Ngày Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Học Đại học xong rồi sẽ làm gì đây?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Học Đại học xong rồi sẽ làm gì đây?
Thứ hai 27/02/2012 11:26
(GDVN) - Trước mùa tuyển sinh, nhiều bạn lại băn khoăn với câu hỏi: Học ĐH xong rồi, sẽ làm gì đây? Báo GDVN gửi tới bạn đọc chia sẻ của những người trong cuộc.
Sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc phải làm trái ngành đào tạo đã trở thành câu chuyện xưa cũ với báo chí nhưng chưa khi nào hết nóng hổi tính thời sự. Bởi nếu nhìn ra thì ai cũng có thể bắt gặp câu chuyện như vậy ngay trước mắt mình. Để rồi cứ trước mỗi mùa tuyển sinh, nhiều học sinh lại băn khoăn với câu hỏi: Học ĐH xong rồi, sẽ làm gì đây? Báo GDVN gửi tới bạn đọc chia sẻ của những người trong cuộc.
Đừng là “mọt sách”
Chị Trần Thị Hồng (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, trường ĐH Kinh tế-ĐHQG Hà Nội) chia sẻ: Nhiều năm làm “cầu nối” việc làm cho sinh viên, tôi nhận thấy nguyên nhân các nhà tuyển dụng đưa ra để giải thích cho việc ít nhận sinh viên mới ra trường vào làm có tới hàng tá như sinh viên quá đông mà công việc ít, ngành nghề sinh viên được đào tạo không phù hợp với công việc, họ cần “thợ” chứ không cần “thầy” hoặc phải cạnh tranh với nhiều công ty khác nên chỉ ưu tiên nhận người có kinh nghiệm… Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân được các nhà tuyển dụng nhấn mạnh, đó là khả năng thích nghi và tư duy với công việc mới của sinh viên rất thấp. Dù đã tốt nghiệp ĐH nhưng đa phần đều cần phải đào tạo lại mới làm được việc. Với chừng ấy lý do thì cơ hội có được việc làm (chứ chưa nói là phù hợp) dành cho sinh viên mới ra trường gần như là… con số không!
Điều này đặt ra bài toán khó cho việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. Tuyển sinh ít thì trường kém tiếng tăm và không có nguồn thu. Nhưng đào tạo tràn lan thì sinh viên ra trường thất nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống giáo dục Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết như hiện nay. Suy cho cùng cũng không thể trách nhà trường hay nhà tuyển dụng vì ai cũng có “cái lý” để bảo vệ mình.
Giải thích cho hiện tượng sinh viên thích ứng kém với công việc sau khi ra trường, PGS. TS Lê Quân (Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế EduViet) nói: Đó là bởi sinh viên trong quá trình học tập tại các trường ĐH không có cơ hội cọ xát với đời sống công việc thực tế.
Tuy nhiên nhưng không vì thế mà có thể đổ lỗi toàn bộ cho giáo dục. Vì quan niệm xưa cũ về bằng cấp và nỗi lo lắng không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp mà nhiều sinh viên lao vào con đường học hành như những con thiêu thân với mong muốn kiếm được tấm bằng “đẹp”. Trong khi lại không hiểu thấu đáo rằng: đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng khốc liệt hiện nay. Cũng chính vì suy nghĩ lệch lạc về tầm quan trọng của bằng cấp đó mà không ít sinh viên bó buộc bản thân với nguyên tắc ba không: không biết, không nói và không tham gia. Để rồi vô hình chung trở thành những “cô/cậu mọt sách”, cùng khả năng thích ứng với công việc rất thấp.
Cái “tự mình” là điều quan trọng nhất
Trong một cuộc gặp gỡ với những sinh viên xuất sắc thuộc các trường ĐH, Học viện trên địa bàn Hà Nội diễn ra cách đây không lâu, anh Nguyễn Đắc Vinh (Bí thư Trung ương Đoàn TNCSHCM) nói: Điều mà anh cảm thấy sinh viên Việt Nam thua kém bạn bè thế giới không phải là khả năng học hỏi mà là tính chủ động. Không ít bạn trẻ quá quen với việc được “bón cho ăn” thay vì tự giác rèn luyện kỹ năng bản thân, tìm kiếm tri thức và cơ hội trong cuộc sống. Điều đó khiến cho khả năng thích ứng với những biến động của thế giới việc làm của sinh viên Việt Nam thua xa so với sinh viên quốc tế.
Sẽ là rất khập khiễng nếu viện ra đây những thiên tài của thế giới như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg. Họ đã từng từ bỏ những ĐH danh tiếng để theo đuổi đam mê của bản thân. Dẫu vậy, có một điều chắc chắn rằng, họ chưa từng một ngày “bỏ học” (theo đúng nghĩa của nó). Bởi họ vẫn không ngừng học hỏi từ chính trường đời của mình. Nên chăng đã đến lúc cần suy nghĩ sâu sắc hơn để nhìn nhận rằng, cái “tự mình” mới là điều quan trọng nhất!
Cứ đi rồi sẽ đến
Chia sẻ bên lề một hội thảo do các du học sinh Mỹ tổ chức cách đây không lâu, bà Tôn Nữ Thị Ninh (Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, hiện là Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quốc tế Trí Việt) nói: Điều quan trọng nhất mà mỗi sinh viên phải xác định đó là đam mê của bản thân là gì. Đam mê chứ không phải là thích, bởi nếu chỉ thích thôi thì sẽ thay đổi rất nhanh. Đam mê là thứ thôi thúc con người ta cố gắng nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ không ngừng để tìm kiếm cơ hội. Không những vậy, mỗi người còn cần xác định xem năng khiếu của mình là gì và khả năng tới đâu, bởi nếu chỉ có đam mê thôi mà không có năng khiếu thì thành công cũng sẽ là điều rất khó khăn.
Bà Ninh cũng cho biết thêm, thực tế không phải ai cũng có thể xác định được ngay cái đam mê của mình. Bản thân bà từng học về lịch sử, rồi sau đó là ngoại ngữ, từng đi giảng dạy, làm công tác đối ngoại và giờ lại dấn thân vào lĩnh vực giáo dục. Trong suốt quãng thời gian đó, bà luôn phải sử dụng tới cái khả năng thuyết trình, giao tiếp, vận động. Các năng khiếu nhờ đó mà được bộc lộ dần dần và ngày càng rõ nét. Và cho tới bây giờ, khi sắp bước qua tuổi 64, bà mới dám khẳng định cái đam mê và năng khiếu của bản thân là truyền thông. Đó là lý do ba khuyên mỗi sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng tích cực thử sức trong nhiều lĩnh vực (mà bản thân thấy hứng thú), để nhận biết cái năng khiếu/khả năng và tìm ra đam mê của bản thân. Hãy làm, sau đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thời đại học, sinh viên học được rất nhiều kiến thức từ sách vở, nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều điều khác phải học. Không có con đường nào dẫn tới thành công mà lại trải đầy hoa hồng. Dám lao vào thử thách, mỗi người chắc chắn sẽ nhận được nhiều điều quý giá cho chặng đường dài phía trước. Và hãy tin rằng: cứ đi rồi sẽ đến!
Đừng là “mọt sách”
Chị Trần Thị Hồng (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, trường ĐH Kinh tế-ĐHQG Hà Nội) chia sẻ: Nhiều năm làm “cầu nối” việc làm cho sinh viên, tôi nhận thấy nguyên nhân các nhà tuyển dụng đưa ra để giải thích cho việc ít nhận sinh viên mới ra trường vào làm có tới hàng tá như sinh viên quá đông mà công việc ít, ngành nghề sinh viên được đào tạo không phù hợp với công việc, họ cần “thợ” chứ không cần “thầy” hoặc phải cạnh tranh với nhiều công ty khác nên chỉ ưu tiên nhận người có kinh nghiệm… Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân được các nhà tuyển dụng nhấn mạnh, đó là khả năng thích nghi và tư duy với công việc mới của sinh viên rất thấp. Dù đã tốt nghiệp ĐH nhưng đa phần đều cần phải đào tạo lại mới làm được việc. Với chừng ấy lý do thì cơ hội có được việc làm (chứ chưa nói là phù hợp) dành cho sinh viên mới ra trường gần như là… con số không!
Điều này đặt ra bài toán khó cho việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. Tuyển sinh ít thì trường kém tiếng tăm và không có nguồn thu. Nhưng đào tạo tràn lan thì sinh viên ra trường thất nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống giáo dục Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết như hiện nay. Suy cho cùng cũng không thể trách nhà trường hay nhà tuyển dụng vì ai cũng có “cái lý” để bảo vệ mình.
Giải thích cho hiện tượng sinh viên thích ứng kém với công việc sau khi ra trường, PGS. TS Lê Quân (Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế EduViet) nói: Đó là bởi sinh viên trong quá trình học tập tại các trường ĐH không có cơ hội cọ xát với đời sống công việc thực tế.
Tuy nhiên nhưng không vì thế mà có thể đổ lỗi toàn bộ cho giáo dục. Vì quan niệm xưa cũ về bằng cấp và nỗi lo lắng không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp mà nhiều sinh viên lao vào con đường học hành như những con thiêu thân với mong muốn kiếm được tấm bằng “đẹp”. Trong khi lại không hiểu thấu đáo rằng: đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng khốc liệt hiện nay. Cũng chính vì suy nghĩ lệch lạc về tầm quan trọng của bằng cấp đó mà không ít sinh viên bó buộc bản thân với nguyên tắc ba không: không biết, không nói và không tham gia. Để rồi vô hình chung trở thành những “cô/cậu mọt sách”, cùng khả năng thích ứng với công việc rất thấp.
Cái “tự mình” là điều quan trọng nhất
Trong một cuộc gặp gỡ với những sinh viên xuất sắc thuộc các trường ĐH, Học viện trên địa bàn Hà Nội diễn ra cách đây không lâu, anh Nguyễn Đắc Vinh (Bí thư Trung ương Đoàn TNCSHCM) nói: Điều mà anh cảm thấy sinh viên Việt Nam thua kém bạn bè thế giới không phải là khả năng học hỏi mà là tính chủ động. Không ít bạn trẻ quá quen với việc được “bón cho ăn” thay vì tự giác rèn luyện kỹ năng bản thân, tìm kiếm tri thức và cơ hội trong cuộc sống. Điều đó khiến cho khả năng thích ứng với những biến động của thế giới việc làm của sinh viên Việt Nam thua xa so với sinh viên quốc tế.
Anh Nguyễn Đắc Vinh giao lưu cùng sinh viên trong lễ tuyên dương các thủ khoa ở Hà Nội |
Sẽ là rất khập khiễng nếu viện ra đây những thiên tài của thế giới như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg. Họ đã từng từ bỏ những ĐH danh tiếng để theo đuổi đam mê của bản thân. Dẫu vậy, có một điều chắc chắn rằng, họ chưa từng một ngày “bỏ học” (theo đúng nghĩa của nó). Bởi họ vẫn không ngừng học hỏi từ chính trường đời của mình. Nên chăng đã đến lúc cần suy nghĩ sâu sắc hơn để nhìn nhận rằng, cái “tự mình” mới là điều quan trọng nhất!
Cứ đi rồi sẽ đến
Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, hiện là Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quốc tế Trí Việt |
Chia sẻ bên lề một hội thảo do các du học sinh Mỹ tổ chức cách đây không lâu, bà Tôn Nữ Thị Ninh (Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, hiện là Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quốc tế Trí Việt) nói: Điều quan trọng nhất mà mỗi sinh viên phải xác định đó là đam mê của bản thân là gì. Đam mê chứ không phải là thích, bởi nếu chỉ thích thôi thì sẽ thay đổi rất nhanh. Đam mê là thứ thôi thúc con người ta cố gắng nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ không ngừng để tìm kiếm cơ hội. Không những vậy, mỗi người còn cần xác định xem năng khiếu của mình là gì và khả năng tới đâu, bởi nếu chỉ có đam mê thôi mà không có năng khiếu thì thành công cũng sẽ là điều rất khó khăn.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh cùng các sinh viên tại Hội thảo VietAbroader |
Bà Ninh cũng cho biết thêm, thực tế không phải ai cũng có thể xác định được ngay cái đam mê của mình. Bản thân bà từng học về lịch sử, rồi sau đó là ngoại ngữ, từng đi giảng dạy, làm công tác đối ngoại và giờ lại dấn thân vào lĩnh vực giáo dục. Trong suốt quãng thời gian đó, bà luôn phải sử dụng tới cái khả năng thuyết trình, giao tiếp, vận động. Các năng khiếu nhờ đó mà được bộc lộ dần dần và ngày càng rõ nét. Và cho tới bây giờ, khi sắp bước qua tuổi 64, bà mới dám khẳng định cái đam mê và năng khiếu của bản thân là truyền thông. Đó là lý do ba khuyên mỗi sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng tích cực thử sức trong nhiều lĩnh vực (mà bản thân thấy hứng thú), để nhận biết cái năng khiếu/khả năng và tìm ra đam mê của bản thân. Hãy làm, sau đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thời đại học, sinh viên học được rất nhiều kiến thức từ sách vở, nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều điều khác phải học. Không có con đường nào dẫn tới thành công mà lại trải đầy hoa hồng. Dám lao vào thử thách, mỗi người chắc chắn sẽ nhận được nhiều điều quý giá cho chặng đường dài phía trước. Và hãy tin rằng: cứ đi rồi sẽ đến!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét