Ngày Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nới lỏng tín dụng có là lời giải cứu tăng trưởng?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Nới lỏng tín dụng có là lời giải cứu tăng trưởng?
- Trước tình trạng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chậm lại, lãnh đạo nước này đã kêu gọi các ngân hàng tăng cường cho vay để kích thích tăng trưởng. Một chiến lược mà Việt Nam cũng đang thực hiện. Tuy nhiên, chính sách này có vẻ không hiệu quả trong thời điểm hiện nay.
Tăng trưởng tín dụng giảm
Theo báo cáo của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, tín dụng ngân hàng trong tháng Tư giảm mạnh và tiếp tục giảm trong tháng 5 này. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lo lắng về triển vọng của thị trường khi cầu thị trường không ổn định và lợi nhuận thu về thấp.
Một nguyên nhân khác là các các ngân hàng Trung Quốc không sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, do những lo ngại về sự tăng trưởng cầm chừng của các doanh nghiệp xuất khẩu hay những doanh nghiệp không thuộc diện ưu tiên của chính phủ, như giới kinh doanh bất động sản và những khó khăn hiện tại trong việc triển khai cấp vốn cho những doanh nghiệp nhỏ - một lĩnh vực ưu tiên mới của Bắc Kinh.
Kết quả là các ngân hàng Trung Quốc đã không thể hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế.
"Việc các ngân hàng cho vay vốn để làm ổn định hoặc kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế là một vấn đề mấu chốt hiện nay", Huang Yiping, chuyên gia phân tích thuộc Ngân hàng Barclays nói.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2010, những khoản tín dụng trung và dài hạn cho doanh nghiệp - giải pháp then chốt để kích thích đầu tư lại có xu hướng suy giảm. Số liệu thống kê tháng 4.2012 vừa được công bố mới đây cho thấy tổng giá trị tín dụng trung và dài hạn cấp cho doanh nghiệp chỉ là 126.5 tỷ NDT (20 tỷ USD), giảm 46% so với năm ngoái.
Trước đây, những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng tín dụng thường là do chính phủ Trung Quốc phải can thiệp nhằm hạn chế sức nóng của thị trường. Tuy nhiên, lần này bất chấp những động thái cắt giảm dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 12.05 vừa qua để giữ đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới, xuống còn 20%, chưa có dấu hiệu khả quan về thị trường tín dụng.
Theo chuyên gia Huang Ngân hàng Trung ương đang gây áp lực với các ngân hàng thương mại phải ưu tiên cấp vốn cho những dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, các dự án điện và nước, nhưng hoạt động tín dụng trong các dự án dài hơi như trên cần có thời gian.
"Việc các ngân hàng cho vay vốn để làm ổn định hoặc kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế là một vấn đề mấu chốt hiện nay"
Khi doanh nghiệp không cần tiền
Trong khi đó, giới lãnh đạo ngân hàng lại muốn mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho những doanh nghiệp ngành dịch vụ, sản xuất công nghệ cao và giáo dục - một ưu tiên khác của Bắc Kinh. Dẫu vậy, hiện nay, các ngân hàng Trung Quốc đều không thể kiếm đâu ra đủ người có khả năng vay tiền, một nhân viên ngân hàng Trung Quốc cho hay.
"Do tình hình tăng trưởng không ổn định của toàn nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp đang từ chối tiếp cận vốn vay, thay vào đó, họ quyết định chấp nhận hoãn lại các dự án, kế hoạch mở rộng kinh doanh", nhà quản trị cấp cao của một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cho biết.
Sự lưỡng lự này đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, từ những tập đoàn nhà nước lớn như ngành thép đang thừa công suất, cho tới những doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ đang trông chờ xem liệu khi nào thì tình hình nợ công châu Âu có dấu hiệu cải thiện.
"Vì sự an toàn và thận trọng, chúng tôi không cần bất kỳ khoản tín dụng bổ sung nào", Stanley Lau, giám đốc điều hành của công ty Renley Watch, một doanh nghiệp sản xuất đồng hồ xuất khẩu tại Hồng Công có các nhà máy tại phía Nam của Trung Quốc cho biết.
Chi phí vốn lớn cũng khiến lợi nhuận giảm và điều đó càng làm tình hình thêm nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua, Mỹ và châu Âu luôn chỉ trích Trung Quốc giữ tỷ giá đồng NDT thấp hơn giá trị thật để hỗ trợ cho các công ty của nước này nhưng đà suy giảm chung của nền kinh tế đã tác động mạnh tới lợi nhuận của các doanh nghiệp và các khoản vay lúc này trở nên đắt đỏ.
