sẽ bị chìm trong biển nước, hơn 10.000 người Kachin phải di dời sang nơi khác. Đó là chưa kể những tai hại gián tiếp trong quan hệ sinh sống giữa người Kachin và các sắc tộc khác trong khu vực khi môi sinh và môi trường của họ bị hủy hoại, cụ thể là nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện.
Miến Điện là một quốc gia liên bang gồm 14 tiểu bang, trong đó 7 tiểu bang của người thiểu số (Arakan, Shan, Chin, Kachin, Karen, Kayah, Mon) và 7 bang của người Miến (Burman); mỗi tiểu bang có một pháp qui riêng biệt mà chính quyền trung ương phải tôn trọng.
Trong dự án xây dựng đập Myitsone, chính quyền Kachin đã nhiều lần yêu cầu chính quyền trung ương tạm ngưng công trình xây dựng để nghiên cứu tính khả thi của dự án. Theo những chuyên viên nghiên cứu địa chấn, đập Myitsone nằm trên vùng va chạm của hai mảng địa cầu Âu Á và Ấn Độ, do đó có thể bị vỡ bất cứ lúc nào khi có động đất (trận động đất gần đây nhất xảy ra vào ngày 20/8/2008, với mức độ 5,8 Richter). Nếu đập Myitsone bị vỡ, tai họa sẽ rất khủng khiếp: hơn 150.000 người sinh sống trong thành phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang Kachin cách đập 40 km dưới thung lũng, sẽ bị tiêu diệt; đó là chưa kể mùa màng và những thiệt hại vật chất và văn hóa khác bị dòng nước cuốn trôi.
Thêm vào đó, sự hiện diện đông đảo của binh lính Miến Điện gốc Burman đến từ Rangoon để bảo vệ an ninh các công trường là một đe dọa đối với người Kachin. Cũng nên biết, theo nội dung thỏa ước đình chiến ký từ năm 1989 giữa Rangoon và các sắc tộc địa phương, chính quyền trung ương sẽ không đưa quân vào lãnh thổ các tiểu bang của người sắc tộc, vì đó là một hành vi gây hấn. Chính vì thế, từ tháng 9/2011 đến nay đã xảy ra nhiều cuộc chạm súng giữa quân đội trung ương và các lực lượng võ trang Kachin quanh các công trường xây dựng, trong đó có rất nhiều công nhân Trung Quốc bị sát hại.
Như đổ thêm dầu vào lửa, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc được đưa vào xây dựng các công trình xây dựng 7 đập nước chiếm đóng những địa điểm sinh sống kinh tế tốt nhất của người địa phương và khai thác lén lút những tài nguyên quí hiếm (vàng và đá quí), và nhất là đang xâm phạm vào quyền lợi cốt lõi của người Kachin địa phương là nghề trồng và áp tải thuộc phiện. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn hecta đất rừng và đất canh tác đã và đang bị nước phủ ngập, rất nhiều chủng loại thú rừng và cá sông hiếm bị hủy diệt, hàng chục nơi thờ phượng và đền đài của người địa phương bị chôn vùi dưới lòng nước.
Cho đến nay ai không lường được những thiệt hại về kinh tế và môi trường khi nguồn nước sông Irrawaddy bị cạn kiệt, khu vực đồng bằng và vùng hạ lưu sẽ bị nhiễm mặn, năng suất canh tác lúa nước chắc chắn sẽ giảm, thực phẩm khan hiếm và vật giá gia tăng là điều không tránh khỏi.
Nhưng vấn đề không dừng ở đó. Tìm hiểu sâu hơn, quyết định ngưng công trình xây dựng đập Myitsone chỉ là lý cớ, thực tế trầm trọng hơn nhiều: Miến Điện đang đứng trước nguy cơ tan rã và lệ thuộc. Những sắc tộc sinh sống ven vùng biên giới Miến-Trung đang bị Trung Quốc lôi kéo về phía mình hoặc bị mua chuộc để làm áp lực với chính quyền trung ương, trong khi những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những địa điểm sinh hoạt kinh tế tốt nhất đang lọt dần vào tay người Trung Quốc.
Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô. Thoát được hay không là chuyện khác.
Sách lược mở đường xuống vịnh Bengal của Trung Quốc
Miến Điện cũng như Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cambodia là 5 quốc gia trên bán đảo Ấn-Trung (Indochina) nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển. Cơ hội đã đến khi năm 1992 Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam, gọi tắt là CLMV, và Thái Lan là 5 quốc gia được Ngân Hàng Châu Á mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, GMS (Greater Mekong Subregion), để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực. Không ngờ chương tình này trùng hợp với dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt của Trung Quốc. Năm 2009, Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.
Trở về với Vùng kinh tế đặc biệt (SEZ),điều kiện để được nhận làm hội viên SEZ là phải có một lãnh thổ lớn, nhiều hải cảng và bến cảng lớn, vùng biên giới dài rộng, nhất là phải có những trục giao thông thuận lợi và nhiều tài nguyên nhiên. Nhưng đối với Bắc Kinh, yếu tố để được chọn làm hội viên là độc tài chỉ vì một lý do giản dị: các chế độ độc tài không có xã hội dân sự, do đó chỉ cần mua chuộc các cấp lãnh đạo thì tất cả mọi yêu sách của họ sẽ được thỏa mãn, hơn nữa chế độ nào càng độc tài thì càng bị thế giới lên án và cô lập, do đó càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc để được giúp đỡ.
Cho đến trước cuối năm 2011, Miến Điện, Lào và Việt Nam là những chế độ (...) tại đó những chỉ thị đến từ Bắc Kinh đều được chấp hành một cách sốt sắng: dành mọi dễ dàng cho các công ty Trung Quốc muốn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền Hun Sen tại Cambodia - trên một khía cạnh nào đó vẫn là một chế độ độc tài, vì quyền lãnh đạo từ sau 1975 đến nay vẫn nằm trong tay đảng cộng sản. Hiện nay, các công ty Trung Quốc không những được quyền ưu tiên khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn độc quyền dò tìm và khai thác dầu khí trên toàn lãnh thổ Cambodia. Khi quốc lộ 13 nối liền Lào và Quảng Tây hoàn tất, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đề nghị canh tân toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở chiến lược của Cambodia: phi trường, hải cảng, bến cảng, trục lộ giao thông chính để bảo đảm nguồn tiếp tế tài nguyên nhiên vật liệu từ vịnh Thái lan vào tỉnh Quảng Tây. Chỉ còn lại Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.
Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.
Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới: diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài (2.185 km) với Trung Quốc. Một thuận lợi khác là ban lãnh đạo quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia phát triển phương Tây cô lập, do đó chỉ còn nương tựa vào Trung Quốc để được bảo vệ trước dư luận quốc tế. Đổi lại, Miến Điện dành cho Trung Quốc mọi ưu tiên trong việc khai thác tài nguyên để được cung cấp vũ khí. Nhưng yếu tố được chú ý nhiều nhất tới là các hải cảng, Bắc Kinh dự trù xây dựng và khai thác hải cảng Thilawa, cách Rangoon 15 km về phía Nam, để hiện diện lâu dài trong vịnh Bengal. Nhiều bến cảng quân sự khác cũng đang được xây dựng để tiếp tế các đoàn tàu thương mại và quân sự Trung Quốc qua lại trên Ấn Độ Dương.
Hợp tác để cùng phát triển?
Quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc trở nên khắng khít từ sau khi Ne Win ra lệnh mở cửa biên giới năm 1988. Nhắc lại, cuối thập niên 1980 tướng Ne Win dẹp tan phong trào đòi dân chủ của dân chúng Miến Điện và thành lập Hội đồng chính phủ tái lập luật pháp và trật tự (SLORC - State Law and Order Restoration Council), một cách gọi khác của chế độ quân phiệt, để cai trị đất nước. Sau khi bị Phong trào dân chủ quốc gia (NLD-National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi đánh bại trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1990, ban lãnh đạo quân phiệt đã không những không chịu nhượng quyền mà còn bắt giam bà Aung San Suu Kyi. Cùng lúc đó, tại Trung Quốc phong trào đòi tự do dân chủ của sinh viên tại Thiên An Môn bị dập tắt trong biển máu. Cả hai chế độ độc tài bị dư luận thế giới lên án và cô lập. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, hai chế độ độc tài cộng sản và quân phiệt này nương tựa giúp đỡ lẫn nhau. Ne Win cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh, Bắc Kinh cần đường xuống vịnh Bengal để tiếp tế các tỉnh phía Nam.
Về quân sự, từ năm 1988, Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chính của Miến Điện, từ các loại súng hạng nhẹ, đại pháo đến các loại xe bọc sắt, chiến xa và phi cơ chiến đấu. Với lượng vũ khí này, chế độ quân phiệt Miến Điện dẹp tan các cuộc nổi dậy của người thiểu số. Năm 1989, với sự dàn xếp của Trung Quốc, Rangoon đã thành công trong việc thuyết phục 17 nhóm sắc tộc vũ trang chấp nhận buông súng và ký một hiệp ước đình chiến. Bù lại, các nhóm sắc tộc được toàn quyền quản lý nguồn thuốc phiện sản xuất tại địa phương.
Về dầu khí, cho đến năm 2004 chỉ có tổ họp Total của Pháp được quyền dò tìm và khai thác dầu khí tại Yanada (từ năm 1992), một khu vực nằm giữa Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù sinh sau đến muộn, từ sau 2004, 16 công ty quốc doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Miến Điện có nguồn trữ lượng khí đốt thiên nhiên tại Sittwe đứng hạng thứ 10 trên thế giới. Công ty PetroChina, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh China National Petroleum Corporation (CNPC), được quyền khai thác 30 năm khi đốt thiên nhiên tại Sittwe trong vịnh Bengal.
Về hạ tầng cơ sở, các công ty Trung Quốc được quyền tự do ra vào Miến Điện khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Năm 2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal đến Vân Nam. Khởi công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013, ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12 triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam.
Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất.
Về kinh tế, phải chờ đến năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm khai thác gỗ tại mẫu quốc, doanh nhân Trung Quốc liền vượt biên sang Miến Điện và Lào khai thác gỗ. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện, doanh nhân Trung Quốc còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong tiểu bang Kachin và Shan.
Từ sau khi được quyền hoạt động trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Trung Quốc đã ồ ạt vào các thị trấn và thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, doanh nhân gốc Hoa tìm mọi cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao : khu vực trung tâm, các trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng đồi núi và đồng bằng, người Trung Quốc thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp. Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tuyển công nhân Trung Quốc vào làm việc những công trường, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.
Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay người gốc Hoa. Thêm vào đó, do thiếu cạnh tranh, doanh nhân Trung Quốc đã gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sải phải xuống đường chống đối năm 2007. Nói tóm lại, trong sách lược hợp tác để cùng phát triển này, chỉ người Trung Quốc được quyền hưởng lợi, người Miến Điện quyền phục vụ.
Nguyễn Văn Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét