Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Định nghĩa về 'anh hùng bàn phím' bằng clip

Ngày Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Định nghĩa về 'anh hùng bàn phím' bằng clip
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cụm từ "anh hùng bàn phím" đã trở nên quen thuộc với cư dân mạng. Hãy nghe định nghĩa thú vị về nhân vật đặc biệt này qua clip 2 phút.

"Anh hùng bàn phím" là một cụm từ được xuất hiện cách đây vài năm, từ khi các trang mạng xã hội có tác động lớn vào cuộc sống của giới trẻ. Chưa nói đến việc các trang mạng ấy sau khi lập ra là có ích hay hại, nhưng cũng có thể thấy chúng có sự tương tác rất cao giữa người và người.
Người dùng hoàn toàn có thể làm, hoặc nói bất cứ thứ gì mình thích: Nói xấu, bới móc, thích gây chú ý, chê trách người này và đả kích người kia,... Cũng từ đó mà cư dân mạng đặt ra nhiều cụm từ dùng để chỉ đến những người này, và "anh hùng bàn phím" là cái tên đang được đề cập nhiều nhất.
Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc "anh hùng bàn phím" có ý nghĩa thế nào? Có bao nhiêu loại "anh hùng bàn phím" và cách để phân biệt họ? Tất cả đều được một nhóm sinh viên trường đại học FPT phân tích, thông qua một đoạn clip dài gần 2 phút.
Sự ra đời của một "anh hùng bàn phím".
Theo clip này, thì "anh hùng bàn phím" được nhận diện như sau: Là những kẻ luôn tìm thú vui cọ xát bàn phím bằng đôi tay, luôn che giấu thân phận, và sử dụng võ công thất truyền để tấn công người khác. Với lối "ngụy trang" hết sức tài tình, họ đã trở thành một màn góp vui không thể thiếu trên mạng xã hội. "Anh hùng bàn phím" luôn có cách nói rất hay về những trải nghiệm mà họ chưa bao giờ có để "chém gió" và áp đảo. Cuối cùng, sau khi tổng kết tất cả, thì đoạn clip này cho ra 5 loại "anh hùng bàn phím".
Loại 1: Đạo đức giả. Giả vờ tử tế để phô trương những hành động tốt của mình, nhằm tự tâng bốc hoặc mưu lợi riêng.
Loại 2: A dua. Là những người đua theo phong trào vừa rộ lên, nhưng không biết đó là gì.
Loại 3: Hung hăng, "bố đời". Họ luôn tỏ ra "biết tuốt", và có những kinh nghiệm từng trải hay phản biện hết những gì người khác góp ý.
Loại 4: Kỳ thị. Họ luôn đối xử tệ và ganh ghét với một người nào đó, vì lý do nào đó.
Loại 5: Thích được chú ý. Họ luôn muốn mình là tiêu điểm trong mắt mọi người với những chiêu thức tinh vi, nhưng lại không được mấy ai chú ý.
Hiện đoạn clip này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
Đoạn clip có tên "Anh Hùng Bàn Phím" nhận được hơn 5.000 lượt view sau 3 ngày đăng trên Youtube.
Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét