Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Hãy yêu tha thiết

Ngày Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Hãy yêu tha thiết
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



"....Con ơi,dù con sợ tình yêu nhưng tình yêu cứ đến.Nếu đây là niềm vui thì con cư nâng niu như người mẹ ôm ấp đứa con thơ.Nếu đây là vết thương lòng cũng có thể tâm hồn con vương vấn.Con đừng bao giờ tự hỏi con rằng người con đang yêu có xứng đáng với con không?. Cái thứ tình yêu mà mặc cả như món hàng ngoài chợ thì cái đó không còn là tình yêu nữa. Khi con yêu con đừng đắn đo tính toán.
Nếu người yêu con là người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy lao động xây đắp tô thắm cho tình yêu.
Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp thì con nên nhớ rằng: Sắc đẹp của con ròi sẽ tàn.
Nếu người đó yêu con vì con có chức cao thì con hãy khẳng định rằng: Người đó không yêu con. Con hãy tự bảo họ rằng: "Địa vị không bao giờ đem lại hạnh phúc cho con người, chỉ có tự túc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính. "Con phải độ lượng và giàu lòng tha thứ nếu như họ hối hận thật sự. Con hãy chung thuỷ với người yêu xây dựng cuộc dời riêng.
Nếu con làm mất hai chữ quí báu đo thì con sẽ hổ thẹn và không được quyền tự hào với chính con, với xã hội.

Nếu con để cho một người nào khác chồng con đặt cái hôn ranh mãnh bẩn thỉu lên môi con thì trước khi hôn họ sẽ khinh con và nhất là sau khi hôn họ sẽ càng khinh con hơn.
Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con? Vui khi có tin mừng, buồn khi con gặp sự không may? Đó chính là chồng của con."CON HÃY YÊU ĐI,YÊU THA THIẾT NHƯ NGÀY XƯA MẸ ĐÃ YÊU CHA".......!!!!!

Đơn giản là ngước nhìn lên cao !

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đơn giản là ngước nhìn lên cao !
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt, thì con người rất dễ kết luận rằng không có một giải pháp nào cả. Nhưng thực tế đã chứng minh, từ lần này sang lần khác, rằng giả thuyết đó là sai lầm...
Bạn hãy nghe những câu chuyện này nhé...
 
Chuyện về loài chim ó
 
Nếu bạn đặt một con chim ó vào một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, và hoàn toàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang; thì cho dù vẫn có khả năng bay lên, nhưng con chim này sẽ hoàn toàn trở thành một... tù nhân.
 
Lý do là một con chim ó luôn bắt đầu bay từ mặt đất lên, với đoạn “chạy đà” khoảng 3- 4m. Không có quãng đường để chạy, thì theo thói quen, chú chim thậm chí chẳng buồn cố gắng thử bay lên, mà sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ chẳng hề có mái!
 
Câu chuyện về con dơi
 
Một con dơi bình thường luôn bay ra ngoài vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi đến mức ấn tượng.
 
Tuy nhiên, nó không thể cất cánh từ một địa điểm bằng phẳng. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì tất cả những gì nó có thể làm là lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên, một cách đau khổ.
 
Cho đến khi nó tìm được một độ cao nào đó, chỉ cần là một góc nâng nhỏ thôi, để từ đó, nó có thể tung mình vào không trung. Và, ngay lập tức, nó bay lên như một tia chớp.
 
Câu chuyện về loài ong nghệ
 
Một con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái cốc lớn không có nắp, cũng sẽ ở đó cho đến khi chết, trừ phi chúng ta lôi nó ra.
 
Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà cứ khăng khăng cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt bên, hoặc qua... đáy cốc. Nó sẽ tìm một con đường ở nơi mà không có con đường nào tồn tại, cho đến khi nó hoàn toàn tự hủy hoại mình.


Câu chuyện về con người
 
Theo rất nhiều cách, chúng ta cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ. Chúng ta vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối và tuyệt vọng của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể một giải pháp ở rất gần, chỉ cần chúng ta nhìn lên cao hơn – hay nhìn hướng tới phía trước.
 
Nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã. Nhìn quanh có thể khiến bạn lo lắng. Hãy nhìn lên cao, và nhìn tới phía trước, đó là cách sống lạc quan. Và tinh thần tích cực, nhiều hy vọng chính sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp trong hầu hết các trường hợp.
 
Có một tác giả đã viết: “Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt, thì con người rất dễ kết luận rằng không có một giải pháp nào cả. Nhưng thực tế đã chứng minh, từ lần này sang lần khác, rằng giả thuyết đó là sai lầm”.
 
Chỉ cần bạn nhìn lên cao hơn, rộng hơn tình huống hiện tại, rất có thể bạn sẽ thấy một lối đi ngay trước mắt mình, Sống đơn giản, yêu thật lòng, quan tâm sâu sắc, nói lời tới phía trước. Đó là câu trả lời cho mọi vấn đề.

Trần Đăng Khoa: Nhớ một thời giáo dục thanh khiết

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trần Đăng Khoa: Nhớ một thời giáo dục thanh khiết
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Trần Đăng Khoa: Nhớ một thời giáo dục thanh khiết


(VOV)-Những nan giải của giáo dục ngày nay, các thầy cô ở trường quê Nam Sách đã giải quyết ổn thỏa từ những năm 60, 70 của … thế kỷ trước.
Trong Blog tuần trước, tôi cùng với nhà khoa học Trần Thanh Thu bàn về việc dạy và học ở Bỉ. Có bạn đọc bảo: Quả là một Thiên đường Giáo dục. Không biết tới bao giờ, chúng ta mới lên tới đó? Xin thưa, cái Thiên đường đó không xa. Đã có thời, chúng ta cũng đã đi qua ngõ cái Thiên đường ấy rồi đấy. Ngay trong mái trường quê của tôi. Bởi vậy, trước khi bàn tiếp về việc dạy và học ở Bỉ, tôi muốn cùng bạn đọc ngoái lại gần nửa thế kỷ, nhìn lại ngành giáo dục quê nhà, ở một góc rất hẹp. Những năm tháng đẹp nhất của tuổi thơ tôi trôi qua trong mái trường quê đó.
Lớp học ban đêm (Ảnh: http://hoabinh.edu.vn/vn)
Đấy là Trường cấp III Nam Sách, nay là Trường THPT Nam Sách. Trường được thành lập từ năm 1962. Mười năm sau, tôi vinh hạnh được là học sinh của trường. Học sinh lớp 8G.

Tôi còn nhớ mãi buổi khai giảng năm ấy. Đó là 7h sáng ngày 1/9/1972. Khi đó, cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Mỹ bằng không quân, mở rộng ra Miền Bắc đang vào thời điểm khốc liệt nhất. Bom đạn mù mịt suốt ngày đêm. Chỉ ít thời gian sau, Mỹ dùng máy bay chiến lược B52 rải thảm Hà Nội, Hải Phòng. Nam Sách là mảnh đất kiên cường, ở giữa hai thành phố lớn ấy, lại nằm bên Đường 5, con đường huyết mạch nối Thành phố Cảng với Thủ đô Hà Nội. Một trong những trọng điểm hủy diệt của Không quân Mỹ là hai cây cầu Phú Lương và Lai Vu.
Nam Sách thành trận địa sinh tử, quyết liệt bảo vệ hai cây cầu chiến lược ấy. Xã Ái Quốc và nhiều xã lân cận hóa thành “túi bom” của giặc. Chúng tàn phá bất kỳ lúc nào. Mảnh đất hậu phương, cung cấp người và của cho chiến trường Miền Nam “Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người”, giờ cũng đã thành một chiến trường khốc liệt.
Trường cấp III Nam Sách xé lẻ ra thành từng lớp, sơ tán về các làng quê. Có lớp học trong Chùa. Có lớp học ở Nhà thờ Thiên chúa giáo.
Lớp 8G của tôi sơ tán về xã Thanh Lâm. Ngày Khai giảng là buổi lao động tát nước ở giao thông hào và đắp lại những căn hầm kèo bị sạt lở sau một trận mưa lớn đêm trước. Thày Chủ nhiệm Vũ Đình Sâm đứng trên nóc hầm điểm danh học sinh và thông báo lịch trình học tập.
Buổi khai giảng đầu tiên của đời tôi khi mới lẫm chẫm bước chân vào lớp Một cũng là một buổi học độc đáo như vậy. Sau giờ khai giảng, học sinh tỏa về từng lớp để thầy trò làm quen với nhau. Hôm nay, thầy sẽ dạy các em bài học đầu tiên…”. Bài học đầu tiên của chúng tôi đây: “Ngày khai trường”, rồi “Tổ Quốc Việt Nam”. “Tổ Quốc em đẹp lắm - Cong cong hình lưỡi liềm…”. “Không, các em gập sách lại đi. – Thầy bảo - Bài học này chưa kịp có trong sách Giáo khoa đâu…”.
Hồi hộp quá. Không chỉ trò, mà cả thầy cũng hồi hộp. Thầy dạy và rồi chính thầy cũng phải học. Bài học đầu tiên trong đời. Đó là cách tránh bom. Thầy giúp chúng tôi phân biệt từng hướng rơi của bom. Nhìn hình dạng và đường bay của bom mà biết quả bom ấy sẽ lao xuống đâu. Lúc nào thì thì ngồi in, chụp mũ rơm lên đầu. Lúc nào thì phải chạy. Chạy theo hướng nào để có độ an toàn cao nhất. Rồi thầy dạy chúng tôi cách cứu thương và băng bó vết thương, “ để khi không có thầy bên cạnh, các em còn biết cách cứu bạn và tự cứu mình”. Chúng tôi bắt đầu tập băng bó. Một lũ trẻ lau nhau, trứng gà trứng vịt mà làm rất thuần thục. Vừa làm vừa cười đùa như chơi trò trận giả. Chúng tôi cười vui. Nhưng thầy lại khóc. Khóc thầm. Nhưng nước mắt không giấu được, cứ ầng ậng sau hai hàng mi. Và tôi hiểu một điều rất hệ trọng. Chiến tranh không bao giờ là một trò đùa.
Khi tôi thành học sinh trường Cấp III Nam Sách, chiến tranh đã lên đến đỉnh điểm. Bom đạn mù mịt. Có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng đời sống tinh thần lại ấm áp, bình thản. Lạ thế! Một xã hội trong vắt. Không có tham nhũng. Không có kẻ cướp, đĩ điếm, trấn lột. Và đẹp nhất trong bầu khí quyển trong lành ấy là người lính và người thày. Đó là hai chiến sĩ kiên cường trên hai mặt trận: Chống giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Chúng tôi cắp sách đến trường, tiếp nhận cùng một lúc hai nguồn kiến thức lớn. Một nguồn từ sách vở. Đó là những bài học, đúc rút kinh nghiệm sống, là trí khôn của cha ông và của cả loài người, thành nguồn sáng trong lành, tinh lọc qua tâm hồn thày cô rồi tỏa xuống mỗi học sinh. Còn nguồn kiến thức thứ hai, cũng rất quan trọng, mảng kiến thức này không nằm trong giáo án, cũng không có trong sách giáo khoa, nhưng lại tác động đến học trò rất mãnh liệt. Đó là cuộc đời các thày cô. Tấm gương các thày cô. Chính các thày cô đã thành giáo cụ trực quan, dạy chúng tôi làm người.
Thầy nào thì  trò ấy. Khi thầy không gương mẫu, không còn là một vẻ đẹp, thì mọi lời giảng, dù có hay đến đâu cũng thành vô nghĩa.
May mắn cho lũ học trò nhà quê chúng tôi trong những năm tháng gian nan, vất vả ấy mà vẫn có được một ngôi trường nề nếp, quy củ. Nhờ chính sách “hạ phóng” của Bộ Giáo dục, nhiều thầy cô ở thành phố lại tỏa về các miền quê và những vùng sâu vùng xa. Trường Cấp III Nam Sách là một ngôi trường quê, học trò đều là con em nông dân ở mấy làng quê nghèo lam lũ, nhưng nhà trường lại có một đội ngũ giáo viên rất giỏi. Nhiều thầy cô người Hà Nội gốc nhưng lại về bám trụ ở đây, như thầy Độ đường Quán Thánh, cô Nga phố Hàn Thuyên, thầy Tuấn phố Quang Trung, thày Bản phố Hàng Bạc, cô Hằng đường Cầu Giấy.
Tôi không sao quên được thày Độ. Thầy dạy toán. Lên bục giảng, thầy không mang giáo án, chỉ ve vảy hai bàn tay không. Nhưng xin bạn đọc chớ hiểu lầm thầy lười nhác hay cẩu thả. Giáo án nằm hết trong đầu thầy. Cả cuốn sách Giáo khoa toán dày cộp cũng ở trong đầu thầy. Thầy chép bài tập lên bảng mà đâu có nhìn sách giáo khoa. Thầy bảo: “Nếu thầy nhớ nhầm, các em nhắc thầy nhé!”.
Nhưng chẳng bao giờ thầy nhầm. Cái tài lớn nhất của thầy mà tôi rất phục là khả năng biến những gì phức tạp thành đơn giản  dễ hiểu. Tôi nghiệm thấy những người giỏi đều thế cả. Họ có khả năng đơn giản hóa những gì phức tạp. Còn người kém thì ngược lại, ngay cả điều đơn giản, qua họ, cũng thành phức tạp, rối mù. Thày Độ giảng rất thoải mái, nhưng học sinh nào cũng hiểu được. Tôi là một học trò cá biệt, rất dốt toán, mà cũng nắm được bài ngay tại lớp. Còn thầy Tuấn lại có một biệt tài khác mà chúng tôi phục lăn. Thầy dựng Hình, chẳng cần com-pa, thước kẻ, mà hình nào cũng đẹp. Có khi thầy vừa giảng, vừa quài tay ra sau lưng, khoanh một nét thành một Đường tròn tâm O, chuẩn đến mức kinh ngạc.
Trong con mắt chúng tôi, các thầy cô như những vị thánh sống. Cao cả và tinh khiết. Hồi đó có chuyện dạy thêm không? Có! Thời nào chả có những học sinh kém. Với những cô cậu học trò cá biệt ấy, sau buổi học, các thầy cô thường mời ở lại để phụ đạo thêm. Thảng hoặc, có học sinh, do hoàn cảnh khó khăn, vào các buổi tối, thầy còn đạp xe đến tận nhà phụ đạo. Thầy dạy mà không lấy tiền. Có thày còn sẻ cả một phần lương đạm bạc của mình cho học trò mua sắm quần áo hay dụng cụ học tập. Ngày Tết, hay ngày 20-11, học sinh ríu rít đến thăm thầy chỉ có hai bàn tay trắng. Phong bì không và hoa cũng không. Ở làng quê khoai lúa, muốn tặng hoa thầy cũng chẳng có để tặng. Nhưng cả thầy và trò đều vui. Một niềm vui chan hòa, ấm cúng và tinh khiết.
Bây giờ chúng ta hay kêu về nền giáo dục xuống cấp trầm trọng với bao nhiêu vấn nạn. Trong đó có cả những vấn nạn thuộc về nghiệp vụ giảng dạy, như nạn “văn mẫu”, nạn “đọc chép”. Thày đọc và trò chép. Nhà trường đã biến học sinh thành những con vẹt. Đó là những phương pháp giáo dục phản giáo dục tệ hại nhất. Những vấn đề nan giải này, các thày cô ở mái trường quê Nam Sách đã giải quyết rất ổn thỏa từ những năm 60, 70 của … thế kỷ trước.
Tôi rất phục cách dạy văn của thầy Vũ Đình Sâm, chủ nhiệm các lớp  8G, 9G, 10G mà tôi theo học. Dù những năm tháng ấy, trong mái trường này, thầy chỉ là một tên tuổi rất khiêm nhường. Khi nhắc đến những giáo viên giỏi, người ta thường nhắc đến thầy Tham, thầy Soa, thầy Hoạch, thầy Độ, thầy Tuấn, cô Nga, cô Hằng, thầy Đức, cô Thanh, cô Thu…
Và còn rất nhiều thầy cô khác nữa. Thầy Sâm thường khuất trong bóng tối. Bản thân thầy cũng tự giấu mình đi. Nhưng trong con mắt của tôi, thầy là một tấm gương sáng, không chỉ với học trò, mà còn với cả ngành giáo dục. Cách dạy của thầy theo tôi là mẫu mực, đáng để Ngành Giáo dục hôm nay tham khảo. Thầy không biến học trò thành con vẹt, cũng không tự biến mình thành Rô-bốt cứng nhắc. Mọi quy chế, hướng dẫn, quy định của ngành chỉ có ý nghĩa tham khảo quan trọng, còn Giáo viên phải có những sáng tạo riêng, nhằm đổi mới mỗi tiết giảng, truyền đạt kiến thức đến học trò một cách hiệu quả nhất, nhưng lại gợi mở cho các em sự độc lập suy nghĩ và sáng tạo.
Trong tiết giảng, thầy không đọc lại đoạn văn trích. Đấy là việc học sinh tự đọc ở  nhà. Thay cho thời gian đọc tác phẩm, thầy tóm tắt cả cuốn sách, để học sinh nắm được nội dung, biết đoạn trích học nằm ở đâu. Thầy biến bài giảng thành buổi Xê-mi-na để học sinh cùng thảo luận. Có buổi học thành cuộc tranh luận rất sôi nổi. Thầy gợi mở, xới lên các vấn đề để học sinh bàn. Rồi thầy tổng kết. Có vấn đề thầy kết luận ngay, có vấn đề thầy bỏ ngỏ, để học sinh nghĩ tiếp.
Trong phần tổng kết, ngoài biểu dương những ý kiến có tính khám phá của học trò, thầy nói ba vấn đề. Một là thầy tóm tắt phần hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên của Bộ Giáo dục về đoạn văn trích. Hai là thầy tóm tắt ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu về tác phẩm đã được in trên các báo và tạp chí từ trước đến nay, đặc biệt là những kiến giải xuất sắc có tính phát hiện. Phần thứ ba, là ý kiến riêng của thầy. Tôi thích phần thứ ba này nhất. Bởi đó là những ý kiến tôi không tìm thấy ở bất cứ tài liệu nào trên sách báo. Như vậy, một bài học, được chiếu rọi từ nhiều góc độ khác nhau. Một giờ lên lớp của thầy, bằng học sinh lục lọi hàng tháng trong thư viện với hàng đống sách vở.
Bây giờ, trong các thầy cô dạy phổ thông, có  ai làm được như thầy không?
Thầy nào trò  nấy. Thầy phải giỏi thì trò mới có thể giỏi được. Nhờ có một đội ngũ thầy giỏi như thế, mà trường có được một đội ngũ học sinh làm rạng danh trang sử nhà trường. Có người rất nổi tiếng, được thế giới biết đến, như nhà địa chất Tạ Phương, người được mang tên cho một loại quặng quý trong một cuốn sách khoa học về địa chất ở nước Nga. Rồi những tên tuổi được cả nước biết đến như anh hùng quân đội Vũ Ngọc Diệu, anh hùng Liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trịnh Bá Đính, nhà báo Trịnh Bá Ninh, rồi các nhà quản lý Hoàng Bình, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Dung, các nhà kinh tế Vũ Văn An, Nguyễn Hữu Thắng…Và còn rất nhiều các anh các chị khác nữa.
Tôi muốn nói thêm đôi điều về hai học sinh của trường, anh hùng quân đội Vũ Ngọc Diệu và anh hùng Liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ. Cả hai anh đều lên đường nhập ngũ khi còn đang học phổ thông. Trong trận “Điện Biên phủ trên không”, với 12 ngày đêm đánh B52 ở Hà Nội năm 1972, Vũ Ngọc Diệu là lính ra đa bảo vệ Hà Nội. B52 là vũ khí chiến lược của Mỹ, là sức mạnh tàn bạo của không lực Hoa kỳ. B52 có nhiều máy bay phản lực yểm trợ, bảo vệ, lại bay ở tầm cao, lại có hệ thống phá sóng ra đa, tung nhiễu mù mịt nên rất khó phát hiện. Kỳ tích của Vũ Ngọc Diệu cùng các cộng sự của anh là sự mày mò nghiên cứu, phát hiện chính xác B52. Sau nhiều lần tác nghiệp, anh nhận ra rằng, khi B52 cắt bom, và chỉ khi chúng cắt bom, trên màn huỳnh quang ra đa xuất hiện những điểm lóe bất ngờ giữa vô vàn những đốm sáng của những mục tiêu giả. Nhờ thế, chúng ta tiêu diệt được B52.
Còn Đỗ Chu Bỉ cùng thế hệ tôi. Chúng tôi nhập ngũ khi còn học dang dở. Tổ Quốc gọi và chúng tôi ra đi. Con trai đi. Con gái cũng đi. Sau Tổng động viên, trường vắng hẳn. Phải nhiều lớp gom lại mới đủ sĩ số một lớp. Trong bài thơ gửi em gái mình, khi ở chiến trường Tây Nam, nghe tin em vào Đại học Sư phạm, tôi viết: Hôm nay em đến Giảng đường/ Anh hằng khao khát/ Thế  hệ anh, mấy lớp người đi cứu nước/ Có  bao anh chưa tới được lớp mười/ Có  bao anh nằm lại dọc đường rồi/ Những con suối không tên. Những ngọn đồi không tuổi/ Có  thể sau này, em dẫn học trò tới/ Chỉ thấy im lìm rừng xanh với núi xanh…/ Ước mong sao ngày đất nước yên lành/ Anh lại trở về, cùng em, vui chơi như thuở nhỏ/ Trên góc sân nhà, em là cô giáo nhé/ Anh làm chú học trò. Và bài học đầu tiên…
 Thật bất ngờ khi Đỗ Chu Bỉ cũng nghĩ như tôi nghĩ trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình về một thế hệ học trò chúng tôi. Anh là người lính dũng cảm, đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phía Bắc Tổ Quốc. Hết đạn thì dùng dao găm và lưỡi lê. Một cuộc chiến đấu không cân sức. Mình anh đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của địch.
Khi đồng đội tìm đến chi viện, anh đã hy sinh. Trên người anh là mười chín vết dao và vết đạn bắn. Trong túi áo ngực đẫm máu là bức thư anh viết dở cho mẹ: “Mẹ ơi, con không thể chết được đâu, dù kẻ thù tàn bạo đến thế nào. Bởi con còn có mẹ. Mẹ mỗi ngày một già yếu, ai sẽ chăm sóc mẹ nếu không phải là con?  Mẹ hãy tha tội cho thằng con trai bất hiếu này. Mẹ ơi, rồi con sẽ trở về nếu biên giới im tiếng súng. Con sẽ trở về cho tuổi già mẹ không còn hưu hắt. Rồi con sẽ tiếp tục trở về ngôi trường thân yêu của con. Con sẽ tiếp tục học để mẹ không phải xấu hổ vì có một thằng con thất học. Mẹ ơi, con sẽ về. Không kẻ thù nào giết nổi con đâu…”
Cũng như 217 liệt sĩ, những học sinh ưu tú nhất của trường, Đỗ Chu Bỉ không còn trở về. Anh đã nằm lại trên điểm chốt Bình Liêu. Nhưng các em của anh, những học sinh thế hệ sau anh đã quyên góp tổ chức tạc tượng anh, rồi đưa anh trở về ngôi trường thân yêu mà anh hằng khao khát được học tiếp. Bức tượng ấy hiện đang nằm trong Phòng Truyền thống của nhà trường.
Và như thế, có một Trường Cấp III - Trường Trung học Phổ thông Nam Sách bám trụ ở quê nhà, thành một địa chỉ văn hóa, một di tích lịch sử thiêng liêng với rất nhiều thế hệ. Lại còn có những trường cấp III – Trường Trung học Phổ thông Nam sách ở những miền xa. Đấy là các thế hệ học sinh của trường, trong suốt nửa thế kỷ qua, đã mang theo hình bóng thày cô, vóc dáng mái trường đến mọi miền Tổ Quốc, và làm nên những chiến công mới, những kỳ tích mới. Đó cũng là những vẻ đẹp của trường mà đâu phải ai cũng nhận ra…./.

Năm 2012: Sao Việt theo mốt lấy chồng trẻ là đại gia

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Năm 2012: Sao Việt theo mốt lấy chồng trẻ là đại gia
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Chồng vừa trẻ, rất thành công và có điều kiện kinh tế đang là lựa chọn của nhiều người đẹp Việt.

Hotgirl Quỳnh Chi
Vào ngày 19/2, Quỳnh Chi bất ngờ tuyên bố lên xe hoa ở tuổi 22. Và chú rể là không ai khác chính là doanh nhân trẻ Trần Văn Chương – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco). Mẹ chồng Quỳnh Chi là bà Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty, từng là chủ của chiếc xe Phantom với biển tứ quý 3333.
Khi kiều nữ Việt lấy chồng đại gia 1
 

Trong ngày cưới, Quỳnh Chi khiến không ít người dân Sài Gòn phải ghen tị khi chú rể kéo một đoàn siêu xe với toàn xe hạng sang và đắt tiền nhất vào thời điểm đó đi đón cô dâu. Rồi đám cưới của họ còn thuê hẳn một êkip có tiếng tăm trong giới showbiz để dàn dựng kịch bản. Chưa kể, đêm tiệc của hai gia đình được tổ chức tại trung tâm tiệc cưới White Place - một nơi khá sang trọng ở Sài Gòn.
Tuy nhiên, ngay sau khi kết hôn, gia đình nhà chồng Quỳnh Chi gặp phải biến cố về tài chính. Nhưng vượt qua tất cả, Quỳnh Chi đã trở thành “bà mẹ một con” với một nhóc tì vô cùng đáng yêu và khắc phục khó khăn tài chính với gia đình nhà chồng. Đến nay, chồng Quỳnh Chi vẫn là một doanh nhân có tiếng trong giới kinh doanh với rất nhiều tài sản “kếch xù”.
Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh
Vượt qua nhiều sóng gió trước khi gắn bó cuộc đời với nhau, bà xã Quang Huy - ca sĩ Phạm Quỳnh Anh chia sẻ, cô hoàn toàn tin tưởng vào chồng khi quyết định cưới nhau.
Trong giới giải trí, Quang Huy là một cái tên đình đám, một người mà nhắc tới, người ta nghĩ ngay đến một chàng trai có tuổi đời còn rất trẻ nhưng tuổi nghề đã ở bậc cực cao. Thành công của anh thì ai cũng phải khâm phục.
Sao Việt theo "mốt" lấy chồng trẻ - 3
 

32 tuổi, Quang Huy là ông bầu nổi tiếng trong giới giải trí với việc đã tạo ra nhiều cái tên đình đám như Ưng Hoàng Phúc, HAT, Weboys… Không ai nghi ngờ tài năng của anh. Quang Huymay mắn được sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật, anh trai là nhạc sĩ Nguyễn Hà, bố từng công tác ở Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM. Gia đình là nền tảng vững chắc nhất, tạo choQuang Huy những bản lĩnh để thành công như bây giờ.
Ở tuổi 32 hiện giờ, Quang Huy chín chắn và bản lĩnh hơn rất nhiều, biết tiến biết lùi đúng lúc và quan trọng là biết đoàn kết những người quanh mình
Tăng Thanh Hà
 

Có lẽ đám cưới của ngọc nữ Tăng Thanh Hà và doanh nhân trẻ Louis Nguyễn ngày 11/11 là một trong những đám cưới ồn ào nhất showbiz Việt năm qua.
Louis Nguyễn (sinh năm 1983), chồng Tăng Thanh Hà là doanh nhân trẻ gốc Việt, là con trai ông Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP). Gia đình ôngJohnathan Hạnh Nguyễn nổi tiếng giàu có bậc nhất trong lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu ở Việt Nam.

