Ngày Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Du khách Trung Quốc tiêu xài mạnh tay nhất thế giới
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Du khách nào tiêu xài mạnh tay nhất ?
(Tin Nóng) Thời du khách Nhật đi đâu cũng mua sắm nhiều đã qua, bây giờ dẫn đầu danh sách du khách tiêu xài hạng nhất thế giới là từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu… Theo WTO, Trung Quốc, Đức, Mỹ là ba nước có du khách chi sộp nhất.
Nhà giàu mới nổi
Trong vòng một thập niên trở lại đây, từ số 10 nước là điểm đến của nguồn khách Trung Quốc (TQ) nay đã tăng thành 158 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2013, Thái Lan có thể sẽ đón tiếp 3 triệu du khách Trung Quốc; còn Mỹ là 1,7 triệu (tăng 200.000 khách so với năm 2012).
Du khách TQ xếp hàng tham quan Notre Dame de Paris 850 năm - Ảnh: Ng.Dũng |
Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO) cho biết trong năm 2012, số 83 triệu du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã tiêu xài hết 102 tỉ USD, tăng 40% so với năm 2011 (73 tỉ USD), nhiều hơn du khách Đức và Mỹ (cả hai đều tăng 6% so với năm 2011).
Năm 2000 mới chỉ có 10 triệu người TQ đi du lịch nước ngoài, nhưng từ năm 2005 trở đi khách TQ mỗi năm đi nhiều hơn và tiêu xài nhiều hơn. Họ rất thích shopping, mỗi chuyến đi đều tiêu hàng ngàn đôla cho quà cáp mang về nhà để biếu tặng và tiêu dùng. Và UNWTO cũng đã điều chỉnh lại dự báo, năm 2015 có 100 triệu người TQ đi du lịch nước ngoài chứ không phải đợi đến năm 2020 như từng loan báo trước đây.
Năm qua, du khách Anh ăn uống, shopping, giải trí ở nước ngoài hết 52 tỉ USD, tăng 4%. Đáng nể là năm 2012, du khách Nga tiêu đến 43 tỉ USD, tăng 32% và xếp hạng 5 (năm 2011 là hạng 7) trong tốp 10 du khách chi tiêu nhiều nhất khi du lịch nước ngoài.
Ngược lại, do suy thoái kinh tế, năm qua công dân Pháp khi chu du xứ lạ quê người đã giảm chi tiêu đến 7%, công dân Ý cũng giảm tiêu xài 2% so với năm trước.
Paris thắng, London thua
Trong khi London chưa rõ ràng về chính sách ứng phó với nguồn khách đang càng trở nền dồi dào, sung túc hơn này thì Paris đã nắm chắc phần thắng. “Cần nói thẳng rằng đây là một cuộc cạnh tranh giành khách giữa Paris và London, là một cuộc chiến giữa các thành phố du lịch. Mục tiêu của chúng tôi là thu hút được nhiều khách Trung Quốc đến, ở lại lâu hơn và tiêu xài nhiều tiền hơn khi du lịch Paris”, ông Francois Navarro, phát ngôn viên phụ trách du lịch Paris và Ile-de-France, nói.
Khách TQ ở phố cổ Lucern, Thụy Sĩ - Ảnh: Ng.Dũng |
“Dĩ nhiên chúng tôi sẽ vui hơn khi thấy có nhiều khách Trung Quốc đến tiêu tiền ở Galeries Lafayette (cửa hàng bách hóa lớn, tọa lạc ở đại lộ Haussman, Paris) hơn là đến mua sắm ở Harrods (cửa hàng lớn ở London)”.
Pháp nói chung và Paris nói riêng hút được nhiều du khách Trung Quốc hơn nước Anh và London còn vì một nguyên nhân rất dễ hiểu: Pháp là một trong số 26 nước châu Âu ký kết hiệp định Schengen, thống nhất một visa nhập cảnh cho mọi khách nước ngoài khối này, trong khi Anh không thuộc các quốc gia Schengen.
Không những thế, từ tháng 10./2012, Pháp còn hợp tác với Đức mở văn phòng xử lý thị thực visa cho du khách Trung Quốc ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Mỗi năm Paris đón tiếp hơn một triệu du khách Trung Quốc, so với London chỉ đón được khoảng 110.000 khách. Trong khi du khách Anh đến Paris chỉ dành 7% kinh phí du lịch cho chi tiêu thì du khách Trung Quốc mua sắm hàng hiệu đến 40% kinh phí du lịch.
Global Blue, một công ty chuyên ngành xử lý hoàn thuế và cung ứng dịch vụ mua sắm cho du khách quốc tế, cho biết năm 2012, số tiền thuế giá trị gia tăng các thị trường du lịch hoàn trả lại cho du khách Trung Quốc lên đến hơn 3 tỉ USD, tăng đến 58% so với năm 2011. “Khách Trung Quốc chấp nhận ở trọ khách sạn trung bình, loại 2-3 sao để có thể dành nhiều tiền hơn cho việc mua sắm”, một nữ giám đốc công ty này cho biết.
Top 15 dòng khách chi tiêu nhiều nhất năm 2012 (tỉ USD) 1. Trung Quốc 102 2. Đức 83,8 3. Mỹ 83,7 4. Anh 52,35. LB Nga 42,86. Pháp 38,17. Canada 35,2 8. Nhật 28,1 9. Australia 27,6 10. Italy 26,2 11. Singapore 22,4 12. Brazil 22,2 13. Bỉ 21,7 14. Hồng Kông 20,5 15. Hà Lan 20,2 (nguồn: UNWTO) |
P. Nguyễn Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét