Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Cần thay đổi nếp sống sau cơn đột quỵ hoặc đau tim

Ngày Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cần thay đổi nếp sống sau cơn đột quỵ hoặc đau tim
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Phân biệt đột quỵ và cơn đau tim

Muốn tránh tai biến mạch máu não cần giữ không bị cao máu, giảm cholesterol, không hút thuốc, và loại bỏ các yếu tố rủi ro khác.
Sau khi bị một cơn đau tim hay tai biến mạch máu não, các bác sĩ thường đề nghị thay đổi nếp sống - chẳng hạn như giảm cân, tập thể dục hay ngừng hút thuốc lá. Một cuộc khảo cứu mới xem xét mọi người trên khắp thế giới xem họ có làm theo lời khuyên của bác sĩ hay không. Thông tín viên VOA Carol Pearson ghi nhận kết quả cuộc khảo cứu trong bài tường trình sau đây.

 
Chúng ta nghe quá nhiều những lời nhắn nhủ về cách thức sống một cách lành mạnh, nên khó lòng mà tưởng tượng có người chưa nghe về lời nhắn đó. Bác sĩ Patrice Desvigne-Nickens làm việc cho Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia. “Bệnh tim có thể ngăn ngừa được. Lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu các nguy cơ.”
Bác sĩ Desvigne-Nickens nói có 3 yếu tố chính để sống một cuộc sống lành mạnh.


“Ðừng hút thuốc, hãy giữ mức cân lành mạnh, hãy tập thể dục.”

Chỉ cần làm ngơ một trong những yếu tố này là có thể gia tăng rủi ro vị bệnh tim mạch, gồm các chứng đột qụy tim hay và tai biến mạch máu não, là nguyên nhân số 1 gây tử vong ở khắp thế giới.

Do đó, nhà nghiên cứu người Canada, ông Koon Teo, thuộc Bệnh viện Toàn khoa Hamilton ở Ontario muốn xem xét coi mọi người có thay đổi nếp sống sau khi trải qua một trong các biến có đó hay không. Ông theo dõi các bệnh nhân ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình.

 

“Những người đã bị đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não, khoảng 1 phần 5 những người này, vẫn tiếp tục hút thuốc lá, và chỉ có 1 phần ba trong số họ là có các sinh hoạt thể chất thường xuyên. Chỉ khoảng 2 phần 5 trong số họ ăn theo một thực chế mà chúng tôi xác định là lành mạnh.”

Và dường như điều đó không có liên quan gì đến nơi họ sinh sống.

“Các nước thu nhập thấp có thực chế tệ hại nhất, nhưng nếu nhìn vào những người sinh sống tại các nước có thu nhập cao, thì họ cũng không theo một thực chế tốt hơn bao nhiêu.”

Nói chung, chỉ khoảng 4 phần trăm các bệnh nhân tham gia vào cuộc khảo cứu là theo đúng các lời khuyên.

“Tất cả các nước cần phải nhìn vào kết quả khảo cứu này để tìm cách cải thiện và thu ngắn khoảng cách biệt về nếp sống lành mạnh, nhất là nơi những người đã bị đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não.”

 

Các nỗ lực ở cấp bậc quốc gia và quốc tế nhằm buộc mọi người theo dõi áp huyết và giảm mức tiêu thụ muối đang tăng tốc. Cả hai biện pháp này đều giảm thiểu rủi ro bị đột quỵ hay tai biến. Tại Hoa Kỳ, bà Janet Wright, trong cuộc vận động Một triệu Trái tim, đã đưa ra lời khuyên này:

“Hãy thực hiện một sự thay đổi nhỏ cho sức khỏe của mình và làm như thế mỗi ngày. Có thể là ăn thêm một thức rau trái. Có thể là đi dần đến chỗ tập thể dục tới 150 phút mỗi tuần.”

 
Y viện Cleveland có một chương trình dành cho nhân viên đã giúp họ sống theo những nếp lành mạnh hơn. Bác sĩ Michael Roizen của Y viện này giải thích: “Ðiều then chốt là khởi đầu. Mua một thiết bị đo số bước đi. Ghi chép hàng ngày. Ráng đi bộ 10.000 bước mỗi ngày.”

 
Nếu phải uống thuốc hạ áp huyết, thì phải uống theo đúng toa.

“Mỗi ngày áp huyết vượt ra khỏi tầm kiểm soát là hại đến tim, đến thận, đến mắt và toàn bộ các mạch máu, gây nguy cơ cao cho con người bị đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não.”

 
Các chuyên gia này nhấn mạnh rằng sức mạnh để ngăn ngừa đột quỵ tim hay tai biến mạch máu não nằm trong tay mình. Cuộc khảo cứu của Giáo sư Teo được đăng trong Tạp chí của Hội Y học Mỹ.

Carol Pearson

Phân biệt đột quỵ và cơn đau tim


Đột quỵ và cơn đau tim là hai căn bệnh nguy hiểm có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch, gây tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên hai căn bệnh này đôi khi dễ bị nhầm mặc dù có nhiều điểm khác nhau.

Đau tim (heart attack) và đột quỵ (strokes) tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng lại là những căn bệnh có nguyên nhân giống nhau. Cơn đau tim như tên gọi của nó đề cập đến tim, còn tai biến mạch máu não hay đột quỵ liên quan đến não. Đó là sự khác biệt lớn nhưng cả hai đều có thể dẫn đến tử vong và nguyên nhân chính là do lối sống tạo nên. Ngoài ra, về cơ bản, cả hai căn bệnh này đều gây nên bởi sự tắc nghẽn của động mạch cấp máu tới cho 2 bộ phận quan trọng của cơ thể.

Hai thuật ngữ nói trên đôi khi cũng bị nhầm với các cơn co giật (seizures) và chứng thắt ngực (anginas). Trong khi co giật lại liên quan đến đột quỵ, còn đau thắt ngực lại liên quan đến cơn đau tim. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, trong khi đau tim ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Đột quỵ ảnh hưởng đến não, và tùy thuộc vào bán cầu não bị ảnh hưởng mà bên cơ thể đối xứng với bán cầu não đó bị ảnh hưởng theo. Ví dụ, đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái, thì nửa bên phải của cơ thể bị ảnh hưởng và ngược lại. Ngược lại, cơn đau tim lại không ảnh hưởng đến bán cầu hoặc bất kỳ bộ phận đặc biệt nào của não hoặc cơ thể. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa cơn đau tim và con đột quỵ.

Đột quỵ


Về cơ bản đột qụy liên quan đến não.
Phần lớn trong các trường hợp đột quỵ, cơn đau là không đáng kể hoặc thậm chí không đau nhưng lại rất nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với bệnh đột quỵ, các động mạch mang máu đến não khi xuất hiện cục máu đông hoặc bị vỡ làm cho máu cấp não bị gián đoạn hoặc gây chảy máu trong não.
Đột quỵ được phân loại thành hai loại là đột quỵ xuất huyết và đột quỵ thiếu máu cục bộ , tương ứng với hai dạng sự cố vỡ động mạch hoặc có cục máu đông của động mạch.

Tùy thuộc vào mức độ động mạch bị ảnh hưởng mà não bị ảnh hưởng nhiều hay ít nhưng nhìn chung toàn bộ não không bị ngừng hoạt động trong cùng một lúc.
Cơn đột quỵ có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể nhưng không phải là toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng mà phần cơ thể đối ứng bị ảnh hưởng teho, nghĩa là phần cơ thể được điều khiển bởi phần của não bị tổn thương.
Đột quỵ có thể dẫn đến tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đột quỵ dễ thấy như nói ngọng, lộn sộn trí nhớ, không phân biệt được những gì đang xảy ra xung quanh ( nhất là lời nói), không thể tạo ra những câu nói hoàn chỉnh; Mắt mờ cả hai hoặc một bên, thị lực giảm, đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu; Mất khả năng điều phối các hoạt động thể chất, chóng mặt hoặc đi lại khó khắn ; Đau cơ bắp, mất cảm giác, tê ở nhiều bộ phận, đặc biệt là ở một bên của cơ thể ngược lại với phía não bị ảnh hưởng

Đau tim

Những cơn đau phần lớn liên quan đến tim.
Trường hợp đau tim, yếu tố đau thể hiện rõ nét, đặc biệt là đau ngực.
Trong cơn đau tim, động mạch lại không bị vỡ, mà là do cục máu đông, làm ngưng việc cung cấp máu, bóp nghẹt trái tim và giết chết các cơ bắp của tim.

Các cớn đau tim thường không được phân loại cụ thể và toàn bộ tim bị ảnh hưởng.
Trong cơn cơn đau tim, không có bộ phận cụ thể nào của cơ thể bị chừa bởi tim làm nhiệm vụ cung cấp máu tới cho tất cả các bộ phận này.

Khi đau tim xảy ra, các cơ tim bị suy yếu trước tiên và bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị tái phát do cơ tim đã bị yếu nghiêm trọng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim thường thấy như đau ngực, đau hàm, thậm chí cả cổ nữa; Khó thở hoặc cảm giác co thắt, ép tim, hoặc tức ngực như có ai đè lên; Đau tay, đặc biệt là ở cánh tay trái, bả vai; Toát mồ hôi, bồn chồn lo lắng, khó thở hoặc thở dốc .

Làm gì khi bị đau tim, đột quỵ
Đỡ bệnh nhân để khỏi bị té ngã, chấn thương.
Cho bệnh nhân nằm, nghiêng qua một bên, nếu nôn ói thì móc hết đàm nhớt cho dễ thở.

Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chuyển tới bệnh viện xa, càng chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ thuốc nào khác.

Woman makes first aid for a man with heart attack in the street
Không nên để người bệnh nằm với hy vọng khỏe lại.

Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét