Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Người Mỹ bảo vệ đê sông Hồng

Ngày Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Người Mỹ bảo vệ đê sông Hồng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Ông Ramsey Clark - người từng nắm giữ cán cân công lý của nước Mỹ - từng suýt bị truy tố, chỉ vì đã dũng cảm đến miền Bắc Việt Nam vào thời điểm Mỹ bắn phá ác liệt năm 1972 để ủng hộ cuộc kháng chiến giành độc lập.
 Người Mỹ bảo vệ đê sông Hồng
Hình ảnh ông Clark trò chuyện với người dân miền Bắc Việt Nam 
trong chuyến thăm năm 1972 được đăng tải trên báo chí Mỹ.
 Ông nói ông không thể làm khác với lương tri, khi đã tận mắt thấy những bệnh viện, những trường học bị bom Mỹ tàn phá; khi người dân Việt Nam dù coi ông là “sinh vật kỳ lạ” nhưng lại nhường cho ông con cá duy nhất trong bữa ăn đạm bạc của mình…
 “Sinh vật kỳ lạ nhất”
 Để được gặp cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark quả không dễ. Bởi, chương trình của ông dày đặc và di chuyển liên tục, khi ông là khách mời danh dự của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trong chương trình kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp định Paris từ ngày 24-28/1. Nhưng sự kiên trì của tôi đã mang lại kết quả, khi cuối cùng ông cũng xuất hiện, dù bước đi có phần mệt mỏi và không vững. Ông xin lỗi vì để tôi phải chờ lâu, dù chính ông cũng chưa được dùng bữa tối.

Dấu ấn tuổi tác hiện rõ trên gương mặt, giọng nói của vị cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ lừng lẫy một thời, khiến tôi phải ngồi rất gần mới có thể lắng nghe được tiếng ông. Nhưng có một thứ mà thời gian chưa thể lấy đi của chính trị gia nổi tiếng này, đó là trí tuệ và tình cảm chân thành với nhân dân Việt Nam. “Vì sao ông quyết định đến Việt Nam giữa màn bom đạn ác liệt năm 1972?” “Chính phủ Mỹ lúc đó đang theo đuổi kế hoạch tàn phá các con đê của miền Bắc Việt Nam. Tôi quyết định phải ngăn chặn kế hoạch này. Tôi muốn chứng minh hệ thống đê điều của Việt Nam chỉ để bảo vệ người dân khỏi nước lũ, chứ không phải là căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam!”.

Vào một ngày tháng 8/1972, ông Ramsey Clark là người Mỹ duy nhất có mặt trong một phái đoàn quốc tế đến Việt Nam Dân chủ cộng hòa để thị sát những tàn phá mà cuộc chiến của Mỹ gây ra tại Việt Nam. Do máy bay Mỹ bắn phá quá ác liệt, nên suốt thời gian ở Việt Nam, xe chở ông Clark không thể di chuyển vào ban ngày, mà chỉ có thể lầm lũi chạy trong đêm tối. Đoán định tôi sinh ra sau chiến tranh, không có dấu ấn về thời chiến, nên ông giải thích thêm: “Bất cứ vật gì di động trên đường khi đó cũng có thể trở thành mục tiêu bị ném bom”.

Trong 2 tuần đi thăm miền Bắc Việt Nam năm 1972, ông Ramsey Clark đã đặt chân đến 7 tỉnh, thành phố, tận mắt chứng kiến cảnh tượng hoang tàn do bom Mỹ, cũng như cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam. Ông đã ở cùng gia đình của người phiên dịch 1 ngày 1 đêm để hiểu hơn về cuộc sống tại làng quê nghèo Việt Nam trong chiến tranh. “Gia đình họ không nói được tiếng Anh, chưa từng rời khỏi làng và cũng chẳng hề thấy một người phương Tây nào trước đó. Họ nghĩ tôi là sinh vật lạ kỳ nhất từng thấy...” – ông cười.

“Họ có biết ông là người Mỹ không?” - “Có chứ”. “Họ phản ứng ra sao?” Ông Clark dừng lại một vài giây, nheo mắt vì xúc động: “Họ rất tốt. Họ vẫn chăm sóc tôi rất chu đáo, như thể không phải tôi đến từ nước Mỹ - kẻ thù đang ném bom tàn phá làng mạc của họ. Trong bữa ăn mời tôi, cả gia đình chỉ có một nồi cơm, với thức ăn rất đạm bạc gồm mắm muối và một con cá. Họ gắp cho tôi con cá... Tất nhiên, tôi không thể ăn nó được...!”.

“Họ kể cho tôi nghe về cuộc sống. Rồi chúng tôi nói chuyện về chiến tranh. Bé gái trong gia đình bỗng đứng thẳng dậy và nói: “Khi nào lớn lên, con sẽ cầm súng đánh Mỹ”. Tôi thật sự bàng hoàng và đau xót. Cuộc chiến của Mỹ đã tước đi của những em bé ngây thơ này ước mơ giản dị được trở thành bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, như lẽ ra lứa tuổi các em nên có!”.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark.

“Khi tôi trèo lên đống gạch đổ nát…”

Sau khi trở về nước Mỹ, ông Clark đã có bài phát biểu trước “Ủy ban Điều tra quốc tế về tội ác chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương”. Rất nhiều hãng thông tấn, truyền hình và phát thanh lớn ở Mỹ như ABC News, CBS thực hiện chương trình phỏng vấn dài kỳ với ông. Life Magazine – tạp chí có số lượng phát hành lớn nhất tại Mỹ - đã đăng những bức ảnh ông Clark chụp được về cuộc sống tại miền Bắc Việt Nam, đồng thời dành hẳn một trang cho bài viết với nhan đề “Những gì tôi đã nghe và đã thấy ở miền Bắc Việt Nam” trong số tháng 8/1973.

Những mô tả của cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ trong bài báo đủ làm thức tỉnh nhân dân tiến bộ Mỹ sự thật về cuộc chiến tại Việt Nam: “Những gì tôi tận mắt chứng kiến trong 2 tuần ở miền Bắc Việt Nam chỉ là sự tàn phá kinh hoàng tại các thành phố, làng mạc. Sự chết chóc tang thương đó là điều tôi không bao giờ muốn một lần nữa phải nhìn thấy trong đời...”.

“Khi tôi trèo lên những đống gạch đổ nát của khu vực thuộc thành phố Hải Phòng vào ngày 5/8, chỉ huy lực lượng phòng không cho hay đợt không kích của Mỹ đã làm 25 người chết, 43 người bị thương”.

“Ở miền Nam Việt Nam, bom Mỹ buộc người dân quê tị nạn ra thành phố. Ở miền Bắc Việt Nam, nó lại khiến con người phải ngược thành phố về quê. Thậm chí, các quan chức cấp cao cũng phải gửi vợ con họ về làng, nhưng không được ở cùng nhau mà phải chia tách. Vì họ biết ngay cả làng mạc cũng sẽ bị giội bom, và không muốn mạo hiểm để mất toàn bộ gia đình ở cùng một nơi”. 

Những ký ức đau buồn của cuộc chiến dội lại trong trí nhớ khiến ông Clark thở dài: “Tôi từng lớn lên trong Thế chiến II nên có thể chịu đựng được khi nhìn thấy sự phá hủy vật chất tại các thành phố. Nhưng thật quá sức khi phải chứng kiến những người dân Việt Nam hiền lành, lam lũ phải sống trong điều kiện vô cùng tồi tàn giữa những trận ném bom...”.

“Trường học đặc biệt có ý nghĩa với tôi. Tôi luôn tin giáo dục có thể cứu thoát chúng ta. Vậy mà tôi đã thấy 6 trường học bị tàn phá nặng nề. Trên bức tường một lớp học còn sót lại, tôi vẫn còn đọc được câu châm ngôn: “Kính thầy - Chăm học”. Thật khó tin Mỹ đã cho ném bom cả các trường học và bệnh viện, nhưng đó lại là sự thật” - ông nói.

Ông Ramsey Clark trò chuyện với người dân miền Bắc Việt Nam trong chuyến thăm tháng 8/1972.
Ông Ramsey Clark trò chuyện với người dân miền Bắc Việt Nam trong chuyến thăm tháng 8/1972.

Người bảo vệ đê sông Hồng

Bài báo và những bức ảnh về chuyến đi đến Việt Nam của cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ trên tạp chí Life khiến dư luận tiến bộ Mỹ sục sôi. Phong trào phản chiến lan nhanh mạnh mẽ. Điều này đã góp phần buộc Chính phủ Mỹ phải hủy bỏ kế hoạch ném bom đê sông Hồng. Đây là lý do khiến ông Clark còn có một biệt danh thân mật khác là “người bảo vệ đê sông Hồng”.

Theo bình luận của Tạp chí Life, cựu Bộ trưởng Tư pháp Clark là người Mỹ danh tiếng nhất, tính đến thời điểm đó, từng đến miền Bắc Việt Nam kể từ khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh. Song, việc ông Clark đi thăm miền Bắc Việt Nam và những bình luận phản chiến của ông sau chuyến đi, cũng làm dấy lên phản ứng quá khích từ những nhân vật mù quáng ủng hộ cuộc chiến trong chính quyền Mỹ. Một cựu quan chức Bộ Tư pháp Mỹ, John Michell, đã mô tả ông Clark là “kẻ khờ” và “con rối bị Hà Nội giật dây”. Thậm chí, nhiều người gọi ông là “kẻ phản bội”.

Ông Ramsey Clark trò chuyện với người dân miền Bắc Việt Nam trong chuyến thăm tháng 8/1972.
Ông Clark bắt tay chị Nguyễn Thị Chi Mai - nạn nhân chất độc da cam - tại làng Hữu Nghị, tháng 8/2012.

“Điều đó có khiến ông giận dữ?” - “Tôi không giận, bởi họ là những người không muốn nhìn vào sự thật. Còn tôi đã làm theo những gì lương tri mách bảo: “Nói ra những điều tận mắt trông thấy - cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ trả lời - Tôi đã thấy bom đạn Mỹ phá hủy nhà thờ, bệnh viện, trường học, đê điều. Nhưng Mỹ không thể dùng bom để khuất phục người Việt Nam”...

Ít người biết, chuyến thăm đến Việt Nam năm 1972 còn khiến vị cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đối mặt với nguy cơ bị truy tố vì “hành động chống nước Mỹ”. Ông kể: “Ngay trước chuyến đi, tôi nhận được điện thoại từ một quan chức trong chính quyền đe dọa rằng tôi sẽ bị truy tố khi về nước. Khi máy bay hạ cánh xuống San Francisco, tôi thấy rất nhiều phóng viên đang đợi ở đó. Một người từ Đài Truyền hình CBS chạy đến và hỏi: “Ông Clark, tôi nghe nói ông sẽ bị truy tố?”. Tôi vặn lại: “Bạn có nghĩ tôi đã làm điều gì sai để bị truy tố không?”. Người phóng viên này mỉm cười và ra hiệu đón chào tôi trở lại nước Mỹ”. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đủ khôn ngoan để hiểu không thể và không nên truy tố ông Clark.

Khi tôi hỏi: “Ông có bao giờ hối hận về chuyến thăm VN năm 1972?”, vị cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ trả lời ngắn gọn: “Chưa khi nào”. “Nếu có một điều hối tiếc thì đó là tôi đã không thể đến Việt Nam trước năm 1972, để có thể góp phần đưa sự thật chiến tranh đến với người dân Mỹ sớm hơn” - ông nói thêm.

Sinh năm 1927, có bằng tiến sĩ luật khi mới 23 tuổi, trong nhiều năm liền ông Ramsey Clark là một giáo sư có tiếng tại Mỹ. Năm 40 tuổi, ông được chỉ định làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, và là một trong những bộ trưởng trẻ nhất trong nội các của Tổng thống Lyndon Johnson. Sau khi rời công sở, ông quyết định trở thành nhà hoạt động hòa bình chống chiến tranh thuộc cánh tả ở Mỹ. Ông cũng từng là Chủ tịch Hội Luật gia Mỹ (ABA).

Theo Phương Thủy
 
Lao Động

3 “sếp” chỉ đạo... 1 nhân viên

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết 3 “sếp” chỉ đạo... 1 nhân viên
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Nghệ An:

3 “sếp” chỉ đạo... 1 nhân viên


(Dân trí) - Theo kết quả thống kê từ Sở Nội vụ Nghệ An, hiện một số sở, ban ngành cấp huyện đang tồn tại một nghịch lý, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Có trường hợp ở một phòng ban, chỉ có 1 nhân viên, nhưng có tới... 3 cán bộ lãnh đạo.
Đơn cử như ngay chính trường hợp của Sở nội vụ tỉnh Nghệ An, với 31 biên chế nhưng đã có tới 19 lãnh đạo gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Phòng Công chức viên chức của Sở hiện có 4 biên chế thì có tới 3 lãnh đạo gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, và chỉ có 1 nhân viên để giao phụ trách các công việc cần thiết. 
Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên (Tranh minh họa)
Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên (Tranh minh họa)
Theo kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, tại Phòng Tài chính kế toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang có 15 người thuộc diện biên chế, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Sở này ngoài giám đốc còn có đến 6 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực như lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, thú y, kiểm lâm...

Phòng Tài chính kế toán của UBND huyện Anh Sơn hiện nay có 4 biên chế thì tất cả đều là "sếp", gồm: 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.
Theo Quyết định số 63 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An, mỗi phòng ban thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ được bố trí 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, trường hợp cần quá số người, phải làm văn bản xin ý kiến của Sở Nội vụ. Tuy nhiên, một thực trạng chồng chéo, bất hợp lý đang diễn ra tại các ban nghành cấp huyện ở tỉnh Nghệ An lại được hiểu là do có chủ trương.
Chiều ngày 30/1/2013, trao đổi với PV Dân trí, bà Cao Thị Hiền - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An cho biết, việc một số sở có đến 6 phó phòng là có thật. “Ví như tại Sở Nông nghiệp hiện nay, Phòng Kế hoạch Tổng hợp có tới 6 phó phòng. Tuy nhiên, 6 phó phòng này là do nhập lại từ 3 sở trước đây là Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Thủy lợi lâm nghiệp cũ. Nhưng, tất cả 6 phó phòng này phụ trách 6 mảng khác nhau và mỗi người một nhiệm vụ riêng”, Bà Hiền cho biết.
Cũng theo bà Hiền, sắp tới Sở Nội vụ sẽ đề nghị tỉnh và các sở liên quan sắp xếp lại cơ cấu cán bộ quản lý lãnh đạo để hợp lý hơn trong công tác quản lý cũng như trong thực thi nhiệm vụ của các Sở, ban ngành.
Nguyễn Duy

Lạm phát làm khó xử lý nợ xấu?

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lạm phát làm khó xử lý nợ xấu?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Lạm phát làm khó xử lý nợ xấu?

- Chưa nói tới việc thành lập công ty quản lý tài sản (mua bán nợ) VAMC rồi bơm tiền vào nền kinh tế có thể gây ra lạm phát, việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh trở lại cho thấy yếu tố lạm phát có thể gây nhiều cản trở cho quá trình xử lý nợ xấu. 
Giá cả tăng trở lại
Không nằm ngoài dự đoán, giá cả tháng cận Tết Nguyên đán đã tăng mạnh trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,25% so với tháng trước.
Góp phần vào đợt tăng mạnh lần này tiếp tục là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với 7,4% (so với tháng 12/2012) sau khi một số tỉnh thành được phép tăng giá từ đầu năm 2013 và nhóm hàng phục vụ nhu cầu ngày Tết (hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 1,34%, may mặc tăng 1,3%).
Tuy nhiên, CPI dường như chưa phản ánh hết được tình hình giá cả thực tế trong tương quan so sánh với thu nhập của người dân. Trong nhiều tháng qua, giá cả trên thị trường, đặc biệt là các hàng hóa dịch vụ thiết yếu cần đã tăng rất mạnh.
Với người dân, cuộc sống hàng ngày gắn với việc đi lại, với việc dùng điện cho sinh hoạt, dùng thực phẩm như quả trứng, con gà, cân thịt… Đây là những chi tiêu thiết yếu nhưng lại chiếm phần lớn thu nhập của đại đa số người dân. 
Hơn thế, gần như toàn bộ các mặt hàng thiết yếu với cuộc sống hàng ngày của người dân nói trên đang tăng giá rất mạnh, từ con gà mái già giá 80.000- 85.000 đồng/kg cách đây vài tháng lên tới 120.000-130.000 đồng/kg (gà ta có giá khoảng 180.000-200.000 đồng/kg), cho đến quả trứng cũng tăng từ 2.000-2.500 đồng lên 3.000-3.500 đồng/quả.

Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của hộ dân đình trệ, hàng hóa tồn kho nhiều, thu nhập người dân thấp, giá cả hàng hóa thiết yếu đang ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng giá thì việc bơm thêm tiền ra thị trường, cứu nợ xấu ngân hàng, thúc đẩy tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quả là một điều khó khăn.

Vấn đề nằm ở chỗ nếu các chính sách giải cứu kinh tế được thực hiện trong bối cảnh đời sống người dân khó khăn, sự phục hồi thực sự sẽ không đến, tăng trưởng sẽ lại đi kèm lạm phát cao. Nhưng, ngược lại, không xử lý nợ xấu, nền kinh tế lại tiếp tục ì ạch.

Cái khó VAMC

Có thể thấy, trong cả năm qua nền kinh tế đã rơi vào tình trạng đình trệ và tình hình này dường như vẫn đang tiếp diễn. Cục máu đông nợ xấu đang ngăn cản dòng vốn bơm vào nền kinh tế. Tiền không được bơm ra nhiều, kể cả từ ngân hàng thương mại lẫn từ Nhà nước. Nhưng thực tế vẫn đang cho thấy, giá cả leo thang và đời sống khó khăn.

Mục tiêu của Chính phủ được đề ra cho năm 2013 cũng như định hướng cho phát triển kinh tế trong thời gian tới là thúc đẩy sản xuất nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, để thúc đẩy sản xuất thì phải giải quyết nợ xấu ngân hàng và tiền phải được bơm vào nền kinh tế.

Cho tới nay, đề án xử lý nợ xấu và thành lập VAMC đã được lập xong, chỉ còn chờ Bộ Chính trị phê duyệt.

Tuy nhiên, vướng mắc lại đang lộ diện và lớn dần. Cho dù tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là thấp kỷ lục (7%), đầu tư công cũng được kiểm soát… và mới được nới đôi chút vào cuối năm nhưng đầu năm mới CPI đã ghi nhận mức tăng khá lớn, theo đà tăng giá của một số dịch vụ, hàng hóa thiết yếu.

Không những thế, trong tháng tới (tháng 2/2013), nhiều khả năng CPI sẽ còn tăng mạnh do là tháng chịu ảnh hưởng Tết Nguyên đán nhiều nhất.

Theo ước tính, nếu VAMC sử dụng khoảng 100.000 tỷ trái phiếu để xử lý nợ xấu ngân hàng, lượng tiền được các ngân hàng thương mại rút về giả sử là 40.000 tỷ (theo chiết khấu) thì với số nhân tiền tệ khoảng 5 lần thì tổng phương tiện thanh toán sẽ tăng lên khoảng 200.000 tỷ.

Với một lượng tiền lớn như vậy xoay vòng trong nền kinh tế, mục tiêu CPI trong năm 2013 thấp hơn 6,8% như trong năm 2012 trong khi vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội… dường như rất khó khăn.

Khó khăn là vậy, tuy nhiên, lý thuyết cũng như thực tế cho thấy, với nền kinh tế yếu như hiện nay, khả năng hấp thụ vốn không lớn. Hơn thế, NHNN có nhiều biện pháp để quản lý dòng tiền.

Thống đốc NHNN ông Nguyễn Văn Bình cho biết, trong năm 2013, NHNN sẽ tăng cường tính phối hợp thống nhất của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, các giải pháp có tính căn cơ hơn từ điều hành các chính sách vĩ mô khác để không gây ảnh hưởng tới CPI mà lại có thể hỗ trợ được cho tăng trưởng.

Mặc dù vậy, với nhiều NĐT, với phát súng CPI trong tháng đầu năm cao như vậy, khả năng triển khai đề án xử lý nợ xấu, song hành cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng (dự kiến 12% trong năm 2013) và giảm lãi suất là không hề dễ dàng.

Huấn Tú

Thưởng tết... 70 cái quần đùi

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Thưởng tết... 70 cái quần đùi
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Thưởng tết... 70 cái quần đùi

Nhận bịch…quần đùi từ tay nhóm trưởng với thông báo “đây là quà thưởng Tết cuối năm”, chị Trần Thị Hải - nhân viên một công ty may ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thở dài thườn thượt. Niềm hy vọng về một cái Tết “xôm” hơn mọi năm đã bị tắt ngóm. 
Cũng theo chị Hải, nếu như năm trước, mỗi công nhân được thưởng một tháng lương thì năm nay do hàng bán không chạy nên công ty thưởng luôn…hàng ế cho nhân viên. Do vậy, mỗi người được nhận khoảng 70 chiếc…quần đùi, quần soóc nên chị Hải phải mang ra chợ nhờ bán. “Trời lạnh nên nếu được tặng quần áo rét thì còn dùng được chứ quần đùi thì…Tôi đã tặng họ hàng, bạn bè mỗi người vài cái nhưng vẫn không hết nên tiếc của phải mang đi bán. Thôi thì được đồng nào hay đồng ấy” - chị Hải than thở.
Giống như công ty của chị Hải, do làm ăn khó khăn nên năm nay, thay vì thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền, nhiều đơn vị quyết định thưởng bằng các sản phẩm “nhà trồng được” vừa để giải phóng hàng tồn kho, vừa đỡ được một khoản chi bằng tiền mặt. Không chỉ tặng đồ may mặc như quần áo, khăn tất, một số công ty còn tặng đường, miến, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm, nước ngọt, giỏ quà Tết, sữa, bánh kẹo…cho nhân viên.
Anh Nguyễn Văn Hùng – công nhân khu công nghiệp Sài Đồng, quận Long Biên cho biết, Tết này, công ty anh tặng mỗi công nhân 5 phiếu mua hàng tại siêu thị, mỗi phiếu trị giá 100.000 đồng. Tuy vậy, anh Hùng không dùng phiếu này đi mua hàng vì nghĩ trong siêu thị hàng hóa sẽ đắt hơn nên đành nhượng lại cho một người bạn với giá 480.000 đồng. Có lẽ họ tặng phiếu mua hàng của siêu thị để còn được hưởng % từ siêu thị đó” - anh Hùng chia sẻ.
Bên cạnh những mặt hàng thiết yếu, một số đơn vị còn thưởng Tết cho nhân viên bằng vé xem phim, vé tàu xe, tăng ngày nghỉ. Thậm chí có công ty còn thưởng Tết cho nhân viên bằng…gạch xây dựng. Theo một số công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, để giữ chân công nhân, một doanh nghiệp đã nghĩ ra một cách thưởng Tết rất lạ. Trong tháng lương cuối cùng của năm, mỗi công nhân sẽ bị giữ lại 200.000 đồng. Công ty sẽ đưa công nhân về quê ăn Tết và đón lên làm việc bằng xe của công ty. Số tiền của mỗi cá nhân sẽ được hoàn lại khi họ đi làm đúng hẹn.
Chị Lê Thị Nhàn - một công nhân quê ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết: “Những người không về bằng xe của công ty thì không những không được thanh toán tiền tàu xe mà số tiền 200.000 đồng của họ cũng bị mất. Công ty thưởng Tết theo kiểu này chẳng khác nào làm khó công nhân. Một số người có ý định sau Tết sẽ chuyển chỗ làm khác nhưng vì tiếc tiền nên đành phải ở lại. Đúng là nhận thưởng Tết mà chẳng thấy vui chút nào”. 

Do việc thưởng Tết bằng hiện vật là khá phổ biến nên trên nhiều trang web, tình trạng rao bán quà Tết cũng trở nên nhộn nhịp. “Mình có chồng làm tại công ty dệt kim, đợt tết này được thưởng 700 đôi tất nam. Tất dày, rất ấm lại bền. Bạn nào có nhu cầu hãy gọi điện cho mình. Mình sẽ nhượng lại theo giá bán buôn”. Hoặc: “Mình được thưởng 15 thùng sữa, 2 tháng nữa hết hạn. Ai có nhu cầu mua mình sẽ bán với giá rất “mềm”, thấp hơn nhiều so với tại siêu thị, khoảng 450.000 đồng/thùng. Tiếp tục giảm giá với những người mua từ 2 thùng trở lên. Mua nhanh kẻo hết”. 

(Theo ANTĐ)

Tiết lộ gây sốc của... "dê xồm" công sở

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tiết lộ gây sốc của... "dê xồm" công sở
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tiết lộ gây sốc của... "dê xồm" công sở

"Cô nhân viên mới run như cầy sấy nhưng vẫn để yên. Một tay tôi luồn vào áo cô em, một tay tôi đang ký cơ mà", Minh nói.
Một tay luồn vào áo em, một tay ký hợp đồngKhi "dê xồm" có quyền lực thì tính xấu được phát huy tối đã và nó sẽ gây sốc cho bất cứ ai tình cờ nghe được. Ngồi chung bàn nhậu, Trần Minh, trưởng phòng giao dịch một ngân hàng, kể ngà ngà trong hơi men về "chiến tích"... sờ ngực gái văn phòng của mình.
"Dạo này công ty tôi mới tuyển mấy em nhân sự mới, em nào cũng xinh, cũng ngoan, cũng "tiềm năng" cả. Tôi nhìn quanh, lựa những em "nai" nhất, thầm đưa vào danh sách cần được đào tạo thêm. Tôi nhiệt tình chỉ bảo thêm chuyên môn, tin tưởng giao thêm việc khó. Em có không hiểu thì tôi động viên, kèm thêm vài câu to tiếng cho nó đúng kiểu sếp. 
Cuối đợt thử việc, tôi gọi vào phòng riêng để "chỉ bảo", ngọt nhạt nói về kết quả thử việc sắp tới sẽ có người ở người đi. Vừa nói, tôi vừa kéo con bé vào lòng. Cô nhân viên mới run như cầy sấy nhưng vẫn để yên. Chuyện, tờ hợp đồng lao động tôi đang để ở bàn. Một tay tôi luồn vào áo cô em, một tay tôi đang kí cơ mà", Minh kể.
Nhiều sếp nam lợi dụng quyền lực để sờ soạng, lạm dụng nhân viên nữ. (Ảnh minh họa)

Câu chuyện của sếp Minh được các sếp khác vỗ đùi tán thưởng. Nam, GĐ một công ty giao nhận tiếp lời: "Giăng lưới với các em thực tập như thế là quá dễ. Phải làm sao tóm được mấy em nhân viên cứng mới gọi là "cao tay". Phòng tôi cũng có một em như thế, mà em còn rất đanh đá nhé. Mình nói chuyện hơi bậy bạ một tý là quắc mắt lên ngay. Thế nhưng em này rất xinh và "cấu hình" cứ phải gọi là chuẩn. Tôi đã dùng mọi cách, nhắn tin, kể chuyện, trêu đùa tục tĩu mà không được. Có lần còn suýt nữa ăn của em một cái tát. 
Thế là tôi phải dùng kế. Cuối năm, cả phòng được thưởng lớn, tôi rủ tất cả về nhà tôi ăn nhậu. Vui tới bến, ai cũng ngà ngà say đi về, riêng em thì không về được nữa. Chuyện gì đến cũng sẽ đến, tối đó, tôi được một bữa "no nê".
"Doanh nghiệp mình có một ít tiền muốn gửi ngân hàng. Thời buổi kinh tế khó khăn, tiền ít chứ ngân hàng thiếu gì. Chỉ mới manh nha có khoản nhàn rỗi như thế là các em quan hệ khách hàng đã gọi tới tấp cho mình ngay. Mình cũng nhận lời hẹn cà phê với các em xem lãi suất thương lượng thế nào. Hôm vừa rồi mình gặp em CRO ở ngân hàng S, lãi suất cũng không cạnh tranh lắm, nhưng em này rất xinh, 3 vòng chuẩn mực. Mình ngồi luôn sang một góc vắng, đặt tay vào đùi em rồi bắt đầu bàn việc ký hợp đồng. Mình đã đặt thẳng vấn đề em mang hồ sơ đến nhà riêng rồi mình mới kí", Hùng, chủ một doanh nghiệp thẳng thắn chia sẻ.
"Đến nhà anh mình nói chuyện cho tiện"

Khi là khách hàng tiềm năng, những gã "dê xồm" này sẽ đòi những "điều khoản" ngoài hợp đồng như thế. Để có được chữ kí đáng giá đến hàng tỉ đồng, nhiều chị em đã nhắm mắt gật đầu.

Không yêu được thì... bóp

Khi là đồng nghiệp nam, không có "quyền sinh quyền sát" trong tay, các "dê xồm" vẫn tìm ra cách để quấy... tới bến.

"Mình thích Khánh Chi làm cùng phòng. Khánh Chi rất xinh và dịu dàng nên nhiều anh cưa cẩm, mình chỉ là một trong số đó. Mình đã không tiếc đồng lương còm cõi mua hoa, mua quà son phấn mỹ phẩm tặng nàng. Nhưng Khánh Chi không nhận quà, cũng không nhận tình. Chỉ con em gái mình là vớ bở vì quà nàng không nhận mình quăng hết cho nó. 

Bực mình quá, mình quyết định ...xông lên. Mình hay tìm cách động chạm, sờ mó cô nàng. Nhiều lúc đi qua hành lang không có ai hay cuối giờ về muộn, mình lại tiến đến ôm hôn tới tấp. Cô nàng này hiền nên chỉ dám khóc thôi", Tùng Lâm, lập trình viên một cửa hàng máy tính trên phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội) nói.

Quang, 27 tuổi nháy mắt: "Công ty mình nhiều nam ít nữ, chuyện động chạm là chuyện bình thường. Có khi chị em còn thích ấy chứ. Vừa rồi có cô em mới đến mặc váy, mình giao luôn cho tập tài liệu 1000 trang đi phô tô. Anh em đi qua lại "vô tình" lướt tay qua vòng 3 của em, em đỏ bừng mặt trông đến là yêu. 

Biết chắc từ nay em không dám mặc váy nữa nên bọn mình trêu tới bến, cử ngay chú IT to con nhất bế bổng em lên, tốc váy rồi đặt em lên máy phô tô quét qua 1 cái. Cô nàng khóc ầm lên còn bọn mình được một trận cười cả tuần liền. Vui phết."

"Đùa tý chứ có gì đâu".

Không dừng lại ở chuyện sờ mó qua qua, những "dê xồm" này còn hành động... ác liệt hơn. Huy, chuyên viên bất động sản tự hào:

"Em ăn mặc rất kín đáo, mỗi tội có đôi mắt ướt nhìn rất đưa tình. Biết em đang có người yêu, nhưng là yêu xa nên tôi đã chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng. Tôi hay qua đưa em đi ăn trưa bàn công việc, thi thoảng làm tí cà phê. Rồi một hôm em giận nhau với người yêu, tôi dẫn em về nhà tôi chơi, ăn cơm với bố mẹ đàng hoàng. Xong rồi tôi đưa em đến quán bar "xả stress". 

Trong tiếng nhạc kích động, tôi và em xoắn lấy nhau với những nụ hôn nồng cháy. Điểm kết cuối ngày đương nhiên là nhà nghỉ. Xong chuyện, khi em đã ngủ say, tôi còn lấy điện thoại chụp vài pô ảnh làm kỉ niệm, còn có "thành tích" mà khoe với "hội chăn rau" nữa chứ".

Thật ra, trong trường hợp này bạn Oanh có thể báo cảnh sát, họ sẽ tìm ra: "Tôi là ai"? Nhưng Oanh đã không đủ dũng cảm vượt qua sự xấu hổ. Không sao, Dê Xồm tôi thích nhất sự im lặng của chị em khi bị quấy rối.

Những cô gái mà "dê xồm "dè chừng

Cũng có những cô gái mà Dê Xồm phải dè chừng, đó là một cô gái có những đặc điểm sau:

To mồm: Một cô gái mồm to, không nề hà chuyện kín chuyện hở, thẳng như ruột ngựa là điều chúng tôi ngán nhất. Con gái con đứa có chuyện gì phải ý tứ, mới bị cấu véo tý chút đã nhẩy lên mắng người ta quang quác rồi dọa đánh dọa chém thì lần sau... những gã "dê xồm" sẽ không dám tới gần.

Dê Xồm có ở khắp nơi.

Nhỏ nhưng có võ: "Dê xồm" không thích những nàng biết vài chiêu võ, móng tay giũa nhọn, hay đi tuyên truyền về luật "thiến hóa học" dành cho kẻ quấy rối tình dục. Dù gì chuyện đó cũng là chuyện tế nhị cơ mà, sao lại thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thế? 

Lành làm gáo, vỡ làm muôi: Một cô nàng không bao giờ chịu "ra giá" cho cơ thể của mình cũng là một kiểu các "dê xồm" kiêng nể. Cô ấy biết cô ấy đang đứng ở đâu, có giá trị như thế nào và không có một bản hợp đồng hay một quyết định thăng chức nào "mua" được cô ấy. 

Đa nghi như Tào Tháo: Cô ấy ăn mặc kín đáo, cứ khi nào đồng nghiệp nam đùa tục tĩu là cô lại... đeo tai nghe vào. Sếp gọi vào phòng riêng thì mở cửa to "cho thoáng". Cô không bao giờ đi vào những nơi tối như phòng kho, hầm vắng mà không có người đi cùng, hôm nào về muộn thì mở điện thoại gọi oang oang cho...bố. Mới đây, cô còn khoe vừa tậu được loại bình xịt hơi cay mini xịt phát mù mắt luôn.

Hay kể lể kiêm đáo để: Cô ấy ngon và thơm, cô ấy thích ăn mặc sexy, cô ấy cởi mở và cũng thích trêu đùa. Nhưng các "dê xồm" chẳng bao giờ dám đụng tới cô ấy vì cô ấy rất thích kết thân với... vợ sếp và bạn gái đồng nghiệp.

Bạn trai cô ấy đầu gấu lại còn hay đến đưa đón nữa chứ. "Dê xồm" có ngu đâu mà đi làm mồi cho gấu?

(Theo TTVN)

Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


- Câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những vấn đề “cốt tử” được bàn tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” sáng nay (31/1) ở Hà Nội.
Không lực lượng nào phản biện đủ mạnh
Một trong những vấn đề được xem là “cốt tử” được bàn tại hội thảo là câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng. Nói như PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên dễ lộng quyền, lạm quyền, coi thường pháp luật. Đảng cũng đã coi trọng và tích cực khắc phục để loại trừ tình trạng này bằng nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.
PGS.TS Trần Khắc Việt: Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng 
cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ

PGS.TS Mạch Quang Thắng cũng từ Học viện bổ sung thêm, do đặc trưng “duy nhất” đó nên dẫn đến một nguy cơ: không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh. Ông Thắng phân tích, dùng Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện. Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, không bảo đảm và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, quan điểm, đường lối của Đảng ít được cọ xát.

Sau khi trích dẫn văn kiện Đại hội Đảng về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ, ông Thắng phân tích, các cảnh báo đó phản ánh tình hình thực trạng nguy hiểm cho Đảng.

“Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên”, ông Thắng kết luận.

Theo TS Mạch Quang Thắng, sự suy yếu đó còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm.

PGS.TS Trần Khắc Việt (Học viện Xây dựng Đảng) phân tích, hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Việc xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức chưa thật kiên quyết, nghiêm minh. “Phương thức lãnh đạo của Đảng với công tác cán bộ chậm đổi mới, quy trình phức tạp nhưng vẫn để lọt cán bộ không thật sự xứng đáng tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý của cơ quan nhà nước”, ông Việt cho hay.

Cũng theo ông Việt, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ. Còn nhiều trường hợp cấp ủy can thiệp sâu vào hoạt động của cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử.

Trong tham luận công phu gửi hội thảo, GS Nguyễn Văn Huyên (nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học) cảnh báo, Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có là đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài.

Ông Huyên phân tích, một nguy cơ của đảng cầm quyền là dễ đi đến chuyên quyền, độc đoán. Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo. Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ. Tất cả dẫn đến hạn chế tầm tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, không theo kịp xu thế vận động, thậm chí còn bảo thủ làm kìm hãm tốc độ phát triển của xã hội.

Tranh cử, cạnh tranh bình đẳng

Sau khi chỉ ra hàng loạt nguy cơ nói trên, rất nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát và giám sát quyền lực trong thể chế chính trị một đảng. Đặc biệt, cần xây dựng một cơ chế cụ thể để đảm bảo vai trò giám sát của nhân dân.


Theo TS Tống Đức Thảo (Viện Chính trị học), một trong các quyền quan trọng thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân là quyền được quyết định chọn lựa các đại diện thể hiện cho ý chí của mình, đi đôi với nó là quyền phế truất khi người được ủy quyền không thi hành đúng ý nguyện của dân chúng.

Theo ông Thảo, Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện. “Làm như thế không những Đảng nâng cao uy tín, tính chính đáng cho quyền lãnh đạo của mình mà còn tăng thêm sức mạnh cho dân để cùng tham gia xây dựng bộ máy nhà nước”, ông Thảo nhận xét.

ĐB Trần Đình Nghiêm nói rõ hơn, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng cần có sự phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của QH, với MTTQ và các đoàn thể xã hội.

“Nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực. Người dân cũng phải có quyền phản biện với Hiến pháp, pháp luật cũng như các chủ trương lớn của nhà nước và phải được quyền bày tỏ chính kiến về những vấn đề quốc kế dân sinh”, ông Nghiêm cho hay.

Nhân cơ hội đang sửa đổi Hiến pháp 1992, một số đại biểu đề xuất xúc tiến xây dựng luật về Đảng để đảm bảo tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Lê Nhung

Clip và hình ảnh hậu trường Táo Quân 2013

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Clip và hình ảnh hậu trường Táo Quân 2013
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Clip và hình ảnh hậu trường Táo Quân 2013

"Bắc Đẩu" Công Lý thay trang phục đầy "ngoạn mục", Chí Trung khoe nhẫn kim cương rộn ràng với MC Long Vũ,... cùng rất nhiều tình tiết khác đã được thu vào ống kính của VietNamNet.
Ngọc Hoàng (Quốc Khánh) và Táo giao thông (Chí Trung) với những khoảnh khắc rất ngộ"

Clip Chí Trung, Vân Dung lộ vai diễn Táo Quân 2013

-  Hậu trường buổi ghi hình Táo Quân 2013, nghệ sĩ Chí Trung và Vân Dung đã có những tiết lộ xung quanh vai Táo giao thông và Táo dân sinh mà mình đảm nhiệm.
Một trong những nghệ sĩ được cánh báo giới, truyền hình săn đón nhiệt thành nhất chính là Chí Trung. Anh thành thật chia sẻ trong nhiều năm đóng Táo nhưng chưa bao giờ thấy đội ngũ phóng viên góp mặt trong sự kiện này nhiều đến thế, gấp 20 lần so với mọi năm.
Clip Chí Trung tiết lộ về Táo giao thông
Nghệ sĩ Vân Dung cũng được quan tâm đặc biệt. Chị cho biết, năm ngoái chỉ đóng Táo y tế thôi còn năm nay kiêm thêm mảng giáo dục và y tế gọi chung bằng cái tên Táo dân sinh. Được đóng Táo Quân với chị là niềm đam mê, ao ước bởi đó còn là nơi để khẳng định tên tuổi.
"Mọi người cứ hay nói hài là hề nhưng Táo Quân cho mọi người thấy rằng hài không chỉ có thế. Nó còn là sự thâm thúy, răn dạy cho cuộc đời nhiều điều" - nghệ sĩ Vân Dung nói.
Clip Vân Dung tiết lộ về Táo dân sinh
Sơn HàẢnh, clip: Mạnh Thắng
Bắc Đẩu ngồi trang điểm
rồi thay đồ
Mặc luôn ra ngoài cho nhanh
Tự Long ăn vội suất cơm hộp chờ chuẩn bị ghi hình.
Minh Quân (Thiên Lôi) đang tự hóa trang.
Ca sĩ Mỹ Dung chụp cùng bạn trong khi chờ ghi hình
Chí Trung khoe nhẫn "kim cương"
Quang Thắng "chém gió" phần phật trước báo chí

Minh Hằng bẽn lẽn khi được khen trẻ và đẹp.


Vân Dung (Táo dân sinh) len lén chỉnh đồ.
Sơn Hà
Ảnh, clip:Mạnh Thắng

'Táo quân 2013' bị yêu cầu giải trình

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết 'Táo quân 2013' bị yêu cầu giải trình
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!




Vnexpress: Cục Nghệ thuật Biểu diễn khẳng định, các buổi ghi hình chương trình "Gặp nhau cuối năm 2013" chứa nội dung phản cảm và chưa được cấp phép.

Chiều 30/1, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,ra công văn yêu cầu Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) - Đài Truyền hình Việt Nam giải trình về các vấn đề liên quan đến chương trình Táo quân 2013.
Theo đó, ngày 18/1, Cục nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép biểu diễn chương trình Táo quân 2013 từ VFC. Theo ông Nguyễn Thành Nhân - trưởng phòng quản lý của Cục, trong hồ sơ xin cấp phép, VFC có gửi trước kịch bản. Nhưng nhận thấy đây là chương trình nghệ thuật thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, cần thẩm định kỹ nội dung, Cục đã nhiều lần liên hệ với VFC để đề nghị được tham dự trực tiếp các buổi tổng duyệt trước khi ghi hình chính thức. Nhưng Cục không nhận được sự hợp tác.
Vì thế, các buổi ghi hình Táo quân tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào ngày 25 - 27/1 đã diễn ra mà không qua thẩm định và cấp phép.

"Bắc Đẩu" Công Lý và "Nam Tào" Xuân Bắc trong buổi ghi hình cho chương trình.
Sau khi các buổi ghi hình kết thúc, Cục nhận thấy chương trình Táo quân 2013 có những nội dung không phù hợp phong tục tập quán. Vì thế, Cục yêu cầu VFC giải trình về sự việc nói trên để kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Thành Nhân - người được mời tới buổi ghi hình - tỏ ra bức xúc với nhiều nội dung trong chương trình. Ông nói: "Một chương trình được phát để chào đón năm mới mà lại mở đầu bằng cảnh hai nhân vật trai không ra trai, gái không ra gái nắn bóp vòng một của nhau trên sân khấu. Họ còn đề cập đến chuyện phẫu thuật thẩm mỹ, chuyển giới bằng cách dùng tay diễn tả hành động 'chặt phăng' của quý rồi Nam Tào hỏi: 'cái đó' đâu; Bắc Đẩu trả lời 'Vứt đi rồi'; Nam Tào lại bảo tiếp: 'Phí thế, không mang về ngâm Đẩu pín...”, ông Nhân kể.

"Thử hỏi, nội dung như thế có chấp nhận được không, có phản cảm không?", ông Nhân bình luận bằng cách đặt câu hỏi.

Hiện tại, đĩa ghi hình chương trình gửi lên Cục xin cấp phép đã được biên tập, cắt bỏ đoạn về "Đẩu pín". Nhưng theo ông Nhân, vẫn còn nhiều đoạn không phù hợp khác cần được cắt bỏ.

Táo quân là chương trình hài được chờ đợi nhất mỗi dịp cuối năm.

Trao đổi với VnExpress chiều 31/1, giám đốc VFC Đỗ Thanh Hải nói, VFC chưa nhận được công văn từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn nên ông chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về các vấn đề trên.

Ông Nguyễn Thành Nhân cho biết, sau khi nhận được giải trình, Cục sẽ báo cáo lên Bộ để Bộ giao cho Thanh tra Bộ xem xét. Ông chia sẻ thêm: "Theo tôi, chế tài xử phạt ra sao không phải là vấn đề quan trọng. Mà quan trọng là người ta cần ý thức về sự tôn trọng, chấp hành các nghị định, quy chế đã được ban hành".

Gặp nhau cuối năm - Táo quân là chương trình hài được chờ đợi nhất trong năm, do VFC sản xuất, ra đời từ 2003. Táo quân 2013 dự kiến phát sóng trên truyền hình vào 20h đêm Giao thừa (9/2).

Huyền Anh
Ảnh: Tuấn Mark

Căn cứ nghị định 79/2012/NĐ-CP về biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, căn cứ Chỉ thị 65 của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL về chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, xét thấy đây là chương trình nghệ thuật có sự quan tâm của đông đảo công chúng cả nước nên Cục yêu cầu cần thẩm định nội dung.

Một đại diện Cục NTBD cho biết, đã nhiều lần liên hệ với Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) để Hội đồng Nghệ thuật của Cục thẩm định cấp giấy phép đúng thủ tục, nhưng Cục không nhận được sự hợp tác. Trên thực tế, chương trình vẫn được ghi hình tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào ngày 25-27/1/2013 mà không qua thẩm định và cấp phép.

Nam Tào - Bắc Đẩu trong buổi ghi hình ngày 25/1.

Ông Hoàng Dương, phụ trách truyền thông của VFC cho biết chiều 31/3 vì hiện tại VFC chưa nhận được công văn yêu cầu giải trình của Cục NTBD và mới chỉ nghe thông tin qua báo chí nên chưa thể trả lời bất cứ thông tin gì về vấn đề trên.
Điều này cho thấy, đơn vị tổ chức chương trình vi phạm điều 14; điểm C điều 10 Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Điều 16 Nghị định 75/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Chính vì thế, Cục yêu cầu Đài THVN giải trình về sự việc nói trên để kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL.

Ông Nguyễn Thành Nhân - Trưởng Phòng Quản lý Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết ngày 25/1/2013, ông và nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã đến xem buổi ghi hình và khá bất ngờ với một số màn tung hứng phản cảm của các nghệ sĩ.

"Chúng tôi đi xem với suy nghĩ nếu chương trình tốt rồi thì sẽ tạo điều kiện để cấp phép cho đơn vị phát hành đĩa sau này nhưng thực tế có khá nhiều màn đối đáp chưa ổn. Chương trình chiếu vào dịp Tết ai lại để hai nhân vật Nam Tào - Bắc Đẩu nắn bóp nhau rồi nói về chuyện nội y, việc phẫu thuật thẩm mỹ....

Đây là một chương trình được đông đảo công chúng chờ đợi. Nhưng Hội đồng Cục NTBD không được thẩm định, góp ý. Việc Cục ra công văn yêu cầu đơn vị tổ chức sản xuất là mong họ sẽ nghiêm khắc hơn với những quy định của nhà nước và phải cắt nhiều đoạn nhạy cảm trước khi được công diễn với khán giả cả nước" - ông Thành Nhân nhấn mạnh.
--------------
Điều 10, Khoản C – Nghị định 79//2012/NĐ-CP Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn.

* Điều 14 Nghị định 79//2012/NĐ-CP: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang của cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình

1. Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trong trụ sở cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình hoặc nhằm mục đích phát sóng, người đứng đầu cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung chương trình và không phải đề nghị cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

2. Trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang nhằm mục đích kinh doanh, ngoài trụ sở của cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình thực hiện theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này.

Sơn Hà

Tuấn Hưng: 'Tôi muốn lấy vợ lắm'

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tuấn Hưng: 'Tôi muốn lấy vợ lắm'
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


"Nếu mình không có thời gian ở bên cạnh, chăm sóc, quan tâm thường xuyên, họ cũng không muốn tiếp tục mạo hiểm hy sinh và chờ đợi", nam ca sĩ trăn trở về tính chất công việc khó tìm được một nửa còn lại.

- Nhìn lại chặng đường một năm qua trở về Hà Nội, anh thấy mình đã và chưa làm được những gì?

- Điều tôi thấy vui vì mình đã thực hiện được hai chương trình lớn là Ngày về vào tháng 3 vàTrở lại nơi bắt đầu vào tháng 10 vừa qua dành cho các bạn học sinh, sinh viên và khán giả thủ đô. Còn điều chưa làm được đó là dành nhiều thời gian ở nhà hơn với bố mẹ bởi "mang tiếng" đã trở về Hà Nội mà lịch diễn cứ kín mít, nay đây mai đó. Ngoài ra, đó còn là mong muốn lập gia đình (cười).

Tuấn Hưng đã trở về Hà Nội định cư để gần gia đình hơn.

- Trở về Hà Nội sau hơn chục năm Nam tiến, phải chăng mảnh đất Sài Gòn đã hết chỗ cho anh tung hoành?

- Chắc chắn là không, cho đến giờ, tôi vẫn còn nhiều lời mời biểu diễn ở Sài Gòn cũng như một số ý định, kế hoạch âm nhạc tiếp tục thực hiện ở đó. Trở về với tôi chỉ đơn giản là dành nhiều thời gian gắn bó hơn với gia đình, với mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên. Còn công việc ở đâu, vào thời điểm nào, điều gì phù hợp, tôi vẫn làm, không chỉ riêng Hà Nội hay Sài Gòn.

- Danh sách người đẹp đi qua anh vẫn thường được báo chí điểm danh lại. Với anh, "đào hoa" có phải là một cái tội?

- Với những người không có thiện cảm, họ áp đặt cho việc tôi "đào hoa" là cái tội. Bản thân tôi cũng không thích cái cụm từ đó. Các cụ vẫn bảo "lắm mối tối nằm không" hoặc "được tiếng mà không được miếng" và tôi thấy mình đúng là như vậy.

- Trong tình yêu, anh có phải là người ưa chinh phục và hiếu thắng? Anh sẽ giữ ngọn lửa lãng mạn như thế nào?

- Không, tôi thường để mọi thứ xảy ra tự nhiên, đến thời điểm thích hợp tự tình cảm ấy sẽ biến thành tình yêu. Tôi lãng mạn trong cảm xúc nhưng trên thực tế, tôi không có thời gian để thực hiện những điều lãng mạn đó nên nhiều người nghĩ tôi khô khan lắm!

"Tôi thấy mình không có nghĩa vụ phải giải thích chuyện riêng".

- Theo anh, sự hơn thua của người đàn ông có nói lên sức mạnh của người chiến thắng trong tình yêu?

- Tình yêu là cảm xúc, cảm nhận, sự trân trọng, không phải cuộc chơi hay cuộc đua nên nói đến sự hơn thua, chiến thắng, thất bại ở đây, tôi nghĩ là không đúng lắm.

- Anh cũng có nhiều những nhận xét bạo miệng về phái đẹp. Anh không sợ điều này sẽ làm công chúng có cái nhìn khác về anh sao?

- Những người chưa tiếp xúc với tôi bao giờ khi nghe tôi nói những lời có cánh bảo mình "dẻo mỏ" hoặc không sẽ đánh giá mình thế này thế khác nên tôi không bận tâm về việc những người không phải là bạn mình.

- Đẹp trai, phong trần, hào hoa, biết nói lời có cánh… bấy nhiêu đặc điểm đó đã đủ làm phái nữ mê mệt nhưng có vẻ vẫn thiếu một thứ gì đó để họ gắn bó lâu dài với anh. Anh có cảm nhận như vậy không và anh thấy mình còn điểm khuyết gì?

- Vấn đề lớn nhất tôi nhận thấy mình chưa thể đáp ứng được cho một sự gắn bó lâu dài đó là thời gian. Người phụ nữ dù yêu mình đến thế nào nhưng tôi nghĩ, nếu mình không có thời gian ở bên cạnh, chăm sóc, quan tâm thường xuyên, họ chắc cũng không muốn tiếp tục "mạo hiểm" hy sinh và chờ đợi.

- Đầu năm vừa qua rộ lên khá nhiều tin đồn Tuấn Hưng sắp kết hôn, chuẩn bị kết hôn bí mật với "một nửa". Anh có muốn giải thích gì cho sự việc này khi một năm cũ đã qua?

- Tôi thấy mình không có nghĩa vụ phải giải thích vì đó là chuyện riêng. Tôi cảm ơn mọi người luôn quan tâm và lo lắng cho sự "ế vợ" của mình nhưng cũng hy vọng nhận được sự tôn trọng từ mọi người về góc riêng. Tôi chỉ có thể nói, hiện tại, tôi và bạn gái cũ vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.

"Chân dài, người đẹp không phải là một cái tội".

- Anh có bao giờ đặt cho mình cái mốc "phải lập gia đình" không?

- Tôi cũng muốn lắm nhưng duyên chưa tới biết làm sao (cười lớn).

- Anh đã cảm thấy chán các cô chân dài, người đẹp chưa?

- Tôi không nghĩ chân dài, người đẹp là một cái tội để phải gạt bỏ ra khỏi cuộc sống của mình. Sự đổ vỡ trong tình cảm giữa tôi với những người con gái được cho là "chân dài, người đẹp" có chăng nằm ở chỗ tôi và họ không tìm được sự đồng cảm với nhau.

- Người ta nói, sau mỗi cuộc tình tan vỡ, người đàn ông thường chóng quên hơn người phụ nữ. Điều đó có đúng với anh không? Anh sẽ buồn bao lâu sau mỗi cuộc chia tay?

- Với người khác, tôi không biết và cách quên của họ như thế nào nhưng tôi luôn nhớ đến như một kỷ niệm làm nên cuộc sống. Còn buồn bao lâu ư? Tôi nghĩ cũng tùy thuộc vào mối quan hệ đó sâu sắc đến đâu.

- Với một người sở hữu ngoại hình sáng, giàu có và có sự nghiệp âm nhạc ổn định, dường như anh đang có mọi thứ, anh có lo sợ điều gì không? Ngại kết hôn phải chăng anh sợ "đeo gông vào cổ"?

- Tôi chỉ dám thừa nhận là mình cũng có chút ngoại hình và sự nghiệp ổn định, giàu có tôi không dám nhận. Hơn nữa, tôi đâu có ngại kết hôn mà chỉ vì chưa tìm ra đối tượng phù hợp.

- Anh từng chia sẻ, nhìn vào cách bố mẹ dành trọn đời cho nhau và con cái, anh luôn tự nhủ sẽ không bao giờ mình được phép chọn nhầm vợ. Phải chăng, anh nghĩ mình đủ tự tin đến vậy và anh sẽ chọn cho mình một người vợ hội tụ những tố chất gì?

- Tôi không tự tin và chẳng ai tự tin về điều ấy. Nếu là một người phụ nữ thông minh và có đức hy sinh sẽ không mang đến cho người đàn ông cảm giác là họ đã nhầm.

- Sắp bước sang tuổi 35, điều anh mơ ước lúc này là gì?

- Tôi mong tất cả mọi người đều mạnh khỏe, luôn được vui và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

- Thế còn những kế hoạch trong âm nhạc của anh sang năm mới ra sao?

- Tôi sẽ chia sẻ khi bắt tay vào thực hiện các dự án âm nhạc của mình sau.