Jennifer Phạm
 

Jennifer Phạm đã chính thức lên xe hoa lần 2 với đại gia Nguyễn Đức Hải - một doanh nhân thành đạt, sinh năm 1978, từng là du học sinh Mỹ hôm 19/12/2012.
Chồng của Jennifer Phạm là con trai lớn trong một gia đình tri thức, cha là Tiến sĩ khoa học, mẹ là doanh nhân Trương Thanh Thanh, người sở hữu khối tài sản lên đến 576 tỉ VNĐ - đứng thứ 5 trong số những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam năm 2012. Ngoài ra, Đức Hải là cháu ruột ông Trương Gia Bình - thành viên sáng lập và là Chủ tịch FPT. Nguyễn Đức Hải từng nằm trong nhóm các nhà đại diện phân phối chính thức của dòng điện thoại cao cấp Vertu tại thị trường Việt Nam, sau đó trở thành Phó Giám đốc Trung tâm phân phối sản phẩm Nokia thuộc Công ty Phân phối FPT.
Siêu mẫu Ngọc Thạch
Gần đây, tin tức và lễ đính hôn của Giải vàng siêu mẫu 2010 Ngọc Thạch cũng gây được sự chú ý lớn của dư luận.
 

Đỗ Bình Dương - chồng sắp cưới của siêu mẫu Ngọc Thạch - được dân chơi siêu xe ở Việt Nam gọi với cái tên thân mật Dương "Kon". Sở dĩ có cái tên này là bởi, so với các đàn anh khác,Dương còn khá trẻ, sinh năm 1987. Từng được đồn đoán là một đại gia trẻ sở hữu đến 4 siêu xe, tuy nhiên trên thực tế, đây đều là những chiếc xe thuộc sở hữu của thân phụ anh - người đang nắm giữ chức Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà Sudico.
Không tham gia showbiz, tuy nhiên tên tuổi của anh được biết tới khá nhiều, đặc biệt trong giới chơi xe Hà Nội. Anh chính là chủ nhân của một chiếc siêu xe thuộc dạng hiếm có tại thủ đô và thường xuyên xuất hiện trong các lễ hội siêu xe có tiếng tại Việt Nam.
Gia đình chồng tương lai của Ngọc Thạch cũng khá nổi tiếng trong ngành ngân hàng. Chồng chưa cưới của Ngọc Thạch hiện cũng đang làm việc tại một tập đoàn khá lớn có tên gọi trùng với tên anh. Còn trẻ tuổi, nhưng vị hôn phu tương lai của Ngọc Thạch được nhận xét khá điềm đạm, chín chắn, đặc biệt đã có không ít thành công trong lĩnh vực kinh doanh và được biết tới như một doanh nhân trẻ.

Yếu tố làm hỏng "cuộc yêu" của bạn trong ngày Tết

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Yếu tố làm hỏng "cuộc yêu" của bạn trong ngày Tết
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Mệt mỏi với việc di chuyển, dã ngoại, vui chơi quá độ, nhậu nhẹt... là những vấn đề khiến cho "cuộc yêu" của bạn bị "tụt dốc".

Rượu là thủ phạm số một "giết chết" cuộc "yêu" của bạn
Dùng rượu nhiều trong thời gian ngắn hay dài đều ức chế sự sản xuất testosteron ở tinh hoàn. Điều này là do sự chuyển hóa rượu đã làm giảm một số enzym do gan và tinh hoàn tiết ra, muốn tổng hợp testosteron phải cần đến những enzym này, vì thế testosteron không được tạo ra nhiều.
Testosteron là hormon chủ lực để tạo ra cho nam giới những ham muốn tình dục cho nên uống rượu có tác động xấu đến khả năng tình dục. Nồng độ rượu trong máu tỷ lệ thuận với thời gian xuất tinh chậm. Uống rượu đến mức say xỉn (nhiễm độc rượu) có thể làm giảm hưng phấn tình dục, giảm khoái cảm và cường độ của cảm giác đỉnh điểm cũng như khó đạt được khoái cực.
 

Mệt mỏi, bận rộn với các cuộc vui chơi cũng là một nguyên nhân
Các cặp đôi trong những ngày lễ, Tết đã quá bận rộn với việc di chuyển, thăm họ hàng, bạn bè và những cuộc dã ngoại nên quá mệt và không thể gần gũi nhau.
Để khắc phục, bạn cần ngủ cũng như tập thể dục hợp lý để luôn tràn đầy năng lượng. Nhờ thế ham muốn cũng tăng lên. Trong trường hợp này thì giải pháp "yêu" nhanh cũng phần nào giúp 2 bạn có được những phút giây thăng hoa hiếm hoi trong những ngày này.
Ăn uống nhiều chất béo, ngọt trong ngày Tết làm ảnh hưởng đến "cuộc yêu"
Chất béo dễ làm tổn thương tì vị, mà tì vị vận hoá thất thường sẽ dẫn tới tinh khí không đủ, thiếu tinh thiếu máu, thể hư khí nhược, làm suy giảm ham muốn tình dục. Ăn nhiều chất béo, chất ngọt gây di tinh và xuất tinh sớm.
Ngoài ra thì trong những ngày lễ Tết, bạn có thể ăn uống thất thường, gây thiếu chất khiến cơ thể mệt mỏi cũng là những nguyên nhân gây nên hiện tượng chán "yêu"

Thêm một phụ nữ Ấn Độ bị hiếp rồi giết dã man

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Thêm một phụ nữ Ấn Độ bị hiếp rồi giết dã man
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Ngày 29-12 vừa qua, lại một phụ nữ Ấn Độ trở thành nạn nhân của tội ác dã man.

Báo chí Ấn Độ ngày 31-12 đưa tin, người phụ nữ bất hạnh 42 tuổi, làm việc trong một lò gạch ở Barasat thuộc huyện North 24-Parganas, bang Bengal, Ấn Độ.
Vụ việc xảy ra trong lúc hai vợ chồng đang trên đường từ lò gạch về nhà, bọn côn đồ bất ngờ xông vào tấn công và đánh người vợ đến chết. Phía cảnh sát đang điều tra cáo buộc của gia đình nạn nhân nói rằng bọn người đã hiếp tập thể người phụ nữ trước khi giết.

Tờ Indo-Asian News Service dẫn lời cảnh sát - cho biết vào ngày 30-12, sau khi giết chết người phụ nữ, chồng cô cũng bị thương nặng do bọn côn đồ đánh đập dã man, bắt uống a-xít.
Phía cảnh sát nói rằng họ đã bắt giữ một trong những kẻ bị tình nghi hãm hiếp và đánh chết người phụ nữ. Hung thủ được xác định làm chung lò gạch với hai vợ chồng nạn nhân.
Trong khi đó, ngày 31-12, hàng ngàn người Ấn Độ lại xuống phố biểu tình trước cái chết của nữ sinh viên 23 tuổi thi thể vừa được hỏa táng vào ngày 30-12.
6 người đàn ông đã bị bắt sau vụ hiếp dâm tập thể dã man trên xe buýt này 16-12. Hiện gia đình nạn nhân đang yêu cầu tòa tuyên án tử hình đối với những kẻ này.
Sau vụ việc, Chính phủ Ấn Độ bị chỉ trích nặng nề do giải quyết các vụ cưỡng hiếp phụ nữ “chậm” và không thỏa đáng.

Rò rỉ video "cực nóng" về Galaxy S4

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Rò rỉ video "cực nóng" về Galaxy S4
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Dự kiến Samsung sẽ ra mắt siêu phẩm này vào tháng 4 sắp tới.

Chúng ta đã được biết rằng Samsung sẽ không ra mắt Galaxy S4 vào triển lãm CES 2013 sắp tới. Mẫu điện thoại được mong đợi nhất trong năm tới của nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc đã có những màn ra mắt đầu tiên tới thế giới. Vào rạng sáng ngày hôm qua thì một đoạn phim ngắn được đăng tải trên Youtube đã cho thấy một cái nhìn tổng thể về Galaxy S4 và các tính năng độc đáo đầy hứa hẹn được Samsung mang lại cho sản phẩm này.
 

Trong đoạn video ngắn này, thế hệ Galaxy tiếp theo sẽ có một màn hình 5 inch 1080p AMOLED, sử dụng chip lõi tứ Exynos 5440 2GHz và một máy ảnh 13 megapixel phía sau. Tất nhiên, Samsung cũng không quên bổ sung chiếc bút đa năng S Pen vốn trước đây được sản xuất dành cho dòng sản phẩm Galaxy Note của mình. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy được thiết bị này chạy nền tảng Android 5.0 Key Lime Pie.
 

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một cổng kết nối đặc biệt cho phép chiếc điện thoại tương tác với một bàn phím ảo bằng laser bên ngoài cho phép người sử dụng có thể soạn thảo văn bản trên Galaxy S4 trực tiếp bằng 10 ngón.
 

Đoạn phim nói trên đã lại một lần nữa khiến chúng ta không khỏi trầm trồ thán phục về thế hệ Galaxy thú 4 của Samsung. Chắc hẳn, Galaxy S4 sẽ lại một lần nữa là siêu phẩm đi đầu thị trường về mức độ công nghệ trong thời gian sắp tới. Hãy cùng chờ khoảng 4 tháng nữa để biết được chiếc điện thoại này tuyệt vời đến mức độ như thế nào.

VĂN HÓA BỊ VÀ ĐƯỢC TỪ CHỨC

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết VĂN HÓA BỊ VÀ ĐƯỢC TỪ CHỨC
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!




BS Hồ Hải: Thời buổi khó khăn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp nợ đầy đầu, không đủ tiêu chuẩn để được phép kê khai phá sản. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp của đảng và nhà nước, lâu nay, là miếng mồi béo bở cho các giám đốc và tổng giám đốc để kiếm ăn bằng những công ty con của gia đình mình, nhưng khi bất động sản đóng băng thì, mọi việc phúc ngày xưa hôm nay thành họa. Và câu chuyện văn hóa từ chức ở nước Việt hôm nay là vấn đề đáng để lưu tâm.
Tôi có anh bạn, có cổ đông và là thành viên hội đồng quản trị ở một công ty chi nhánh ở một tỉnh, là công ty con của một tập đoàn nhà nước núp bóng tư nhân để đầu tư, kinh doanh bất động sản mà, thủ tướng chính phủ mới vừa ký quyết định xóa tập đoàn này trong tháng 10/2012. Ở công ty con này có một vị giám đốc, lâu nay, mọi hợp đồng xây dựng, thiết kế, mua bán về bất động sản thì ông giám đốc đưa về công ty con của gia đình để làm ăn. Bây giờ tổng công ty được chính phủ quyết định xóa và ngưng hoạt động. Công ty con kiểm toán lại thì, nợ ngập đầu, số nợ hơn cả trăm lần vốn pháp định. Mọi vay nợ ngân hàng hầu như là thế chấp bằng chữ ký của các quan đầu tỉnh và những sấp giấy lộn mà người ta vẫn gọi nhau là "dự án khả thi". Bây giờ phá sản thì không được, mà làm việc thì không lương, vì nợ bảo hiểm xã hội còn không có tiền để mà trả.
Thế là, hội đồng quản trị đề nghị giám đốc từ chức, ông giám đốc dứt khoát không từ chức, mà ông ta chờ hội đồng quản trị cắt chức. Không phải ông giám đốc không muốn từ chức, mà vì nếu từ chức thì ông chịu trách nhiệm khoản nợ nần của công ty. Còn bị cắt chức thì là do khả năng quản lý kém, tội nhẹ hơn. Cuối cùng, hội đồng quản trị buộc phải họp và ra văn bản buộc từ chức. Người thay thế ông là phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy công ty con này.

Câu chuyện không dừng ở đó, mà có hai sự thật diễn ra. Ông tân giám đốc mới thì bị vợ hăm ly dị vì cái tội ngu đi nhận cái chức đổ nát. Ông tân giám đốc làm hồ sơ xin ra khỏi đảng để không nhận cái chức giám đốc, nhưng đảng vào đã khó, mà ra còn khó hơn vạn lần. Cuối cùng ông phải ngậm đắng nuốt cay nhận cái chức mà, có khả năng sẽ lên pháp đình trình tội trong tương lai với ông cựu giám đốc.
Ông cựu giám đốc thì tổ chức tiệc ăn mừng, vì đã thoát được cái gánh nặng mà mình là tội đồ gây ra, hay nói cách khác là ông ăn mừng vì ông ăn ốc lại được có người đổ vỏ. Ông được từ chức chứ không bị từ chức.

Thói đời, cái văn hóa từ chức cũng có lắm đường. Thời buổi bây giờ lắm người muốn được từ chức mà không được, chứ không phải là các quan nhà ta không muốn từ chức. Ngược lại, có người bị lên cái chức mà mình không muốn, nhưng vẫn phải cứ lên, vì đảng đã trao trách nhiệm thì phải nhận. Mọi việc còn lại, có đảng lo.

Thế có ai bảo rằng, ở xã hội ta ngày nay dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh không có văn hóa từ chức, và không có người không muốn thăng chức?


Asia Clinic, 9h22' ngày thứ Hai, 31/12/2012

Phi công hạ B-52 Vũ Đình Rạng từ chối danh hiệu anh hùng LLVT

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Phi công hạ B-52 Vũ Đình Rạng từ chối danh hiệu anh hùng LLVT
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



VŨ ĐÌNH RẠNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN BẮN RƠI B 52: SỐNG SÓT ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC, BÙI NGÙI CHI MỘT CHÚT DANH

-Dù ngay lần đầu tiên phi công Vũ Đình Rạng đối mặt đã bắn trọng thương B-52 vào ngày 20/11/1971, tuy nhiên chiến công này đã không được ghi nhận ngay và khiến cho ông suýt bị khép vào tội “nhụt ý chí, không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ tiêu chuẩn đảng viên.”
- Anh hùng Vũ Đình Rạng sợ cái gì nhất?! “Sợ lịch sử ghi không đúng người đúng việc” – ông nói. Để những sự sai trái đừng làm méo mó suy nghĩ của các thế hệ sau. Còn thế hệ sau đánh giá thế nào, đó là việc mà lớp đi trước không thể nào can thiệp...
- Với Vũ Đình Rạng: “Hạnh phúc là đã sống sót, chiến công là của chung đồng đội và toàn dân tộc. Còn danh không toại cũng là chuyện xưa cũ rồi”?!
- Được biết, ông Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt cuối của lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối. Nghe đâu vì chi phí ăn đứt cả năm tiền cho thuê cửa hàng ???

Người đầu tiên bắn rơi B-52 là phi công Vũ Đình Rạng, 

đúng một năm trước cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không”

Người đầu tiên bắn rơi B-52 là phi công Vũ Đình Rạng, đúng một năm trước cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không”. Năm 1971, hạ gục B-52 là mục tiêu hàng đầu của Quân chủng Phòng không – Không quân nhằm ngăn chặn các bước leo thang của Mỹ khi sử dụng sức tàn phá ghê gớm của mẫu máy bay ném bom chiến lược này đổ vào tuyến đường huyết mạch Trường Sơn tại Quảng Bình, Vĩnh Linh…


Chỉ riêng việc xuất kich trong đêm, lầm lũi bay tầm thấp trên địa hình rừng núi phức tạp, rồi quay về hạ cánh xuống những đường băng lỗ chỗ hố bom đã là một hành động phi thường.

Ông Rạng vẫn nhớ như in ngày 20/11/1971, lần đầu tiên đối mặt với B-52. Rút kinh nghiệm từ lần tiếp cận B-52 vào tháng 10 trước đó, sở chỉ huy B8 đã đề ra chiến lược, đánh đêm và dùng một MIG 21 bay nghi binh ở độ cao 8.000-10.000m vòng quanh Tân Ấp, đèo Mụ Dạ rồi vòng về Nội Bài hạ cánh để đánh lừa radar của Hạm đội 7, tin rằng MIG của Bắc Việt không còn khả năng cất cánh. Quả nhiên, phi đội B-52 đã chủ quan, ung dung bay vào mà không sử dụng bất kỳ tín hiệu gây nhiễu nào.

Khi chiếc MIG 21 nghi binh hạ cánh lúc 7 rưỡi tối, một tiếng sau, trạm radar 41 thông báo phát hiện một đội 3 chiếc bay B-52 theo đội hình “bàn tay xòe” ở Tây Savanakhet (Lào) khoảng 100km.

9 giờ kém 15, Vũ Đình Rạng âm thầm cất cánh, bay từ Anh Sơn (Vinh) vào Tân Ấp (Hà Tĩnh) trong tầm thấp và tạm thời cắt đứt liên lạc với chỉ huy, không bật radar để tránh bị phát hiện. Bay thấp trong đêm, địa hình phức tạp lại không được bất kỳ trợ giúp nào từ sở chỉ huy đã là một hành động anh hùng của phi công trong đại đội đánh đêm ngày ấy và nhờ kỳ tích này mà Vũ Đình Rạng có thể tiếp cận được B-52.
Khi còn cách máy bay địch khoảng 70km, lúc này sở chỉ huy mới nối liên lạc, chỉ đạo: bỏ thùng dầu phụ, tăng lực... Chiếc máy bay phóng vút lên, rút ngắn khoảng cách. 60km, 45km, 15km… 11km.

Khi còn cách máy bay địch khoảng 70km, lúc này 
sở chỉ huy mới nối liên lạc, chỉ đạo: bỏ thùng dầu phụ, tăng lực

“Bật radar” - sở chỉ huy lên tiếng. Sỹ quan dẫn chính lệnh cho phi công tăng tốc độ lên 1.400km/h. Do cao độ MIG 21 vẫn thấp hơn tốp bay của địch 500m, Vũ Đình Rạng quyết định kéo cao, lấy chiếc B-52 bay đầu tiên làm mục tiêu (cách 11km, chiếc cuối cách 6km). Ngay sau khi mục tiêu lọt cự ly 5km, Vũ Đình Rạng ấn nút bám sát, tiến vào vùng ngắm ổn định, cho phép phóng tên lửa.

“Tên lửa bên trái đầu tiên rời bệ phóng, nổ trùm một bên động cơ B-52, ngay sau đó, tôi kéo cần lái bay lên cao, thoát ly chiến thuật” - ông Rạng kể lại. Khi vừa lên cao nhìn xuống, ông lại phát hiện ra một chiếc B-52 khác trên lưng vẫn còn có đèn nhấp nháy, liền lập tức bổ nhào phóng nốt quả tên lửa còn lại ở cự ly 2km, rồi yên tâm về hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Anh Sơn.

Trong chiến tranh, khi ngồi vào buồng lái, ranh giới giữa sự sống cái chết là một vết cắt sắc ngọt nhưng trong đời thường, thì không phải cái gì cũng rõ ràng như vậy. Quả tên lửa bên trái của MIG 21 đã bắn trọng thương chiếc chiếc B-52H. Do mẫu máy bay được cải tiến đường dầu liệu riêng biệt cho 8 động cơ nên vẫn lết về đến được Đông Bắc Thái Lan rồi buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Nakhom-Phanom. Sau đó chết hẳn.
Khổ một nỗi, trận đánh trong đêm ngày 20/11 đó, tin tức hoàn toàn không được đưa tin trên đài BBC và các đài “địch” khác như mọi khi, kết quả là thành tích này đến tận năm 1973 mới được ghi nhận “nhỏ giọt” qua tài liệu lấy lời khai của chính phi công Mỹ đã lái chiếc B-52H xấu số kia. Lúc này, người ta mới nhớ lại rằng sau trận đánh ấy, B-52 đã ngừng toàn bộ hoạt động suốt một thời gian, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho đường 559 vận chuyển an toàn.

Ông Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt vét vào năm 2010 cho lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối.
Về bản chất, chiếc B-52H kia cũng bị tính là “hạ gục”, nhưng nó thiếu mất hình ảnh một khối sắt bị bắn cháy bừng bừng trên bầu trời Việt gây hiệu ứng mạnh mẽ. Đấy là cái điều mà phi công Phạm Tuân đã có được một năm sau đó. Chưa hết, trong hoàn cảnh thông tin thiếu thốn và nhận thức có giới hạn, Vũ Đình Rạng còn suýt bị khai trừ khỏi Đảng trong đợt chỉnh đốn đầu năm 1972 với những lời truy kết “không hoàn thành nhiệm vụ”, “nhụt ý chiến đấu”, “tư cách đảng viên cần phải xét lại”!

“Nếu có kinh nghiệm và bắn thêm một quả tên lửa vào chiếc máy bay đó, thì câu chuyện đã khác. Đến khi được công nhận kết quả, thì tôi vẫn được trao Huân chương chiến công hạng 3” - ông Rạng cười bình thản. “Dù vậy, ngay lúc đó, tôi vẫn tin mình đã làm hết sức, thậm chí đã làm đúng giáo trình chiến thuật nên chưa bao giờ thấy hối tiếc”. Giáo trình nào cũng đòi hỏi hạ được địch và bảo toàn mạng sống. Hy sinh không phải là điều được khuyến khích.

Năm nay ông Vũ Đình Rạng đã 67 tuổi, sống đủ với đồng lương hưu thượng tá, 8 năm nâng lương mà không được phong hàm đại tá và chút tiền cho thuê mặt trước căn nhà trên phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội) làm cửa hàng sửa chữa xe máy. “Hạnh phúc là đã sống sót, chiến công là của chung đồng đội và toàn dân tộc. Còn danh không toại cũng là chuyện xưa cũ rồi” - ông Rạng chia sẻ.

Được biết, ông Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt cuối của lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối. Nghe đâu vì chi phí ăn đứt cả năm tiền cho thuê cửa hàng. Dù sao, thêm một danh hiệu cũng chỉ là việc thêu hoa trên gấm. Trong cuộc chiến ấy, có người nào không phải là anh hùng?

Khi người viết chia sẻ với ông nỗi sợ giữa thời bình ngày nay so với ngày đó vừa manh mún vừa… đa dạng biết bao. Từ vặt vãnh như sợ mất cắp, sợ dùng phải hàng Tàu mắc bệnh ung thư đến sợ cả những thứ xa xôi ở tận ngoài biên giới hải đảo… “Còn người anh hùng Vũ Đình Rạng sợ cái gì nhất?! “Sợ lịch sử ghi không đúng người đúng việc” – ông nói. Để những sự sai trái đừng làm méo mó suy nghĩ của các thế hệ sau. Còn thế hệ sau đánh giá thế nào, đó là việc mà lớp đi trước không thể nào can thiệp.

Minh Quốc
( http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/vu-dinh-rang-song-sot-da-la-hanh-phuc-con-bui-ngui-chi-mot-chut-danh)
-----------------------------

VŨ ĐÌNH RẠNG: NGƯỜI ĐẦU TIÊN CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM BẮN TRÚNG B-52

SINH RA TRONG MỘT LÀNG QUÊ NGHÈO Ở THÁI BÌNH, VŨ ĐÌNH RẠNG VẪN THƯỜNG NÓI ĐÙA RẰNG: “CHẲNG HIỂU THẾ NÀO, TÔI SINH VÀO ĐÚNG NĂM 1945 – NĂM CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI CHẾT ĐÓI MÀ TÔI VẪN KHỎE MẠNH VÀ THẬM CHÍ CÒN KHỎE MẠNH HƠN NGƯỜI” .

Phi công MiG-21 Vũ Đình Rạng.

Tuy gia đình không phải giàu có gì, nhưng mấy anh em Vũ Đình Rạng vẫn được bố mẹ cho đi học. Vậy mà có lần anh suýt bỏ học, vì thấy người anh cùng đi học với mình bị thầy phạt đánh đòn. Rạng cảm thấy rất nản, coi đi học như là ‘sự hành xác, chẳng đem lại kết quả gì, rồi cuối cùng cũng chỉ cày với cấy mà thôi’. Nhưng rồi cuối cùng sau một năm nghỉ học ở nhà cày cấy bố mẹ động viên Rạng nghĩ lại và anh đi học tiếp.
Với Vũ Đình Rạng, từ việc đi học tới việc học lái máy bay, tới việc trực tiếp chiến đấu đều là những việc không phải tự anh mơ ước, ấp ủ mà đều là khách quan đưa lại. Năm 18 tuổi, người ta vận động anh đi bộ đội anh bảo:
- Thưa các anh, không phải tôi không muốn đi, nhưng lúc này cả hai anh trai tôi đều đi bộ đội, chỉ còn cha mẹ già, các anh cho tôi hoãn lại chứ tôi không trốn.
- Nhưng mặt trận bây giờ rất cần người. Quân số cũng đã chốt. Không thể hoãn được.
- Thôi được, các anh không cho hoãn thì tôi đi.
Vũ Đình Rạng đã đi bộ đội trong hoàn cảnh như thế và đầu quân vào Sư đoàn Dù 305. Vào Sư đoàn này được hai năm thì năm 1965 trong đợt khám sức khỏe, anh đã trúng tuyển đi học Không quân ba năm bên Liên Xô (cũ) cùng với một số đồng đội… Anh là một trong số rất ít người được lựa chọn ra từ 120 người trong danh sách học sơ cấp ban đầu. (trong số đó có cả Vũ Xuân Thiều, Phạm Phú Thái).
*
Khi về nước Vũ Đình Rạng được phân công chuyên bay đánh đêm. Anh nhận nhiệm vụ bay đánh đêm với tâm trạng không thích thú lắm vì trên thực tế đánh đêm rất khó, đòi hỏi kỹ năng cao. Vả lại người ta đánh ban ngày có nhiều cơ hội lập thành tích, chứ mấy ai lập được thành tích ban đêm. Hơn nữa đánh đêm toàn phải cô đơn một mình… Nhưng nhiệm vụ đã được cấp trên giao, anh vẫn vui vẻ chấp nhận.

Cấp trên chỉ thị: “Đồng chí có nhiệm vụ vào chiến trường Khu 4, chi viện cho chiến trường trong cuộc chiến tranh hạn chế. Miễn là cậu vào phục kích ở đó. Nếu cất cánh mà không đánh được, thì cũng coi như “dọa” cho B-52 biết rằng vẫn còn có MiG-21 luôn sẵn sàng chiến đấu để cho chúng phải quay đầu lại. B-52 không thể như một nỗi kinh hoàng mãi được”.
Đặc điểm của sân bay ở Khu 4 thường là ngắn hẹp, nên đòi hỏi kỹ thuật bay của phi công phải rất cao, ở đấy nếu bay cao sẽ bị tên lửa ở Hạm đội của Mỹ ở ngoài biển bắn liền, còn nếu bay thấp thì sẽ bị va vào núi Đại Huệ hoặc dãy núi Trường Sơn, vô cùng nguy hiểm.
Ở chiến trường Khu 4 còn phải di chuyển liên tục, có lúc không thể phân biệt nổi đâu là địch, đâu là ta. Bay từ ngoài Bắc vào không có chỉ huy, không có liên lạc, bởi vì chỉ cần chúng phát hiện bằng sóng điện từ có máy bay của ta vào là chúng sẽ cho F105 hoặc F8 đánh chặn ngay. Vũ Đình Rạng và đồng đội phải tìm đường bằng cách nghĩ xem mình đi được mấy phút rồi, mấy phút là sẽ đến đâu… Kể cả khi mưa, gió cũng vẫn phải cất cánh. Kể cả khi biết trong điều kiện như thế có thể đi sẽ không. Nhưng nhiệm vụ là trên hết, không nghĩ đến tính mạng của mình, anh đã cùng với Đinh Tôn luôn trong tư thế sẵn sàng như vậy.

Như thường lệ, 5 giờ hôm ấy (20.11.1971) Vũ Đình Rạng và Hoàng Biểu được lệnh cất cánh từ Nội Bài vào Khu 4. Hoàng Biểu thì hạ cánh ở sân bay Vinh, còn anh thì ém ở sân bay Anh Sơn. Đến 7 giờ 30 phút tối thì Hoàng Biểu báo động cấp 1. Cất cánh lên được vài phút, thì Hoàng Biểu bị địch phát hiện. Chỉ huy lệnh:
- Kéo cao lên nữa! Để cho địch biết là có MiG đang hoạt động!.
Hoàng Biểu lên được một lúc nhưng sợ không tránh được nên đã quay ra. Bọn Mỹ mất mục tiêu cũng quay lại Thái Lan. Đến lúc 20 giờ 40 phút bọn chúng cho rằng mối đe dọa với B-52 đã hết nên quay lại.
Tại Sở Chỉ huy Trung tâm, Tư lệnh Đào Đình Luyện trao đổi nhanh với Phó tư lện Binh chủng Trần Mạnh cho Vũ Đình Rạng xuất kích. Anh cứ theo chế độ đã định sẵn mà bay dọc trên đỉnh Trường Sơn vượt qua Keo Nưa. Lúc này từng tốp B-52 vẫn tiến vào, chiếc MiG-21 của Rạng bay về phía Tây Hà Tĩnh và giãn cách rất tốt. Khi cách mục tiêu 80 ki-lô-mét anh được Đại úy dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên lệnh cho vứt thùng dầu phụ để máy bay tăng lực, linh hoạt hơn.
Vậy là bây giờ mục tiêu chỉ còn cách 60 ki-lô-mét, anh yên trí cải hướng bám sát mục tiêu vì dẫn đường Lê Thiết Hùng đã lên tiếng thì chỉ có trúng. Đường bay của Rạng áp dần vào gần trùng với tốp B-52. Lúc anh kéo lên độ cao 9 ki-lô-mét thì mục tiêu chỉ còn cách 15 ki-lô-mét. Điều kiện để phóng tên lửa rất khả quan. Theo lệnh chỉ huy yêu cầu anh bật ra-đa. Trên thực tế khi nhận được lệnh xong thì mục tiêu chỉ còn chừng 11 ki-lô-mét. Anh vừa lấy độ cao, vừa phải lấy thăng bằng nhằm vào chiếc số Hai mà bỏ qua chiếc số 1 vì cự ly quá gần không thể nào ngắm bắn kịp. Nhìn vào màn hình, mục tiêu rõ mồn một, hình ảnh lên rất đẹp, còn có 2 ki-lô-mét nữa thôi, Vũ Đình Rạng bóp cò phóng một quả tên lửa. Nó lao vút về phía trước. Một chớp nổ lóe lên, lửa bùng ra từ một bên cánh B-52 rồi tắt ngấm. Anh thoát ly ngay và khẳng định đã trúng mục tiêu, chính xác còn hơn bài huấn luyện rất nhiều.
Ở độ cao 9 ki-lô-mét, anh nhìn về phía bên phải trên lưng chiếc B-52 có phát đèn tín hiệu gì đó giống như bên hàng không dân dụng. Vì vẫn còn một quả tên lửa nên anh lại chờ tiếp cận gần 2 ki-lô-mét phóng nốt. Nhưng lần này đường bay hơi vòng, anh không chắc có trúng hay không. Bắn xong, anh lập tức lao vun vút trong màn đêm tối đen quay về sân bay Anh Sơn.
Cách sân bay Anh Sơn 5 ki-lô-mét, Vũ Đình Rạng thả càng hạ cánh, yêu cầu toàn bộ sân bay tắt hết đèn. Đúng như dự đoán của anh, vừa mở cửa buồng lái máy bay bước ra thì đã nghe thấy rất nhiều tiếng máy bay tiêm kích của địch ở trên đầu. Nếu cứ để đèn trên đường băng sáng trưng như lúc đầu, thì e rằng toàn bộ sân bay sẽ bị đánh phá và không còn một mống người.
*
Đêm hôm ấy, Vũ Đình Rạng không tài nào ngủ được vì vừa thoát khỏi cái chết trong gang tấc. Anh đã vừa làm được việc vô cùng khó khăn, chưa một phi công Việt Nam nào làm được là đã bắn trúng B-52. Phó tư lệnh Quân chủng Đào Đình Luyện biết anh chưa ngủ nên đã cho người gọi anh lên để nghe anh kể hết những tình tiết của trận đánh. Ông bảo:
- Sáng mai, trực thăng sẽ đưa cậu về sở chỉ huy Yên Thành để rút kinh nghiệm với chuyên gia. Chuẩn bị tinh thần nhé!
Bẵng đi một thời gian, đầu năm 1972 trong một cuộc họp chỉnh đốn Đảng, chính ủy Chu Duy Kính nói với anh:
- Các anh ấy đi đánh về có gì đều nói hết, riêng cậu có vấn đề gì khúc mắc, hay dao động, sợ đi đánh thì cứ mạnh dạn trao đổi. Hoặc nếu chưa nói được thì sẽ để thời gian cho cậu suy nghĩ .
- Tôi nói thật, các anh ấy đi đánh ngày dễ dàng lập công liên tục. Tôi nhận nhiệm vụ đánh đêm cũng rất muốn lập công chứ – Vũ Đình Rạng nói – Nếu đã sợ chết, thì tôi đã không thường xuyên xuất kích kể cả những ngày gió mưa. Đã là phi công được Nhà nước cho đi học, về nước chiến đấu tôi chỉ mong muốn được chiến đấu và lập công, sao lại nói tôi “dao động”?
- Cậu cứ suy nghĩ cho kỹ, nếu cậu khó nói thì cứ nói với chính trị viên. Còn nếu cậu không nói ra thì nhiệm vụ sắp tới sẽ phải xem xét lại khi giao cho cậu – Chính ủy Chu Duy Kính lạnh lùng.
- Báo cáo chính ủy, tôi là phi công, là đảng viên, nhiệm vụ cấp trên giao tôi luôn cố gắng làm tròn. Còn nhiệm vụ sắp tới có giao cho tôi hay không là tùy cấp trên. – Vũ Đình Rạng đỏ mặt.
- Cậu không dao động, sợ chết thì sao trong lần gặp B-52 hồi tháng 11 năm ngoái (1971) cậu chỉ bắn có một quả tên lửa rồi quay về? Sao không bắn liền hai quả?
- Việc tôi bắn một quả đầu tiên trúng B-52 nhưng chỉ làm nó bị thương đã được rút kinh nghiệm với các chuyên gia. Theo lý thuyết dù có bắn hai quả liền thì hiệu quả cũng chỉ đến thế – Vũ Đình Rạng bắt đầu run lên vì giận.
- Thôi được. Cậu không phải nói bây giờ. Hãy suy nghĩ thật chắc chắn trong một thời gian nữa – Chính ủy Chu Duy Kính gằn giọng.
*
Tất cả các phi công hôm đó chỉ biết im lặng trước thái độ của Chính ủy, ngoại trừ tôi*. (Vũ Đình Rạng bắn B-52 bị thương chạỵ về Thái Lan, khi họp Đảng bị Chính trị viên hỏi: “Tại sao người ta đi bắn rơi mà lần nào cậu đi cũng về không? Cậu là… tư tưởng sợ chết, không can đảm…”.
Mặc dù, hồi đó ở sân bay U-đom (Thái Lan) người Mỹ đã thừa nhận chính chiếc B-52 này đã bị bắn rơi bởi phi công Vũ Đình Rạng của Việt Nam. Thế nhưng Vũ Đình Rạng lần ấy vẫn bị kỷ luật nặng, suýt khai trừ khỏi Đảng. Mãi sau này vào cuối những năm 70, qua rất nhiều lần ý kiến của các Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó… yêu cầu chính trị viên phải là những phi công bay giỏi, như thế mới có sự thông cảm và có thể lãnh đạo tư tưởng tốt cho phi công. Cũng nhờ đó, tình cảm của phi công với chính trị viên mới dần dần cởi mở hơn).
Cuộc họp kết thúc đã lâu mà Vũ Đình Rạng vẫn chưa hết buồn, anh không ngờ chỉ vì việc anh không bắn liên tục hai quả tên lửa vào chiếc B-52 hôm ấy mà bây giờ anh phải chịu sự nghi ngờ của cấp trên.

Vào thời điểm này phía ta thường nghe tin từ đài BBC, hàng tháng trời nghe ngóng nhưng một tin ngắn về một chiếc B-52 của Mỹ bị rơi hay thậm chí bị thương cũng không thấy gì. Rất có thể người Mỹ vì sĩ diện đã im thin thít không dám nói gì. Nhưng việc Vũ Đình Rạng bắn bị thương B-52 đã khiến cho bọn chúng hoảng sợ phải ném bom ngoài mục tiêu. Những khu vực trọng điểm như Lùm Bùm, Tà-le-phu-lan-nhich hay Xê-pon một thời gian dài bộ đội vận tải rất vui mừng yên tâm làm nhiệm vụ.
Về sau này, vào năm 1999, thiếu tá Không quân Mỹ trong lần gặp cựu dẫn đường Lê Thành Chơn để viết về những trận đánh ông đã tham gia ở Việt Nam có kể lại:
“Vào trung tuần tháng 11 năm 1971, một chiếc B-52 đã bị bắn thủng thùng dầu, cháy nhưng không dập được nên đã hết dầu phải hạ cánh bắt buộc trên sân bay Nathom Phanrom (Thái Lan). Chiếc B-52 bị thương rất nặng sau đó được tháo ra chở về Utapao rồi bỏ đó” .
Trong cuốn “MiG-21 units of the Vietnam war” (Những chiếc MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam) của Istvan Toperczer cũng có đoạn viết:
“Air force commanders picked verteran Mig- 21 pilot Dinh Ton to take part in the action, for they believed his vast experience would allow him to cope with the poor weather conditions that plagues the area. On one of his early flight his departed from Noi Bai at 1700 hours then recovered at Dong Hoi to refuel. Taking off again at 1900 hrs, he headed for Roure 9, but the Americans had by then become aware of his flight and pulled all of their AC-130s out of the area for good.
VPAF missions against the B-52s met with less success in the first half of 1971, however, so several air force officers were sent to Mu Gia Pass to observe B-52 attack pattern both during the day and at night. In September of that year, radar units were sent to Ba Don, in Quang Binh province, and to Vinh Linh to track B-52 activities.
On 4 October, commanders of 921st sent Dinh Ton to Đong Hoi, from where he would go “hunting” B-52s. The pilot took off after sunset, but the USAF crews were effectively jamming all communications in the area and he had to fly without ground radio contact. Dinh Ton soon found two b-52s in front of him, but judged the situation unsuitable for caombat and diverted to Tho Xuan.
On 20 November, two more Mig- 21s were sent to Vinh, and another jet to Anh Son. At 2.000 hrs that same day, B-52s were reported 60 ki-lô-mét to the north of Xam Nua. Pilot Vu Dinh Rang was about to become the first fighter pilot within the VPAF to intercept a B-52s.
At 2046 hrs he scrambled from Anh son airfield, and once aloft he was informed by groumd control that his three targets were 100 ki-lô-mét away. He dropped his fuel tank and climbed to 10,000 mét, and at a distance of 15 ki-lô-mét, Vu Dinh Rang switched on his radar and applied full throttle. At eight ki-lô-mét he fired an AAM at one of the B-52s, anf as he brock away from his attack, he spotted another bomber in front of him. Vu Dinh Rang launched his second missile, and at 2115 hrs he landed at Anh Son. There, he was told that the first b-52 had been damaged and had to make an emergency landing in Thailand.
The attempt to shoot down B-52s, as well as an increased movement of North Vietnamese troops towards the south, prompted President Richard Nixon to warn Ha Noi that bombing strike would re-commence if such activities continued. As part of this threat, fighter-bombers started penetrating North Vietnamese airspace once again, and on 18 December the VPAF struck back then Le Thanh Do and Vo Si Giap downed F-4Ds 66-0241 and 65-0799 of the 432nd TRW.
The air war in Vietnmese was about to reach a dramatic climax”

Bản dịch:Chỉ huy lực lượng Không quân Việt Nam chọn MiG-21 thí điểm Đinh Tôn tham gia chiến dịch, vì họ tin rằng kinh nghiệm của anh sẽ cho phép anh ta đối phó với các điều kiện thời tiết xấu trong khu vực hoạt động. Lúc đầu anh này cất cánh từ Nội Bài lúc 17 giờ sau đó hạ cánh tại Đồng Hới để nạp nhiên liệu. Lúc 19 giờ anh cất cánh trỏ lại. Người Mỹ nhận thấy nguy hiểm khi Đinh Tôn xuất hiện nên đã kéo tất cả những AC-130 của họ ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo toàn lực lượng.
Trong thời gian nửa đầu năm 1971, Không quân Việt Nam đối phó với B-52 khá thành công, vì vậy một số sĩ quan quân lực đã được gửi đến Mu Gia Pass để quan sát các kiểu tấn công của B-52 cả ban ngày và ban đêm. Trong tháng chín năm đó, các đơn vị ra-đa được gửi đến Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh để theo dõi B-52 hoạt động.
Ngày 04 Tháng Mười, chỉ huy của 921 cử Biên đội của Đinh Tôn tới Đồng Hới để các phi công sẽ đi “săn” B-52. Các anh này đã cất cánh sau lúc hoàng hôn, nhưng quân đội Hoa Kỳ đã gây nhiễu rất hiệu quả tất cả các liên lạc trong khu vực này khiến cho anh đã bay mà không liên lạc được với đài phát thanh mặt đất. Đinh Tôn sớm phát hiện ra hai chiếc B-52 ở phía trước, nhưng anh đánh giá tình hình không thích hợp để tấn công liền chuyển hướng đến Thọ Xuân.
Ngày 20 tháng 11, thêm hai chiếc MiG-21 được gửi đến Vinh, và máy bay phản lực khác tới Anh Sơn. 20 giờ cùng ngày, B-52s đã được phát hiện 60 ki-lô-mét về phía bắc của Xam Nua. Phi công Vũ Đình Rạng trở thành phi công máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân Việt Nam đánh chặn B-52.
Lúc 20 giờ 46 phút, Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay Anh Sơn. ở trên trời, anh được sở chỉ huy mặt đất thông báo rằng ba mục tiêu cách anh 100 ki-lô-mét. Anh vứt thùng dầu phụ và kéo lên độ cao 10.000 mét và ở khoảng cách 15 ki-lô-mét Vũ Đình Rạng bật công tắc ra-đa của mình, chuẩn bị sẵn sàng công kích. Lúc chỉ còn cách 8 ki-lô-mét anh bắn một quả tên lửa trúng một trong những chiếc B-52 rồi tìm cách thoát, lúc đó anh đã phát hiện một máy bay ném bom ở phía trước. Vũ Đình Rạng phóng tên lửa thứ hai của mình, và lúc 21 giờ 15 phút anh đã hạ cánh tại Anh Sơn. Ở đó, anh đã nói rằng lần đầu tiên chiếc máy bay B-52 đã bị bắn trúng, và hư hỏng nặng phải hạ cánh khẩn cấp tại Thái Lan.
Những nỗ lực bắn hạ B-52, cũng như quyết tâm ngày một tăng của quân đội Bắc Việt Nam hướng về phía nam đã nhắc nhỏ cho Tổng thống Richard Nixon như một cảnh báo, nếu như ông ta cho ném bom Hà Nội sẽ bị Không quân Việt Nam đánh trả một cách tương tự như vậy. Đó sẽ là mối đe dọa lớn khi máy bay Mỹ thâm nhập Không phận Bắc Việt Nam. Quả đúng không sai, ngày 18 tháng 12 năm 1972 Lê Thành Đô và Võ Sĩ Giáp đã bắn hạ hai chiếc F4D số hiệu 66-0241 và 65- 0799 của TRW.
Thời điểm này, những cuộc không chiến tại Bắc Việt Nam đã trở nên đầy kịch tính.
(Bản dịch của Thủy Hướng Dương).
Ghi chú: Chương này được trích từ cuốn Chúng tôi và Mig 17 (trang 225) xuất bản tại nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2009. Cuốn sách ra mắt công chúng tại Bảo tàng Không quân (171 Trường Chinh – HN) do Tác giả Thủy Hướng Dương ghi chép theo lời kể của Anh hùng phi công Lưu Huy Chao và đồng đội của ông