Theo số liệu của Wind, một nhà cung cấp dữ liệu thống kê của Trung Quốc, tỷ lệ hoàn trả trung bình trên vốn đầu tư của các công ty Đại lục đã giảm từ 11.6% năm 2007 xuống còn 6.7% năm 2011. Với lãi suất cho vay hiện nay, 6.6%, chi phí vốn mà một số doanh nghiệp Trung Quốc phải trả cao hơn so với phần lãi mà họ có thể tạo ra.
"Lãi suất cao là một nguyên nhân khiến họ không vay nữa", Huang Fajing, giám đốc của doanh nghiệp xuất khẩu bật lửa Wenzhou Rifeng Lighter nói.
Tăng trưởng GDP của nền kinh tế thứ hai thế giới đã rơi xuống mức 8.1% trong quý 1 năm 2012, mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Một loạt các chỉ số kinh tế khác trong tháng 4.2012, từ sản lượng điện cho tới nhu cầu về các thiết bị cho các sản phẩm xuất khẩu, cũng cho thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong quý 2 này.
Nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung Quốc cũng đã đưa ra những dự đoán bi quan cho tăng trưởng của nước này trong quý 2 và cả năm 2012.
Về dài hạn, Trung Quốc muốn đưa nền kinh tế từ phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa, dù rằng điều đó đồng nghĩa với việc giảm tốc độ tăng trưởng. Bắc Kinh hiện đang tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, đó là: giữ đà tăng trưởng đủ cao để không khiến thất nghiệp trở thành một vấn đề. Điều đó đặc biệt quan trọng trong năm nay khi nước này đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo, tiến trình vốn đã phần nào rối loạn bởi sự kiện Bạc Hy Lai.
Trong giai đoạn khủng hoảng 2009, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, khoảng 20 triệu lao động Trung Quốc đã mất việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Bắc Kinh đã ra lệnh cho các ngân hàng nhà nước chủ chốt cấp vốn vay cho những tập đoàn nhà nước để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư vào bất động sản. Gói kích thích đã giúp nền kinh tế nước này khôi phục đà tăng trưởng ấn tượng nhưng cũng làm phát sinh lo ngại về nợ xấu và nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất mà các lãnh đạo Trung Quốc luôn bế tắc trong việc xì hơi quả bóng này trong suốt 2 năm qua.
Tới nay, ít có dấu hiệu cho thấy sẽ bùng phát nạn thất nghiệp tại nền kinh tế thứ hai thế giới. Số liệu của quý 1 năm 2012 do Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc cho thấy thị trường lao động nước này vẫn đang thiếu nhân công. Tỷ lệ thấp nghiệp thấp và lương tăng có thể là một phản ứng tích cực từ nỗ lực kích thích lại đà tăng trưởng của Bắc Kinh.
Đồng thời, không có dấu hiệu cho thấy chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ gỡ bỏ những hạn chế trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản do lo ngại bong bóng nhà đất. Chính sách này đang làm giảm vai trò của ngân hàng trong việc kích thích nền kinh tế và kìm hãm tăng trưởng trong ngắn hạn.
Sự chững lại trong lĩnh vực bất động sản cùng với nhu cầu yếu ớt của người tiêu dùng Mỹ và châu Âu đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc. Lợi nhuận của doanh nghiệp ngành kim loại đã giảm 83% trong trong quý 1.2012, phản ánh sự sụt giảm nhu cầu thép do các dự án xây dựng bất động sản bị đình trệ. Lợi nhuận của các nhà sản xuất máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác vốn là động lực chính của ngành xuất khẩu Trung Quốc cũng đã giảm 12% trong 3 tháng đầu năm.
He Weisheng, một chiến lược gia về lãi suất tại Citibank cho biết một lựa chọn cho chính phủ Trung Quốc hiện nay là phải hạ thấp lãi suất hoặc giảm tỷ lệ cho vay hoặc cho phép các ngân hàng cho vay với lãi suất chiết khấu cao hơn tiêu chuẩn. Ngân hàng Trung Quốc hiện nay đang cho vay với lãi suất chiết khấu là 10% so với lãi suất cho vay tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Nhưng giới lãnh đạo nhà nước lại tỏ ra thận trọng với chính sách cắt giảm lãi suất do lo ngại nguy cơ lạm phát. Một lựa chọn khác cẩn trọng hơn là tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Vấn đề là với nhu cầu tín dụng không cao từ chính các doanh nghiệp, liệu quyết định kể trên có phát huy được hiệu quả như mong muốn?
Tăng trưởng tín dụng giảm
Theo báo cáo của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, tín dụng ngân hàng trong tháng Tư giảm mạnh và tiếp tục giảm trong tháng 5 này. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lo lắng về triển vọng của thị trường khi cầu thị trường không ổn định và lợi nhuận thu về thấp.
Một nguyên nhân khác là các các ngân hàng Trung Quốc không sẵn sàng cho doanh nghiệp vay, do những lo ngại về sự tăng trưởng cầm chừng của các doanh nghiệp xuất khẩu hay những doanh nghiệp không thuộc diện ưu tiên của chính phủ, như giới kinh doanh bất động sản và những khó khăn hiện tại trong việc triển khai cấp vốn cho những doanh nghiệp nhỏ - một lĩnh vực ưu tiên mới của Bắc Kinh.
Kết quả là các ngân hàng Trung Quốc đã không thể hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2010, những khoản tín dụng trung và dài hạn cho doanh nghiệp - giải pháp then chốt để kích thích đầu tư lại có xu hướng suy giảm. Số liệu thống kê tháng 4.2012 vừa được công bố mới đây cho thấy tổng giá trị tín dụng trung và dài hạn cấp cho doanh nghiệp chỉ là 126.5 tỷ NDT (20 tỷ USD), giảm 46% so với năm ngoái.
Trước đây, những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng tín dụng thường là do chính phủ Trung Quốc phải can thiệp nhằm hạn chế sức nóng của thị trường. Tuy nhiên, lần này bất chấp những động thái cắt giảm dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 12.05 vừa qua để giữ đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới, xuống còn 20%, chưa có dấu hiệu khả quan về thị trường tín dụng.
Theo chuyên gia Huang Ngân hàng Trung ương đang gây áp lực với các ngân hàng thương mại phải ưu tiên cấp vốn cho những dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, các dự án điện và nước, nhưng hoạt động tín dụng trong các dự án dài hơi như trên cần có thời gian.
"Việc các ngân hàng cho vay vốn để làm ổn định hoặc kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế là một vấn đề mấu chốt hiện nay"
Khi doanh nghiệp không cần tiền
Trong khi đó, giới lãnh đạo ngân hàng lại muốn mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho những doanh nghiệp ngành dịch vụ, sản xuất công nghệ cao và giáo dục - một ưu tiên khác của Bắc Kinh. Dẫu vậy, hiện nay, các ngân hàng Trung Quốc đều không thể kiếm đâu ra đủ người có khả năng vay tiền, một nhân viên ngân hàng Trung Quốc cho hay.
"Do tình hình tăng trưởng không ổn định của toàn nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp đang từ chối tiếp cận vốn vay, thay vào đó, họ quyết định chấp nhận hoãn lại các dự án, kế hoạch mở rộng kinh doanh", nhà quản trị cấp cao của một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cho biết.
Sự lưỡng lự này đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, từ những tập đoàn nhà nước lớn như ngành thép đang thừa công suất, cho tới những doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ đang trông chờ xem liệu khi nào thì tình hình nợ công châu Âu có dấu hiệu cải thiện.
"Vì sự an toàn và thận trọng, chúng tôi không cần bất kỳ khoản tín dụng bổ sung nào", Stanley Lau, giám đốc điều hành của công ty Renley Watch, một doanh nghiệp sản xuất đồng hồ xuất khẩu tại Hồng Công có các nhà máy tại phía Nam của Trung Quốc cho biết.
Chi phí vốn lớn cũng khiến lợi nhuận giảm và điều đó càng làm tình hình thêm nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua, Mỹ và châu Âu luôn chỉ trích Trung Quốc giữ tỷ giá đồng NDT thấp hơn giá trị thật để hỗ trợ cho các công ty của nước này nhưng đà suy giảm chung của nền kinh tế đã tác động mạnh tới lợi nhuận của các doanh nghiệp và các khoản vay lúc này trở nên đắt đỏ.
Theo số liệu của Wind, một nhà cung cấp dữ liệu thống kê của Trung Quốc, tỷ lệ hoàn trả trung bình trên vốn đầu tư của các công ty Đại lục đã giảm từ 11.6% năm 2007 xuống còn 6.7% năm 2011. Với lãi suất cho vay hiện nay, 6.6%, chi phí vốn mà một số doanh nghiệp Trung Quốc phải trả cao hơn so với phần lãi mà họ có thể tạo ra.
"Lãi suất cao là một nguyên nhân khiến họ không vay nữa", Huang Fajing, giám đốc của doanh nghiệp xuất khẩu bật lửa Wenzhou Rifeng Lighter nói.
Tăng trưởng GDP của nền kinh tế thứ hai thế giới đã rơi xuống mức 8.1% trong quý 1 năm 2012, mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Một loạt các chỉ số kinh tế khác trong tháng 4.2012, từ sản lượng điện cho tới nhu cầu về các thiết bị cho các sản phẩm xuất khẩu, cũng cho thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong quý 2 này.
Nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung Quốc cũng đã đưa ra những dự đoán bi quan cho tăng trưởng của nước này trong quý 2 và cả năm 2012.
Về dài hạn, Trung Quốc muốn đưa nền kinh tế từ phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa, dù rằng điều đó đồng nghĩa với việc giảm tốc độ tăng trưởng. Bắc Kinh hiện đang tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, đó là: giữ đà tăng trưởng đủ cao để không khiến thất nghiệp trở thành một vấn đề. Điều đó đặc biệt quan trọng trong năm nay khi nước này đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo, tiến trình vốn đã phần nào rối loạn bởi sự kiện Bạc Hy Lai.
Trong giai đoạn khủng hoảng 2009, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, khoảng 20 triệu lao động Trung Quốc đã mất việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Bắc Kinh đã ra lệnh cho các ngân hàng nhà nước chủ chốt cấp vốn vay cho những tập đoàn nhà nước để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư vào bất động sản. Gói kích thích đã giúp nền kinh tế nước này khôi phục đà tăng trưởng ấn tượng nhưng cũng làm phát sinh lo ngại về nợ xấu và nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất mà các lãnh đạo Trung Quốc luôn bế tắc trong việc xì hơi quả bóng này trong suốt 2 năm qua.
Tới nay, ít có dấu hiệu cho thấy sẽ bùng phát nạn thất nghiệp tại nền kinh tế thứ hai thế giới. Số liệu của quý 1 năm 2012 do Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc cho thấy thị trường lao động nước này vẫn đang thiếu nhân công. Tỷ lệ thấp nghiệp thấp và lương tăng có thể là một phản ứng tích cực từ nỗ lực kích thích lại đà tăng trưởng của Bắc Kinh.
Đồng thời, không có dấu hiệu cho thấy chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ gỡ bỏ những hạn chế trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản do lo ngại bong bóng nhà đất. Chính sách này đang làm giảm vai trò của ngân hàng trong việc kích thích nền kinh tế và kìm hãm tăng trưởng trong ngắn hạn.
Sự chững lại trong lĩnh vực bất động sản cùng với nhu cầu yếu ớt của người tiêu dùng Mỹ và châu Âu đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc. Lợi nhuận của doanh nghiệp ngành kim loại đã giảm 83% trong trong quý 1.2012, phản ánh sự sụt giảm nhu cầu thép do các dự án xây dựng bất động sản bị đình trệ. Lợi nhuận của các nhà sản xuất máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác vốn là động lực chính của ngành xuất khẩu Trung Quốc cũng đã giảm 12% trong 3 tháng đầu năm.
He Weisheng, một chiến lược gia về lãi suất tại Citibank cho biết một lựa chọn cho chính phủ Trung Quốc hiện nay là phải hạ thấp lãi suất hoặc giảm tỷ lệ cho vay hoặc cho phép các ngân hàng cho vay với lãi suất chiết khấu cao hơn tiêu chuẩn. Ngân hàng Trung Quốc hiện nay đang cho vay với lãi suất chiết khấu là 10% so với lãi suất cho vay tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Nhưng giới lãnh đạo nhà nước lại tỏ ra thận trọng với chính sách cắt giảm lãi suất do lo ngại nguy cơ lạm phát. Một lựa chọn khác cẩn trọng hơn là tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Vấn đề là với nhu cầu tín dụng không cao từ chính các doanh nghiệp, liệu quyết định kể trên có phát huy được hiệu quả như mong muốn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét