Ngày Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tập đoàn kinh tế tư nhân đòi “giấy khai sinh”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Sự hình thành các tập đoàn là do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, song pháp luật lại chưa có điều chỉnh và quy định rõ ràng về tập đoàn kinh tế. Hiện vẫn chưa có văn bản chính thức nào của Nhà nước công nhận các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Bên cạnh đó, thực tế về pháp lý và mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân hiện chưa được thừa nhận nên các tập đoàn tư nhân phải mang tên không chính danh: “công ty cổ phần tập đoàn”, hoặc “công ty TNHH tập đoàn”. Và cách gọi này với nhiều người khi nghe thấy “lạ tai”, hay “không ai, ở đâu đặt tên như vậy”.
Quá trình hình thành nên Tập đoàn Việt Á từ Công ty TNHH Thương mại Việt Á trước đây, hay Tập đoàn HiPT là những câu chuyện minh chứng.
“Khi đi đăng ký kinh doanh, chúng tôi mong muốn có một tên gọi ngắn gọn và phù hợp với thực trạng đơn vị là Tập đoàn Việt Á, song công ty vẫn phải đăng ký dài là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Việt Á”, ông Nguyễn Thế Vinh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á, kể lại. “Nhưng thực tế trong đơn vị chúng tôi có rất nhiều công ty TNHH, công ty cổ phần mà các công ty Nhà nước gọi là công ty mẹ, công ty con”.
Trong khi vào năm ngoái, khi công ty HiPT nộp hồ sơ đổi tên thành Tập đoàn HiPT cũng đã gặp phải nhiều ý kiến vì chưa có văn bản nào hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi có sự phối hợp giữa Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội với các vụ chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì việc mới "xuôi”.
“Và có lẽ HiPT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nhận được tên Tập đoàn HiPT”, ông Võ Văn Mai, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT, nhớ lại.
Nguyên do được xác định là Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định có 4 loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và doanh nghiệp tư nhân mà không có “tập đoàn”. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp cũng chỉ quy định tập đoàn kinh tế là một hình thức của một nhóm công ty có quy mô lớn. Nên phòng đăng kinh doanh của một số địa phương đã phải “cầu cứu” các nhà “chấp bút” cho các văn bản này khi nhận được đăng ký kinh doanh tựa như của Việt Á và HiPT.
Còn Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều Luật Doanh nghiệp 2005 vừa mới ban hành mới đây có điểm hướng dẫn về tập đoàn. Trong đó cụm từ tập đoàn có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ phù hợp với đặt tên doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2005. Nhưng tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh, theo quy định của Nghị định.
Như vậy, sự hình thành các tập đoàn là do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, song pháp luật lại chưa có điều chỉnh và quy định rõ ràng về tập đoàn kinh tế. Do vậy, các chính sách ưu đãi về vay vốn, về đất đai, nguồn nhân lực,… cũng chưa được quy định đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Trên thực tế, khu vực tư nhân đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp liên kết các thế mạnh để hoạt động dưới một bộ máy điều hành chung, một thương hiệu chung để hình thành mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân, như ngoài Tập đoàn Việt Á, HiPT còn có những doanh nghiệp khác đã “xướng” tên: Tập đoàn Hòa Phát, FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom…
Theo ông Trần Tiến Cường (Trưởng ban Nghiên cứu và cải cách doanh nghiệp, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian gần đây đã có bước phát triển tốt về quy mô, số lượng bằng cách tách thành các doanh nghiệp con, đầu tư thêm, hình thành công ty mẹ con mang dáng dấp tập đoàn kinh tế.
Mặc dù vậy, cũng còn nhiều công ty tư nhân thực sự chưa đủ mạnh để tự gọi là các tập đoàn, nếu có thì cũng là “tự phong”, và bên cạnh đó Việt Nam cũng chưa có những tiêu chí chính xác thế nào là tập đoàn (về công nghệ, vốn, quy mô..)?
Để mở đường cửa cho những vướng mắc trên, tại hội thảo “Tập đoàn kinh tế Việt Nam: Những vấn đề về tổ chức, phát triển và quản trị điều hành” vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội, Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn của Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam, cho rằng Chính phủ nên sớm có một nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn hình thành, hoạt động của tập đoàn kinh tế tế tư nhân, trong đó có những nội dung tiêu chí hình thành tập đoàn với những điều kiện cần và đủ.
Cùng với quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vincom Lê Khắc Hiệp nhấn mạnh thêm “nghị định trên cần có một tầm nhìn rộng”, và bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có những nghiên cứu cụ thể, học tập các mô hình kinh tế tư nhân từ các nước phát triển.
Bên cạnh đó, thực tế về pháp lý và mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân hiện chưa được thừa nhận nên các tập đoàn tư nhân phải mang tên không chính danh: “công ty cổ phần tập đoàn”, hoặc “công ty TNHH tập đoàn”. Và cách gọi này với nhiều người khi nghe thấy “lạ tai”, hay “không ai, ở đâu đặt tên như vậy”.
Quá trình hình thành nên Tập đoàn Việt Á từ Công ty TNHH Thương mại Việt Á trước đây, hay Tập đoàn HiPT là những câu chuyện minh chứng.
“Khi đi đăng ký kinh doanh, chúng tôi mong muốn có một tên gọi ngắn gọn và phù hợp với thực trạng đơn vị là Tập đoàn Việt Á, song công ty vẫn phải đăng ký dài là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Việt Á”, ông Nguyễn Thế Vinh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á, kể lại. “Nhưng thực tế trong đơn vị chúng tôi có rất nhiều công ty TNHH, công ty cổ phần mà các công ty Nhà nước gọi là công ty mẹ, công ty con”.
Trong khi vào năm ngoái, khi công ty HiPT nộp hồ sơ đổi tên thành Tập đoàn HiPT cũng đã gặp phải nhiều ý kiến vì chưa có văn bản nào hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi có sự phối hợp giữa Phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội với các vụ chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì việc mới "xuôi”.
“Và có lẽ HiPT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nhận được tên Tập đoàn HiPT”, ông Võ Văn Mai, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT, nhớ lại.
Nguyên do được xác định là Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định có 4 loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và doanh nghiệp tư nhân mà không có “tập đoàn”. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp cũng chỉ quy định tập đoàn kinh tế là một hình thức của một nhóm công ty có quy mô lớn. Nên phòng đăng kinh doanh của một số địa phương đã phải “cầu cứu” các nhà “chấp bút” cho các văn bản này khi nhận được đăng ký kinh doanh tựa như của Việt Á và HiPT.
Còn Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều Luật Doanh nghiệp 2005 vừa mới ban hành mới đây có điểm hướng dẫn về tập đoàn. Trong đó cụm từ tập đoàn có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ phù hợp với đặt tên doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2005. Nhưng tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh, theo quy định của Nghị định.
Như vậy, sự hình thành các tập đoàn là do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, song pháp luật lại chưa có điều chỉnh và quy định rõ ràng về tập đoàn kinh tế. Do vậy, các chính sách ưu đãi về vay vốn, về đất đai, nguồn nhân lực,… cũng chưa được quy định đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Trên thực tế, khu vực tư nhân đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp liên kết các thế mạnh để hoạt động dưới một bộ máy điều hành chung, một thương hiệu chung để hình thành mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân, như ngoài Tập đoàn Việt Á, HiPT còn có những doanh nghiệp khác đã “xướng” tên: Tập đoàn Hòa Phát, FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom…
Theo ông Trần Tiến Cường (Trưởng ban Nghiên cứu và cải cách doanh nghiệp, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian gần đây đã có bước phát triển tốt về quy mô, số lượng bằng cách tách thành các doanh nghiệp con, đầu tư thêm, hình thành công ty mẹ con mang dáng dấp tập đoàn kinh tế.
Mặc dù vậy, cũng còn nhiều công ty tư nhân thực sự chưa đủ mạnh để tự gọi là các tập đoàn, nếu có thì cũng là “tự phong”, và bên cạnh đó Việt Nam cũng chưa có những tiêu chí chính xác thế nào là tập đoàn (về công nghệ, vốn, quy mô..)?
Để mở đường cửa cho những vướng mắc trên, tại hội thảo “Tập đoàn kinh tế Việt Nam: Những vấn đề về tổ chức, phát triển và quản trị điều hành” vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội, Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn của Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam, cho rằng Chính phủ nên sớm có một nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn hình thành, hoạt động của tập đoàn kinh tế tế tư nhân, trong đó có những nội dung tiêu chí hình thành tập đoàn với những điều kiện cần và đủ.
Cùng với quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vincom Lê Khắc Hiệp nhấn mạnh thêm “nghị định trên cần có một tầm nhìn rộng”, và bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có những nghiên cứu cụ thể, học tập các mô hình kinh tế tư nhân từ các nước phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét