Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Eva chọn đèn trang trí sành điệu

Ngày Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Eva chọn đèn trang trí sành điệu
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tính thẩm mỹ đóng vai trò quan trọng
 trong việc chọn đèn. (ảnh minh họa
Đèn trang trí đẹp là hội đủ yếu tố thẩm mỹ, kỹ thuật, tạo cảm giác dễ chịu khi dùng.


Bạn thiết kế nội thất cho căn nhà mới hay sửa sang lại ngôi nhà cũ, việc chọn đèn trang trí sẽ tùy vào không gian, tâm trạng và cả tuổi tác của bạn, nhưng yếu tố thẩm mỹ trong việc dùng đèn là điều bạn cần quan tâm.

Kiến trúc sư Phan Huyền Như (Công ty thiết kế tư vấn nội thất Như Ý) tư vấn: Khi khách hàng có nhu cầu dùng đèn trang trí là đòi hỏi một nhu cầu thẩm mỹ cụ thể, dù đèn trần, đèn để bàn hay đèn treo tường, đèn đứng. Ở đây, hình dáng, vật liệu và kích thước đèn quyết định sự yêu thích của khách hàng, sau đó mới kể đến tính hiện đại hay vẻ cổ điển và giá cả.

Đối với một ngôi nhà mới, bạn nên hỏi ý kiến nhà thiết kế để chọn loại đèn phù hợp với các chi tiết trong không gian cụ thể, như màu sắc sơn tường đến đường viền chỉ, họa tiết, hoa văn khác. Đầu tiên, bạn hãy xác định vị trí đặt đèn: phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, nhà bếp hay các khu công năng để tính toán kích cỡ đèn phù hợp.

Tùy theo sở thích, bạn chọn đèn đơn hay đôi, nhưng nên chọn đèn có công tắc
điều chỉnh ánh sáng để tiện trong quá trình sử dụng. (ảnh minh họa)

Loại đèn phổ thông phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng là đèn treo tường, có thể dùng ở nhiều không gian khác nhau. Tùy theo sở thích, bạn chọn đèn đơn hay đôi, nhưng nên chọn đèn có công tắc điều chỉnh ánh sáng để tiện trong quá trình sử dụng, giá cả tương đối mềm (từ vài trăm ngàn/chiếc), và phong phú về chất liệu như thủy tinh, gốm sứ, tre trúc.

Đối với đèn trang trí để bàn, đèn đứng sử dụng cho không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, bạn nên cân nhắc yếu tố an toàn bên cạnh nhu cầu thẩm mỹ. Vì loại đèn này dễ va chạm nên bạn chọn kiểu chao đèn bằng lụa, giấy hay đất nung, gốm, đề phòng khi có sự cố sẽ không gây nguy hiểm. Xu hướng của các gia đình trẻ hiện nay thích sự mới lạ nên có thể dùng loại đèn trang trí từ các bức tượng, cành cây hay gỗ, được thiết kế độc đáo, giá đèn cao thấp tùy vào sự tinh xảo và yếu tố thủ công trong việc sáng tạo các loại đèn này. Một chiếc đèn trang trí đẹp là hội đủ yếu tố: thẩm mỹ, kỹ thuật và tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.

Các loại đèn chùm bằng pha lê, thủy tinh hay vật liệu đắt tiền có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/sản phẩm. Tùy số lượng bóng, loại nhỏ từ 3-12 bóng, loại trung từ 12-18 bóng, loại lớn từ 18 bóng trở lên mà đèn chùm đáp ứng cho từng không gian, nhưng diện tích tối thiểu cho các loại đèn chùm nên đặt trong phòng rộng từ 12m2 và chiều cao trần từ 3m trở lên. Không nên dùng đèn chùm cho không gian hẹp và thấp, gây lãng phí, thiếu an toàn và kém thẩm mỹ. Cũng không nên dùng màu sắc sặc sỡ hay vật liệu rẻ tiền, dễ bể, dễ bám bụi, vì đèn trên cao bất tiện cho việc vệ sinh định kỳ.

Chất liệu đèn thủy tinh hoặc pha lê có nhiều dòng sản phẩm, Việt Nam, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Tiệp, Pháp… nhưng yếu tố quan trọng của đèn chùm là chân đế các bóng đèn quyết định phần lớn giá trị sản phẩm.

Xu hướng của các gia đình trẻ hiện nay thích sự mới lạ nên có thể dùng loại đèn
trang trí từ các bức tượng, cành cây hay gỗ, được thiết kế độc đáo. (ảnh minh họa)

Có chân đế đèn bằng sắt xi màu, inox, đồng pha, bạc hay vàng, người bán và mua có thể “thách đố” nhau nếu không xác định rõ, hay không có sự cam kết về nguồn gốc sản phẩm, bởi các chân đế đèn chỉ được nhận biết sau một thời gian sử dụng. Loại sắt xi màu hay inox kém chất lượng, đồng, bạc pha sau một năm sử dụng sẽ bị hoen gỉ, bầm đen (thông thường thời gian bảo hành đèn một năm).

Dù đèn một tầng hay nhiều tầng, chùm dài hay ngắn, màu trắng hay nhiều màu, thì bạn cũng nên quan tâm đến các thiết bị đi kèm, hệ thống điều chỉnh sáng tối và yếu tố tháo ráp, bảo quản đơn giản, dễ vệ sinh, trọng lượng và giá đỡ đèn hợp lý. Trên thị trường phổ biến loại đèn chùm dạng cổ điển như chùm hình nến, hoa, kim tự tháp và phong cách mới hiện đại như hình nhạc nước, sao băng hay hình khối mỹ thuật.

Xu hướng năm 2012, khách hàng thường chọn loại đèn kiêu sa, quý phái kiểu châu Âu, kiểu Ý hoặc xu hướng tối giản, nhẹ nhàng kiểu Hàn Quốc và dân dã kiểu Việt Nam. Chọn đèn trang trí như chọn một bức tranh nghệ thuật, vì vậy, bạn cần cân nhắc để vẻ đẹp ấy không bị lãng quên, xếp xó vì không phù hợp.

Theo Eva


Để 'yêu' sau sinh thật nồng nàn

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Để 'yêu' sau sinh thật nồng nàn
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Chị em nên kiêng "yêu" sau sinh trong 6 tuần
 (ảnh minh họa)
Tác động quá trình mang thai và sinh nở khiến “chuyện ấy” có nhiều thay đổi.

Kiêng "yêu" 4 - 6 tuần lễ sau sinh

Các nhà khoa học từng nghiên cứu và chỉ ra rằng, ít nhất 4- 6 tuần sau sinh, các cặp đôi mới nên quan hệ vợ chồng trở lại. Bởi nếu “chuyện ấy” diễn ra khi sản dịch còn và cổ tử cung chưa đóng, người vợ dễ có nguy cơ nhiễm trùng. Quan hệ sớm sau sinh còn có một nguy hiểm khác đó là tắc mạch do khí.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần kiêng 2-3 tuần sau khi sinh nếu như phụ nữ không còn ra sản dịch (dịch từ dạ con ra sau sinh, lúc đầu đỏ nhưng sau vài ngày nhạt dần và hết) và không bị cắt tầng sinh môn. Vì thế, chuyện “yêu” diễn ra sớm hay muộn phụ thuộc vào sự hồi phục sau khi sinh nở ở mỗi người.

Yếu tố ảnh hưởng đến cảm hứng "yêu" sau sinh

Sau khi sinh, cuộc sống của người phụ nữ sẽ có những biến đổi. Tâm lý thay đổi, hình dáng cơ thể thay đổi, gia đình có thêm thành viên, và suy nghĩ của các chị em về tình dục sau sinh cũng thay đổi.

Để chuyện "yêu" sau sinh hoàn hảo, trước tiên hai vợ chồng hãy cùng chia sẻ,tâm sự với nhau

Cơ thể của người phụ nữ bị biến đổi cả về trọng lượng, hình dáng, kích thước các vòng, các chị em có suy nghĩ mặc cảm về hình thể nặng nề của mình. Sự mặc cảm của các chị em ảnh hưởng nhiều tới đời sống tình dục của vợ chồng.

Như vậy, mặc cảm về hình thể, biến đổi tâm lý... là những nguyên nhân khiến các chị em chần chừ. Việc chăm sóc con ngày đêm, quan tâm nhiều hơn tới em bé mới chào đời khiến nhiều người mỏi mệt và cũng ít quan tâm đến tình dục.

Lấy lại cảm hứng "yêu"

* Tự tin về cơ thể mình

Nếu chị em phụ nữ so sánh thân hình người mẫu hoặc những người chưa qua sinh nở với thân hình có phần 'phì nhiêu' sau khi sinh nở của mình sẽ chỉ càng làm bản thân cảm thấy tự ti hơn về ngoại hình. Thực ra rất nhiều người chồng chia sẻ rằng gần như họ chẳng quan tâm nhiều đến số đo vòng 2 không thon gọn của vợ lúc này.

* Chia sẻ cùng chồng

Người phụ nữ nên tâm sự những điều lo lắng với chồng về sự ham muốn, mệt mỏi… hay những thay đổi của bản thân. Đồng thời bạn nên phân bổ thời gian, tự cân bằng và cho phép mình nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại cảm hứng 'yêu'. Thật khó mà gần gũi với chồng nếu như trong đầu người vợ vẫn đang quẩn quanh lo rằng con đang đói sữa hay ngủ không an giấc. Vì vậy, sau khi đã lo mọi việc cho bé, bạn đừng quên dành một chút thời gian để quan tâm, âu yếm chồng.

Quan hệ vào thời điểm thích hợp sau khi sinh sẽ giúp phục hồi trạng thái
về cả tâm lý và thể lực cho người vợ. (ảnh minh họa)

* Hãy dành nhiều thời gian bên nhau

Các ông chồng cần hiểu và thông cảm với những thay đổi không mong muốn của người vợ, và nên là người chủ động trong “chuyện ấy” để xóa bỏ e ngại của vợ mình về việc quan hệ sau khi sinh. Cần tạo ra những khoảnh khắc riêng tư bên nhau, trò chuyện, vuốt ve, âu yếm. Những nụ hôn, âu yếm, mát xa cho nhau sẽ rất hiệu quả cho cả hai.

Người chồng cố gắng đợi đến khi có thời gian thư thả, đứa bé ổn định, người phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi, tinh thần của cả hai vợ chồng đều thoải mái…. Quan hệ vào thời điểm thích hợp sau khi sinh sẽ giúp phục hồi trạng thái về cả tâm lý và thể lực cho người vợ.

Nghệ thuật “yêu” sau sinh

* Nhẹ nhàng và âu yếm

Thời điểm này, người chồng nên hỗ trợ để thích nghi với những thay đổi trên cơ thể người phụ nữ. Bởi sau khi sinh, đường sinh sản dưới (bao gồm tử cung, cổ tử cung và âm đạo) còn trong tình trạng giãn, phải có thời gian để các cơ co hồi trở lại.

Với những biến đổi vùng âm đạo, âm đạo sẽ bị khô, và đó là nguyên nhân để các chị em không làm chuyện đó quá gay gắt. Nhẹ nhàng và âu yếm là bước đầu tiên để “chuyện ấy” sau sinh diễn ra thật hoàn hảo.

Để thuận tiện và tạo cảm hứng trong chuyện "yêu", chị em có thể sử dụng
những chất bôi trơn hỗ trợ âm đạo. (ảnh minh họa)

* Vợ chồng bạn nên chọn cho mình thời điểm thích hợp nhất, lựa chọn tư thế quan hệ thích hợp, dùng nịt ngực để tránh mất sữa trong lúc quan hệ.

* Biện pháp ngừa thai

Cần thiết phải lựa chọn một biện pháp tránh thai hiệu quả. Nếu không cho con bú thì nên dùng thuốc tránh thai đã uống trước lúc có thai. Đang cho con bú thì không dùng thuốc ngừa thai uống, nên dùng các biện pháp tránh thai tại chỗ (viên đặt âm đạo, bao cao su…) và chờ đặt dụng cụ tử cung. 

* Tăng cường chất bôi trơn

Sau sinh, để thuận tiện và tạo cảm hứng trong chuyện "yêu", các chị em có thể sử dụng những chất bôi trơn hỗ trợ âm đạo. Việc sử dụng những loại chất bôi trơn này không có gì là sai lầm, ngược lại, nó sẽ giúp các chị em cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Theo Eva



Thực phẩm kháng bệnh mùa đông

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Thực phẩm kháng bệnh mùa đông
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bí đỏ giàu beta-carotene
 (Ảnh minh họa)
Thời tiết mùa đông thường rất lạnh và nhiều sương mù, dễ gây cảm cúm, cảm lạnh hay các bệnh về phổi. Dưới đây là 10 lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

1. Họ cam chanh

Cam, chanh, bưởi, quýt, chứa nhiều dưỡng chất bảo vệ, tiêu biểu như vitamin C và bioflavonoid, giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C giống như một “chất keo” đặc biệt, liên kết và duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh.

Còn bioflavonoid là nhóm hóa thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào không bị tổn thương. Vì thế, nên thường xuyên tích trữ các loại quả họ cam chanh trong mùa đông này.

Cam là thứ quả rất tốt cho sức khỏe để ăn vào mùa đông (Ảnh minh họa)

Một lợi ích khác của các loại quả này là chứa rất ít calo, giúp bạn tránh được tình trạng lên cân “vượt chi tiêu”.

2. Họ bầu bí

Bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn thực phẩm giàu beta-carotene – một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất mùa đông.

Beta-carotene chính là một dạng tiền vitamin A. Chúng luôn là vũ khí lợi hại để chống chịu bệnh tật.

Các loại bí có màu vàng đỏ thích hợp với các món hầm hay nấu súp.

Lưu ý: Không nên dùng nhiều beta-carotene vì dễ bị vàng da.

3. Thực phẩm chứa vi sinh

Ngày nay thực phẩm probiotic không còn xa lạ với nhiều người, vì nó rất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như sữa chua (yoghurt) và tempeh (loại bánh làm từ đậu tương lên men trộn nước).

Thực phẩm chứa vi sinh luôn kích thích các vi khuẩn “có lợi” cư trú trong đường ruột tấn công lại các mầm bệnh.

4. Cá

Cá rất giàu kẽm và axit béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống khuẩn hiệu quả hơn. Còn axit béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ.

Các loại cá giàu axit béo bổ dưỡng này là cá thu, cá ngừ (Ảnh minh họa)

Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi.

Các loại cá giàu axit béo bổ dưỡng này là cá thu, cá ngừ.

5. Tỏi

Tỏi không chỉ đơn thuần là một gia vị của các bà nội trợ mà nó còn có tác dụng kháng khuẩn và vi rút, nhất là chống nhiễm trùng phổi. Và tỏi đạt được hiệu quả nhất là lúc ăn sống, có tác dụng ngừa ung thư.

Tuy nhiên, hiệu quả phòng ngừa từ tỏi chỉ đạt được tối đa nếu bạn ăn sống và ăn với một lượng lớn: 0,5 kg/ tuần hay 1/3 thìa bột tỏi/ ngày. Riêng những người đang uống thuốc chống đông thì chỉ ăn tỏi dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

6. Súp thịt gà

Ăn các thực phẩm dạng lỏng, đặc biệt là súp khi bị ốm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. 

Súp đang bốc hơi nghi ngút còn giúp thông mũi và tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh lành bệnh. Khi nấu súp gà, nên cho thêm ít tỏi, gia vị có vai trò như một kháng sính chống vi rút.

Thịt gà cũng rất giàu selen và vitamin E, 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.

7. Con hàu

Trong con hàu rất giàu kẽm, một vi chất thiết yếu đối với cơ thể trong việc chống lại các viêm nhiễm như cúm. Kẽm cũng giúp vết thương nhanh lành. 

Ngoài ra, hàu còn nổi tiếng là “thực phẩm tình yêu” (được ví như loại thuốc kích thích tự nhiên), rất hợp với mùa đông lạnh giá, thời điểm chúng ta thường có nhu cầu “gần nhau” cao hơn.

8. Nấm

Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm hỗ trợ rất hiệu quả cho hệ miễn dịch.

Hơn nữa, trong nấm chứa 90% là nước, giúp bạn không bị mất nước, tránh được hiện tượng da khô và giảm cân (do no lâu). Cuối cùng, nấm chứa rất ít năng lượng nên bạn có thể ăn thoải mái. Đặc biệt, hương vị của chúng sẽ rất thơm ngon khi bạn cho vào món súp và hầm.

9. Trà

Nhìn chung trà có nhiều lợi ích sức khỏe, từ ngừa ung thư đến hạn chế tăng cân và gần đây là nâng cao khả năng miễn dịch. Nhiều chuyên gia phát hiện rằng hằng ngày nếu uống từ 5 – 6 cốc trà đen sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại được các viêm nhiễm.

Một nghiên cứu khác cho biết dạng trà hoa cúc La Mã có tính kháng khuẩn rất mạnh, đó là lý do vì sao người ta thường uống trà này khi cảm lạnh.

Theo Eva


Người Mỹ không bàn chuyện xe chính chủ

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Người Mỹ không bàn chuyện xe chính chủ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Chuyện nước Mỹ: 

Người Mỹ không bàn chuyện xe chính chủ


(Thethaovanhoa.vn) - Làm thế nào mà một nước Mỹ có thể quản lý ngon lành tới hơn 250 triệu xe hơi và gần 8 triệu mô-tô cùng với việc có tới gần 37 triệu “vụ” sang tên đổi chủ trong vòng một năm?
Sang tên đơn giản như đi chợ
Dũng, một anh bạn người Việt ở Mỹ gần 4 năm nay, vừa mới mua lại chiếc xe hơi bốn chỗ từ một người bản địa nhờ số tiền anh tích cóp từ đồng lương đi làm cho một tiệm giặt ủi. Một chiếc Acura đời 2005 máy 3.5 vẫn còn rất “nuột” (lời của Dũng) mà giá chỉ có 4 ngàn USD (chừng 80 triệu đồng).
Ước tính, trong năm 2012 này, ở Mỹ đã và sẽ có khoảng gần 40 triệu người mua xe hơi đã qua sử dụng giống như Dũng. Nếu so với con số khoảng 11,6 triệu (dự tính) xe hơi mới được bán ra trong năm 2012, tỷ lệ người mua xe cũ nhiều hơn gấp 3,45 lần. Con số này có thể làm thay đổi một điều không ít người vẫn tưởng tượng về một nước Mỹ, đó là dân Mỹ giàu có chỉ mua xe mới rồi sau vài năm họ sẽ vất chúng ra những bãi rác rộng mênh mông mà người ta vẫn thấy trên phim ảnh.
Cảnh sát phạt xe vi phạm ở Mỹ
Sự thực là ngay cả trong những năm tháng nền kinh tế Mỹ phát triển ổn định, tỷ lệ thất nghiệp chỉ vài ba phần trăm (so với hơn 9% trong năm 2011 và gần 8% cuối năm nay), vẫn có nhiều người Mỹ mua xe hơi cũ hơn là xe hơi mới. Họ cũng như anh bạn Dũng đã nói ở trên, tiết kiệm được một số tiền khá lớn để dành cho việc khác, đôi khi chỉ là để trả vài cái hóa đơn điện thoại hay lớn hơn nữa là tiền thuê nhà hàng tháng. Năm 1990, tỷ lệ người mua xe mới so với người mua xe cũ ở Mỹ cũng là 1/2,7.


Nhưng chính quyền liên bang và các tiểu bang ở Mỹ không để cho sở thích mua xe cũ của người dân Mỹ trở thành mầm mống của một thảm họa về quản lý các phương tiện giao thông. Mấy chục triệu chiếc xe cũ được mua bán qua lại nhưng có lẽ chẳng có chiếc xe nào mà chuyện sang tên đổi chủ của nó qua mặt được các cơ quan chức năng địa phương.
Ngay sau khi nhận được số tiền 4.000 USD, ông chủ cũ tháo ngay cái biển số xe để mang trả lại cho cơ quan quản lý xe cơ giới (DMV) của bang Virginia. Ông bảo, cái biển ấy không phải của xe, nó là của DMV. Dũng chỉ nhận được chiếc xe và phải đăng ký để có thể sử dụng. Một chiếc xe không biển số thì không thể lưu hành ở bất cứ đâu trên toàn nước Mỹ. Nhưng với tên của Dũng xuất hiện trên tờ giấy đăng ký ở mục người chủ sở hữu tiếp theo, thế cũng là đủ để anh đi đăng ký xe với tên của mình.
Dũng bảo, lần ấy anh mua xe vội vàng để cho kịp chuyến đi chơi biển Norkfold với bạn gái. Xe mua buổi sáng, chỉ đến trưa là anh đã hoàn tất xong thủ tục sang tên đổi chủ (vẫn còn đăng kiểm), gắn biển số và mua một hợp đồng bảo hiểm. Nhân viên của Sở DMV định giá chiếc xe của anh dựa trên đời sản xuất và đồng hồ công-tơ-mét, anh phải trả thêm chừng bảy tờ xanh (700USD) tiền thuế, phí lấy biển số. Rõ ràng là đơn giản và nhanh như thể bạn cần mua một giấy phép đi câu cá ở Mỹ.
Nhờ quản lý “chính chủ”, cảnh sát ở Mỹ tác nghiệp rất dễ dàng
Không đổi chủ là hại chủ
Vẫn là câu chuyện từ một người Việt sống và làm việc ở Mỹ. Nhưng những thói quen lâu ngày chưa bỏ nên Tuấn bán xe cho một người bạn mà chỉ cầm tiền, giao xe và giấy đăng ký chứ chưa gỡ biển. Và hậu quả đến ngay tức thì.
Người bạn của Tuấn phóng xe quá tốc độ và vượt đèn đỏ bị chiếc camera gắn ở ngã tư ngay gần Nhà Trắng chộp được. Một tuần sau, Tuấn nhận được một vé phạt từ cảnh sát với tấm hình lưu lại hình rõ mồn một. Bằng chứng ấy là không thể cãi.
Dĩ nhiên, Tuấn đưa vé phạt ấy cho bạn anh nộp (có thể qua internet, hoặc đọc số thẻ tín dụng). Nhưng tai hại là trong hồ sơ lái xe vốn rất “sạch” của Tuấn từ đó có vết. Chưa hết, tháng sau, khi đi mua xe mới, tiền phí bảo hiểm cho xe của Tuấn tăng thêm hai chục USD kèm với lời giải thích là “mày vi phạm luật giao thông nghiêm trọng nên rủi ro sẽ cao”.
Ở Mỹ, mua bán xe hơi cũ nhiều gấp hơn ba lần so với mua bán xe mới
Tuấn kết luận ngắn gọn là Mỹ chứ không phải Việt Nam, bán xe thì phải sang tên đổi chủ ngay, dù cho đó là ai.
Số tiền hơn hai trăm USD bạn của Tuấn nộp sau vụ bị camera chụp hình lái xe vi phạm luật ấy là một phần rất nhỏ trong số gần 180 triệu USD mà chính quyền Thủ đô Washington thu được từ các vụ vi phạm luật giao thông trong năm tài khóa 2012, nhiều hơn tới 32% so với năm 2011. Điều đáng kể là chính quyền Thủ đô Washington thu về nhiều hơn 56 triệu USD trong năm 2012 chỉ đơn giản là nhờ họ gắn 47 chiếc camera chuyên bắn tốc độ và 46 chiếc khác chỉ để bắt lỗi vượt đèn đỏ.
Kỷ lục ở nội đô được công bố là 2 chiếc camera trên đại lộ New York (nằm ở trung tâm thủ đô) chỉ trong vòng 12 tháng đã chộp được tới hơn 60 ngàn vụ vi phạm và buộc các lái xe phải nộp một khoản tiền lên tới 6,2 triệu USD. Nhưng nó vẫn còn kém xa một kỷ lục mà 2 chiếc camera gắn ở ngoại ô thủ đô lập nên trong 11 tháng gần đây là 161.399 vụ với gần 16 triệu USD tiền phạt.
Không có một con số thống kê cụ thể, nhưng có thể tin rằng các cơ quan chức năng của Thủ đô Washington hay ở bất cứ thành phố nào của nước Mỹ đều thu đủ 100% số vụ vi phạm luật giao thông bị bắt quả tang và có hình ảnh của camera ghi lại, dù vé phạt chỉ được gửi qua đường bưu điện.
Khi các phương tiện giao thông sau mua bán đều được sang tên thì việc tìm chủ nhân của những chiếc xe vi phạm không còn là vấn đề lớn, và việc truy đòi số tiền phạt ấy cũng chỉ là chuyện rất nhỏ. Nếu ai đó không chịu nộp phạt, mà lại không kháng cáo thành công trước tòa, vé phạt ấy sẽ gắn liền với họ suốt cuộc đời, và số tiền cứ thế tăng lên theo cấp số cộng, thậm chí số nhân. Và nó sẽ ảnh hưởng mãi mãi tới tất cả những công việc về sau của họ, từ việc mở một tài khoản ngân hàng cho tới nộp đơn xin việc làm chứ chưa nói tới chuyện đăng ký xe mới hay đổi bằng lái.
Rất hiếm, có lẽ là không bao giờ bạn gặp hình ảnh một người điều khiển phương tiện giao thông lại đứng cãi nhau tay đôi với cảnh sát. Người vi phạm thậm chí còn không được bước ra khỏi xe. Cảnh sát chỉ cần vài nút bấm máy tính để trên xe là họ có thể truy ra lai lịch của chiếc xe từ những vi phạm tốc độ hay những lần tai nạn và chủ nhân của nó là ai. Hình ảnh cảnh sát đứng bên đường bắn tốc độ, hoặc khi họ cũng đang đi tuần có thể được gặp ở bất cứ đâu.
Chuyện vượt quá tốc độ cho phép ở Mỹ là thường xuyên. Vượt tốc độ khoảng 10-15% thường không bị “ăn” vé phạt. Nhưng theo một số bang, vượt quá tốc độ mà tới ngưỡng mất kiểm soát (thường là khoảng 80 dặm (128 km)/giờ trên đường cao tốc), bạn sẽ bị thu bằng lái trong 6 tháng kèm theo một khoản phạt lớn.
Sở dĩ nước Mỹ ngày càng kiểm soát tốc độ các phương tiện ở trong thành phố bởi các thống kê cho thấy người đi bộ bị đâm bởi chiếc xe chạy với tốc độ khoảng 30 dặm (48km)/giờ có khoảng 80% cơ hội sống sót, trong khi nếu bị đâm bởi chiếc xe chạy nhanh hơn 10 dặm nữa thì khả năng chết lên tới 80%.

Phạm Tấn (P/v TTXVN tại Mỹ)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Mon men bên ngoài có rách màng trinh?

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Mon men bên ngoài có rách màng trinh?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Em rất sợ có thai vì "cậu bé" đã
 chạm vào "cô bé" (Ảnh minh họa)
Bạn em cho "cậu bé" mon men bên ngoài liệu em có mất trinh hay không?



Em đang rất lo lắng, mong chuyên mục giải đáp giúp em.

Cách đây ít ngày, em và bạn trai đã đi quá giới hạn. Khi ấy em vừa hết kinh được khoảng 4 ngày. Chu kì kinh nguyệt của em không đều, thường 1 tháng rưỡi mới có. Lúc đầu,e m và bạn trai quan hệ khi cả hai vẫn mặc quần (em mặc quần jean còn bạn em mặc quần đùi). Nhưng sau đó chúng em đã cởi đồ và bạn em cho "cậu bé" chạm vào "cô bé" của em (chỉ mon men bên ngoài chứ không đưa vào bên trong). Bạn em cũng chưa hề xuất tinh nhưng em không biết bạn em có tiết ra chất nhờn gì không. Theo như bạn ấy nói thì chưa có gì hết nhưng em rất lo lắng. Em cảm thấy không tự tin, em rất sợ mình đã bị rách màng trinh và có thai. Mong chuyên mục giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Em gái)

Quan hệ bên ngoài không thể gây rách màng trinh và có thai (Ảnh minh họa)


Trả lời:

Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em, chuyên mục xin được giải đáp như sau:

Như những gì em miêu tả thì "cậu bé" và "cô bé" của em chưa "tiếp xúc" với nhau mà mới chỉ "chạm" vào nhau mà thôi. Động tác ấy kết hợp với việc bạn trai em chưa xuất tinh thì em sẽ không bị rách màng trinh hay có thai được. Mặc dù màng trinh là một tấm màng rất mỏng, nằm cách cửa mình 2 - 3 cm nhưng không có nghĩa là "cậu bé" mới mon men bên ngoài đã có thể phá hỏng "chiếc then cài" đó. Phải có sự tác động trực tiếp, dùng lực (gọi là quan hệ tình dục thực sự) thì mới gây rách màng trinh.

Còn về việc em không có thai lí do là bạn trai em chưa xuất tinh, mức độ tiếp xúc của "cậu bé" và "cô bé" lại chỉ là bên ngoài nên không thể có việc có tinh trùng chui vào âm đạo được. Do đó không có thai là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên cả hai em cần lưu ý rằng, nếu một lúc nào đó các em thực sự muốn quan hệ tình dục tốt nhất các em nên sử dụng bao cao su để quan hệ tình dục an toàn và tránh những hậu quả ngoài ý muốn.

Chúc các em mạnh khỏe và hạnh phúc!

Theo Eva

Sơ sinh đã… lo ế vợ

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sơ sinh đã… lo ế vợ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bé sơ sinh đã lo ế vợ (Ảnh minh họa)
Tình trạng khan hiếm vợ tương lai cho 'quý tử' khiến nhiều bà mẹ xôn xao, lo lắng.
>>> Con trai tôi ‘tự xử’ trong nhà tắm
Mặc dù các quý tử mới chỉ có vài tuổi, thậm chí có cu cậu vẫn còn ẵm ngửa, thế nhưng tình trạng khan hiếm vợ tương lai cho con đã khiến nhiều bà mẹ phải xôn xao, lo lắng.

Nghe thì tưởng đùa. Vậy mà nỗi lo đó là hoàn toàn có thật. Bởi lẽ, với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay, các chuyên gia đã dự báo đến năm 2025 Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu cô dâu”.

Hàng triệu anh chàng sẽ “ế” hoặc phải lấy vợ… châu Phi

Trái với những bà mẹ còn tư tưởng “để mai tính” hoặc cho rằng đó chỉ là “lo bò trắng răng” vì chuyện vợ chồng là cái duyên cái số, thì các cơ quan chức năng hiện đang rất nhức nhối trước vấn đề này.

Theo báo cáo của Tổng cục dân số tại Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh tổ chức tại Hà Nội ngày 3/11 vừa qua, thì tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đã mất cân bằng nghiêm trọng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: “Từ năm 2006 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam luôn trong xu hướng tăng mạnh, có năm tăng tới 1 điểm phần trăm, tức là gấp 10 lần so với giai đoạn trước đây. Và theo điều tra biến động dân số 1/4/2012, tỷ số này đã cao tới mức nghiêm trọng: 112,3 trẻ trai/ 100 trẻ gái”.

Hệ lụy của vấn đề này chính là hàng triệu nam giới dưới tuổi 50 sẽ bị thừa nên phải trì hoãn kết hôn và nhiều người trong số họ sẽ không thể có đối tượng kết hôn. Nhiều nước đã rơi vào tình trạng tương tự. Hàn Quốc, Trung Quốc là ví dụ điển hình. 

Hai nước này thường xuyên phải sang Việt Nam để “nhập khẩu” cô dâu mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu của số lượng lớn đàn ông bị ế. Thế nên, mới có chuyện nhiều phụ nữ Việt Nam bị buôn bán và bị bắt ép làm vợ chung của nhiều người.

Đó là bài học nhãn tiền của Việt Nam. Nếu không sớm khống chế tình trạng mắt cân bằng giới khi sinh thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với hậu quả nặng nề hơn nhiều so với các nước có tình trạng tương tự.

Tình trạng khan hiếm vợ tương lai cho 'quý tử' khiến nhiều bà mẹ xôn xao, lo lắng.
(Ảnh minh họa).

Bởi mặc dù Việt Nam diễn ra sự mất cân bằng giới tính khi sinh khá muộn so với các nước nhưng tốc độ lại gia tăng nhanh chóng và diễn biến phức tạp. Và theo các chuyên gia dân số, thì việc “nhập khẩu” cô dâu không hề dễ bởi các thống kê nhân khẩu học cho thấy 20 năm nữa các nước như: Lào, Camphuchia, Philippines… không dư phụ nữ để Việt Nam “nhập”. 

Ông Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cảnh báo: “Nếu may mắn thì một số đàn ông Việt Nam vào thời điểm đó phải sang châu Phi mới hy vọng tìm được bạn đời”.

Con gái được “chuộng”

Nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh chính là tâm lý muốn có con trai. Trước kia, việc sinh đẻ không cần kế hoạch, đẻ đến bao giờ có con trai thì thôi chỉ gây nên tình trạng quá tải về dân số mà không làm mất cân bằng giới tính. Còn hiện nay, vấn đề đặt ra là có ít con, song nhất định phải là con trai.

Bởi vậy mà công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi ngày càng phát triển. Những thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y khoa đã bị lạm dụng cho việc xác định giới tính thai nhi. Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội tại một số tỉnh thuộc khi vực Đông Bắc, Tây Bắc và duyên hải cho thấy có tới 2/3 phụ nữ biết giới tính của con trước khi sinh, 98% trong số đó là qua siêu âm.

Dù việc chẩn đoán giới tính thai nhi bị cấm đoán nhưng nhiều người làm dịch vụ sẵn sàng “lách luật” như việc dùng “từ lóng”: “giống mẹ”, “giống bố”, “mạnh mẽ”, “dịu dàng” để thông báo về giới tính của thai nhi. Từ đó, việc nạo phá thai nếu không có được “cậu ấm” như mong muốn ngày càng tăng cao.

Thế nhưng, xu hướng “chuộng” con gái cũng đang phát triển rõ rệt.

Cách đây hơn ba năm, một cuộc khảo sát đã cho thấy kết quả bất ngờ khi lần đầu tiên người Trung Quốc mong muốn sinh con gái hơn con trai. Việc dư thừa hàng chục triệu nam giới cũng như chi phí khổng lồ cho việc nuôi dưỡng một cu cậu đã khiến nhiều gia đình mong muốn đứa con duy nhất của họ là con gái (Trung Quốc có chính sách 1 con).

Với nhiều gia đình ở nước này, con gái là lựa chọn khôn ngoan và kinh tế nhất. Bởi với tình trạng thiếu nữ trầm trọng như vậy, mỗi cậu bé sinh ra sẽ tạo thêm gánh nặng cho xã hội và áp lực cho cha mẹ.

Còn với những gia đình trẻ Việt Nam hiện nay, tư tưởng cũng dần tiến bộ. Nhiều gia đình đã gạt bỏ tư tưởng không nhất thiết phải có con trai bằng được. Họ thường sinh con theo tự nhiên, không dùng biện pháp can thiệp. Nếu cặp đôi nào có con một bề là các công chúa thì cũng vui vẻ mà không cố thêm. 

Chị Nguyễn Trâm Oanh (khu tập thể Thành Công, Hà Nội) cho biết: “Hồi đầu thấy vợ chồng tôi chỉ có hai bé gái, nhiều người nói ra nói vào, thậm chí tôi còn bị chê không biết đẻ. Nhưng kệ họ thôi, con nào cũng là con mình. Trong cái thời lắm ô nhiễm bệnh tật này, nhiều người muốn có con còn không được, mình có đến hai đứa là hạnh phúc lắm rồi”.

Chị còn nói vui: Nhưng tình hình này thì có khi con trai lại thành “bom nổ chậm” còn các công chúa đắt giá phải biết. Đùa vậy chứ tôi nghĩ trai hay gái đều quý, quan trọng là phải nuôi dạy con cho tốt.

Trong khi đó, những bà mẹ đã có một cậu ấm rồi thì lại càng khát khao có con gái. Chị Nguyễn Thu Minh (Thanh Trì, Hà Nội), vừa mang thai được 5 tuần. Mặc dù chưa biết là bé trai hay bé gái, nhưng chị ngày đêm mong cầu đó là một công chúa, vì “nếu lại thêm một “thằng quỷ sứ” nữa thì không biết phải xoay sở, đánh vật thế nào với 3 thằng đàn ông trong nhà”.

Thậm chí, nhiều bà mẹ 8X hiện nay còn có những lý do rất dễ thương, đó là sinh con gái để mua sắm và làm điệu cho con. Chị Thanh Hương (Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp, TP. HCM) khát khao có con gái đầu lòng, nhưng lại sinh con trai. 

Mỗi lần lên facebook xem các mẹ có con gái post ảnh quần áo, phụ kiện đáng yêu, phòng ngủ màu hồng, chị lại đầy ghen tỵ. Vì lý do đó mà chị quyết tâm, nhất định “tập 2” phải săn cho được một nàng công chúa.

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã dự báo rằng nếu không có sự can thiệp tích cực thì năm 2020, tức là chưa đầy mười năm nữa, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta sẽ là 125 bé trai/ 100 bé gái và tiếp tục được duy trì. Đến năm 2050, con số chênh lệch nam nữ sẽ dao động từ 2,3 đến 4,3 triệu người.

Theo Eva


2 Bài Giải Cho Việt Nam?

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết 2 Bài Giải Cho Việt Nam?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



BLOG CỦA G/S TRẦN AN BÀI NGÀY THỨ NĂM 29/11/2012


1. Giữ thêm 50 năm nữa?

“Cái ly nước này nặng bao nhiêu?”
“50 gam!”…”100 gam!”… “125 gam!”… các sinh viên trả lời.

“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”. Giáo sư nói: “Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái ly thế này trong vài phút?”

“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.

“OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?” Giáo sư hỏi.

“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” Một sinh viên trả lời.

“Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?”

“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”. Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.


“Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái ly có thay đổi không?”. Giáo sư lại hỏi.

“Không ạ”. Các sinh viên trả lời.

“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?”

Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt ly xuống!’

“Chính xác!” giáo sư nói: “Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa”.

2. Chúng ta đã lớn lên chưa?

Một người đàn ông đi ngang qua một chú voi đang bị xích, đột nhiên ông dừng lại và tự hỏi tại sao một chú voi lớn như vậy lại không tự làm đứt một sợi dây thùng nhỏ buộc ở chân và trốn thoát. Thậm chí còn không có cả dây xích và lồng giữ. Hiển nhiên là chú voi hoàn toàn có thể làm được, bất cứ lúc nào chú muốn nhưng vì một lý do nào đó chú đã không làm như vậy.

Người đàn ông đã đến gặp người quản tượng gần đó và hỏi anh ấy vì lý do tại sao con voi vẫn đứng yên ở đó và không bao giờ bỏ đi. Người huấn luyện voi trả lời: “À, khi mà con voi này còn nhỏ và bé hơn bây giờ, chúng tôi đã sử dụng cùng một loại kích cỡ dây thừng giống như bây giờ để trói chúng. Ở độ tuổi đó, các sợi dây vẫn đủ sức để giữ chúng. Khi mà voi lớn lên, chúng tin rằng chúng không có đủ khả năng phá được dây. Con voi này luôn tin rằng sợi dây có thể giữ chúng lại và không bao giờ thử trốn thoát”.


Người đàn ông đã rất ngạc nhiên. Những con vật to lớn như vậy đều có khả năng làm được, nhưng chúng đã không bao giờ tin và sẽ mãi mắc kẹt ở nơi này.


----------


Kevin Nguyen says:
Có câu chuyện ” Vịt phải biết bơi ” tương tự câu chuyện thứ 2 của bác Alan Phan :)
Ở xóm Chài có một đàn vịt đàn vịt rất đông, ngày ngày bơi lội tung tăng dưới ao, rất vui vẻ. Chú vịt con Út Bông mới ra đời rất nhút nhát và sợ nước nên không biết bơi, ngày ngày chỉ đứng trên bờ nhìn anh chị mình nô đùa dưới ao mà thèm thuồng. Bố mẹ vịt Bông lo lắng thấy con mình ngày càng tách khỏi đàn nên bàn bạc tìm cách giúp vịt Bông tin vào khả năng bơi lội vốn có của loài vịt…
Một buổi sáng, thấy con đứng trên bờ nhìn anh chị vui chơi ngoài hồ, vịt mẹ dỗ dành: Út Bông yêu quý, con trèo lên lưng mẹ để mẹ cõng ra chơi với các anh chị nhé, vui lắm. Nghe lời, Bông chèo lên lưng mẹ và bám chặt.
Hai mẹ con đi vòng quanh hồ, bao nhiêu là cảnh đẹp mà Bông chưa thấy bao giờ. Bông cũng nô đùa cùng các anh chị và nghịch nước, rất thích thú. Rồi bỗng nhiên Bông giật mình thấy mình quờ quạng dưới nước. Hóa ra nhân lúc Bông không để ý, vịt mẹ đã lặn xuống sâu và bơi ra chỗ khác. Bông hốt hoảng thấy mình chơi vơi giữa nước, xung quanh chỉ có tiếng cổ vũ của bố mẹ cùng các anh chị, nó quẫy đạp la hét. Bỗng nó chợt nhận thấy mình vẫn đang nổi trên mặt nước mà chẳng hề hấn gì. Bình tĩnh hơn một chút, nó chỉ quờ nhẹ chân đã thấy mình di chuyển được một đoạn khá dài, một lúc sau đã đến bên bố mẹ và hòa vào đàn vịt cùng nhau bơi lội tung tăng. Vậy là vịt Bông nhút nhát đã biết bơi.
Còn vấn đề ở Việt Nam thì ai cũng biết , nhưng nó cũng cần thời gian để chuyển hóa , đấy là quy luật rồi . Khổng Minh trước kia xuống núi , tài năng thì tinh thông lý số , âm dương , nhìn lên thông thiên văn , dưới tường địa lý , tướng pháp , nên muốn thay đổi quy luật của trời đất cuối cùng cũng là cát bụi trở về với cát bụi ! Nên dù biết đấy , nhưng cũng không thay đổi được !
Favji says:
Xét theo thuyết tương đối thì việc cá nhân cầm cái cốc trong 30 phút mới mỏi dừ tay nhưng với 1 thể chế chính trị không hợp thời thì quá trình để nó tự mục ruỗng đến sụp đổ thì có thể 5-7 năm, 100 năm hay thậm trí còn hơn thế!
Con voi cũng vậy. Có thể nó nhận thức được sức mạnh bão táp của nó chỉ trong 1 giây nhưng cũng có thể hết đời nó cũng ko nhận ra. Thậm trí hết cả đời con cháu nó vẫn tin rằng chúng sinh ra để làm nô lệ!
Hồ Chủ Tịch chọn đúng thời điểm để gành chính quyền từ tay Pháp-Nhật-Bảo Đại. Nói về chuyện chúng ta ngày hôm nay, thời điểm chín muồi của chúng ta là ngay bây giơ hay phải đợi 100 năm nữa?
vntoiyeu says:
Bạn không hiểu hay cố tình không hiểu ý của bác Alan ở đây?!
Bài toàn 1 là cho các vị lãnh đạo
Bài toán 2 cho 90 triệu con người trong đó có bạn và chúng ta ở đây.
“Ngộ” ra một vấn đề khác rất nhiều so với “Ngộ giúp vấn đề”
Trung says:
Con voi có thể giật đứt được sợi dây. Yes
Nhưng 90 triệu con kiến thì rất khó, kể cả khi nó nhận thức được rằng nó có thể giật đứt sợi dây, thì lại có vài cục đường hay cục shit phát sinh làm sao lãng sự đoàn kết của nó.
Vì vậy mà 4000 năm qua, hình như mới chỉ có 3, 4 lần nó dứt được, mà đều do tác động của ngoại lực là chính, hoặc bị dồn tới đường cùng.
Lại không giải được bài toán vài chục sao này rồi…

Biển Đông: Ba kịch bản cho tương lai

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Biển Đông: Ba kịch bản cho tương lai
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Biển Đông tại hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư:


SGTT.VN - Vấn đề biển Đông thu hút đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hưởng ứng, tham dự và tranh luận. Tại phiên hội thảo ngày 26 – 27.11.2012, đã có gần 20 bài tham luận về hợp tác quốc tế trên các phương diện kinh tế, an ninh – chính trị, xã hội, và luật quốc tế nhằm giải quyết xung đột trên Biển Đông. Có rất nhiều nhận định được đưa ra “mổ xẻ” cùng với các dự báo về tương lai, triển vọng giải quyết xung đột cho vùng biển này.

Thực tế cho thấy thời gian qua, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều các tuyên bố, động thái mang tính đơn phương đối với Biển Đông, bất chấp luật quốc tế, dư luận quốc tế và phản ứng của các quốc gia có liên quan. Ảnh: internet

Nhận định về tương lai của Biển Đông, TS Nguyễn Mạnh Hùng (ĐH George Mason, Mỹ) nhấn mạnh yếu tố Trung Quốc trong “ba kịch bản” tương lai cho vùng Biển Đông. Thứ nhất, Trung Quốc cố tình tạo ra “sự đã rồi” (mà theo ông Hùng, in hình bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu là một điển hình) nhằm nỗ lực thực hiện chiến lược bá quyền của mình tại khu vực Biển Đông nói riêng, và cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Thực tế hiện nay, xét về thế lẫn lực thì đây là kịch bản rất dễ xảy ra và Trung Quốc đang từng bước hiện thực hoá âm mưu này.

Thứ hai, Trung Quốc quyết định bắt tay với Hoa Kỳ nhằm “chia đôi Biển Đông”. Đã có ý kiến cho rằng rất có thể một cuộc đụng độ giữa hai “con voi” theo kiểu chiến tranh lạnh lần hai sẽ diễn ra. Tuy nhiên, tính đến hiện nay thì việc đụng độ chưa có dấu hiệu xảy ra. Bên cạnh đó, nếu xét về góc độ lợi thế tương đối (hay lợi thế so sánh) thì việc bắt tay sẽ là trường hợp giúp cả Hoa Kỳ và Trung Quốc hạn chế tối đa những tổn thương không cần thiết. Kịch bản này xảy ra khi cả hai phát hiện ra những lợi ích chung có thể thuyết phục họ ngồi vào bàn đàm phán. Như thế, với vị thế là nước nhỏ trong “bộ phim” hai “con voi” chơi đùa với nhau, thì ASEAN mà điển hình là Việt Nam, Philippines sẽ chỉ có thể vào “vai diễn phụ” trong kịch bản này.
Cả hai kịch bản vừa nêu, xét ở góc độ ASEAN và đặc biệt là Việt Nam thì lợi bất cập hại. Thế nên kịch bản thứ ba chính là tất cả các nước ASEAN đưa yếu tố lợi ích khu vực lên hàng đầu, nhằm tạo thế cân bằng quyền lực để có thể tự chủ trong giải quyết vấn đề Biển Đông mà không nằm trong sự chi phối của quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc. Khi đó, giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua giải pháp “thể chế hoá” (dùng khung pháp lý hay luật quốc tế để ràng buộc hành động các bên tranh chấp trong khuôn khổ ứng xử về vấn đề Biển Đông), hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ vào khả năng so sánh sức mạnh giữa ASEAN và dư luận thế giới đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, để kịch bản “đẹp nhất” có thể diễn ra đối với các nước nhỏ ASEAN thì cần thiết ba yêu cầu xét trong ngắn hạn lẫn lâu dài. Thứ nhất khả năng đoàn kết của nội khối ASEAN được xem là yếu tố căn cơ. Nếu yếu tố này được giải quyết thì đó sẽ là một thành công rất lớn của tất cả các nước ASEAN không chỉ ở vấn đề Biển Đông, mà còn là tiền đề cho một tổ chức khu vực đúng nghĩa tương lai.
Thứ hai, Trung Quốc cần nhất thiết kiềm chế hành động của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp lẫn việc thực hiện tham vọng bá quyền trong khu vực.
Thực tế cho thấy thời gian qua, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều các tuyên bố, động thái mang tính đơn phương bất chấp luật quốc tế, dư luận quốc tế và phản ứng của các quốc gia có liên quan. Điều này khiến việc giải quyết vấn đề Biển Đông càng trở nên phức tạp, các bên khó có nền tảng để ngồi vào bàn đàm phán.
Cuối cùng, Hoa Kỳ phải có những cam kết nhất định với khu vực ASEAN. Chính sách xoay trục của Hoa Kỳ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên ngoài các nỗ lực về hợp tác kinh tế và các tuyên bố mang tính thể hiện quan điểm, thì tới thời điểm này, Hoa Kỳ chưa thể hiện được vai trò của mình với các nước ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Điều đó khiến các nước nhỏ ASEAN, trong đó có Việt Nam, rơi vào thế “lưỡng nan” khi khó xác định Hoa Kỳ sẽ là ai trong cuộc chơi này.
THẮNG NGUYỄN
Thể chế hoá vấn đề Biển Đông
Một trong những ý tưởng mới được giới chuyên gia quan tâm trong hội thảo kỳ này là thể chế hoá vấn đề Biển Đông của hai học giả trẻ – ThS Lê Thành Lâm và ThS Trương Minh Huy Vũ (đại học Khoa học xã hội và nhân văn – đại học Quốc gia TP.HCM).
Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã trao đổi ngắn với ThS Trương Minh Huy Vũ vài nội dung liên quan đến ý tưởng trên.
Ông đánh giá thế nào về khả năng sử dụng luật vào giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?
Trong một khu vực trọng pháp trị, có ba vấn đề cần lưu ý: một là không có luật, hai là có luật nhưng không ai theo, ba là luật bị diễn dẫn khác nhau, không có chế tài nếu có người làm sai.
Biển Đông hiện nay ít nhiều gặp phải cả ba yếu tố này. Khi COC chưa hình thành, và UNCLOS bị diễn giải khác nhau (giữa ASEAN và Trung Quốc), thì một quốc gia lãnh đạo hay một cộng đồng giữ chức năng chế tài cũng không tồn tại. Đó là một trong những nguyên nhân khiến việc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật gặp bế tắc như hiện nay.
Vậy ASEAN phải làm gì để thúc đẩy quá trình “thể chế hoá” vấn đề Biển Đông?
Được xem là một tổ chức vùng mang tính điều phối các vấn đề an ninh khu vực, ASEAN là một cơ chế đa phương quan trọng trong việc thể chế hoá vấn đề Biển Đông. Thực trạng ASEAN gần đây gặp những khó khăn khiến tổ chức này “lùi lại” trong việc thể chế hoá vấn đề tranh chấp xuất phát từ nguyên nhân mất đoàn kết nội bộ, và phân chia lợi ích với Trung Quốc. Nếu hai nguyên nhân này vẫn cứ tồn tại thì việc thành lập một bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông COC giữa các quốc gia và thống nhất diễn dịch giữa các điểm khác nhau trong UNCLOS là rất khó diễn ra.
Sự tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ có thể đóng vai trò tích cực trong vấn đề này với điều kiện cả ASEAN và Hoa Kỳ đều hướng tới mục tiêu sức mạnh là phương tiện để thuyết phục các bên, trong đó đặc biệt là phía Trung Quốc, ngồi vào bàn đàm phán các điểm còn bất đồng, tạo ra một khung pháp lý minh bạch và ràng buộc hành động của các bên về vấn đề Biển Đông.

Dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Mẹ Tây dạy con tự lập từ rất sớm
 (Ảnh minh họa).
Ở Việt nam dường như chưa có khái niệm 'văn hóa dạy con'?
>>> 11 cách giúp con học tốt hơn
>>> Trẻ cong vẹo cột sống vì ngồi xem tivi
>>> Dạy con kiểu pháp, trẻ ngoan hơn


Có một điều mà không ít các bậc phụ huynh đều nhận thấy được đó là ở Việt Nam chưa có khái niệm “văn hóa dạy con” và hầu hết các ông bố bà mẹ đều xót con, chiều con hơn là dạy con, khác hẳn với cách giáo dục trẻ của người phương Tây.

“Kiểu Tây” là kiểu gì – “Kiểu Ta” thì sao?

Đúng là câu hỏi thời hội nhập: nhập đủ thứ. Nhập cả… từ tên con đến cách dạy con! Nhưng dạy “kiểu Tây” là kiểu gì? Dạy “kiểu Ta” thì đã làm sao mà phải “dòm ngó” “kiểu Tây”? Và nếu “kiểu Tây” very good thì cứ vô tư thoải mái sử dụng, có ai… đòi tiền bản quyền đâu, hỏi chi mất công vậy?

Phải hỏi! Bởi mới đầu thấy “con Tây” có tí tuổi đầu mà nề nếp, tự lập, khỏe mạnh, năng động… ham quá! Còn con mình, nhìn mắc bực: nhút nhát, yếu xìu, vô kỷ luật, 10 tuổi rồi mà để “nó” ở nhà một mình đôi ngày là… rách việc lắm, cái gì cũng “mẹ”!

Nhưng nhìn kỹ thì phát hiện “kiểu Tây” thường đính kèm các “tác dụng phụ” đầy phật ý! Tỉ như: 18 tuổi là con Tây “biến” khỏi nhà, một đi chơi không trở lại, chỉ “hạ cố” thăm cha viếng mẹ như thăm… hàng xóm. Yêu ai, cưới ai là tự “nó” quyết định, cha mẹ chỉ việc đứng ngó chứ không được phép “chen” vào: “sốc nặng”!

Không giống dạy theo “kiểu Ta”: ngoài 30 tuổi rồi mà mẹ có bắt chia tay “cái đứa không hợp tuổi” thì con phải “nghiêm túc nghiên cứu thông tư, chỉ thị”, là con hiếu thảo thì phải “hầu bên gối mẹ”; mẹ bảo học ngành gì con phảo học ngành đó, con thích và có khả năng hay không: chẳng quan trọng!??? Thế mới thỏa mãn, mới hài lòng!

Nhưng rồi vẫn cứ muốn con năng động, tự lập, hoạt bát, hạnh phúc, nên mới phân vân, chẳng biết chọn cách nào cho… được tất mà không mất gì!

Dạy con kiểu tây ưu điểm là trẻ tự lập và tự tin (Ảnh minh họa).


Đãi cát tìm vàng

Nhìn lại cách giáo dục “kiểu Ta”, với “tuyên ngôn”: “Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con!”. Cách này, con “khỏe” lắm, mọi tình huống phát sinh từ cuộc sống đã có cha mẹ giải quyết hết, con chỉ lo học giỏi là được. Vậy là con mất hết cơ hội học kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất: xử lý tình huống.

Thiếu kỹ năng thiết yếu này, con trở nên nhút nhát, tinh thần yếu ớt, không thể tự lập. Và khi bị làm “lính kiểng” như thế, con cũng không hiểu mình đi học để làm gì, vì con không hề có cơ hội sử dụng kiến thức; tư tưởng lười học - ỷ lại cũng phát sinh theo “mọi chuyện đã có mẹ lo”.

Chỉ “được” mỗi một điều: hầu bên gối mẹ, dính chặt với cha mẹ. Đương nhiên! Để lỡ có chuyện gì thì còn có cha mẹ “đỡ đạn” cho chứ!

Ngó qua cách giáo dục “kiểu Tây”, phương châm cũng khá rõ ràng: cuộc đời đầy chông gai, cha mẹ sẽ trang bị cho con đủ kỹ năng và con sẽ là người tự bước đi, chứ cha mẹ sẽ không “bế” con qua khỏi mớ chông gai đó, lỡ có xây xát chút đỉnh thì ráng... tự phục hồi! Đây là quy trình cho “xuất xưởng” những đứa trẻ với tinh thần độc lập tự cường rất cao, rất chịu khó học, nhưng lại ít gắn bó với cha mẹ.

Rõ ràng, kiểu giáo dục nào cũng có “vàng” trộn lẫn với “cát”!

Giữ “vàng” cách nào – vứt “cát” ra sao?

“Vàng” trong giáo dục “kiểu Tây” là sự tự lập, tính năng động, khả năng xử lý tình huống tốt. Điều này không khó để có được: dạy con làm việc nhà từ bé – bé là từ 1 tuổi! 1 tuổi phải bắt đầu học tự xúc ăn, có thể bò hoặc lẫm chẫm đi lấy giúp cha mẹ những món đồ đơn giản an toàn như tờ báo, cái cốc nhựa, tã giấy…

Những hoạt động dạng này sẽ phức tạp dần theo tuổi, đây là loại hạt giống rất tốt cho tính tự lập năng động, đồng thời là liều vắc xin hữu hiệu phòng ngừa chứng ích kỷ, thói vô trách nhiệm.

“Vàng” trong giáo dục “kiểu Ta” là sự gắn bó quyến luyến sâu đậm với gia đình. Nguồn gốc của gắn bó là yêu thương, và nguồn gốc của yêu thương là trách nhiệm: Ta có trách nhiệm với ai càng nhiều thì ta càng yêu thương người đó.

Muốn bé yêu thương gia đình càng nhiều thì hãy trao vào tay bé nhiều trách nhiệm nho nhỏ để chăm sóc gia đình – những việc thật đa dạng nhưng không quá sức. Được thế, dần dần bé sẽ rất yêu thương gia đình, và sự gắn bó đương nhiên sẽ đến.

Làm việc nhà như một mảnh đất chứa đầy vàng ròng, vừa giúp con có kỹ năng xử lý tình huống độc lập tốt, lại vừa khiến con biết yêu thương, gắn bó với mẹ cha! Vậy mà từ khá lâu rồi, “mảnh đất vàng” ấy được “kính dâng” trọn vẹn cho các cô giúp việc. 

Còn những bé cưng thì toàn bị… ăn “cát”! Để rồi một hôm, ai đó phải giật mình tư vấn “dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?”

Theo Eva


Đổi món với Bún thịt xào sả ớt.

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đổi món với Bún thịt xào sả ớt.
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bún thịt xào sả ớt là một món đặc trưng của Nam Bộ. Đây là một món thực sự dễ làm nhưng không đơn giản để làm cho ngon, và nếu muốn thực hiện cũng cần vài bí quyết nho nhỏ. Thử trổ tài cùng với món ăn này các bạn nhé.
>>> Đổi vị với món cơm âm phủ Huế
>>> Ngọc mực rang tổ chim




Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

- 300gr thịt nạc dăm
- 800gr bún tươi
- Rau xà lách, rau thơm các loại
- Giá đỗ, hành tây, dưa leo, chanh
- Mỡ hành, sả băm, ớt băm, tỏi băm
- Các loại gia vị thông thường: hạt nêm, nước mắm, tiêu, bột ngọt, đường, nước mắm, dầu ăn.



Cách làm:

- Đầu tiên cắt thịt nạc dăm thành những miếng mỏng, to bản. Sau đó ướp vào thịt 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm, 1 muỗng canh sả băm (phần sả nên cho nhiều một chút), tiếp tục là những gia vị: 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê đường và 1/2 muỗng canh hạt nêm và một chút nước mắm ngon để món ăn thêm đậm đà. Trộn đều và để khoảng 10 phút cho thấm.


- Hành tây xắt múi
- Pha nước mắm: sử dụng 2/3 bát nước đun sôi để nguội, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, nước cốt 1 quả chanh. Khuấy đều cho tan đường, cuối cùng cho thêm tỏi và ớt băm


- Xào thịt: cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đợi chảo nóng thì cho sả bằm vào, sau đó là tỏi bằm. Khi sả và tỏi chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm thì cho thịt vào xào (khi xào thịt, chúng ta xào trên lửa lớn, đảo nhanh tay để thịt săn chín và không bị ra nước).


- Thịt chín, cho củ hành tây vào đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp.


- Dọn bún: Cho một ít giá đỗ vào tô, bẻ nhẹ để cho giá đỗ gãy ra.


- Sau đó cắt xà lách và rau thơm vào (xà lách và rau thơm ăn đến đâu cắt đến đó, vì nếu cắt sớm rau sẽ bị thâm đen và không còn tươi ngon nữa).


- Cho bún và dưa leo vào. Cuối cùng cho thịt đã xào và một ít mỡ hành vào.



- Khi ăn chan phần nước mắm vào, trộn đều lên và sau đó từ từ thưởng thức.
Món bún thịt xào sả ớt rất dễ ăn, không ngán và rất thích hợp cho những bữa nào ngán cơm, làm biếng nấu nướng bởi món bún này chuẩn bị nhanh, đơn giản và dễ nấu.
Chúc các bạn ngon miệng với món ăn này!

Theo Eva



Video: Usain Bolt nhận danh hiệu Nam vận động viên của năm 2012

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Video: Usain Bolt nhận danh hiệu Nam vận động viên của năm 2012
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!