Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Tạp chí Forbes Việt Nam và 'Tiền chẳng thể mang theo khi đã chết'

Ngày Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tạp chí Forbes Việt Nam và 'Tiền chẳng thể mang theo khi đã chết'
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Vài nét về Tạp chí Forbes Việt Nam
Ông Phạm Nhật Vượng: 'Tiền chẳng thể mang theo khi đã chết'
Forbes là tờ Tạp chí có lịch sử gần 100 tuổi.
Lê Phương Dung
Theo Wikipedia, Forbes được thành lập năm 1917 bởi B.C.Forbes, dân nhập cư người Scotland. Khi đó, nhà bình luận kinh doanh hàng đầu của tờ Hearst, trong số đầu tiên phát hành vào năm 1917 cũng là người " xông đất " đầu tiên B.C Forbes nêu một quan điểm mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị:" Kinh doanh được tạo dựng để đem lại hạnh phúc chứ không phải tích luỹ sự giàu có ".
Quan điểm này của B.C.Forbes đã được Forbes duy trì gần 100 năm nay:
- Cổ vũ thị trường tự do
- Tôn vinh tinh thần khởi nghiệp và làm giàu chính đáng.
Sau khi B.C.Forbes mất năm 1954, con trai ông Burce trở thành Chủ tịch.
Khi Burce qua đời vào năm 1964, thì em trai ông ta Malcolm Stevenson Forbes ( 1917 - 1990 ) trở thành Tổng Biên tập và Chủ tờ báo.

Năm 2006, họ đã bán 40% công ty cho Elevation Partners, một công ty chứng khoán tư nhân, và thành lập Fores Media LLC, để xuất bản Tạp chí Forbes, Forbes.com và những tài sản truyền thông khác.

Tháng 6/2013 Forbes ra mắt ấn phẩm tiếng Việt chuyển tải các câu chuyện kinh doanh dành cho người Việt Nam.

Tác giả - Nhà báo Lê Phương Dung

Forbes Việt Nam không phải là Tạp chí chỉ dành cho người giàu, mà là Tạp chí kinh doanh nhưng viết theo một phong cách riêng để những người giàu buộc phải tìm đọc.
Ngoài sự độc lập khách quan, điều giúp làm cho thương hiệu Forbes toả sáng ở quy mô toàn cầu là cá tính.

Theo Wikipedia, năm 2005, Forbes đã liệt Fidel Castro vào một trong những người giàu nhất thế giới, với tài sản cá nhân ước tính 500 triệu USD Mỹ. Và trong bài báo " Fortunes Of Kings, Queens And Dictators "( Tài sản của các Vua, Hoàng hậu và nhà Độc tài ) vào năm 2006, Forbes đã tăng ước tính lên đến 900 triệu Đô la Mỹ.
Thế nhưng, Fidel Castro đã trả lời rằng ông có tài sản cá nhân ít hơn 1 Đô la Mỹ, và thách thức bất cứ ai chứng minh được ông có tiền ở bất cứ tài khoản nước ngoài nào!

Một trường hợp khác. Đầu năm nay, Hoàng tử Al-Waleed kiện Forbes, vì cho rằng trong khi thiết lập bảng xếp hạng tỉ phú thường niên, Forbes đã giảm 9,6 tỉ dollar tài sản so với thực tế và đặt ông ở vị trí 26 với khối tài sản trị giá 20 tỷ dollar. Phản ứng của Hoàng tử Al-waleed gây xôn xao dư luận, nhưng Forbes cuối cùng vẫn giữ nguyên ước tính tài sản của mình, đồng thời đáp trả tỷ phú Alwaleed trong một bài báo khác mang tựa đề:" Hoàng tử Alwleed và trường hợp kỳ dị của cổ phiếu Kingdom Holding ". Qua đó, Forbes giải thích chi tiết về việc vì sao chỉ đánh giá tài sản của Alwleed chỉ có 20 tỷ USD và chỉ trích sự thiếu minh bạch của Kingdom Holding trong việc kê khai tài sản.

Forbes cho biết tôn chỉ của họ là tôn trọng sự thật, luôn thể hiện quan điểm, chính kiến riêng khi nhìn thấy hiện tượng.

Forbes hoặc lắc đầu chê bai, hoặc tung lên một vòng nguyệt quế. Không có lựa chọn thứ ba. Điều này đã khiến Forbes được tôn trọng, kể cả đối thủ cạnh tranh lẫn kẻ thù.

Danh tiếng của Forbes gắn liền với các bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng này thường sử dụng những điều tra đáng tin cậy để xác định tài sản thực tế của cá nhân, nên những con số thường được trích dẫn rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông khác.

Các bảng xếp hạng của Forbes bao gồm:

- World's Richest People ( Danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới ).
- 400 doanh nghiệp lớn tốt nhất.
- 200 doanh nghiệp nhỏ tốt nhất.
- Forbes Globai 2000 danh sách những công ty lớn nhất trên thế giới tính theo vốn thị trường, lợi nhuận, thu nhập và vốn điều lệ(Fortune Globai 500 chỉ dựa trên lợi nhuận).
Ngoài ra, Forbes còn có các bảng xếp hạng về 100 Most Powmen in the World( danh sách các nữ doanh nhân quyền lực nhất); The Celebrity 100( danh sách hàng năm những người nổi tiếng và có ảnh hưởng tài chính như: diễn viên hài, nhạc sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn, và vận động viên)...
Forbes Việt Nam là tạp chí kinh doanh tiếp thu tất cả cá tính của Forbes. Số đầu tiên, cover story của Forbes là tỉ phú Đô la đầu tiên của Việt Nam Phạm Nhật Vượng. ( Hết trích ).
Nhà báo Lê Phương Dung.
27.06.2013

Ông Phạm Nhật Vượng: 'Tiền chẳng thể mang theo khi đã chết'
Trở thành người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes, Phạm Nhật Vượng được tạp chí này gọi là Donald Trump của Việt Nam .
Forbes vinh danh tỷ phú Việt Nam đầu tiên

Tháng 10/2012, Trung tâm thương mại Vincom Center A đã khai trương trên đường Đồng Khởi, TP HCM. Công trình này nổi bật không chỉ nhờ quy mô lớn (diện tích hơn 38.000 mét vuông, bãi đỗ xe ba tầng ngầm, 300 phòng và khách sạn 5 sao) mà còn do thời điểm. Thị trường bất động sản Việt Nam đã đóng băng suốt từ năm 2011 với ít nhất 13,5% trong 10 tỷ USD cho vay bất động sản được coi là nợ xấu.

Tuy nhiên, Phạm Nhật Vượng, người đứng đằng sau công trình này lại không uống champagne, cắt băng khánh thành hay đọc diễn văn. Ông chỉ lặng lẽ theo dõi buổi lễ từ hàng ghế đầu. Trong buổi phỏng vấn sau đó, ông chỉ giải thích đơn giản: “Tôi thích tự mình cảm nhận hạnh phúc".

Phạm Nhật Vượng thường được coi là Donald Trump của Việt Nam. Ông cũng là tỷ phú USD đầu tiên tại Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes với 1,5 tỷ USD tài sản. Chủ yếu nhờ 53% cổ phần tại Tập đoàn Vingroup. Vingroup hiện nằm trong top 5 công ty giá trị nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Forbes

Ông sinh năm 1968 tại Hà Nội. Cha ông là lính phòng không, còn mẹ có một quán trà nhỏ ở vỉa hè. Khi ấy, kinh tế cả gia đình ông đều trông cậy vào quán nước nhỏ. Phạm Nhật Vượng cho biết: "Ước mơ của tôi khi ấy đơn giản lắm. Tôi chỉ muốn kiếm tiền để giúp đỡ gia đình mình thôi".

Sau đó, ông Vượng đã vượt lên hoàn cảnh nhờ những cuốn sách. Với năng khiếu toán, ông giành được học bổng ngành kinh tế khai thác vật liệu thô tại Đại học địa chất Moscow, Nga. Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp năm 1993.

Sau khi kết hôn cùng người yêu thời đại học, ông quyết định ở lại nước ngoài để làm việc. Đôi vợ chồng trẻ mở một nhà hàng Việt ở Ukraina với số vốn 10.000 USD vay từ gia đình và bạn bè. Nhận thấy nhu cầu tại đây, ông làm mì ăn liền theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Loại mì này rất mới mẻ với người dân Ukraina và lập tức trở nên nổi tiếng. Ông cho biết: “Người dân nơi đây lúc ấy cũng nghèo lắm”.

Vì vậy, ông đã quyết định đánh cược khi vay tiền với lãi suất 8% một tháng để mở rộng sản xuất. Phạm Nhật Vượng sau đó được tôn vinh là ông vua thức ăn chế biến tại Ukraina. Năm 2009, ông bán công ty của mình - Technocom cho Nestle với mức giá không được tiết lộ. Technocom khi ấy có doanh thu ước tính 150 triệu USD một năm.

Thời điểm Phạm Nhật Vượng quay về Việt Nam, kinh tế tại đây đang vào thời kỳ bùng nổ. Thương mại với Mỹ đã được bình thường hóa và vai trò của kinh tế tư nhân cũng ngày càng được nhấn mạnh. Vì vậy, ông nảy ra ý tưởng biến một số đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang 225 phòng ra đời.

Một năm sau, ông khai trương Vincom Bà Triệu - tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông bổ sung 260 phòng nữa tại Vinpearl và lắp cáp treo xuyên biển dài 3,2 km. Ông cũng cho xây dựng Vincom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp. Vincom được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Trong khi đó, Vinpearl vẫn là công ty kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng độc lập. Năm 2012, Phạm Nhật Vượng mới sáp nhập hai công ty này thành Vingroup.

Ngoài tài sản, danh tiếng của Phạm Nhật Vượng cũng ngày càng được nâng cao. Ông có một ngôi biệt thự ở Vincom Village, một xe Bentley và quỹ từ thiện. Dù vậy, tỷ phú này vẫn sống rất giản dị, thích xem phim kiếm hiệp và nghỉ dưỡng ở Nha Trang. Tuy nhiên, cũng như tỷ phú ở Đông Âu, hình ảnh của ông gắn liền với hàng loạt những lời đồn đoán.

Ông nói: "Theo dư luận thì tôi đã chết 4 lần năm ngoái rồi. Đầu tiên là bị một kẻ giết người ở Moscow bắn chết. Rồi đến bị mafia Nga thanh toán khi đến Moscow. Chuyện thứ ba là bị bắn ở Ukraina. Nhưng năm ngoái, thậm chí tôi còn chẳng đặt chân đến Nga hay Ukraina. Còn chuyện mới nhất là bị chết bị ung thư. Tôi vẫn còn khỏe mạnh đây, thế mà họ nói tôi bị ung thư. Thê nên tôi chỉ biết tập trung vào những gì mình làm", ông cho biết.

Vingroup hiện có tới 31 dự án bất động sản. 12 đã hoàn thành, 3 đang xây và số còn lại vẫn đang quy hoạch. Marc Townsend, Giám đốc điều hành hãng tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cho biết: "Vingroup ở một đẳng cấp khác. Họ xây dựng những dự án lớn nhất nước, không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới, tài năng mới trong tình hình khó khăn. Hầu hết mọi người đều đã ngừng lại ở thị trường này, còn Vingroup thì không".

Bí mật của Phạm Nhật Vượng là tập trung vào những cá nhân như mình - con người của thế hệ mới. Họ muốn sống tốt hơn cha mẹ mình. Đó là thị trường lớn với 60% dân số Việt Nam dưới 40. Ông Vượng không chỉ xây nhà, biệt thự, chung cư mà còn cả bệnh viện, văn phòng, trung tâm mua sắm để hỗ trợ. Một điều quan trọng khác là trong khi các dự án khác bị đình trệ, các công trình của ông vẫn hoàn thành đúng hạn. Vincom Center A được xây dựng chỉ trong 19 tháng.

Năm 2012, trong khi hầu hết các hãng bất động sản gặp khó khăn vì nợ xấu và khó bán công trình, Vingroup vẫn doanh thu cao. Việc đó đã cho phép Phạm Nhật Vượng thu được 300 triệu USD từ trái phiếu quốc tế. Ông đang tích cực huy động tiền từ các "nhà đầu tư chiến lược" để được niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore. Nếu thành công, Vingroup sẽ là công ty đầu tiên ở Việt Nam được niêm yết tại nước ngoài.

Phạm Nhật Vượng mơ ước biến đường phố Hà Nội và Sài Gòn giống như Singapore hay Hong Kong (Trung Quốc). Ông cho biết: "Nếu có thể thực hiện, thì kể cả có mất tiền tỷ, tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn để lại thứ gì đó cho thế hệ sau. Còn tiền thì dù sao cũng chẳng thể mang theo khi đã chết".

Thùy Linh (theo Forbes)

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nhan/ong-pham-nhat-vuong-tien-chang-the-mang-theo-khi-da-chet-2726697.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét