Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Sốc: Bình ổn thị trường vàng không cần tính đến giá

Ngày Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sốc: Bình ổn thị trường vàng không cần tính đến giá
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Hôm qua đọc tin Bình ổn hay kiếm lợi từ vàng? đã thấy sự thối nát của NHNN trong cơ chế độc quyền kinh doanh vàng trục lợi do chính mình đưa ra. Giờ lại thêm tuyên bố của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối. Bình ổn thị trường mà không cần tính đến giá; thế thì còn gì là thị trường ? Thật không còn gì để nói.

NHNN: Bình ổn thị trường vàng không cần tính đến yếu tố giá
Tuyên bố mới nhất từ một quan chức Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tổ chức này lại chuyển hướng quan tâm sang việc bình ổn thị trường vàng và bỏ qua yếu tố bình ổn giá, phản ảnh rõ qua những diễn biến tại phiên đấu giá ngày 28/3 vừa qua.
Vàng nội mất cơ hội trở về giá trị thật sau phiên đấu giá bất thành
NHNN thu lời từ chênh lệch giá vàng: SJC nói có, NHNN bảo không


Nguồn ảnh minh họa: dantri
Có thời điểm, vàng được tuyên bố là phải bình ổn giá để không quá cách biệt với vàng thế giới, hạn chế nạn buôn lậu. Nhưng bây giờ, qua tuyên bố của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, ông Nguyễn Quang Huy, người ta mới biết NHNN đang ưu tiên cho mục tiêu khác - bình ổn thị trường vàng, chứ không phải bình ổn giá vàng (vneconomy - 30/3/2013). Đây phải chăng chỉ là vấn đề câu chữ? Liệu một thị trường có thể tồn tại nếu yếu tố về giá cả bị gạt hẳn sang một bên, và chỉ quản lý bằng chính sách?!
Với những gì đang diễn ra trên thị trường vàng hiện nay, NHNN đang sắm cùng lúc 2 vai. Một vai là nhà quản lý, vai còn lại là nhà người đi buôn vàng.


Trong “vai” quản lý, có thể thấy từ khi xuất hiện nghị định 24 về quản lý vàng miếng và thương hiệu vàng quốc gia SJC, giá vàng vẫn luôn bập bùng lên xuống không dựa trên một quy luật, hoặc một nguyên tắc cụ thể nào. Bởi khi hoạt động xuất nhập khẩu vàng còn bị hạn chế thì gần như thị trường vàng trong nước không có sự liên thông với vàng thế giới. Do đó, việc giá vàng thế giới lên xuống, đương nhiên không phải là tác nhân kỹ thuật tạo nên biến động giá vàng trong nước. Những biến động nho nhỏ - nếu có - theo giá vàng thế giới cũng chỉ xuất phát từ yếu tố tâm lý.

Trong khi đó, việc đặt giá cho thương hiệu vàng SJC mỗi phiên được thực hiện một cách duy ý chí, theo như trả lời phỏng vấn trực tuyến của chủ tịch Công ty SJC, ông Lê Hùng Dũng ngày 4/3/2013 thì SJC chỉ cần ra giá mà ở đó có giao dịch, thì đó là giá được xác định là giá thị trường. Song việc “ra giá” này căn cứ trên những nguyên tắc nào, đảm bảo lợi ích cho những ai vẫn luôn là ẩn số. Trên thực tế, giá vàng trong nước thường có xu hướng giữ, hoặc nới rộng khoảng cách với giá vàng thế giới.

“Đấu giá vàng nhằm mục tiêu bình ổn thị trường thì ít ra giá sàn NHNN đưa ra phải thấp hơn hoặc bằng giá niêm yết của công ty SJC , từ đó NHNN cung vàng ra thị trường với giá thấp, làm giá vàng trong nước thu hẹp chênh lệch với giá vàng thế giới. Nhưng ở đây, NHNN đã làm ngược lại. Đây là màn mở đầu cho thấy NHNN không nắm được thực tế của thị trường vàng mà quản lý giá vàng sẽ chỉ càng làm rối thị trường.” - TS Phạm Đỗ Chí, cựu chuyên gia kinh tế tài chính IMF. (Tuổi trẻ-30/3/2013)

Để tìm lời giải cho ẩn số giá vàng, có thể soi vào “vai” người buôn vàng của NHNN. Hiện NHNN là tổ chức duy nhất được làm cùng lúc 2 nghiệp vụ: nhập khẩu vàng nguyên liệu từ nước ngoài, dập thương hiệu SJC và bán ra thị trường dưới hình thức đấu giá. Như vậy, NHNN đã chọn “kèo thơm” với chính sách duy trì khoảng cách lớn giữa vàng thế giới và vàng trong nước. Mục đích này càng được củng cố bằng việc đặt giá khởi điểm cho 26.000 tấn vàng cao hơn hẳn giá thị trường vài trăm ngàn mỗi lượng (tại phiên đấu giá chính thức đầu tiên ngày 28/3/2013, NHNN đặt giá khởi điểm là 43,8 triệu đồng/lượng trong khi giá thị trường là 43,3 triệu đồng/lượng).

Như vậy, kỳ vọng của người dân đối với việc kéo giá vàng trong nước về sát với giá vàng thế giới đang ngày một trở nên xa vời, bởi NHNN không thể dùng sử dụng chính sách để tự tạo ra rào cản cho mình trong hoạt động kinh doanh vàng sắp tới.

Huy Anh

http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/nhnn-binh-thi-truong-vang-khong-can-tinh-den-yeu-gia

Truyện cổ tích: Cái gáo dừa

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Truyện cổ tích: Cái gáo dừa
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cái gáo dừa

Ngày xưa, ở một vùng nọ, có vợ chồng kia hiền lành và chăm chỉ, hai người lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có con, họ cầu Trời khấn Phật mãi nhưng vẫn chưa có kết quả. Hôm ấy, sau khi hai vợ chồng đi lễ chùa về, trời đang nắng bỗng nổi cơn mưa lớn, sấm chớp nổ đùng đùng làm cả hai xanh mặt, vội vã chạy đến một cái miếu nhỏ ở bên đường để núp tạm tránh sét, khi chạy gần đến bậc thềm thì người vợ trợt té, úp bụng xuống đất.
Chồng thấy vậy thì hoảng quá, bồng vợ mang vào bên trong miếu, tưởng rằng vợ bị sây sát gì, nhưng người vợ bảo là chẳng bị trầy trật ở đâu cả, chỉ thấy hơi đau nhói một chút ở bụng mà thôi.
Mưa tạnh trời quang, vợ chồng đưa nhau về nhà và một tháng sau thì người vợ mang thai. Biết rằng Trời Phật đã nhận lời, hai người mừng vô hạn, bèn lấy một phần ba của cải đem đi bố thí cho người nghèo để đền ơn.

Đến ngày khai hoa nở nhụy, người vợ sinh ra được một thằng bé kháu khỉnh trong niềm sung sướng tột cùng. Người chồng bảo:

- Trời Phật đã thương mà nhận lời chúng ta, thì chúng ta phải cố sống làm sao cho xứng với tình thương ấy. Tôi dự tính trích thêm một số bạc nhà mình để sửa lại chùa, mình thấy thế nào?

- Thì mình tính sao em nghe vậy, ân đức này cao bằng trời biển, biết bao nhiêu mà sánh bằng được?

Và thế là ngôi chùa đã được người chồng bỏ tiền ra sửa sang lại khang trang hơn trước.Đứa bé đầy tháng thì ông mang đến lễ chùa tạ ơn và được đặt tên là Phúc để nhớ đến ân phúc Trời Phật đã ban cho vợ chồng họ.

Thằng Phúc chóng lớn và khôn ngoan thấy rõ, mới lên ba mà đã ăn nói như người lớn vậy, hai vợ chồng cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phúc khi có một người con như thế.

Những tưởng cảnh đầm ấm này sẽ được dài lâu, ngờ đâu sự việc đến không như họ nghĩ, vì cũng năm đó, người vợ lâm bạo bệnh rồi đột ngột qua đời, dù người chồng đã tìm đủ thầy, chạy đủ thuốc.

Người chồng chỉ biết ôm con mà khóc, không ngờ tình cảnh lại thay đổi một cách éo le và nhanh chóng như vậy, mới hôm nào gia đình còn hạnh phúc tràn trề mà nay đã gãy gánh giữa đường, phải chịu cảnh gà trống nuôi con.

Sự đời như thế vẫn chưa yên vì cái rủi vẫn đeo bám ông, quá nhớ thương vợ và khóc lóc nhiều nên mắt ông sưng lên, vài tháng sau thì mờ dần, không nhìn rõ được.

Năm đó lại xảy ra hạn hán, mất mùa, người ăn xin đông như kiến, ông lại có tính hay giúp người nên cơ ngơi của ông cứ thế mà vơi dần. Nạn đói đã bắt đầu xảy ra, người ta giành giật nhau từng củ khoai, bụi sắn mà không còn nghĩ gì đến tình làng nghĩa xóm.

Thấy ông bị mờ mắt, con trai thì còn nhỏ dại, bọn gia nhân của ông ngày trước đói quá hóa liều, đêm hôm ấy chúng đột nhập vào nhà bắt trói cha con ông lại rồi tha hồ vơ vét thóc lúa bạc tiền. Không nhìn thấy gì nên ông chỉ biết tri hô lên cầu cứu, bọn ác nhân liền phang ông một gậy để ông im miệng vì sợ lộ tung tích, thằng bé Phúc còn nhỏ quá nên chỉ biết sợ hãi nhắm tịt mắt lại rúc vào người cha để tránh nạn. Bọn cướp vét hết tài sản của ông rồi bỏ đi, để lại thằng bé khóc lóc ngơ ngác bên xác cha mình. May mà ông chỉ bị ngất đi chứ không chết. Khi người làng hay tin đến cứu thì bọn cướp đã cao chạy xa bay, giờ đây cha con ông chỉ còn cái xác nhà không và mảnh vườn trơ trụi. Ông ôm lấy con mà an ủi:

- Cu Phúc đừng khóc nữa. Bố còn sống đây là được rồi. Thế nào bố cũng có cách gầy dựng lại, cho con ăn học thành người…

Tuy mắt bị mờ, không còn nhìn thấy rõ, nhưng ông vẫn không chịu thua số phận, cố gắng hy sinh tất cả vì con. Thấy con đói, ông lùng sục khắp nơi để lặt từng mớ rau, dò dẫm đào từng củ khoai, củ chuối, lặn lội mò cua bắt ốc để nuôi con qua ngày đoạn tháng. Trời cũng không phụ lòng nên cha con ông vẫn sống sót được, thoát qua khỏi mùa đói khắc nghiệt năm ấy. Ông làm lại từ đầu để gầy dựng cơ nghiệp và lo cho con ăn học, dù có phải làm thuê làm mướn, cực khổ trăm bề, ông cũng không từ nan bất cứ việc gì, miễn sao có cái ăn cho thằng Phúc và gởi nó theo học với thầy đồ trong làng, vui cùng chúng bạn cùng tuổi.

Năm tháng qua đi, Phúc mỗi ngày một khôn lớn và người cha mỗi ngày một già đi, ông vẫn âm thầm lo cho con ăn học mà không quản khó nhọc và sức lực hao mòn. Ngày con trai lên kinh ứng thí là ngày người cha mừng đến rơi nước mắt, vì ước vọng của ông bao lâu nay đã thành hiện thực.

Con đi rồi, ông lần ra thắp hương nơi mộ vợ mà rằng:

- Xin mình chứng giám cho lòng thành của tôi, có thương con thì cầu xin cho nó được đỗ đạt, làm quan vinh hiển để đổi đời cho nó, còn tôi thì phận già ra sao cũng được. Trước sau sống đời chung thủy với mình, vui vầy sớm hôm với con với cháu.

Quả nhiên, người con trai đỗ á khoa kỳ thi năm ấy và được cử làm quan tri huyện trong vùng. Người cha nghe tin mừng không kể xiết, thế là tâm nguyện đã thành, ông nghĩ vợ mình chắc cũng đang mỉm cười nơi suối vàng khi biết con trai đã công thành danh toại. Quan tri huyện Phúc nhậm chức được hai năm thì lấy vợ, nàng là con gái của một phú ông trong vùng, do đó mà cuộc sống cũng khá giả và hạnh phúc. Khi con đã thành đạt thì người cha bây giờ mắt đã lòa đi nhiều, bao nhiêu sức lực đã hao phí khi còn trẻ để làm lụng lo lắng cho con, bây giờ tuổi già, sức yếu, chẳng làm gì được, chỉ biết sống bám vào con trai cho trọn vẹn tuổi già. Quan tri huyện thấy cha đã già yếu, nên lo lắng chăm sóc cho cha rất chu toàn, khiến người cha lấy làm mãn nguyện và sung sướng trong lòng vì mình đã có một người con hiếu thảo.

Ngày tháng trôi đi nhanh như vó câu băng qua cửa sổ, vợ chồng quan tri huyện cũng có một người con trai xinh xắn và dễ thương như vợ chồng ông ngày trước. Mặc dù mắt ông đã mờ nên ông không nhìn thấy rõ gương mặt cháu nội, nhưng ông cũng mường tượng ra được ít nhiều qua tiếng nói, cử chỉ, ông thấy thằng bé cũng thông minh và sáng dạ như thằng Phúc khi xưa, gia đình ông lại đầm ấm và tràn ngập tiếng cười.

Ngày đứa cháu nội lên bốn thì sức ông đã yếu lắm, tay chân run lẩy bẩy, mỗi lần ăn uống thật là khó khăn, mắt mờ nên ông không nhìn thấy, làm thức ăn đổ trong đổ ngoài, người con dâu phải dọn dẹp mãi nên lâu ngày thành ra khó chịu. Đã vậy cứ đôi ba hôm ông lại làm rơi vỡ một cái chén, vì tay ông cứ run cầm cập nên không giữ chặt được, ông cũng lấy làm ngại lắm nhưng không biết làm thế nào vì sức mình đã yếu lắm rồi. Người con dâu thấy vậy tiếc của nên không dám dọn chén kiểu cho ông nữa vì ông cứ làm rơi hoài, cô nàng thay bằng chén sành để lỡ có đánh rơi thì cũng ít hao hơn. Quan huyện lúc đầu không đồng ý, nhưng sau cũng nghe theo lời vợ vì nghĩ rằng mắt cha đã mờ, đâu có phân biệt được chén kiểu hay chén sành.

Nhưng rồi chồng chén sành cũng ngày một vơi đi vì ông cứ đánh rơi mãi khiến vợ chồng quan huyện không biết xử trí thế nào nữa. Người vợ bèn nghĩ ra một cách, liền bảo chồng:

- Hay là ta kiếm cái gáo dừa làm chén để dọn cho cha ăn, nếu lỡ rơi xuống đất thì cũng đâu có bể, khỏi phải mất công thay chén khác.

- Không được, ai lại làm thế với cha bao giờ! Thiên hạ biết được thì còn coi mình ra gì.

- Nhưng cứ mỗi ngày đánh rơi một cái thì làm sao mình kham nổi, vả lại mắt cha mờ nên có thấy gì đâu, chén gì thì cũng vậy thôi.

Người chồng cứ phân vân mãi, nhưng rồi thấy vợ nói cũng phải, nghĩ rằng chắc cha cũng chẳng nhìn thấy gì nên giấu mọi người trong nhà, lấy cái gáo dừa đẽo gọt miệng cho phẳng để làm chiếc chén theo như lời vợ. Đứa cháu nội ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc chén cơm của ông làm bằng gáo dừa, có rơi xuống đất cũng không bị bể, nó cảm thấy lạ lắm, nhưng không lộ ra nét mặt nên bố mẹ nó đâu có biết. Mỗi lần ăn cơm, cầm chiếc chén trên tay, ông nhận ra ngay đó là chiếc gáo dừa, nhưng ông không nói ra vì sợ mất mặt con mình, dù sao con trai mình cũng là tri huyện trong vùng. Tuy vậy, trong lòng ông đau như bị muối xát, chỉ biết âm thầm nén lại mà thôi.
Hôm nọ, quan tri huyện đi công cán ở xa về, nghe lục đục bên hông nhà liền cùng vợ bước đến xem, họ thấy con trai mình đang cầm dao đẽo gọt hai cái gáo dừa khô… Họ lấy làm lạ hỏi:

- Này, con đang cầm dao nghịch gì thế? Không khéo đứt tay bây giờ!

Đứa bé hồn nhiên bảo:
- Dạ con đang bắt chước cha đẽo gọt hai cái gáo dừa này thành hai cái chén, phòng khi sau này cha mẹ già yếu dọn cơm cho cha mẹ ăn, lỡ có đánh rơi cũng không bị bể cha ạ.

Hai vợ chồng nghe vậy thì điếng cả người, không ngờ con trai mình lại nói thế, nhưng không trách nó được, vì nó nói đúng quá.

Lòng hiếu thảo và tình thân chợt dâng đầy,
 vợ nhìn chồng, rồi chồng nhìn vợ, cả hai bật khóc, họ hối hận vì những sai lầm của mình đối với người cha già đáng kính đã hy sinh trót một đời vì mình. Thế rồi hai vợ chồng chạy vào trong phòng, quỳ sụp dưới chân người cha mù lòa, vừa khóc vừa nói:

- Cha ơi, xin cha hãy tha lỗi cho chúng con, cha đã hy sinh một đời vì con, thế mà chúng con đã ngu ngốc khi đối xử với cha như vậy…

- Dù muôn nghìn chén vàng chén bạc cũng không sánh nổi lòng cha đối với chúng con. Vợ chồng con nguyện khắc dạ ghi tâm và xin cha tha cho tội bất kính này.

Từ đó vợ chồng người con đối xử với cha rất là hiếu thảo cho tới ngày ông qua đời.
Chuyện đứa bé gọt cái chén gáo dừa kia đã thức tỉnh lòng ta đối với đấng sinh thành, vì công ơn ấy cao tựa Thái Sơn, biết lấy gì bù lại cho xứng được?

(Sưu tầm)
Link mẫu truyện trên facebook KNS:http://www.facebook.com/notes.php?id...52378108129487

Nhớ cảnh quê: Cái gáo dừa

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nhớ cảnh quê: Cái gáo dừa
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cái gáo dừa

Tình cờ ghé ăn quán cháo lòng bán ở vỉa hè, tôi bất chợt khựng lại khi bắt gặp hình ảnh quen: cái gáo dừa đặt trên thùng nước. Một câu hỏi bỗng thoáng hiện: kỷ vật của tuổi thơ tôi, kỷ vật chỉ có ở làng quê sao đi lạc giữa thành phố xa hoa này?
Ở quê, nhắc đến giếng nước, không thể không nhắc đến vò và gáo đặt kế bên. Gia đình tôi từng có một “cặp đôi hoàn hảo” vò - gáo như thế. Vò làm từ đất sét. Gáo được làm từ sọ dừa. Sau khi lột, cạo hết phần xơ, đem sọ dừa cưa bỏ 1/3 rồi dùng dùi sắt nung đục hai lỗ nhỏ theo đường thẳng ngay mép miệng. Tiếp đến dùng đoạn tre vót tròn tra xiên vào hai lỗ đục, thành cán gáo. Gáo hoàn thành trông như cái bát nhỏ xinh có tay nắm dài để múc nước từ vò. Vò nước thường được đặt lên bục cao, còn gáo móc hờ hững trên một cái cọc nhọn cắm sâu xuống đất. Nước trong vò chỉ để uống. Uống nước đựng trong chiếc vò luôn có cảm giác mát lạnh.

Vò và gáo gắn mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân. Ăn xong chén cơm, chạy vội ra vò múc một gáo, uống sạch. Đi đâu về thấy cổ họng khát cháy cũng chạy ào đến vò nước, “tu” một hơi. Giếng nước nhà tôi ở ngay trước sân nên bộ đôi vò - gáo đứng kế đó vừa là điểm thuận tiện để cả nhà thấy khát thì dễ dàng... ào ra, nhưng cũng vì nó mà bao phen chúng tôi bị mẹ cha đánh đòn. Hồi đó, cha tôi tham gia đội bóng chuyền địa phương. Mấy lần thấy cha mang bóng về, chị em tôi tinh nghịch đem ra sân “thi đấu”, thi một hồi, thể nào trái bóng cũng phang thẳng vào vò nước khiến chiếc vò vỡ toang. Có lần chúng tôi chơi trò đến đích nhanh. “Một, hai, ba, ai chạy đến vò nước nhanh thì thắng”. Hai chị em tranh nhau chạy, tranh nhau chạm tay vào chiếc vò, tranh thế nào mà chiếc vò rơi xuống đất... Sau này cha mất, sợ chiếc vò cuối cùng của cha mua bị hai chị em làm vỡ, má tôi đem vò ra lau sạch, phơi khô, dùng đựng gạo, đến nay vẫn còn.
Thỉnh thoảng giữa đường phố Sài Gòn, thấy người ta để trên vỉa hè bình nước đề dòng chữ “uống miễn phí”, lòng tôi lại se sắt nhớ đến vò nước xưa của gia đình mình. Vì vò đặt trước sân, ngay bên đường nên ngày đó mấy chị ve chai, chú bán kem hay cô bác ra đồng về đi ngang thường tạt vào xin miếng nước, uống giải cơn khát. Đó là lý do cha hay dặn chị em tôi phải luôn châm đầy vò nước. Theo cha, vò nước không chỉ cho gia đình mà còn là sự thể hiện lòng hiếu khách, cho tình quê thêm thắm đượm. Theo sự phát triển, vò nước bây giờ đã thay bằng bình lọc hoặc đóng chai để sẵn trong tủ lạnh, còn gáo là ca hay ly nhựa, thủy tinh. Từ độ thấy chiếc gáo nhỏ xinh đi lạc giữa Sài Gòn, tôi thường đến quán, chỉ để ngắm nhìn và nghe lòng rưng rưng, dù có đôi khi trộm tiếc: phải chi, thêm cái vò nữa sẽ thật… đúng điệu!
Theo TUYẾT DÂN, Phụ nữ TP.HCM
Vài hình ảnh về cái gáo dừa:
Bát làm từ sọ dừa
Gáo dừa được dùng làm bếp để nấu ăn, cũng như làm nồi và làm nắp đậy luôn.
Bếp là một cái lỗ được đào xuống đất rồi đặt 3 cái gáo dừa lên trên; thêm 1 cái nữa để làm nồi và 1 cái để làm nắp đậy.
Thì ra bọn nhóc đang kho cá.


NHỮNG CUNG ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI ƯA MẠO HIỂM

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết NHỮNG CUNG ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI ƯA MẠO HIỂM
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


NHỮNG CUNG ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI ƯA MẠO HIỂM
1The Atlantic Road, Norway
2

3
Dadès Gorges, High Atlas, Morocco
4
Highway 1, Big Sur, California
5
Col de Turini, France
6
Karakoram Highway, China/Pakistan
7
Going-to-the-Sun-Road, Glacier National Park, Montana
8
Tianmen Mountain Road, Hunan, China
9

10
Chapman’s Peak Drive, Cape Town, South Africa
11
Ruta 40, Argentina
12
Denali Highway, Alaska
13
The Amalfi Coast, Italy
14
Guoliang Tunnel Road, China
15
Great Ocean Road, Australia
16
Furka Pass, Switzerland
17
U.S. Route 550 ‘The Million Dollar Highway, Colorado
18
Sani Pass, KwaZulu-Natal, South Africa
19
Seven Mile Bridge, Florida Keys
20
Stelvio Pass, Eastern Alps, Italy
21
Transfăgărășan, Romania
22
Trollstigen, Rauma, Norway
23White Rim Road, Canyonlands National Park, Utah

“Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan 10 năm tới, hoặc không bao giờ”

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết “Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan 10 năm tới, hoặc không bao giờ”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Giáo sư Keinichi Ohno:
“Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan 10 năm tới, hoặc không bao giờ”
Giáo sư Keinichi Ohno đã gần 18 năm tham gia tư vấn chính sách kinh tế cho Việt Nam. Ông đánh giá cao ưu thế của Việt Nam về tiềm năng con người và ý chí phát triển.
Theo ông đây là lý do khiến Nhật Bản liên tục nắm giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong nhiều năm. Khẳng định “Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng đối với cá nhân tôi, với Nhật Bản và Châu Á”, song Giáo sư Ohno cũng thẳng thắn rằng “các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu có một số lo ngại về Việt Nam”.
Đánh giá của ông phải chăng là một cảnh báo hơi sớm, bởi cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá như một “ngôi sao đang lên” hay “nền kinh tế đang nổi của Châu Á”?
- Tôi hoàn toàn đồng ý việc Việt Nam, cho đến nay, vẫn là điểm đến đầu tư được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Song, nhiều ý kiến đã bắt đầu đề cập đến sự nản lòng với Việt Nam. Lý do bởi chính sách không được cải thiện thêm, chất lượng kinh tế chưa được nâng cao ở mức đáng có, các giá trị cần có chưa đạt được.
 Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia khác đang bứt phá sau một thời gian trầm lắng, điển hình là Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, quốc gia nghèo vào loại nhất Đông Nam Á, cũng đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư dù hiện mới ở mức phát triển như Việt Nam vào thập niên 1990, thiếu cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính quan liêu, thiếu các khu công nghiệp, các nhà máy điện… Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội đầu tư lớn. 
Myanmar chưa thể đạt được mức phát triển của Việt Nam hiện nay, nhưng họ sẽ sớm bắt kịp nếu nỗ lực. Nhiều nhà đầu tư Nhật đã khuyến cáo Myanmar đừng lặp lại sai lầm của Việt Nam, bởi sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, mức thu nhập đầu người của Việt Nam giờ vẫn mới ở ngưỡng hơn 1.000 USD. Việt Nam chưa phát triển đủ nhanh như kỳ vọng.

Việt Nam có rất nhiều ưu thế và thuận lợi. Đây là lý do khiến Nhật Bản đã nắm giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong nhiều năm. Song cho đến nay, mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam vẫn giống như “thầy và trò”, mà “trò” lại học không nhanh. Rồi đối thủ lớn của Việt Nam làMyanmar xuất hiện. Myamar có số đông người nói tiếng Anh rất tốt, đây đã là một lợi thế so với Việt Nam.
 
Giáo sư Keinichi Ohno đã gần 18 năm tham gia tư vấn chính sách kinh tế cho Việt Nam.
Giáo sư Keinichi Ohno đã gần 18 năm tham gia tư vấn chính sách kinh tế cho Việt Nam.

Theo ông, Việt Nam hiện đang đứng ở đâu trong tương quan so sánh với các quốc gia láng giềng?

- Nếu Việt Nam cải thiện các chính sách kinh tế, tôi nghĩ Việt Nam có thể bắt kịp mức độ phát triển của Thái Lan trong vòng 10 năm tới. Nhưng nếu không, Việt Nam sẽ không bao giờ có thể bắt kịp Thái Lan chứ đừng nói đến Malaysia. Vì khoảng cách phát triển sẽ ngày càng xa. Hiện Malaysia đã có thu nhập bình quân đầu người là hơn 10.000 USD và hướng đến mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 18.000-20.000 USD vào năm 2020.

Mức thu nhập bình quân của Thái Lan hiện ở ngưỡng 5.000 USD và cơ hội cho Việt Nam đạt được mức phát triển của Thái Lan là khá lớn. Cá nhân tôi đánh giá tiềm năng phát triển về mặt nhân lực của Việt Nam cao hơn Thái Lan. Người lao động Việt Nam chăm chỉ hơn, tỉ mẩn hơn nếu tính đến những công việc đơn giản. Nhưng điều Việt Nam cần là phải có được một số lượng lớn các kỹ sư, các quản lý trình độ, hay gọi cách khác là nguồn nhân lực cấp cao.

Điều gì khiến Việt Nam chậm tiến hơn so với các quốc gia láng giềng, đơn cử là Thái Lan?

- Lý do đầu tiên là Việt Nam kết thúc chiến tranh vào giữa thập niên 1970, nên đã có khởi đầu chậm hơn so với các quốc gia láng giềng như Thái Lan,Hàn QuốcIndonesia khoảng 15 năm. Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới năm 1986 và hòa nhập với thế giới vào thập niên sau đó, nên tiến trình phát triển kinh tế lại bị kéo lùi hơn nữa. Nhưng một điểm hạn chế mà tôi nhận thấy là chính sách.

Nếu Việt Nam có thể hoạch định tốt hơn các mũi nhọn kinh tế, chính quyền cũng sẽ phân bổ được ngân sách, sự chú ý của người dân, dòng đầu tư tốt hơn vào những ngành công nghệ, thiết bị… có hướng đi lâu dài. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có được một chính sách, lựa chọn rõ ràng các ngành công nghiệp ưu tiên, các mũi nhọn phát triển lâu dài.

Tôi đã đến thăm nhiều Bộ Thương mại hay Công nghiệp của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Đài LoanMalaysia,Singapore hay Thái Lan. Tôi nghĩ họ đều có chính sách phát triển công nghiệp tốt hơn so với Việt Nam. Trong 18 năm qua, tôi chưa thấy một chiến lược rõ ràng từ phía Việt Nam liên quan đến công nghiệp hóa, mà chỉ thấy nói trên các diễn đàn. Như tôi cũng từng nói rõ tại các hội thảo ở Việt Nam, việc đưa ra chiến lược, kế hoạch mới bước khởi đầu. Điều quan trọng là làm cách nào để thực thi nó. Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ dừng ở mức văn bản, tiềm năng, nên làm thế này, thế kia. Đó chỉ là lý thuyết. Việc tạo ra kết quả mới là quan trọng.

Có nghĩa rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là lý thuyết quá nhiều?

- Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng nếu cộng đồng người Hoa, người Ấn hay người Ả-rập thường được đánh giá cao trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, thì đáng tiếc người Việt không mấy giỏi về lĩnh vực này. Họ cũng không giỏi về mặt sản xuất như người Hàn. Tuy nhiên, người Việt Nam lại học hỏi rất nhanh. Vấn đề với lao động Việt Nam là cách thức đào tạo và quy tắc làm việc.

Tôi đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, và thấy một số lao động Việt Nam không thích phải làm việc với cường độ quá cao. Nhưng nếu được đào tạo tốt, họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng đáp ứng cường độ làm việc như các kỹ sư hay quản lý Nhật Bản. Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng là có thể đào tạo lực lượng lao động, trang bị cho họ tư duy và kỹ năng công nghiệp.

Tôi nghĩ, điều mà Việt Nam thiếu là kinh nghiệm để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác và trở thành một nước công nghiệp hóa. Việt Nam cần quá trình học hỏi. Từ quan điểm cá nhân, tôi cho rằng người dân tại các quốc gia nhiệt đới có xu hướng ưa thích sự nhàn tản hơn. Điều đó tốt cho cuộc sống. Không phải ai cũng muốn làm việc cả ngày, thậm chí qua đêm, như người Nhật hay người Hàn. Họ muốn có thời gian cho gia đình, cho các hoạt động khác. Điểm thú vị của người Việt là họ có thể đảm đương một lúc cả hai vai trò, làm việc cật lực nếu cần thiết và vẫn có thời gian cho gia đình. Nhưng để làm được như vậy, cần có một tư duy làm việc mới thông qua quá trình đào tạo.

Đúng như ông nói, Việt Nam đang nỗ lực chuyển hướng phát triển từ “số lượng” sang “chất lượng”. Nhưng trong một bài thuyết trình gần đây, ông đề cập chất lượng cao chưa đủ, mà phải là “không có lỗi” (zero-defect)?

- Việc đạt được những yêu cầu của công nghiệp hóa như chất lượng, chi phí thấp và chuyển giao nhanh thực sự là cả một bài toán. Tất cả các quốc gia muốn công nghiệp hóa đều hướng đến điều này, nhưng không phải nước nào cũng thành công về việc kết hợp cả 3 yếu tố: Chất lượng, giá cả và chuyển giao sản phẩm. Chất lượng không có nghĩa cứ chất lượng cao là được, mà phải là “không có sản phẩm lỗi” (zero-defect). Khi bạn chuyển lô hàng cho bên tiếp nhận, phải đảm bảo không có bất cứ sản phẩm nào bị trả về.

Ví dụ, các nhà máy của Toyota khi nhận thiết bị đều đòi hỏi toàn bộ số hàng phải đáp ứng yêu cầu. 0,1% lỗi cũng không được. Nhưng ở Việt Nam, yêu cầu này luôn bị giản lược. Họ luôn nói “có vấn đề gì đâu, nếu lỗi vài cái thì sẽ đổi miễn phí là được”. Nhưng trong quy trình công nghiệp không chấp nhận điều đó. 1.000 sản phẩm được giao thì 1.000 đều phải đáp ứng yêu cầu, phải hoàn hảo. Nếu không, lô hàng đó coi như không đạt yêu cầu và sẽ làm mất uy tín của bên sản xuất. Nếu hiểu và làm được điều này, Việt Nam sẽ cạnh tranh được với bất cứ nước nào. Đây không phải việc dễ dàng.

Ấn Độ đã học được điều này từ hãng Suzuki của Nhật. Không phải mọi thứ ở Ấn Độ đều hoàn hảo, nhưng trong ngành cơ khí tự động, họ đã làm rất tốt. Họ đáp ứng được yêu cầu về Kaizen (chất lượng, năng suất, cải tiến, công nghệ), bắt đầu bằng việc đơn giản như lau dọn sàn nhà máy, giữ cho nó thật sạch sẽ, dọn những chướng ngại vật trong nhà máy… Đó chính là những ý nghĩa đơn giản nhất của Kaizen. Kaizen cũng là một khái niệm rất phát triển tại Châu Phi như ZambiaEthiopia.

Ý ông là để hướng đến một quốc gia công nghiệp hóa, Việt Nam phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất?

- Nếu tính đến dòng FDI nhận được thì Việt Nam đã là một quốc gia công nghiệp hóa rồi. Hiện Việt Nam có khoảng hơn 1.500 công ty Nhật đầu tư tại đây, chưa kể đến một số lượng lớn các công ty, xí nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan… Nhưng nếu chỉ xem xét giá trị công nghiệp do kỹ sư Việt Nam, nhân công Việt Nam tạo ra thì Việt Nam sẽ còn cả một chặng đường dài trước mắt mới có thể đạt đến tầm công nghiệp hóa.

Các công ty FDI đang giúp công nghiệp hóa Việt Nam, nhưng đó lại không phải là sức mạnh nội tại. Tôi nghĩ nếu chính sách của Chính phủ không thay đổi, Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2020, giống như sức bật của Hàn Quốc hay Đài Loan. Cả hai đối tượng trên đều không cần đến các công ty, doanh nghiệp FDI mà tự bản thân họ tạo dựng và tham gia vào quá trình công nghiệp hóa đó.

Việt Nam chưa có điều đó. Cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu và những nhãn hàng lớn có tên tuổi đều là từ nước ngoài. Các thương hiệu Việt Nam rất hiếm. Tôi nghĩ việc tạo thương hiệu là cả một chiến lược và chỉ đạt được khi đã có sự phát triển ở mức độ trung bình cao. Hiện nay, điều Việt Nam cần là các quy chuẩn Kaizen và phải đào tạo được lực lượng kỹ sư giỏi.

Xin cảm ơn ông.

Theo Phương Thủy
Lao động

Tiến sĩ Alan Phan phản hồi 1.000 hội viên bất động sản

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tiến sĩ Alan Phan phản hồi 1.000 hội viên bất động sản
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tiến sĩ Alan Phan phản hồi 1.000 hội viên bất động sản
Tiến sĩ Alan Phan đáp lại chất vấn của hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội bằng bức thư dài với mong muốn các nhà đầu tư hy sinh quyền lợi cá nhân để chia sẻ với những người kém may mắn chưa có nhà.
Độc giả giúp T.S Alan Phan trả lời thắc mắc của Hiệp hội BĐS...
'Nên để thị trường bất động sản rơi tự do'
1.000 hội viên bất động sản chất vấn tiến sĩ Alan Phan

Trưa nay, Tiến sĩ Alan Phan đã công bố thư phúc đáp 15 câu chất vấn của 1.000 hội viên Câu lạc bộ Bất động sản. Không trực tiếp trả lời cụ thể vào các câu hỏi, tiến sĩ Alan Phan chia sẻ những vấn đề cốt lõi của thi trường bất động sản, hệ quả khi bong bóng nổ và những giải pháp tích cực cần phải làm. “Tôi không quen bị ‘chất vấn’, không phải là một cậu học trò phải thi trắc nghiệm, cũng không có ‘quyền lợi’ hay ‘nghĩa vụ’ gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh theo phong cách của mình”, ông Alan Phan mở đầu.
Từng là một nhà đầu tư dự án bất động sản ở Mỹ và sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, ông Alan Phan và các đối tác đã trắng tay trong dự án lớn ở Arizona. Vì vậy, ông cho rằng mình đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của nhà đầu tư bất động sản.

Tiến sĩ Alan Phan. Ảnh: Hoàng Lan

Theo ông, vấn nạn của bất động sản hiện nay là câu chuyện thị trường thay vì đóng khung trong công thức tài chính như nhiều người lầm tưởng. Vốn trong dân tại Việt Nam được các nhà chuyên gia nước ngoài ước tính vào khoảng 60 tỷ USD, vốn từ Việt kiều và các nhà đầu tư ngoại có thể lên thêm khoảng 20 tỷ và số tiền này theo Tiến sĩ Alan Phan là “thừa đủ để giải quyết mọi hàng bất động sản tồn kho”. Khủng hoảng bất động sản hiện nay là một tính toán sai lầm của nhà sản xuất về giá cả và loại hàng. Cơ cấu giá thành bất hợp lý, nhu cầu nhà thu nhập thấp rất cao nhưng sản phẩm quá ít trong khi nguồn cung phân khúc nhà cao cấp mất cân bằng dẫn tới lượng tồn kho 10 năm mới tiêu thụ hết.

Vị chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư hay vin vào lý do giá đất, nguyên vật liệu, chi phí hành chính và bôi trơn quá cao khiến giá bán nhà cao ngất trời cho thấy cách làm ăn thiếu hiệu quả cũng như sự yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giật.

Giai đoạn 1995-2006, khi giá nhà đất lên cao, không ai kiến nghị Chính phủ phải can thiệp. Nay, việc các nhà đầu tư trông chờ vào Chính phủ giải cứu, được ông Alan Phan ví von với tình huống các “cầu thủ” yêu cầu trọng tài áp dụng luật chơi mới khi trận bóng đã đi quá nửa. Chia sẻ về thất bại của dự án Arizona mình đầu tư vào năm 1979, ông Alan phan cho biết vì không ngờ lãi suất vọt lên tới 16-18% thay vì 8-9% dẫn đến dự án đổ bể. “Dù không phải lỗi chủ quan, nhưng chúng tôi hiểu rõ luật chơi của thị trường và cúi đầu chấp nhận”, ông tâm sự.

Theo Tiến sĩ Alan Phan, tất cả những suy thoái, trì trệ và kém hiệu quả trong các đầu tư để công nghiệp hóa hay gia tăng sản lượng nông, hải , sản…đều do bong bóng tài chính như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng gây ra. Khi dòng tiền tấp nập chảy về các lĩnh vực này thì người ta dễ dàng hy sinh những đầu tư xã hội cần thiết và dài hạn như y tế, giáo dục, công nghệ cao, nông nghiệp…

“Tai hại của sự lãng phí và tham ô trong việc sử dụng tài lực quốc gia này sẽ làm cả dân tộc trả giá trong nhiều thập kỷ sắp đến”, ông nói.

Nhìn nhận có thể hơn 50% các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và vật liệu xây dựng cũng như 50% các ngân hàng yếu sẽ chết vì nợ xấu, tuy nhiên, ông Alan Phan cho rằng, những doanh nghiệp, ngân hàng…này cũng đã chết lâm sàng và không đóng góp gì cho sản lượng quốc gia trong khi tiếm dụng một phần nguồn lực không nhỏ. Còn các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cũng đã ngất ngư vì không thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan… “Bởi vậy, đổ lỗi cho tình hình bất động sản chỉ là một thủ thuật phát sinh từ thói quen lười biếng”, ông nói.

Cho rằng hệ lụy khi bong bóng bất động sản nổ chỉ là những con “ngáo ộp” mà người đầu tư bất động sản đem ra hù dọa. Chẳng hạn, vài chục ngàn trong số 53 triệu công nhân toàn quốc sẽ bị ảnh hưởng, người dân mất mát khi bong bóng bất động sản nổ tung. Ông Alan Phan cho rằng, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững do đó tạo ra việc làm cho các công nhân thất nghiệp này chỉ là chuyện nhỏ. Mỗi tài khoản hiện được bảo hiểm đến 50 triệu đồng và đang được Ngân hàng Nhà nước đề xuất lên 100 triệu đồng do vậy, tỷ lệ mất mát cho những tài khoản trên 100 triệu đồng tại các ngân hàng sẽ rất nhỏ.

Theo Tiến sĩ Alan Phan sẽ có 5 hệ quả tích cực khi bong bóng bất động sản nổ. Cụ thể, vài trăm nghìn gia đình lần đầu trong đời sẽ được sở hữu một căn nhà vừa túi tiền. Hiện tượng tâm lý “an cư lạc nghiệp” sẽ tạo cú kích cầu tiêu dùng, gây lại niềm tin cho kinh tế, loại bỏ các thành phần phi sản xuất yếu kém, tăng thu ngân sách và thu hút đầu tư nội ngoại. Ngoài ra, khi in tiền đủ để cứu trợ, nạn lạm phát sẽ bùng nổ lại và tỷ giá sẽ rơi.

Vị chuyên gia đánh giá, ngân sách hiện đã bội chi vì các vấn đề kinh tế xã hội từ khủng hoảng và nguồn thu từ thuế và phí đang thu hẹp đáng kể. Vì vậy, dùng những tài lực hiếm hoi để nuôi các lĩnh vực phi sản xuất là kéo dài cuộc suy thoái cho các thành phần khác trong nền kinh tế.

“Khi giải cứu, mọi sai phạm lầm lẫn sẽ được che đậy và bảo vệ; và các quy luật của thị trường có quyền đi ‘nghỉ mát’ khi quyền lợi của các nhóm lợi ích bị xâm phạm”, ông nói.

Giá trị bất động sản đã lên đến 25 lần thu nhập trung bình của người dân là một thành tích đáng ghi vào kỷ lục Guinness. “Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình… để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, Tiến sĩ Alan Phan dốc lòng.

Tiến sĩ Alan Phan đang đứng trước áp lực của giới kinh doanh bất động sản, sau khi ông chia sẻ trên VnExpress về việc không nên giải cứu, mà để thị trường tự điều tiết. 1.000 hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cùng gửi thư chất vấn, thậm chí muốn đối thoại với ông về quan điểm này.

Trong lúc này, Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện thông tư hướng dẫn việc cho vay ưu đãi với một số đối tượng để đầu tư, kinh doanh và mua, thuê nhà, một cách kích cầu của thị trường và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp địa ốc cơ cấu lại và giải phóng hàng tồn kho. Kế hoạch này nằm trong chủ trương của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Hoàng Lan

Bất động sản không thể không cứu. 30.000 tỷ cứu trợ của nhà nước nhắm tới vấn đề bất động sản mang tính vĩ mô. Còn kiến giải của bác Alan tập trung vàodựa trên thực trạng của các thành phố lớn. Giá có thể cao, nhưng người ta vẫn đâm đầu vào thị trường bất động sản tại HN, HCM, giá có phản ánh mật độ người quá lớn tại đây, người lao động có nhu cầu có thể suy nghĩ thực tiễn hơn về việc chuyển tới các tỉnh thành có giá thành phù hợp qua đó để cán cân lao động đất nước cân bằng hơn. Phải cứu, vấn đề là cứu thế nào chứ chẳng ở đâu khủng hoảng mà mặc kệ như bác Alan phán, dù câu nói vui này của bác có thể phù hợp với một số lao động muốn mua nhà tại nơi mật độ quá cao với giá rẻ tuy nhiên tôi nghĩ là sai hoàn toàn.    
Trong kinh doanh được thua là chuyện thường . Nhưng mấy ông trong Câu lạc bộ bất động sản không chịu chấp nhận sự thật ấy . Lúc lãi có chia cho ai đâu mà bây giờ lỗ lại đòi cứu .
tiến sĩ nói quá đúng. số người dân chưa có nhà gấp nhiều lần những người đã có nhà.Đừng vì lợi ích cá nhân, mà hãy vì người nghèo.
Kinh doanh phải chấp nhận thắng và thua ! Thử hỏi khi các nhà đầu tư BĐS thắng lớn , thì có bao nhiêu người nghĩ đến phúc lợi xã hội ? còn khi họ bắt đầu thua lỗ thì họ đòi hỏi bù lỗ !!!!
BÀI VIÊT CỦA TIẾN SĨ QUÁ HAY
Ông Alan lấy căn cứ đâu để nói tất cả suy thoái trì trệ và kém hiệu quả trong các đầu tư để CNH hay gia tăng sản lượng nông, hải, sản… đều do bong bong BĐS, CK ngân hàng gây ra?
Kinh doanh phải biết chấp nhận, bài viết quá rõ và hay, sao lúc giá nhà lên vài chục lần không thấy ông bất động sản nào nói cho giảm xuống, chỉ biết ăn vào mà không chịu nhả ra, kinh doanh sai lầm thì phải chịu lỗ coi như bài học kinh nghiệm, thà để chết hẳn, ai có tài sẽ trụ vững. Như thế mặt hàng mới quay về giá thực của nó. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của tiến sĩ.    
Việc giải cứu một lĩnh vực kinh tế đâu thể ngồi chém gió được...
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm và lập luận logich của tiến sĩ Alan Phan
Vui lòng gởi ông TS các câu hỏi:
-Ông có ngại trả lời hết ý 15 câu không khi ngay ở Mỹ nơi ông sống Tổng thống cũng từng trả lời từng câu hỏi chất vấn mà?
nhóm lợi ích BĐS có ai kêu anh đầu tư vào BDS đâu, lúc anh sung sướng sao không kêu , tới lúc bị thua lổ lại kêu cứu. buồn cười
Nghe ông nói ông đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” của các nhà đầu tư BĐS mà thấy sởn tóc gáy. Lý luận của ông chẳng đủ thuyết phục. Vì thế mới không trả lời vào đúng 15 câu hỏi chất vấn kia mà đi vòng vèo hòng lòe mắt mọi người.
Thật hơi lãng phí thời gian ,trí tuệ với tư tưởng bảo thủ, Không phải ai nghe cũng hiểu đâu, TS Alan Phan à.
TS Alan Phan luôn có những nhận định sáng suốt và tuyệt vời.
Ông nói vài chục ngàn người mất việc là chuyện nhỏ sao.
Hay đấy, mình hiểu rồi, rất cảm ơn tiến sĩ Alan Phan.

Nhân nào quả đấy thôi, sai cải được
Dù không có ý kiến của ông Alan Phan thì người dân cũng đã mất niềm tin vào thị trường BĐS Việt nam cho nên việc cho vay mua nhà đối với các đối tượng được ưu tiên vào thời điểm này hoàn toàn không khả thi,sẽ không có nhiều người vay để mua vì họ tin rằng giá nhà sẽ còn tiếp tục xuống mạnh.    
Tôi nghĩ ông nên tự bỏ tiền xây 1 căn hộ bé tí cũng được để chứng minh giá thành của ông đưa ra là hợp lý đi. Nói thôi thì ai mà chẳng làm được.
Xin được nhắc lại lời kết của Tiến sĩ sau khi đọc bài. "Thế thời thì phải thế"
Vòng vo tam quốc. Chẳng trả lời đúng vào các câu hỏi. Toàn là lý luận suông. Ai mà chẳng nói được.
Tiến sĩ Alan Phan nói có phần đúng, nhưng ông chưa nhận định về dân số Việt Nam đã và đang tham gia trực tiếp, gián tiếp vào thị trường bất động sản Việt Nam. Những người trực tiếp sản xuất, những ngành hỗ trợ cho bất động sản - nói thì dễ nhưng làm thì khó, có đến 20% - 30% dân số Việt Nam tham gia trực tiếp và gián tiếp vào thị trường bất động sản - xây dựng, sắt thép... những người nông dân sau mùa vụ làm tại những công trường xây dựng ... ai sẽ lo cho họ miếng cơm manh áo, những người công nhân trong các nhà máy ai sẽ lo việc cho họ khi thất nghiệp, rồi những người trực tiếp tham gia vào thị trường ai sẽ tìm cho họ hướng mới - đừng để mới thấy mặt trái của bất động sản mà đã buông tay - đừng để mới khó khăn đã đứng lại, Việc cứu bất động sản - cứu nền kinh tế là điều cần thiết    
Tiến sĩ Alan Phan nói đúng, mọi người nghĩ coi, các nhóm lợi ích BDS lợi dụng khe hở của luật lấy đất của dân bồi thường giá rẻ, bán lại với giá cao, làm lòng dân hoang mang, bây giờ phải trả giá. cám ơn ông Alan Phan
TS Alan Phan cho chúng tôi xin hai chữ bình yên, sao TS lại cho rằng vì lợi ích người dân nên để BĐS rơi tự do đến chết không cứu, bao cuộc sống của người dân chết theo đó TS biết không, chắc biết nhưng kệ à??
thực sự những lời tiến sĩ Alan Phan cũng có phần có lý, nhưng thử hỏi những người phản đối có làm trong lĩnh vực bất động sản không ? Hay chỉ là những người ngoài ngành thấy bất bình rồi lên tiếng. các bạn có biết là bất động sản đi xuống thì kinh tế cũng đi xuống, dẫn theo nhiều ngành đi theo bất động sản cũng đi xuống - vậy thử hỏi ai có thể nhẫn tâm để đất nước lại rơi vào cảnh sử dụng chung cư cũ, đường xá không được cải tạo. giao thông đô thị nhếch nhác. cơ sở vật chất trường học không được xây dựng. giải cứu bất động sản không phải là phục vụ cho một tầng lớp mà là phục vụ cho cả nền kinh tế và phục vụ cho cả hình ảnh đất nước - đừng để chỉ một số không hiểu mà kéo cả nền kinh tế và bộ mặt đất nước đi xuống. Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình, nhưng hãy cân nhắc khi đưa ra ý kiến đúng sai