Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Chính phủ tốt & chính phủ tồi

Ngày Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Chính phủ tốt & chính phủ tồi
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Chính phủ tốt & chính phủ tồi








Một trong những bức tranh nổi tiếng đầu thế kỉ 14, do hoạ sĩ Lorenzetti Ambrogio thực hiện, mô tả thế nào là một “Chính phủ tốt” và “Chính phủ tồi”


Bức tranh về chính phủ tốt, gồm 2 phần.

Bức tranh thứ nhất:


Mô tả sự KHÔN NGOAN. BẠN NÊN ĐỌC BỨC TRANH TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI TỪ TRÁI QUA PHẢI THEO HÌNH CHỮ U.

1. Phía trên bức tranh, trọng tâm là cuốn sách, biểu tượng của sự khôn khoan và hiền triết, từ đó hình thành công lí là cái bàn cân trục cân nàm trên đầu người ngồi giữa mặc áo đỏ, 2 khay của cân nằm 2 bên tay người này. Bên trái là công lí về sự phân phối : Vị thiên thấn 1 tay cầm kiếm trừng phạt tay kia đeo triều thiên cho người đáng thưởng: Công lí hàng dọc. Bên phải là công lí cho ngưòi bị thiệt thòi trong xã hội vị thiên thần trao quà cho những người khó khăn trong xã hội (Công lí hàng ngang)

2. Nối kết sự khôn ngoan-cán cân công lý bằng sợ dây thừng kéo xuống tay người làm mặc áo trắng ngồi bên dưới , người này tay cầm 1 cáo bào gỗ, ý muốn nói phải luôn gọt giũa sự khôn ngoan qua sợ dây nối kết với công lý. Tay kia chuyển sợi dây thừng nối kết sự khôn ngoan và công lí cho nhân dân.

BỨC ẢNH NÀY CHO CHÚNG TA THẤY TẦM QUAN TRỌNG CỦA NỀN TƯ PHÁP ĐỘC LẬP VỚI CHÍNH PHỦ. Sau này được phát triển lên cao của Montesquieu.







Bức tranh thứ hai:


1. Sợ dây thừng nối kết : KHÔN NGOAN-CÔNG LÝ, được truyền trong tay các công dân (24 người ở bên dưới) và vào tay một ông già oai nghiêm mặc áo đen trắng (biểu trưng của thành phố Sien thời trung cổ). Trên đầu vị này có 3 hình ảnh biểu tượng của ĐẠO ĐỨC TRIẾT HỌC : ĐỨC TIN-BÁC ÁI-HY VỌNG (thời điểm đó la triết lý chính trị thiên chúa giáo).

2. Trên tay của vị này : Cầm chùy và khiên : Tấn công và tự vệ. 2 bên la các vị cố vấn biểu tượng của cardinal virtues : Quân đội, sự thận trọng, Điều hòa (cầm đồng hồ cát, cũng có nghĩa là chọn đúng thời điểm) , Công lý. Mặc áo trắng, ngồi ngoài cùng bên trái là HÒA BÌNH, Đội triều thiên Oliu, cầm cành ôlui v nằm trên vũ khí.

3. Góc dưới , bên phải là quân đội bảo vệ nhân dân và tù binh, cũng có thề là những kẻ phá hoại, nằm ngoài SỢI DÂY THỪNG NỐI KẾT KHÔN NGOAN-CÔNG LÝ. 2 người mặc áo đen là những công dân đóng góp của cái cho chính phủ để phân chia lại cho dân.

QUYỀN LỰC TỐI CAO CỦA CHÍNH PHỦ LÀ BẮT NGUỒN TỪ SỢI DÂY THỪNG NỐI KẾT : KHÔN NGOAN-CÔNG LÝ GIỮA CÔNG DÂN VÀ ĐƯỢC TRAO VÀO TAY CHÍNH PHỦ.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Suy thoái kinh tế: Cái khó ló cái khôn

Ngày Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Suy thoái kinh tế: Cái khó ló cái khôn
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Suy thoái kinh tế: Cái khó ló cái khôn

(VEF.VN) - Thường khi suy thoái kinh tế toàn cầu thì giá cả hàng hóa cơ bản sẽ giảm. Việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thời gian tới sẽ thuận lợi hơn. - TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chia sẻ.
- Trong dự báo mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất. Theo ông, xác suất xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới lần nữa hiện đang ở mức nào?
TS Võ Trí Thành: IMF vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 4,5% xuống 4% với các cảnh báo như tình hình xấu đi, rủi ro ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế thế giới đạt được như vậy thì hãy còn là sáng sủa.
Có một vấn đề là, đằng nào thì tăng trưởng cũng sẽ thấp đi rồi, chúng ta đang đứng trước 2 tình huống xảy ra , hoặc đơn giản là tốc độ tăng trưởng chậm lại hoặc xấu nhất là kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, thậm chí là khủng hoảng tái diễn.

chúng ta không muốn nhìn thấy một nền kinh tế thế giới tồi tệ đi vì quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung luôn gắn liền với sự chuyển động của bên ngoài.

Nhiều người băn khoăn xác suất xảy ra suy thoái, khủng hoảng sẽ là bao nhiêu. Như ông Lê Đức Thúy (Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia) nói với Thủ tướng, xác suất ấy có thể là tỷ lệ 50-50. Nhưng xem xét kỹ lại đánh giá của IMF thì tôi thấy, đó là tỷ lệ 60- 40, nghĩa là 60% khả năng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và 40% là bùng nổ suy thoái.
Mới đây, tôi nhận được một tài liệu nghiên cứu từ một tổ chức tài chính của Pháp đánh giá về câu chuyện này và theo họ, 20-30% có nguy cơ xảy ra suy thoái, khủng hoảng.
Cá nhân tôi cũng cho rằng, nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới là tỷ lệ thấp hơn.
- Thưa ông, trong bối cảnh xấu đi của kinh tế toàn cầu thì Việt Nam sẽ chịu tác động ở mức nào?

TS. Võ Trí Thành: Thường khi suy thoái kinh tế toàn cầu thì giá cả hàng hóa cơ bản sẽ giảm. Việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thời gian tới sẽ thuận lợi hơn. ảnh: P.Huyền
TS Võ Trí Thành: Chắc chắn sẽ có tác động mạnh. Chắc chắn, chúng ta không muốn nhìn thấy một nền kinh tế thế giới tồi tệ đi vì quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung luôn gắn liền với sự chuyển động của bên ngoài. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất cao qua con đường thương mại. Kim ngạch xuất khẩu và 20% là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp tới 60% GDP. Bên cạnh đó, trong kim ngạch xuất khẩu của ta thì dầu thô xuất khẩu lại chiếm khoảng xấp xỉ 50% và 40% là sản lượng  sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng về chu chuyển vốn trong khi cán cân thanh toán quốc tế của mình chưa tốt và cũng chưa cải thiện được bao nhiêu. Chúng ta vẫn cần vốn FDI, tất nhiên vốn ngắn hạn thì cũng rất phải cẩn thận. Kinh tế thế giới tồi đi thì các nước phát triển cũng "nghèo" đi, họ sẽ giảm việc đi du lịch.
Tuy nhiên, tôi tin rằng ta có những "mẹo" khác để kéo lại được như ta có nhiều kênh để chủ động trong thương mại đầu tư, chu chuyển vốn, du lịch.
- Trong bức tranh chung này, có điểm nào để được coi là cơ hội cho Việt Nam tận dụng kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, thưa ông?
TS Võ Trí Thành: Trong cái khó ló cái khôn. Thường khi suy thoái kinh tế toàn cầu thì giá cả hàng hóa cơ bản sẽ giảm, IMF cũng dự báo như vậy. Việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thời gian tới sẽ thuận lợi hơn.
Khi Việt Nam rơi vào lạm phát, chúng ta thường chịu ảnh hưởng từ cả hai bên, phí đẩy và cầu kéo. Cái mà ta làm được nhiều là ở bên cầu, ta thắt chặt tiền tệ, tài khóa, hạn chế tổng phương tiện thanh toán ra lưu thông, giảm được tổng cầu, nhưng bên phí đẩy, chúng ta chịu tác động chủ yếu bởi các cú sốc bên ngoài. Tất nhiên, ta cũng chịu thêm một phần từ chính sách lãi suất nữa.
"Kinh tế toàn cầu đang ở trong một giai đoạn nguy hiểm mới, hoạt động kinh tế toàn cầu đã kém đi, không đồng đều và gần đây, niềm tin sụt giảm mạnh, những rủi ro xấu thì tăng lên.
Trong bối cảnh yếu kém về cơ cấu chưa được xử lý, một loạt các cú sốc sẽ dội vào nền kinh tế quốc tế trong năm tới.
Nhật Bản đang vật lộn với việc khắc phục hậu quả sự tàn phá của trận động đất và song thần xảy ra hồi tháng 3, một số nước sản xuất dầu mỏ có sự bất ổn đang tăng lên.
Tại nền kinh tế Mỹ, sự chuyển giao nhu cầu giữa khu vực công sang khu vực tư nhân đã bị dừng lại. Khu vực đồng Euro đối mặt với sự hoảng loạn tài chính lớn, các thị trường toàn cầu đang phải hứng chịu hệ lụy từ việc bán ồ ạt các tài sản đầy rủi ro, hiện đã có dấu hiệu lan tỏa tới nền kinh tế thực.
Mọi vấn đề mà các nền kinh tế đang đối mặt đều khó giải quyết hơn so với dự đoán."
(theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF tháng 9/2011)
Trường hợp này, khi giá cả hàng hóa cơ bản giảm thì xác suất chịu tác động xấu từ cú sốc giá cả bên ngoài sẽ nhỏ thôi. Trong điều kiện giá cả giảm như vậy, chúng ta vẫn thực hiện một chính sách thẳt chặt tài khóa, chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt hơn, khu vực tư nhân tiếp cận tín dụng tốt hơn, lãi suất ít nhiều.... Những điều đó cho thấy chúng ta có thuận lợi nhất định để giảm lạm phát và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô dù kinh tế thế giới suy giảm. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế ở một số nước châu Á, khu vực năng động, được coi là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thời gian tới là tương đối tốt, họ cũng thay đổi, chuyển từ việc hướng ra bên ngoài sang đẩy mạnh tiêu dùng và đầu tư trong nước. Ta có các hiệp định FTA có nhiều điểm để tận dụng cơ hội này.
Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam tăng trưởng 5,8% - 6% là ổn.
- Thưa ông, việc Chính phủ đặt mục tiêu hạ lạm phát đang từ 18% năm nay giảm hẳn mức lạm phát chỉ một chữ số ở năm sau. Mức giảm tốc có khoảng cách khá lớn như vậy có khả thi?
TS Võ Trí Thành: Tôi cho là Chính phủ hoàn toàn có thể làm được. Điều đáng nói là ta có quyết tâm không, kiên trì không, thông điệp điều hành chính sách có rõ ràng không. Cũng phải nhìn nhận lại mục tiêu tăng trưởng trung bình trong 5 năm tới như thế nào. Đảm bảo mục tiêu này loanh quanh dưới 6% đến 6%, hạ tăng trưởng thì lạm phát sẽ giảm đi.
Các trao đổi trong 2-3 tuần gần đây giữa các nhà khoa học đều có sự thống nhất cao độ về đánh giá nền tảng vĩ mô ở Việt Nam còn rất yếu, dù lạm phát theo tháng của ta đã giảm, nhưng kết quả tích cực vẫn rất mong manh. Do đó, chúng tôi đồng thuận rằng từ nay cuối năm, Chính phủ kiên trì tập trung chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây không chỉ là việc của năm nay, năm tới mà là câu chuyện trường kỳ cho 5 năm tới.
- Tình hình xấu này sẽ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán ra sao thưa ông?
TS Võ Trí Thành: Ở Việt Nam, trong chừng mực nhất định, thị trường chứng khoán cũng có liên hệ với thị trường chứng khoán thế giới vì kinh tế của ta có độ mở cao. Trên thị trường, có những tổ chức tài chính, nhà đầu tư bên ngoài tham gia chứng khoán Việt Nam với cái nhìn ở tầm khu vực và toàn cầu nên nếu bối cảnh xấu đi, họ  sẽ có sự điều chỉnh.
Ví dụ như khi khu vực châu Âu xảy ra những yếu kém thì nhiều nhà đầu tư đã chạy khỏi thị trường chứng khoán châu Á, ví dụ ở Hàn Quốc nhiều nhà đầu tư đã rút lui, làm suy giảm chỉ số thị trường chứng khoán ở đây.
Tuy nhiên liệu các nhà đầu tư bên ngoài có rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam như ở Hàn Quốc hay không còn phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam tới đây có thực sự ổn định không? Vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán giờ không lớn như 2 năm trước. Quy mô thị trường của ta là nhỏ thì có thể họ chạy đấy nhưng nếu ta ổn định kinh tế vĩ mô tốt thì chính với thị trường nhỏ, số lượng tiền đầu tư không lớn nên có thể sẽ kích hoạt thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu ta nhìn nhiều chiều thì khá lạc quan.

MUỐN SỐNG LÂU

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết MUỐN SỐNG LÂU
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


alt

(Theo  Cynthia Ross của 50plus.com)

Lạc quan  về  thể chất cũng như tinh thần của chính mình là một trong những bí quyết của việc truòng thọ. Theo cuộc khảo cứu mới  đây của bác sĩ Toshihiko Maruta  thì “ sự khoẻ mạnh của moat người không những chỉ về thể chất mà còn cả ở mặt tinh thần nữa”. Sự lạc quan, theo bác sĩ Maruta, có ảnh  hưởng nhiều  vào hệ thống miễn nhiễm và có thể sẽ   làm thay đổi tình trạng thể chất của một người.
Các cuộc khảo cứu  đã  cho thấy  là muốn sống lâu, chúng  ta ph?i tuân  theo những điều sau:

1. Don't Sleep Too Much:   

Theo tạp chí  the Archives of General Psychiatry thì ngủ dưới 4 tiếng hay trên 8 tiếng một ngày  đều  gia tăng tỷ lệ chết. Những người sống lâu là những người  ngủ một ngày từ 6 cho đến 7 tiếng đồng hồ.

2. Stick to a low-calorie diet:
Những loại thực phẩm ít calories sẽ làm giảm lượng insulin và nhiệt  độ trong người là hai yếu tố, theo  cơ quan National Institute on Aging của Hoa Kỳ, giúp cho việc sống lâu. Những thức ăn  ít calories thì phải kể như là rau cỏ, trái cây..v..v

3. Have  more Sex:
Kết quả của  những cuộc  khảo cứu cũng cho thấy là  chuyện yêu đương sẽ làm cho người ta sung sướng hơn, thoải mái và ít bị  lo âu,. Nhờ thế  người ta sẽ  không bị áp huyết cao, phòng ngừa được những bệnh  về tim mạch và stroke. Một bản khảo cứu của   tạp chí Journal of The  American Medical đã cho thấy là "xuất tinh thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ  bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer)"


4. Get a Pet:
Những người nuôi thú trong nhà mà đặc biệt là  nuôi chó, đã cho thấy là hộ không bị khủng hoảng tinh thần  nhiều và không phải khám bác sĩ thường xuyên. Một trong những lý do khiến  những người nuôi chó ít bị bệnh tật và sống lâu hơn là họ phải dắt cho  đi.. rong mỗi ngày hai lần. Đây cũng là cách bắt buộc người ta phải tập thể dục bằng cách đi bộ?

5. Quit smoking:
Những người hút thuốc có tỷ lệ bị bệnh ung thư tuyến  tiền liệt gấp đôi  những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng là một nguyên nhân  gây tử vong nhiều nhất cho nam giới.

6. Manage your anger:
Khảo cứu của trường đại học y khoa John Hopkins cho thấy là  những người hay nóng giận  thì sẽ có tỷ lệ  bị bệnh tim mạch gấp ba lần những người thường. Và  tỷ lệ bị chết vì heart attack gấp 6 lần  những người bình thường trước lứa tuổi 55.


7. Eat your antioxidants:
Những loại thức ăn có chất chống oxid hóa như  blueberries, artichokes, beans, cinnamon and cloves .v.v. có những chất chống gìa cho các phân  tử tê bào. Khi mà màng tế bào bị hư hại thì sẽ đưa đến một loạt những bệnh tật như bệnh Quên ( Alzheimer's) , bệnh ung thư..

8. Stop Nagging:
Những cặp vợ chồng hay cãi nhau là những người sẽ bị những bệnh tật. Dựa vào  kết quả của các cuộc khảo cứu mới đây của  trường đại học Utah, cho thấy những  người phối ngẫu hay nóng giận  thì  rất dễ bị các bệnh tim mạch, hơn là những người trầm tĩnh


MUỐN SỐNG THÊM  TỪ  10 NĂM CHO ĐẾN 15 NĂM!
(Theo   tài liệu của trường  đại học Johns Hopkins)

Chẳng có  những chuyện thần thoại về việc ngồi không mà  trẻ lâu ở bất kỳ tuổi nào, mà người ta phải  bỏ công sức  ra bằng cách  tập thể dục. Các thống kê cho thấy là  40 phần trăm những người phụ nữ  và 30 phần trăm những người đàn ông trên lứa tuổi 70 ở Hoa Kỳ đã  chẳng bao giờ tập thể dục.
Tập thể dục  rất quan trọng cho sức khoẻ.  Các khảo cứu gia của trường đại học Harvard cũng cho biết là  nếu  đi bộ nhanh (brisk walking)  cỡ 3 tiếng một tuần  thì có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch của  một người phụ nữ lớn tuổi 30 phần trăm. Những người đàn ông lớn tuổi có thể giảm nguy cơ bị bễnh tim xuống 50 phần  trăm nếu người này đi bộ một ngày 1 dặm ( 1.6 km).
Thể dục sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh  tiểu đường, ung thư và cao máu.
Muốn sống lâu thì điều quan  trọng vẫn là phải  hoạt đôäng. Hiệp hội các bác sĩ tim của Hoa Kỳ đã khuyến cáo những người lớn tuổi nên tập các thể dục dau nếu muốn sống thêm từ 10 năm cho đến 15 năm:

1. Aerobic Exercise ( Thể dục  linh động):
Những loại thể dục linh động như chạy, đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp.v.v. là những loại thể dục   giúp cơ thể vận chuyển. Quý  vị sẽ cần tập loại thể dục này 30 phút một ngày và 5 ngày một tuần. Nếu không có thì giờ thì tối thiểu phải tập 20 phút một ngày và 3 ngày một tuần, nhưng phải tập hết sức  mình như đi bộ thật nhanh.

2. Weight Training ( Tập Tạ):
Cách tập này giúp   duy trì sự hiện hữu của các bắp thịt, làm ngăn ngừa các bệnh rỗng xương.. Nên  tập tạ ba  ngày một tuần  và mỗi lần ít ra là 30 phút. Mỗi  lần tập, quý vị nên chú tâm vào việc tập luyện từng nhóm bắp thịt .Thí dụ  như hôm nay tập các bắp thịt ở tay, thì ngày mai tập các bắp thịt chân. Nếu không có phương tiện tập tạ thì người ta có thể tập hít đất, đứng lên ngồi xuống ( sit ups) ,  cũng giúp cho sự duy trì các cơ bắp.

3. Flexibility and balance ( Tập thể dục thăng bằng)
Những loại tập thể dục cân bằng cơ thể như tập Yoga, taichi, Pilates.. Bạn cần tập loại thể dục này ít ra là 10 phút một ngày.
Tóm lại muốn sống thêm 10 năm cho đến 15 năm, thì quý bạn cần phải  duy trì một chương trình tập thể dục đều đặn và thường xuyên . Tập từ bao giờ? Không có tuổi nào gọi là quá trễ  mà cũng chẳng có  lúc nào gọi là quá sớm.
Chúng tôi xin liệt kê một thí dụ tiêu  biểu:
-Đi bộ 30 phút  năm ngày một tuần.
-Tập hít đất,  hay tập tạ.. 30 phút ba ngày một tuần
-Mỗi ngày tập Thái Cực quyền 10 phút.

Nguyễn Tuấn Hoàng

10 THÓI QUEN NÊN BỎ

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết 10 THÓI QUEN NÊN BỎ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



1. Thiếu vận động
Theo khảo sát, 2/3 số người không đạt tiêu chuẩn vận động mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30 phút. Các chuyên gia y tế cho rằng, tập thể thao không đủ sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật như béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim, đau lưng…
 Mọi người nên duy trì ít nhất mỗi tuần vận động 3 – 5 lần, mỗi lần 30 phút.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh. Đối với những trí thức có áp lực lớn, đặc biệt là phụ nữ, tập nhẹ sẽ thích hợp hơn. Làm thêm giờ, một ngày bận rộn, nếu lại tiếp tục đến phòng thể hình hay sân bóng hì hục chạy bộ 40 phút hoặc 1 tiếng, rất có thể gây tác dụng ngược, hại cho sức khỏe. Nhưng dùng thời gian đó cho vận động nhẹ như yoga, thái cực quyền, đi bộ thì tinh thần có thể sẽ từ lo lắng trở nên yên ổn.

2. Vắt chéo chân
Động tác nhỏ này tưởng là thoải mái, nhưng nó cản trở lưu thông máu ở chân, dễ gây tắc tĩnh mạch, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cho rằng, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim, nếu vắt chéo chân lâu dài thì bệnh sẽ thêm trầm trọng.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh.

Các nguy hại có thể gặp nếu vắt chéo chân là:

Giãn tĩnh mạch hoặc tắc động mạch ở chân : Khi vắt chéo chân, đầu gối sẽ bị oằn xuống, dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chi dưới. Hai chân duy trì một tư thế lâu không động đậy sẽ dễ tê liệt, nếu tuần hoàn máu bị cản trở, rất có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch và tắc động mạch ở chân. Đặc biệt là những người già cao huyết áp, bị tiểu đường, bị bệnh tim, vắt chéo chân thời gian dài sẽ làm bệnh nặng hơn.

Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản ở nam giới: Khi vắt chéo chân, hai chân thường bị kẹp quá, làm tăng nhiệt độ ở bên bắp đùi và bộ phận sinh dục. Nhiệt độ nóng lên sẽ gây hại cho tinh trùng, để lâu có thể ảnh hưởng đến sinh con. Vì vậy, vắt chéo tốt nhất là đừng quá 10 phút, nếu thấy có mồ hôi chảy ra, tốt nhất là đi lại nhẹ nhàng ở nơi thoáng gió để tản nhiệt nhanh.

Gây tổn thương xương cốt hay căng cơ: Khi vắt chéo chân, xương chậu và khớp háng dễ đau mỏi do áp lực kéo dài, sau một thời gian dài có thể bị tổn thương xương hay căng cơ. Khi ngồi trên xe buýt, nếu xe dừng gấp, hai chân đan chéo không kịp thả thăng bằng, dễ gây đau cho khớp xương và bắp thịt, dẫn đến trật khớp.

3. Ngồi trong nhà vệ sinh xem báo

Ngồi trên bồn cầu đọc sách xem báo, chắc chắn sẽ kéo dài thời gian đại tiện, làm cho hậu môn ứ máu và bệnh trĩ phát tác.

Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, ngồi nhà vệ sinh quá 3 phút sẽ có thể trực tiếp dẫn đến tụ huyết giãn tĩnh mạch trực tràng, dễ gây bệnh trĩ, và bệnh nặng hay nhẹ có liên quan đến thời gian dài hay ngắn.

Thời gian ngồi bồn cầu càng dài, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Bởi vì ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên bụng, làm cho máu trong tĩnh mạch chảy ngược không xuôi, dẫn đến giãn tĩnh mạch ở trực tràng, làm cho nhóm tĩnh mạch đóng mở lỏng lẻo, thành tĩnh mạch sẽ mỏng và phồng lên. Để lâu như vậy sẽ thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, trong nhà vệ sinh thường không đủ ánh sáng, đọc sách báo cũng dễ hại mắt.

Lời khuyên của bác sĩ là, khi đại tiểu tiện trong nhà vệ sinh, cần kết thúc trong vòng 5 phút, đồng thời không ngừng tập nâng mông, như vậy mới có thể phòng bệnh như bệnh trĩ có hiệu quả.
 
4. Vừa tỉnh dậy lập tức ra khỏi giường

 
Jim Horne, giáo sư Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ, Đại học Loughborough cho biết, vừa tỉnh dậy đã lập tức ra khỏi giường rất có thể gây ra thay đổi đột ngột huyết áp, gây ra các bệnh như huyết áp cao, trúng gió. Cần nằm 5 phút để vận động tứ chi và não bộ rồi mới đứng dậy ra khỏi giường.

Sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.

Để làm giảm tổn thương cho huyết quản gây ra bởi sự thay đổi áp lực lên huyết quản trước và sau khi ngủ :

Một là, sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.

Hai là, sau khi ngồi dậy thì ngồi cạnh giường nửa phút.

Ba là, dựa vào cạnh giường đứng dậy nửa phút rồi mới ra khỏi giường hoạt động. Mọi hoạt động diễn ra từ từ như vậy sẽ làm cho các cơ quan của cơ thể thích ứng với sự thay đổi, giảm nguy cơ ngã vật xuống do áp lực lên mạch máu từ việc đứng dậy đột ngột gây ra.

5. Liên tục sử dụng máy tính 3 tiếng trở lên

Sử dụng máy vi tính kéo dài sẽ gây mỏi mắt, đau lưng mỏi vai, hơn nữa còn gây ra các vấn đề như đau đầu, mất ngủ, chán ăn.

Tia X yếu và bức xạ điện từ tần suất thấp của máy tính có thể gây mất thăng bằng trung khu thần kinh của con người. Một nghiên cứu của Anh cho biết, từ trường và bức xạ tần số thấp phát ra từ màn hình máy vi tính sẽ gây ra 7 – 19 chứng bệnh, bao gồm chảy nước mũi, ngứa mắt, đau cổ, mất trí nhớ ngắn hạn, cáu kỉnh và trầm cảm.

Đối với phụ nữ, còn có các triệu chứng bị đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài, một vài bà mẹ còn bị sinh non. Ngoài ra, làm việc với máy vi tính lâu dài, sẽ căng thẳng tinh thần, áp lực tâm lý lớn, dễ mệt mỏi toàn thân, cộng với bức xạ điện từ, tỷ lệ ung thư vú của những người này sẽ cao hơn bình thường khoa ̉ng 30%. Có nghiên cứu cho biết, bức xạ điện từ của máy vi tính còn có thể gây ung thư.

Gây hại đến tầm nhìn: Mắt dán vào một chỗ lâu, số lần chớp mắt chỉ bằng 1/3 so với bình thường, từ đó đã làm giảm tiết ra chất bôi trơn mắt. Làm như thế lâu dài, không những gây mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ, mà còn gây ra các phản ứng khác không thích hợp. Phương pháp hiệu quả nhất là nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, bổ sung rhodopsin cho võng mạc, chẳng hạn cà rốt, bắp cải, giá đỗ, đậu phụ, táo đỏ, cam, sữa, trứng gà, gan động vật, thịt nạc…

Gây hại cho cơ thể: Làm việc với máy vi tính lặp đi lặp lại, căng thẳng sẽ gây hại cho các cơ thể như : các cơ, dây thần kinh, khớp, gân. Ngoài đau lưng, còn có thể bị đau, thậm chí tê liệt cổ tay, những chứng này mở rộng ra lòng bàn tay và các ngón tay.

Gây hại cho hệ hô hấp: Hơi bay ra từ máy tính sẽ gây hại cho hệ hô hấp. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Bệnh mẫn cảm Anh gần đây đưa ra một báo cáo cho biết, thiết bị văn phòng sẽ phát ra khí ozone có hại cho sức khỏe con người, thủ phạm chính là máy tính, máy in laser. Các khí ozone này không chỉ độc hại, mà còn có thể gây khó thở cho một số người. Ngoài ra, đợi lâu ở nơi có nồng độ khí ozone cao sẽ gây ra bệnh phổi.

6. Khom lưng di chuyển vật nặng

Các chuyên gia cho rằng, khom lưng di chuyển vật nặng có thể gây hại cho các cơ lưng và đĩa đệm thắt lưng. Tốt nhất là ngồi xổm xuống, lấy cơ thể dựa vào trước, làm cho trọng lực được chia đều cho các cơ bắp của chân.

Tư thế đúng: Trước tiên cơ thể cố gắng áp sát vật nặng, sau đó khom gối, khom xương hông, dùng hai tay giữ vật, duỗi gối duỗi xương hông, vật nặng sẽ di chuyển. Như vậy, sẽ tránh phải sử dụng cơ ở lưng, giảm tổn thương thắt lưng. Ngoài ra, khi di chuyển vật nặng, cần chú ý để hai đầu gối bán gập, để cho đồ vật sát với cơ thể, như vậy sẽ giảm gánh nặng cho cơ thắt lưng, giảm nguy cơ chấn thương.

7. Dùng sức quá nhiều khi đại tiện
 
Đại tiện quá dùng sức dễ làm tim phải co bóp nhiều, huyết áp sẽ tăng lên đột ngột, gây chảy máu não. Khi người già quá dùng sức để đại tiện có thể dẫn đến thay đổi lưu lượng máu ở động mạch vành và não, do lưu lượng máu ở não giảm xuống, khi đại tiện có thể xảy ra ngất xỉu (bất tỉnh), người suy mạch vành có thể bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, người bị cao huyết áp có thể bị xuất huyết não ngoài ý muốn, hơn nữa có thể gây chứng phình động mạch hoặc vỡ thành mạch, tắc động mạch, loạn nhịp tim và thậm chí đột tử.

8. Uống nước quá ít

Các chuyên gia Trung tâm Giáo dục Y tế, cho biết, mỗi người tốt nhất là uổng đủ 2 lít nước/ngày, từ sáng sớm cho đến cả 3 bữa ăn hàng ngày đều cần bổ sung nước thích hợp.

Rất nhiều phụ nữ thức dậy là uống nước coi như một bài tập hàng ngày, mong nó làm nhuận tràng, giảm độ nhớt máu. Nhưng bổ sung nước vào sáng sớm như thế nào sẽ khỏe mạnh hơn? Thực ra, không có quy tắc nhất định, bổ sung nước vào sáng sớm mỗi người có sự khác nhau.

Người gầy ốm, da nhợt nhạt, sáng sớm không nên uống sữa, nước hoa quả, nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn cơ thể, có thể đổi những thứ đó bằng canh, cháo nóng.

Nước trái cây tươi không thích hợp với cái dạ dày trống rỗng vào sáng sớm, dù là mùa hè cũng phải kết hợp với bữa sáng. Sáng sớm tránh uống nước mặn, ăn canh thịt hay canh vằn thắn mặn, nó sẽ chỉ làm ta có cảm giác đói thêm.

Trước khi ăn, bổ sung nước sẽ tốt cho dạ dày: Món khai vị của phương Tây chính là món canh để ăn ngon miệng hơn, bôi trơn thực quản, chuẩn bị tốt cho bữa ăn. Như vậy, trước khi ăn cơm, bổ sung nước cũng có ý nghĩa tương tự. Trước khi ăn thức ăn thể rắn, nên uống nửa cốc nước (100 ml), có thể là nước hoa quả, sữa chua ấm, cũng có thể là nước hoa cúc đường viên hay nước trà nhạt ấm, hoặc một bát canh khai vị đặc nhỏ, đều là cách rất tốt cho dạ dày.

9. Thích ăn đồ nóng

Ăn quá nóng sẽ có hại cho đường ruột và các chức năng của cơ thể, bình thường ăn nhiều thức ăn có nhiệt độ gần với cơ thể, có thể trì hoãn sự lão hóa của dạ dày, giúp ta sống lâu hơn.

Thức ăn nóng tiếp xúc vào đường tiêu hóa, niêm mạc khoang miệng sẽ làm cho mô ở đây bị tổn thương, loét, chảy máu. Nếu liên tục bị kích thích có hại như thế có thể gây ung thư. Vì vậy, người có thói quen ăn uống đồ nóng sẽ có cơ nguy rất cao về ung thư khoang miệng và thực quản.

Các chuyên gia cho rằng, sau 40 tuổi nên ít ăn đồ cay, nóng, tê. Những đốm trắng ở khoa ng miệng do thích ăn đồ nóng, cay, tê gây ra không tách rời việc mắc bệnh ung thư khoa ng miệng. Nó sở dĩ chuyển hóa thành ung thư, chủ yếu và một phần bị kích thích bởi vật lý, hóa học. Đây cũng là điều mấu chốt để sau 40 tuổi tốt nhất ít ăn thức ăn cay, nóng, tê, nếu không những thức ăn khẩu vị nặng này sẽ liên tục kích thích khoang miệng, tiếp theo trực tiếp gây ra ung thư miệng.

Các chuyên gia cho rằng, sau 40 tuổi nên ít ăn đồ cay, nóng, tê.

Vì vậy, người qua 40 tuổi cần chú ý khi khoang miệng có những mảng đốm sần sùi không thể tiêu trừ, nếu niêm mạc sần sùi, có cảm giác dị vật hoặc vị giác thay đổi, cần hết sức chữa trị. Nếu có đốm trắng, cần thường chú ý sự thay đổi của nó, như xung quanh đốm trắng có xuất hiện đốm đỏ không, mảng đốm cứng lại, kèm theo các hiện tượng như chảy máu, loét thì cần đặc biệt cảnh giác.
 
10. Uống quá nhiều cà phê hoặc trà


Uống cà phê và trà với số lượng thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe, uống quá nhiều sẽ kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đừng nghĩ là đem đổi cốc cà phê nhỏ thay bằng cốc to và bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, hoàn toàn không có đủ bằng chứng cho thấy lợi ích của cà phê.

Phản ứng với cà phê có sự khác nhau ở mỗi người: một tách cà phê nhỏ có thể làm cho một người trở nên lo lắng căng thẳng, nhưng có một số người uống đến 10 tách cà phê vẫn có thể ngủ ngon cả đêm. Mối quan hệ giữa cà phê và sức khỏe hiện còn chưa có luận chứng chặt chẽ, các chuyên gia cho rằng uống cà phê tốt hay xấu là ở mỗi người.

Trên thực tế, trà phân làm nhiều loại, trong đó có trà xanh, trà đen (hồng trà), trà Ô long. Các loại trà này có tính nóng, lạnh khác nhau, có tốt cho sức khỏe hay không thì phải xem thể chất của bạn thế nào. Trà xanh có tính lạnh, trà đen có tính nóng, trà Ô long có tính chất trung tính giữa trà xanh và trà đen, tức là tính bình.

Uống trà phải phù hợp, uống trà nhiều cũng như ăn nhiều hơn một loại thức ăn nào đó. Rất nhiều người có thể chất dương suy uống nhiều trà xanh lâu sẽ mắc hội chứng suy giảm. Nếu đã có thói quen uống trà, thì bạn nên uống trà Ô long, vì nó có tính bình.

Xã hội đang rối ren về chuẩn mực

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Xã hội đang rối ren về chuẩn mực
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tiếp Thị & Gia Đình:

Xã hội đang rối ren về chuẩn mực

Lý giải trên được ông Lê Minh Tiến, người nghiên cứu về tội phạm học, đưa ra sau khi xảy ra hàng loạt vụ án mạng, mâu thuẫn xã hội được chọn giải quyết bằng bạo lực. Ông Tiến cho rằng bạo lực xã hội xuất phát từ cấu trúc xã hội và nền giáo dục của gia đình, nhà trường.
Khi bạo lực xã hội gia tăng, là dấu hiệu cho thấy người ta không tin vào công lý của luật pháp.
Tức là, khi có chuyện mâu thuẫn, thông thường phải nhờ toà án, công an… để phân xử, nhưng do nhiều vụ việc phân xử không minh bạch, công bằng làm cho người ta không tin vào công lý nữa. Lúc ấy, người ta dùng “công lý cá nhân” – sức mạnh của bạo lực để giải quyết.
Cụ thể, vụ nhóm thanh niên ở Quảng Ninh bị bắn vì ăn cắp than, nhóm bắn có quyền kiện nhóm kia, chờ xử phạt nhưng họ không tin rằng mình sẽ được trả lại công bằng qua việc đi kiện nên đã sử dụng bạo lực.
Về mặt xã hội, khi một xã hội bị rối ren về mặt chuẩn mực, người ta không biết tin vào cái gì là tốt, là xấu thì đó là mảnh đất màu mỡ cho những hành vi lệch lạc. Có khi người sống đàng hoàng lại bị chê là ngu, những người làm bậy thì không bị chê nên người ta không biết dựa vào đâu để hành xử. Vì thế, họ lại quay về chuẩn mực cá nhân của họ.
Ngày xưa, mặc dù kinh tế kém nhưng những chuẩn mực xã hội được phân minh rõ ràng, mỗi người dựa vào đó để sống. Còn bây giờ, người ta không biết dựa vào chuẩn mực nào. Có khi những hành vi xử lý của chính quyền còn củng cố thúc đẩy cho hành vi tội phạm. Như vụ của bà phó chánh án của tỉnh Bình Phước đánh ghen chồng – đập cả cái vỏ chai vào đầu người khác nhưng được lên làm phó giám đốc sở Tư pháp. Tức là kỷ luật bằng cách thăng chức, thưởng chứ không phạt. Vậy có phải chính chính quyền đã thúc đẩy cho hành vi lệch lạc? Các công chức khác có thể nhìn vào bà này mà bắt chước làm bậy để được thăng chức thì sao?
Thời gian gần đây, bạo lực còn bắt nguồn từ phim ảnh, nhất là bạo lực học đường. Không riêng gì những phim về các băng nhóm xã hội đen, phim chiếu về tuổi học đường, học sinh cũng giải quyết mâu thuẫn bằng cách đánh nhau. Giới trẻ hiện nay học theo “thần tượng” – nhân vật trong phim rất nhanh.

Các trò chơi, như game Võ lâm truyền kỳ, muốn được lên cấp bậc, muốn được đi ngựa ngon, được lên làm bang chủ đều phải đánh nhau. Có lần để quảng cáo game, có công ty còn thuê cả các cô gái mặc đồ nhà binh ôm súng đi vòng vòng, đã vô tình cổ vũ thêm cho hành vi bạo lực. Khi nói đến game chúng ta chỉ nói đến lợi ích kinh tế của nó mang lại là mấy triệu đô, nhưng cái hậu quả của xã hội không thấy nói đến.
Bạo lực cũng đến từ bạo hành gia đình. Chúng ta thường nói gia đình là pháo đài vững chắc để bảo vệ trẻ em, nhưng không có nơi nào trẻ em dễ bị tổn thương bằng ở gia đình.
Người Việt Nam có truyền thống giáo dục con cái bằng roi vọt. Đứa trẻ sẽ bị nhập tâm bởi các khuôn mẫu ứng xử của người lớn. Lớn lên nó cũng giải quyết các vấn đề của mình bằng cách đó. Các bậc cha mẹ không có cái nhìn dài hạn, chỉ có cái nhìn “ăn xổi ở thì”. Tức là, thay vì giáo dục con cái bằng lời nói, bằng tấm gương, bằng những khuôn mẫu ứng xử, thì lại “dạy” một cách “nôn nóng” bằng việc đánh cho trẻ im, trẻ sợ, còn khi trẻ không im thì đánh thêm. Tức là hễ đứa trẻ nghe thì đánh ít, không nghe thì đánh nhiều, lần này đánh ít trẻ chưa nghe thì lần sau đánh nhiều hơn, bạo lực ngày càng gia tăng.
Để giảm hành vi bạo lực trong xã hội, cần phải hạn chế phim ảnh, trò chơi về bạo lực và quyền sử dụng vũ khí. Nhà trường không chỉ dạy chữ mà cần tăng cường dạy kỹ năng sống, kiến thức sống cho học sinh. Xây dựng một xã hội lành mạnh trong đó hệ thống giá trị và quy chuẩn đạo đức phải được củng cố lại [Giá tác giả bàn rộng thêm về vai trò của hệ thống chính trị trong việc lập lại hệ thống giá trị và quy chuẩn đạo đức thì hay quá]. Xã hội không bao giờ hết hành vi tiêu cực, tội ác, nhưng con người sống trong xã hội đó cần được định hướng rạch ròi giữa đúng sai, tốt xấu, những khuôn mẫu nhất định để ứng xử trong cuộc sống.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Ngày Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Posted by basamnews on 28/09/2011
Đôi lời: Với sự hiểu biết sâu sắc không chỉ về tình hình chính trị Trung Quốc, mà còn về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lý, dân tộc học, thậm chí cả triết lý sống –  một điều hiếm thấy ở một nhà báo phương Tây – tác giả, ông Samuel Bleicher đã từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng như đã trải qua nhiều năm sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông Bleicher hiện là giáo sư liên kết của Ðại học Geogertown, có công ty tư vấn riêng mang tên, The Strategic Path LLC.
Qua bài phân tích này, ông Bleicher đã chỉ ra rằng, sự thay đổi chế độ ở Trung quốc không thể sớm xảy ra một cách dễ dàng, khác với các nhận định đơn giản của khá nhiều người, trong đó có một số kinh tế, chính trị gia, cho rằng, sự sụp đổ ở Trung Quốc tất yếu sẽ xảy ra một khi nền kinh tế ở nước này bị suy thoái. Ngay cả khi xung đột xã hội căng thẳng đang diễn ra ở Trung Quốc cũng khó có thể đủ để châm ngòi cho một cuộc cách mạng ở nước này.
Tuy nhiên, điều thú vị chính là ở chỗ, tác giả đã chỉ ra các kịch bản thay đổi chế độ có khả năng xảy ra, tuỳ thuộc vào các điều kiện trong và ngoài nước. Trong một thế giới liên kết chặt chẽ của thời đại toàn cầu hóa mà Trung Quốc đã chấp nhận tham gia cuộc chơi và đã được hưởng khá nhiều lợi ích từ thế giới bên ngoài, các yếu tố chính trị, kinh tế, dân chủ và quân sự bên ngoài chắc chắn ảnh hưởng đến sự thay đổi này. Nhưng quan trọng hơn cả là vận mệnh chính trị Trung Quốc, giờ đây không chỉ là ván cờ giữa các phe phái trong giới lãnh đạo Ðảng Cộng sản Trung Quốc, mà người dân Trung quốc bắt đầu đóng vai trò chính trong cuộc chơi và cũng chính họ cuối cùng sẽ là những người chiến thắng trong ván cờ này.
————

Foreign Policy in Focus

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Samuel A Bleicher
13-09-2011
 

Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.

Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Kế đến là do sự điều hành thiếu hữu hiệu: các quyền sở hữu đáng tin cậy, nền hành chính trung thực, sự giám sát pháp lý công bằng. Sự điều hành thiếu hữu hiệu kể trên không những gây khó khăn về mặt xã hội, mà còn được coi như là chướng ngại quan trọng, ngăn cản nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu gần đây cho rằng, tiến bộ kinh tế tương quan với sự quản lý điều hành tốt, Mark Whitehouse công bố trên báo Wall Street Journal rằng: “Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giúp người dân thoát khỏi thứ hạng các nước nghèo nhất. Nhưng nếu kinh nghiệm của các nước khác là một chỉ dấu nào đó, thì Trung Quốc cần một cuộc cách mạng để trở thành một quốc gia giàu có“.      
Một sức ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của chính phủ không bền vững. Theo Strafor, sự mất cân đối trong đầu tư ở Trung Quốc, cấu trúc kinh tế theo kiểu vụ lợi, chắc chắn tạo ra “một cuộc chạy đua không những giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc thậm chí giữa Trung Quốc và thế giới” mà là “một cuộc đua để xem điều gì sẽ đập vỡ Trung quốc trước, sự mất cân bằng nội tại của chính Trung Quốc hay quyết định của Hoa Kỳ thực hiện biện pháp vụ lợi hơn đối với mậu dịch quốc tế“.
Khi một hoặc nhiều sức ép kể trên gây ra sự trì trệ kéo dài hoặc suy thoái kinh tế, chính quyền ÐCSTQ sẽ không thể đem lại tăng trưởng kinh tế như đã hứa hẹn. Các thảm họa kinh tế và xã hội sắp xảy ra, gồm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu thô nhập khẩu đắt đỏ ngày nhiều, nhu cầu xuất khẩu bị giảm đáng kể, các vụ bạo loạn do công nhân nghành xuất khẩu và các sinh viên đại học tốt nghiệp bị thất nghiệp gần đây, sự sụp đổ trong ngành bất động sản, lạm phát tăng nhanh và sự khan hiếm thực phẩm ở các vùng thành thị.
Một cách rõ ràng hay ngầm hiểu, nhiều điều trong các cuộc thảo luận về “con đường không bền vững” cho rằng, sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế sẽ huỷ diệt chế độ CSTQ, một khi chế độ này thất bại trong thực hiện được hợp đồng xã hội. Có nhiều thay đổi chế độ tương tự, từ sự sụp đổ mang tính lịch sử của các triều đại Trung Quốc và sự sụp đổ của Liên Xô cùng chế độ cộng sản ở các nước đồng minh Ðông Âu, cho đến Cách Mạng màu trong những năm 2000, và gần đây là các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia, Ai cập, Yemen, Lybia và Syria.
Tuy nhiên, đặc tính của một nước Trung Quốc đương đại lại hoàn toàn khác so với những nước đã có sự thay đổi chế độ vừa kể. Đặc thù của Trung Quốc khiến cho chế độ CSTQ khó có thể tan rã đột ngột, ngay cả khi phải liên tục đối mặt với khó khăn về kinh tế. Câu hỏi thực sự là, liệu chế độ này sẽ đáp ứng bằng cách thay đổi thành một chế độ cởi mở hơn, một chế độ có sự tham gia của quần chúng, hay một nền chuyên chế ngày càng tàn bạo và bị cô lập. Chỉ có giới lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc là những người cuối cùng có thể thực hiện sự lựa chọn hệ trọng này. Hoa Kỳ và phương Tây cần đi những bước thận trọng để tránh bị cho là nguyên nhân gây ra sự nguy khốn về kinh tế ở Trung Quốc.
Tác động của các yếu tố kinh tế và văn hóa
Mặc dù có những điểm giống nhau có thể dễ dàng nhận ra, chế độ CSTQ chắc chắn sẽ không sụp đổ giống như chế độ chuyên chế toàn trị ở Liên Xô hoặc chế độ Mubarak ở Ai Cập. Trung Quốc thuộc loại khác, do vấn đề dân số và văn hóa, cấu trúc kinh tế và chính trị hợp thành một thể thống nhất có tính quốc gia, cũng như bản chất của sự đối kháng quần chúng. Quan niệm cho rằng, khi tăng trưởng kinh tế chấm dứt sẽ làm cho chế độ CSTQ sụp đổ, đã bỏ qua yếu tố thực tế về xã hội Trung Quốc.
Đặc thù của Trung Quốc trước hết là tính đồng nhất về văn hóa của nước này. Trong số 1,3 tỷ dân thì 92% là người Hán, có cùng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và các quan điểm triết lý, và thể chất tương tự, làm giảm thiểu sự chia rẽ. Dân chúng ở các vùng tự trị Quảng Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương có đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, diện mạo, và với nhiều mức độ khác nhau, họ xem mình không phải người Hoa. Nhưng không một sắc tộc nào trong số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc có đông hơn 1,25% dân số Trung Quốc. Tây Tạng là những người được quốc tế biết rõ nhất, dân số cũng chưa tới 6 triệu người. Hơn nữa, thực tế địa lý ràng buộc chặt chẽ giữa các vùng tự trị đó với Trung Quốc về mặt kinh tế, và chế độ CSTQ đang thúc đẩy các mối liên hệ đó qua việc di cư người Hán.  
Liên Xô là nước có “kịch bản thay đổi chế độ” duy nhất gần giống Trung Quốc về mặt qui mô dân số, nhưng ngay từ đầu, Liên Xô đã là một liên bang, gồm các nước cộng hòa tách biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và có mức sống khác nhau. Phần lớn những nước đã từng trải qua sự thay đổi chế độ là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều và không đồng nhất về văn hóa. Ai Cập là nước lớn nhất trong các nước xảy ra cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, cũng chỉ có 78 triệu người, và khoảng 90% dân số theo đạo Hồi. Năm trong mười tám tỉnh ở Trung Quốc có dân số lớn hơn thế. Nước lớn nhất đã xảy ra Cách Mạng màu là Ukraine, có dân số dưới 50 triệu người, trong đó có 20% là người sắc tộc và sử dụng tiếng Nga.
Văn hóa Trung Hoa đã duy trì tính liên tục bền vững, nhưng cấu trúc kinh tế và xã hội đã thay đổi một cách đột ngột trong 30 năm qua. Hầu hết các hoạt động kinh tế giờ đây là một phần của một thể hợp nhất, với các công ty nhà nước và tư nhân trên danh nghĩa do chính quyền chỉ đạo, hợp tác để mở rộng sản xuất. Khoảng một nửa dân số sống ở thành thị. Chính sách định hướng xuất khẩu về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” đã khiến các vùng duyên hải giàu có phụ thuộc nặng nề vào sự thâm nhập thị trường nước ngoài và nguồn lao động nội địa, cũng như nguyên liệu thô.
Khác với các triều đại Trung Quốc trước đây, nông nghiệp không còn là yếu tố chi phối hệ thống kinh tế Trung Quốc. Nền tài chính của chế độ CSTQ không còn phụ thuộc vào thuế của các sản phẩm nông nghiệp. Thay vào đó, Trung Quốc trợ cấp các vùng nông thôn bằng ngân quĩ có được từ xuất khẩu. Nguồn dự trữ ngoại tệ dùng để nhập khẩu thực phẩm trong giai đoạn đói kém và hạn hán. Một cuộc nổi dậy của nông dân giống như thế đã từng bị các triều đại phong kiến đàn áp, khó có thể xảy ra để lật đổ chế độ hiện tại.
Nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô không có sự trao đổi mậu dịch với nước ngoài, các sản phẩm và dịch vụ còn tương đối thô sơ và bị lệch theo hướng có lợi cho Moscow và St. Petersburg (2 trung tâm quyền lực chính trị của Liên Xô thời bấy giờ – ND). Các nước cộng hòa ở châu Âu và các đồng minh Liên Xô đã dự đoán chính xác rằng, có thể cải thiện nhanh mức sống bằng cách thoát khỏi Liên Xô và mở cửa giao thương với Tây Âu. [Trong khi đó] không hề có sự thúc đẩy tương tự ở một vùng nào của Trung Quốc vốn đã được hưởng lợi từ thương mại quốc tế cũng như đang dựa vào mậu dịch quốc tế. Bất kỳ tỉnh nào cố tách ra khỏi Trung Quốc sẽ chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế.
Mặc dù thu nhập trung bình ở Trung Quốc gần bằng những nước đã trải qua cách mạng Mùa xuân Ả Rập và Cách Mạng màu, hơn 200 triệu người Trung Quốc hiện đang được hưởng đời sống “trung lưu” thành thị. Tình trạng kinh tế của họ phụ thuộc vào sản xuất ở các xí nghiệp, xây dựng, thương mại quốc tế và tài chính. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc năm 2008 là 4%, và hầu hết mọi người đều có việc làm vì lý do kinh tế lẫn văn hóa. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 được báo cáo là 30% ở Lybia, 14% ở Tunisia và 8% ở Ai Cập và đó là con số trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không kể đến xuất khẩu dầu, những nước Ả Rập này là những nước kém phát triển nhất, năng suất lao động kém hiệu quả nhất trên thế giới.
Các lực lượng chính trị đối lập

Giờ đây, chế độ CSTQ thực hiện theo mô hình lãnh đạo ở các tập đoàn công ty, với các nhiệm kỳ đã được xác định rõ, đem lại một mức độ ổn định mà các chế độ cộng sản khác chưa bao giờ đạt được. Sự quá đáng của Mao và “Bè lũ bốn tên” cảnh báo chống lại bất cứ điều gì dẫn đến sự cai trị của một người. Trung Quốc mong muốn được quốc tế tôn trọng, với khuynh hướng có tính văn hóa sâu sắc, ủng hộ sự đồng thuận, ngăn cản bất cứ ý kiến cấp tiến nào, nên chỉ có thể quyết định được những chuyện nhỏ mà mọi người đồng thuận (*). Chế độ ủy ban không rõ ràng là sự tương phản của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân”, có mặt ở hầu hết các nước đã trải qua sự thay đổi chế độ đột ngột.
Mục tiêu của chế độ CSTQ là “một xã hội hài hòa” dựa trên “qui luật phát triển khoa học”. Một số ít người Trung Quốc nghi ngờ giới lãnh đạo trung ương muốn cải thiện kinh tế tốt hơn, bất cứ điều gì họ nghĩ tới, đều dẫn đến vấn đề nhân quyền. Một lực lượng đối lập thống nhất chống lại các ủy ban hoạt động theo phương pháp đồng thuận thì khó hơn là chống lại một cá nhân lãnh đạo tự khoe khoang, tô vẽ, rất dễ nhìn thấy.
Về mặt hành chính, chế độ CSTQ là một thể chế thống nhất. Quan chức trong các tỉnh thay phiên nhau điều hành và thường ít có sự liên hệ với hệ thống pháp lý mà họ điều hành. Tương tự, quân đội cũng hoạt động như một tổ chức quốc gia thống nhất. Các sỹ quan quân đội cao cấp là đảng viên Ðảng Cộng sản, tham gia một cách tích cực. Sự sắp đặt này nhằm cổ vũ cho sự trung thành đối với thể chế quốc gia và ngăn chặn các liên minh đối lập hoặc các lực lượng ly khai tiềm ẩn.
Do mối liên hệ sâu sắc về chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, hoạt động [của đất nước] sẽ không thực tế nếu thiếu [sự điều hành của] một chính phủ trung ương hữu hiệu. Phá vỡ [sự thống nhất quốc gia] sẽ bị nguyền rủa về mặt tâm lý đối với đa số người dân Trung Quốc, những người được học về một nước Trung Quốc “yếu đuối” bị các cường quốc đế quốc làm nhục hồi thế kỷ 19.  Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ làm cho người dân Trung Quốc đoàn kết để chống lại.
Hơn nữa, trong một thế giới được trang bị vũ khí nguyên tử và liên kết với nhau về mặt kinh tế, các nước khác cũng muốn làm việc với một chế độ trung ương có quyền hành về quân đội, chính trị và kinh tế. Việc các cường quốc và các tổ chức quốc tế tiếp tục công nhận chế độ CSTQ sẽ phá hoại các phong trào đối lập và ly khai. Thời kỳ “các nước trong tình trạng chiến tranh” xuất hiện trở lại (hoặc đưa Ðài Loan trở về với Đại Lục) là điều không thể tưởng tượng có thể xảy ra trong thế kỷ 21.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính quyền, các vụ biểu tình, nổi loạn và các hành động bạo lực đã xảy ra ở Trung Quốc hàng năm. Nhưng hầu như tất cả đều phát sinh từ những hành vi tệ hại ở cấp địa phương hoặc công ty: các kiểu làm ăn suy đồi [về đạo đức] như: giả mạo thực phẩm, xây dựng trường học bằng hàng dỏm, làm ô nhiễm môi trường hoặc đối xử tuỳ tiện với những người dân dám thách thức các quan chức tham nhũng. Các nhóm chống đối thường kêu gọi sự giúp đỡ của [chính quyền] Bắc Kinh, thỉnh thoảng chính quyền cũng trở thành anh hùng do thực hiện các hành động sửa sai.
Chế độ CSTQ tấn công dữ dội vào bất kỳ tổ chức quốc gia nào mà họ không công nhận, dù là tổ chức tôn giáo (Pháp Luân công) hay chính trị (Tuyên ngôn 2008). Lo sợ về một cuộc “Cách mạng hoa nhài” ở Trung Quốc hay các cuộc biểu tình nhỏ tổ chức trên mạng Twitter đã xảy ra trong năm 2011, các bộ phận an ninh Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đánh phủ đầu, kể cả việc bắt giữ và làm biến mất những người “gây rối” như họa sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị và 20 luật sư nhân quyền hàng đầu của nước này. Chế độ này cũng bắt đầu kiểm soát các phương tiện liên lạc điện tử hết sức tinh vi. Những hành động đó đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa nhỏ nhặt nào có thể tồn tại mà họ thấy.
Thời Trung Hoa đương đại chỉ có vài sự kiện có thể tập trung sự giận dữ ảnh hưởng tới chế độ. Các cuộc bầu cử có nhiều ứng viên trong nội bộ đảng chỉ xảy ra ở cấp địa phương. Chẳng có sự thống nhất quan trọng nào có thể so sánh được với các cuộc bầu cử gian lận ở những nước xảy ra Cách Mạng màu. Bất kỳ sự chống đối đáng kể nào đối với thể chế quốc gia này đều phải đối mặt với thực tế khó khăn lớn, khi thiếu một tổ chức hoặc không có những người lãnh đạo ở tầm quốc gia.
Sự bất bình về tai nạn tàu cao tốc gần Ôn Châu xảy ra gần đây đã lan rộng trong quần chúng và tiếp theo là sự che đậy bằng cách dập tắt các tin tức có liên quan, cho thấy có khả năng [xảy ra] một kiểu châm ngòi khác [cho quần chúng]. Bộ Ðường sắt Quốc gia chịu trách nhiệm trực tiếp về chương trình tàu cao tốc, và vì vậy sự căm ghét của công chúng nhắm trực tiếp vào cấp trung ương của chế độ CSTQ. Chính quyền đã sa thải 3 viên chức cao cấp trong Bộ Ðường sắt và chắc chắn sẽ đền bù thiệt hại cho những người bị thương, nhưng các hành động như thế không giải quyết được mối lo ngại sâu sắc của người dân về chính sách, sự minh bạch, và xử lý vấn đề đúng luật. Một thảm họa lớn như vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân Fukushima tan chãy có thể dấy lên sự chống đối chế độ CSTQ mạnh mẽ và liên tục. Tuy nhiên, mặc dù các dự án được kiểm soát ở tầm quốc gia, đặc biệt là các nhà máy năng lượng hạt nhân, sẽ trở nên phổ biến hơn khi Trung Quốc tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật, khả năng một tai nạn lớn có thể làm rung chuyển chế độ CSTQ dường như rất nhỏ.
Ðiều gì sẽ xảy ra với chế độ Cộng sản Trung Quốc
Những ví dụ về ‘kịch bản thay đổi chế độ’ cho thấy, người dân bị thúc đẩy để lật đổ các chế độ toàn trị khi chính quyền ở những nước này đe dọa sự sống còn của các phe nhóm không đủ mạnh, thất bại trong việc lập chính sách giải quyết vấn đề thất nghiệp và lạm phát cao, hoặc tham gia các hoạt động phi pháp trắng trợn để tiếp tục nắm quyền, khi đương đầu với sự giận dữ của đông đảo quần chúng chống đối. Những điều vừa kể, không có điều nào áp dụng vào tình hình Trung Quốc hiện nay.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi. Một kết quả có thể xảy ra [do suy thoái] sẽ là đấu đá chính trị nội bộ làm cho các phe phái suy yếu hơn, khi tìm cách bảo vệ phần (kinh doanh, tài sản) của họ trong một nền kinh tế trì trệ. Một kết quả khác nữa là Trung Quốc sẽ ngày càng bận tâm đối phó với thách thức nội bộ và ít quan tâm đến vai trò lãnh đạo, hay thậm chí vai trò đáp ứng trong quan hệ toàn cầu.
Ðể giảm bớt sự bất mãn cao độ [trong quần chúng] về việc điều hành kinh tế kém cỏi liên tục kéo dài, ÐCSTQ có thể sẽ không bầu lại người giữ chức chủ tịch thêm nhiệm kỳ thứ hai, hoặc thậm chí chủ tịch có thể từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, những điều làm cho kinh tế suy thoái sẽ không biến mất. Không có chủ tịch mới nào sẽ có thể ngăn chặn được sự suy thoái.
Ban lãnh đạo mới có thể không làm vừa lòng công chúng được lâu, đặc biệt do sự thay thế này cũng đến từ một quá trình [chọn lựa] không rõ ràng như cũ và cũng từ những cán bộ cũ là đảng viên ĐCS Trung Quốc. Khác với một cuộc bầu cử thực sự, quá trình thay thế lãnh đạo này sẽ không tạo ra sự tin tưởng trong dân chúng về các nhà lãnh đạo mới, hay bất kỳ sự quan tâm nào đến sự thành công của họ. Khôi hài hơn, sự thay đổi trong giới lãnh đạo ĐCSTQ không dự trù trước có thể bị coi như thừa nhận thất bại, điều này thúc đẩy nhu cầu thay đổi hệ thống chính trị thực sự hơn nữa. Kết quả cuối cùng có thể lại là sự lo sợ hoang tưởng hơn trong giới lãnh đạo, dẫn tới sự thay đổi mang tính hình thức, gia tăng ảnh hưởng hoặc thậm chí nắm quyền quân đội và các cơ quan an ninh.
Do phải đối phó với các vấn đề vô cùng khó khăn về môi trường và kinh tế, chế độ ÐCSTQ có thể sẽ cố thử nhiều cách cải cách khác nhau như kiểu công khai (glasnost) và đổi mới (perestroika), cho phép sự tham gia chính trị rộng rãi hơn [trong dân chúng]. Mục tiêu của những cải cách này là giảm bớt nỗi bất bình trong dân chúng, cho người dân có cảm giác lớn hơn trong việc tham gia và ủng hộ chính sách của chế độ.
Chiến lược này gồm, gia tăng nỗ lực giảm bớt tệ nạn tham nhũng ở địa phương. Cho phép sử dụng nhiều hơn hệ thống toà án, điều trần chính phủ, truyền thông và các hệ thống khác để dân chúng bày tỏ nỗi bất bình, cũng như sửa sai, bồi thường. Những điều vừa kể, có thể lái sự tức giận của công chúng sang hướng khác, tránh sự nổi đậy. Những bước đi đó có lẽ là chiến thuật tốt nhất để bảo đảm sự sống còn của chế độ về lâu dài, vượt qua thời kỳ khó khăn trước mắt.
Tuy vậy, việc mở rộng sự thay đổi để quần chúng tham gia [điều hành đất nước] là điều tất yếu. Rõ ràng là chế độ CSTQ hiện nay tin tưởng rằng, bất kỳ sự phát tán quyền lực cai trị đáng kể nào, cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu không thể chấp nhận được, hoặc dẫn đến sự kết thúc của chế độ. 
Một khả năng tiềm ẩn khác là, khi nền kinh tế liên tục trì trệ, bất mãn sẽ gia tăng, điều này sẽ thúc đẩy gia tăng cường độ đàn áp các tổ chức, cũng như đàn áp những tiếng nói đối lập thật sự hoặc tiềm tàng. Ông James Fallows, một nhà quan sát nhạy bén cho rằng, quá trình này đã bắt đầu, ở một mức độ nào đó là các phản ứng của chính quyền đối với cách mạng Mùa Xuân Ả Rập. Kết quả là sự gia tăng ảnh hưởng của quân đội và các cơ quan an ninh có thể đẩy chính sách của chính quyền theo hướng đàn áp và độc tài hơn. Một đặc tính của nhiều chế độ toàn trị đó là, dần dần biến thành chủ nghĩa quân phiệt và về mặt này có lẽ Trung Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ.
Về lâu dài, các biện pháp này dường như có thể phát sinh sự bất mãn và chống đối nhiều hơn trong dân chúng khi điều kiện kinh tế và chính trị không được cải thiện. Nếu sự chuyên chế toàn trị và kinh tế thường xuyên sa sút, kèm theo nạn tham nhũng tiếp tục, tự tung tự tác, đàn áp, bất công, và nếu các quyền lợi của giới công chức, chính trị và kinh tế làm cho các nguồn tài nguyên chệch khỏi quyền lợi của toàn bộ dân chúng, chế độ CSTQ cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự chống đối của đông đảo quần chúng. Trong cơn tuyệt vọng, chế độ này thậm chí có thể đe dọa các nước láng giềng bằng quân sự, hoặc một thủ đoạn chính trị nội bộ có tính toán, hoặc là kết quả của một sự sợ hãi và hoang tưởng trong giới lãnh đạo. Kết quả này có khả năng sẽ tàn phá cả Trung Quốc lẫn thế giới bên ngoài.   
Phương tây và sự suy thoái của Trung Quốc
Rất nhiều bằng chứng cho thấy, sự tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc không bền vững do nhiều nguyên nhân. Nếu quả thực như vậy, Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn, bất kể đặc trưng của chế độ cai trị như thế nào. Sự suy thoái của Trung Quốc, đặc biệt nếu gây ra tình trạng hỗn loạn ở đó, có thể gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc như một cỗ máy cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như một đối tác về hợp tác hòa bình trong vấn đề kiểm soát phổ biến hạt nhân. Sự trì trệ hoặc suy thoái  kinh tế lâu dài [ở Trung Quốc] ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Trong ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ và châu Âu theo đuổi một loạt chính sách thiết kế nhằm đưa Trung Quốc vào hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trong Quốc Hội [Mỹ] lập luận rằng, Trung Quốc hiện quá mạnh, đã đến lúc phải đòi Trung Quốc thay đổi chính sách vụ lợi về định giá tiền tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và các vấn đề nhân quyền. Nhưng thay đổi hướng đi của Mỹ và châu Âu trong lúc này có thể là bước đi không thích hợp.
Mặc dù Trung Quốc hiện nay có vẻ giống một đối thủ chính trị và kinh tế đang trỗi dậy, tình trạng đó có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Các dự đoán sai lầm về “Nhật Bản là số một” cách nay ba thập niên, nên dùng để cảnh báo thế giới bên ngoài, không nên phản ứng quá mức về “mối đe dọa Trung Quốc“. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ trong việc đáp trả chính sách vụ lợi về tiền tệ và trao đổi mậu dịch, cũng như không tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ, cho dù chính đáng, nhưng có thể gây ấn tượng ở Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ đã tạo ra, hay ít nhất cũng đã thúc đẩy và làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái trầm trọng hơn. Hoa Kỳ nên tránh, không để cho ÐCSTQ có bất cứ lý do nào cáo buộc Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra các tai họa ở Trung Quốc. Nếu toàn bộ người dân Trung Quốc xem Mỹ là nguyên nhân gây ra tai họa, thì quan hệ Mỹ – Trung có thể bị hủy hoại trong nhiều thập kỷ.  
Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế cũng nên nhìn nhận rằng, khi kinh tế Trung Quốc xấu đi, bất kỳ sự vận động quân sự mang tính đối đầu nào cũng dễ gặp phải sự leo thang [chống đối], hơn là sự nhân nhượng. Sự đối đầu có thể đẩy chế độ CSTQ vốn đang chật vật, thực hiện chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến, tập hợp dân chúng đứng lên. Chế độ CSTQ đã tẩy não người dân và sử dụng tình cảm chống Nhật như mục đích chính trị đối với những người Trung Quốc sinh ra sau Đệ nhị Thế chiến rất lâu. Chiêu bài “mối đe doạ ngoại bang” sẽ được dùng để cổ vũ dân chúng đoàn kết, cũng như biện hộ cho bất kỳ sự đàn áp nào đối với thành phần đối lập trong nội bộ xuất hiện, dù đó là sự chống đối thực hay chỉ là cảm  nhận. Chế độ CSTQ cũng ưu tiên gia tăng chi tiêu quốc phòng và đánh lạc hướng quần chúng khỏi các diễn biến bất lợi về sinh thái cũng như kinh tế. Hoa Kỳ nên thật sự cố gắng, tránh trở thành kẻ thù mới của Trung Quốc. Mỹ cần đi những bước thận trọng để tránh làm cho sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc càng tồi tệ hơn, cho cả Trung Quốc lẫn các nước còn lại trên thế giới.  
Nguyễn Trùng Dương dịch từ Foreign Policy in Focus

Bái phục ông, GS Hoàng Tuỵ!

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bái phục ông, GS Hoàng Tuỵ!
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bái phục ông, GS Hoàng Tuỵ!

Đã có không biết bao nhiêu tên gọi yêu mến, thân thiết và đáng kính nhất mà học trò, đồng nghiệp, bạn bè trong nước và trên thế giới dành cho ông “Người cha của tối ưu toàn cục”, “Người đứng đầu trường phái tối ưu Hà Nội:”...
 
 
Nghe những người trong giới nghiên cứu Toán học thường nhắc tới ông - GS. Hoàng Tụy - như một thần tượng, một tấm gương sáng về lòng ham mê nghiên cứu khoa học, về tinh thần tự học, tự nghiên cứu và làm việc nghiêm túc,... tôi rất khâm phục và có chút tò mò, muốn gặp vị giáo sư danh tiếng này. Thế rồi tôi đã được gặp ông. Ông thân mật chuyện trò và kể cho tôi nghe về cuộc đời mình.

GS. Hoàng Tụy sinh ngày 17/12/1927, tại làng Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội em ruột cụ Hoàng Diệu - nhà yêu nước chống thực dân xâm lược Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Mồ côi cha khi mới lên bốn, gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông khá vất vả.

Say sưa với những giờ giảng

Nhờ học giỏi, sau khi học hết 6 năm tiểu học cậu bé Tụy thi đỗ vào năm thứ nhất Cao đẳng Tiểu học Trường Trung học Khải Định ở Huế (nay là Quốc học Huế) lúc đó là trường trung học duy nhất ở toàn Trung Bộ có đầy đủ đến cấp học tú tài (giáo dục trung học thời ấy gồm cấp Cao đẳng tiểu học 4 năm và cấp Tú tài 3 năm). Không may, học đến giữa năm thứ hai Cao đẳng tiểu học Hoàng Tụy bị một trận ốm "thập tử nhất sinh" phải bỏ học hẳn 1 năm về quê chữa bệnh. Chính trong thời gian 1 năm bị bệnh tật này mà Hoàng Tụy đã bắt đầu suy nghĩ nhiều về tương lai, về cuộc đời, nên khi bệnh đã bớt nguy kịch ông bắt đầu tranh thủ tự học Toán, Lý, Hóa, Văn… qua các sách vở do các anh ông để lại. Sau này, nhớ lại, ông tâm sự: "Đây chính là thời điểm quyết định tương lai cuộc đời tôi. Vì cả hoài bão khoa học cùng với thói quen tự học đều đã hình thành trong những chuỗi ngày dài chiến đấu với bệnh tật và dưỡng sức khi bệnh đã qua khỏi nguy kịch".

Trở lại trường để học tiếp được nửa năm, Hoàng Tụy lại tiếp tục đau ốm liên miên. Việc xin giấy chứng nhận ốm để xin nghỉ học quá rày rà, ông đành bỏ cả học bổng toàn phần của Trường Quốc học Huế, ra học trường tư. Sau khi bình phục, ông "nhảy cóc" luôn hai lớp, và tuy là thí sinh tự do, ông vẫn đỗ cao kỳ thi tú tài bán phần năm 1945, và năm sau, chỉ mất 4 tháng tự học, đỗ đầu kỳ thi tú tài toàn phần Ban Toán.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông về quê tham gia kháng chiến rồi vào Quảng Ngãi dạy học ở trường Trung học Lê Khiết, Liên khu V.

Năm 1951, nghe tin tiến sĩ toán học lừng danh Lê Văn Thiêm trở về Việt Nam và sắp mở Trường Khoa học Thực hành Cao cấp ở Việt Bắc, Hoàng Tụy xin ra Bắc để học và được lãnh đạo Liên khu V chấp nhận. Mang trên lưng một balô đựng đầy gạo, muối, sách và thuốc chống sốt rét, ông lần theo con đường mòn dọc dãy Trường Sơn để đi ra Việt Bắc, tầm sư học đạo. Tới Thanh Hoá, vào vùng tự do Liên khu IV, ông nghỉ lại hai tháng để dạy hè, dành tiền đi tiếp ra Việt Bắc. Đến nơi mới biết Trường Khoa học Thực hành Cao cấp không mở được mà chỉ có Trường Sư phạm Cao cấp và Khoa học Cơ bản, đóng ở Khu học xá TW tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) để tránh máy bay địch. Vì chương trình Toán ở hai trường này ông đã tự học cả rồi khi còn ở Liên khu V, nên Bộ Giáo dục đưa ông sang Khu học xá TW để vừa dạy Sư phạm Trung cấp ở đó, vừa có điều kiện tranh thủ tự học thêm theo nguyện vọng.

Lúc ấy, ở Nam Ninh có thể dễ dàng mua sách khoa học, kỹ thuật tiếng Nga của Liên Xô. Nhờ may mắn vớ được cuốn "Hàm biến số thực" của N.P. Natanson, ông bèn tự học tiếng Nga để đọc sách Nga. Học theo lối du kích, qua một cuốn sách cũ dạy tiếng Nga cấp tốc cho doanh nhân, ông chỉ học một ít từ cơ bản và đọc qua ngữ pháp, rồi bắt đầu đọc ngay vào sách toán. Mấy trang đầu, hầu như từ nào cũng phải tra từ điển, sau đó ít dần, cho đến 1 tháng sau thì ông đã có thể đọc trôi chảy cuốn "Hàm biến số thực". Rồi cũng theo cách đó, đọc tiếp cuốn sách toán thứ hai, thứ ba... Cứ thế, từ năm 1951 đến năm 1954, ông đã kiên nhẫn tự học chương trình đại học Toán của Liên Xô, đồng thời nghiên cứu những vấn đề tổng quát về giáo dục.

Nhờ thế, sau mấy năm, thầy giáo trẻ Hoàng Tụy đã nổi tiếng không chỉ dạy giỏi (được bầu là giáo viên xuất sắc) mà còn am hiểu khá sâu về lý luận giáo dục. Đầu năm 1955, ông được Bộ Giáo dục điều về Hà Nội và giao cho phụ trách công tác chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông để thống nhất hệ phổ thông 9 năm ở vùng tự do với hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng thành hệ phổ thông 10 năm. Tiếp đó, ông được giao phụ trách Ban Tu thư - tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho tất cả các môn học của hệ giáo dục phổ thông 10 năm. Tuy thời gian gấp rút (trong 6 tháng phải có đủ chương trình và sách giáo khoa mới phục vụ khai giảng niên khóa 1955 - 1956), nhưng ông đã hoàn thành công việc đúng hạn.

Song song với công tác trên, tháng 9/1955, ông được GS. Lê Văn Thiêm mời kiêm dạy một số giờ toán tại Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Trường này chỉ tồn tại 2 năm (1955 - 1956) và đào tạo được 3 khoá, nhưng đã có một vai trò rất quan trọng: tất cả các sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi hồi ấy và sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học đều đã trưởng thành. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành và những cán bộ lãnh đạo khoa học có uy tín.

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2183/TC của Chính phủ. GS. Lê Văn Thiêm được cử làm Chủ nhiệm Khoa Toán chung của cả hai trường. Thầy giáo Hoàng Tụy được chuyển hẳn sang biên chế Trường Đại học Sư phạm, trở thành một trong những cán bộ giảng dạy đầu tiên của Khoa Toán chung ấy.

Một năm sau, tháng 8/1957, Hoàng Tụy cùng với 8 cán bộ khác được cử sang thực tập tu nghiệp 1 năm tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Liên Xô). Chỉ mấy tháng sau ông đã có 2 công trình công bố trên "Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô", nên được cho ở lại thêm 1 năm nữa để hoàn thành luận án tiến sĩ Toán - Lý.

TS. Hoàng Tụy và nhà toán học Nga nổi tiếng L.V.Kantorovich - chuyên gia hàng đầu thế giới về ứng dụng toán học vào kinh tế, đã được giải thưởng Nobel năm 1974
 
 Tháng 3.1959, Hoàng Tụy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Giải tích thực, nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận thấy tuy đây là lý thuyết hay và quan trọng nhưng khó có ứng dụng thực tế ở Việt Nam, ít nhất là vào thời điểm ấy, cho nên năm 1961, ông bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Vận trù học. Sau một thời gian tìm hiểu, ông bắt đầu có công trình nghiên cứu về lĩnh vực mới này, và sau khi gặp và trao đổi ý kiến với nhà toán học Nga nổi tiếng L.V.Kantorovich (chuyên gia hàng đầu thế giới về ứng dụng toán học vào kinh tế, đã được giải thưởng Nobel năm 1974), ông dứt khoát chuyển sang Lý thuyết tối ưu - một ngành Toán học có nhiều ứng dụng trong Vận trù học và nhiều ngành kinh tế, công nghệ.

Đầu năm 1961, ông khởi xướng và hướng dẫn phong trào ứng dụng vận trù học ở miền Bắc, bắt đầu từ ngành giao thông vận tải rồi dần dần mở rộng sang nhiều ngành kinh tế khác. Lúc bấy giờ trên thế giới vận trù học hãy còn rất mới mẻ, nên một số phóng viên báo chí nước ngoài (như Le Monde) rất ngạc nhiên, khi biết có những thành tựu vừa mới ra đời ở Mỹ cách đó chỉ mấy năm (như phương pháp "đường găng" hay PERT) mà đã được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam ngay trong hoàn cảnh chiến tranh. Ngoài lợi ích thiết thực về kinh tế, việc này đã có ý nghĩa mở ra một hướng mới, đưa toán học ứng dụng vào kinh tế ngay ở một nước còn rất lạc hậu về khoa học - kỹ thuật. Hơn nữa, các khái niệm vận trù, tối ưu, hệ thống, hiệu quả, được phổ biến rộng rãi đã góp phần không nhỏ làm thay đổi tư duy quản lý của cán bộ lãnh đạo và qua đó gián tiếp tác động đến hiệu quả quản lý kinh tế thời đó.

Sau khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, điều kiện hoạt động của các xí nghiệp phải mất nhiều thời gian mới trở lại bình thường, nên ông đã chuyển sang nghiên cứu ứng dụng các phương pháp toán ở tầm kinh tế vĩ mô. Nhiều lần được các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước (kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) mời đóng góp ý kiến vào các giải pháp cải tiến quản lý kinh tế của đất nước.

GS. Hoàng Tụy (đứng thứ 5 từ phải sang) và tập thể cán bộ Viện Toán học

Năm 1987, theo sự gợi ý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông đã có nhiều kiến nghị sâu sắc về một số vấn đề chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới. Sau năm 1995, mối quan tâm của ông chuyển sang vấn đề chấn hưng giáo dục và khoa học. Trong lĩnh vực này ông cũng đã có những đóng góp rất tâm huyết, kiên nhẫn và có hiệu quả.

Song song với các hoạt động ứng dụng, ông vẫn thường xuyên triển khai các nghiên cứu lý thuyết ở trình độ cao. Năm 1964, lần đầu tiên ông đã đưa ra phương pháp giải bài toán quy hoạch lõm, lúc bấy giờ được coi là thuộc loại rất khó về bản chất nên trên thế giới chưa ai nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên một lát cắt độc đáo về sau được giới nghiên cứu đặt tên là "Tuy's cut" (lát cắt Tụy) và công trình quy hoạch lõm của ông trở thành cột mốc đánh dấu sự ra đời một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục. Ông được coi là "cha đẻ của Tối ưu toàn cục tất định" là do công trình đó.

Trong suốt thời gian công tác tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau: Tổ trưởng Bộ môn Toán trong Khoa Toán - Lý - Hóa (1959 - 1960); Chủ nhiệm Khoa Toán - Lý (1961), Chủ nhiệm Khoa Toán (1961 - 1968) và có đóng góp lớn cho sự phát triển của Khoa Toán (nay là Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và ngành Toán học nói chung của Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà trường phải đi sơ tán, cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy hết sức nghèo nàn, trình độ cán bộ còn rất hạn chế, GS. Hoàng Tụy đã xây dựng một chương trình đào tạo về Toán học tương đối chính quy, đề ra nề nếp giảng dạy, học tập theo các yêu cầu hiện đại. Dựa trên các kinh nghiệm thu thập được qua các chuyến đi thỉnh giảng, hội nghị, hợp tác nghiên cứu ở nước ngoài, kết hợp với tình hình thực tế trong nước, GS. Hoàng Tụy cùng đồng nghiệp đã sớm áp dụng các biện pháp đào tạo, nghiên cứu ở các nước tiên tiến vào mọi khâu hoạt động. Những hình thức như xêmina, khoá luận tốt nghiệp, phản biện nghiên cứu khoa học… được sử dụng đầu tiên ở ngành Toán rồi dần dần trở thành phổ biến trong các ngành khoa học khác từ đó. Cũng do sáng kiến của ông, và nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của các giáo sư: Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lớp Toán đặc biệt đầu tiên đã ra đời, phát triển thành Khối THPT chuyên Toán - Tin thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN ngày nay.

Năm 1968, GS. Hoàng Tụy được chuyển hẳn về Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước để phụ trách thư ký Vụ ban Toán. Tại đây ông bắt tay xây dựng phòng nghiên cứu toán học, tiền thân của Viện Toán học sau này.

Cùng với GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy đã có đóng góp lớn trong việc thành lập và xây dựng Viện Toán học và Hội Toán học Việt Nam. Năm 1970, GS. Lê Văn Thiêm được cử lãnh đạo Viện Toán học thì ông trở thành cố vấn và trợ thủ đắc lực cho GS. Lê Văn Thiêm. Từ buổi đầu gian khổ phần lớn cán bộ mới có trình độ cử nhân, lại ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, có lúc Viện phải sơ tán về nông thôn xa Hà Nội, nhưng với quyết tâm cao của GS. Lê Văn Thiêm và GS. Hoàng Tụy, công tác nghiên cứu khoa học của Viện vẫn tiến hành đều đặn, từng bước tiến lên nề nếp hiện đại. Hàng năm, số công trình nghiên cứu của cán bộ của Viện được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín và tạp chí Acta Mathematica Vietnamica do Viện chủ trì tăng lên không ngừng. Đó là nhờ ngay từ khi thành lập, Viện đã có một kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ tương đối lâu dài. Nhiều cán bộ trẻ của Viện được cử đi tu nghiệp ở Liên Xô và các nước Đông Âu theo hình thức thực tập sinh cao cấp. Từ 1975, GS. Lê Văn Thiêm là Viện trưởng chính thức, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Toán học, GS. Hoàng Tụy là Phó chủ tịch Hội đồng khoa học. Năm 1980, GS. Hoàng Tụy được bổ nhiệm Viện trưởng thay GS. Lê Văn Thiêm, và sau 2 nhiệm kỳ, đến 1990, ông đã chủ động từ chức để giao lại việc quản lý cho các đồng nghiệp trẻ trước đây đã từng là học trò của ông. Dưới sự lãnh đạo của GS. Lê Văn Thiêm và ông, với sự giúp đỡ của GS. Tạ Quang Bửu, Viện Toán học đã trưởng thành nhanh chóng, thành một trung tâm toán học uy tín hàng đầu của cả khu vực về trình độ đội ngũ cán bộ cũng như số lượng, chất lượng các công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế. Theo sự đánh giá chung, đó là một trong những viện nghiên cứu thành công nhất ở nước ta.

GS. Hoàng Tụy là tác giả của gần 150 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín về nhiều lĩnh vực khác nhau của Toán học như: Hàm thực, Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý Minimax,... Cuốn chuyên khảo gồm phần lớn những thành tựu nghiên cứu của GS. Hoàng Tụy và học trò của ông mang tên "Global Optimization - Deterministic Approches" (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được Springer (nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) in lại ba lần từ năm 1990 đến năm 1996, được coi là kinh điển trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục.

Từ giữa thập niên 80 thế kỷ XX, GS. Hoàng Tụy đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu DC (hiệu hai hàm lồi) và mới gần đây, từ năm 2000, ông lại đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu đơn điệu. Năm 1997, ông cùng với H. Konno (Nhật) và Phan Thiên Thạch, là đồng tác giả cuốn chuyên khảo "Optimization on Low Rank Nonconvex Structures" (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi thấp hạng), do nhà xuất bản Kluwer (sau này đã sát nhập với Springer) in. Năm 1998, ông lại cho ra cuốn chuyên khảo "Convex Analysis and Global Optimization" (Giải tích lồi và Tối ưu toàn cục), cũng do Nhà xuất bản Kluwer in, nay được Springer in lại. Trong nước, ông đã chỉnh lý và in lại lần thứ 5 cuốn giáo trình "Hàm thực và Giải tích hàm" (Giải tích hiện đại) đã được sử dụng rộng rãi để giảng dạy cho sinh viên ngành Toán từ 1959 đến nay.

Ngoài các hoạt động khoa học trong nước, GS. Hoàng Tụy còn tham gia nhiều hoạt động khoa học quốc tế. Suốt 30 năm qua, GS. Hoàng Tụy đã tham gia ban chương trình quốc tế của nhiều hội nghị quốc tế lớn, tham gia ban biên tập của 4 tạp chí quốc tế: "Mathematical Programming" (1976 - 1985), "Optimization" (từ 1974), "Journal of Global Optimization" (từ lúc thành lập, 1991) và "Nonlinear Analysis Forum" (từ 1999); và cả ban biên tập tủ sách "Nonconvex Optimization and Its Applications" của Nhà xuất bản Springer. Trong nhiều năm (1980 - 1990), vào thời kỳ khó khăn nhất, Giáo sư Hoàng Tụy cũng là Tổng biên tập của 2 hai tạp chí toán học của Việt Nam: "Acta Mathematica Vietnamica" và "Toán học", sau đổi tên là "Vietnam Journal of Mathematics". Ông cũng đã được mời thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn ở Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc…

Năm 1995, ông được Đại học Linkoping (Thụy Điển) phong tặng Tiến sĩ danh dự. Năm 1996, để ghi nhận những cống hiến lớn của ông cho khoa học Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tháng 8.1997, nhân dịp ông 70 tuổi, tại Viện Công nghệ Linkoping (Thụy Điển), một cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục" được tổ chức để tôn vinh GS. Hoàng Tụy, "người đã có công tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát". Các báo cáo trong hội thảo này được tập hợp trong cuốn chuyên khảo nhan đề "From Local to Global Optimization" đề tặng ông, do Kluwer xuất bản. Đồng thời tạp chí quốc tế "Journal of Global Optimization" và tạp chí "Acta Mathematica Vietnamica" đều có những số đặc biệt đề tặng ông, và một hội nghị quốc tế cũng đã được tổ chức ở Hà Nội nhân dịp này.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng các cá nhân và đại diện công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, 24/1/1998. GS. Hoàng Tụy đứng hàng đầu, thứ 4 từ phải sang

Bằng niềm say mê Toán học, tâm huyết với nghề nghiệp, từ khi thôi làm Viện trưởng Viện Toán học, GS. Hoàng Tụy vẫn gắn bó chặt chẽ với Viện và tiếp tục có nhiều cống hiến cho sự phát triển Toán học. Ông tâm sự: "Đối với tôi, dù nghỉ hưu hay còn trong biên chế tôi vẫn làm việc đều đặn, vẫn nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu Toán học, đồng thời quan tâm thiết tha đến sự nghiệp chấn hưng giáo dục, khoa học của đất nước, chừng nào còn đủ sức, vì đó là điều thiết yếu, nguồn vui trong cuộc sống của tôi".

Gần 80 tuổi, mái tóc trên đầu bạc trắng như tuyết, nhưng đôi mắt ông vẫn tinh anh lắm. Hiện ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và đào tạo, tham gia tổ chức và báo cáo ở nhiều hội nghị khoa học quốc tế, tham gia ban biên tập nhiều tạp chí quốc tế, thỉnh giảng và hợp tác khoa học ở phần lớn các đại học danh tiếng ở các nước tiên tiến. Sống hết lòng vì mọi người, tận tâm với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cống hiến hết mình cho niềm đam mê Toán học. GS. Hoàng Tụy là một người như thế đó!

Theo Mai Hương Anh
ĐH Quốc gia Hà Nội