Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tục cắt bao quy đầu "rợn người" ở bộ tộc châu Phi

Ngày Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tục cắt bao quy đầu "rợn người" ở bộ tộc châu Phi
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tục cắt bao quy đầu "rợn người" ở bộ tộc châu Phi
Để trở thành những người đàn ông thực thụ, các chàng trai ở bộ tộc Xhosa (Nam Phi) sẽ phải trải qua tục lệ truyền thống: cắt bao quy đầu.
“Lễ trưởng thành” là một cụm từ khá quen thuộc với nhiều người. Đây là một nghi lễ đánh dấu việc một cô bé hay cậu bé chính thức trở thành một người trưởng thành và bắt đầu có thể tự lo cho cuộc sống của mình. 
Lễ trưởng thành rất thiêng liêng, tuy nhiên ở một số bộ tộc thuộc Nam Phi thì đây lại là một nghi lễ đáng sợ... Ở đó, các nam thanh niên sẽ cảm nhận được sự tột cùng của đau đớn, đó là hình thức cắt bao quy đầu truyền thống - một phong tục gây nên cái chết cho nhiều chàng trai...
Từ những hình ảnh về một “lễ trưởng thành” ở Nam Phi…

Ở đất nước Nam Phi, bộ tộc Xhosa có tục lệ cắt bao quy đầu cho nam thanh niên để được công nhận là người lớn. 

Ý nghĩa tục lệ này bắt nguồn từ quan niệm những chàng trai chưa cắt bao quy đầu thì chỉ được coi là cậu bé - không tự lo cho bản thân mình, không được cưới vợ ra ở riêng và không được tham gia các nghi thức khác của bộ tộc…

Nam thanh niên trong bộ tộc chỉ có quyền làm những việc trên sau khi tham dự “lễ trưởng thành” và “được” cắt bao quy đầu. Độ tuổi mà các chàng trai của bộ tộc sẽ phải trải qua nghi lễ đặc biệt này là khoảng 16 - 18 tuổi. 

Nghi lễ này hiện vẫn còn rất phổ biến trong các bộ tộc người Xhosa, Nam Phi. Dù không ai biết những nghi lễ này có từ bao giờ, nhưng nó được coi là biểu tượng cho sự lớn lên, sức mạnh và lòng dũng cảm của những thành viên trong bộ lạc này.

Khi chưa tham gia nghi lễ, “cái ấy” của đàn ông sẽ phải được bịt kín bằng một quả bầu nhỏ.

Khi chưa được cắt bao quy đầu, "cái ấy" của người đàn ông sẽ được bịt kín, bảo vệ bằng một quả bầu nhỏ. Trước khi diễn ra lễ trưởng thành 2 -3 tuần, những thanh niên tham gia nghi lễ sẽ đội một chiếc mũ lông chim và vẫn sinh hoạt như bình thường. 

Mọi người trong bộ tộc vui vẻ, sẽ chia sẻ hân hoan khi những chàng trai sắp trở thành người lớn và gọi họ bằng cái tên trìu mến “chi-cha boys” có nghĩa là những cậu bé đáng yêu.


Khá nhiều công việc sẽ được chuẩn bị cho buổi lễ trưởng thành được diễn ra một cách suôn sẻ, một “thành phần” không thể thiếu trong lễ là cừu. Cừu sẽ được giết để làm đồ ăn mời mọi người tham gia nghi lễ và da của chúng sẽ được sử dụng trong một "nhiệm vụ" đặc biệt.


Thông thường trong mỗi lễ trưởng thành, 8 người sẽ tập trung thành một tổ, cùng cắt bao quy đầu chung một lượt và sống cùng nhau trong chiếc khung lều được dựng trước đó suốt 3 tuần lễ. Khi bắt đầu nghi lễ, người chịu trách nhiệm cắt bao quy đầu của bộ tộc sẽ dùng một cây giáo và bắt đầu cắt cho từng người tham gia. 

Việc cắt bỏ này hoàn toàn được làm bằng tay, không có thuốc gây tê, thuốc sát trùng...

Việc cắt bỏ này hoàn toàn được làm bằng tay, không có thuốc gây tê, thuốc sát trùng hay bất kỳ biện pháp phòng tránh nào cả. Trong khi bị "hành sự", những thanh niên này sẽ hét to “ndiyinduda” (có nghĩa: Tôi là một người đàn ông). “Phần bị cắt” sau khi hoàn thành sẽ được buộc vào ngón cái của chàng trai đó. Nó được coi như là một bằng chứng tạm thời của việc trưởng thành. 


Một chàng trai đã miêu tả cảm giác của mình trong lễ cắt bao quy đầu ở tuổi 16 như sau: “Tôi cảm giác như có ngọn lửa đang đi qua tĩnh mạch. Sự đau đớn dữ dội như đâm thẳng vào ngực. Không nói một lời nào, người thực hiện kéo bao quy đầu của tôi về phía trước. Và chỉ một chuyển động duy nhất, ông đưa mọi thứ sắc nhọn cắt đứt nó. Thời gian dường như trở nên bất tận cho tới khi tôi chợt nhớ lại và khóc. Khi phục hồi tôi kêu lên “Tôi là một người đàn ông””.

Phần bị cắt” sau khi hoàn thành sẽ được buộc vào ngón cái của chàng trai đó.

Một số loại thảo mộc có tên địa phương là "swadi" hay "isichwe" (được cho là "chất sát trùng") sẽ được sử dụng để cầm máu cho "người bệnh". Vết thương sẽ được băng bó bên ngoài bởi tấm da của những chú cừu bị giết. Sau khi hoàn thành nghi thức, các chàng trai sẽ bị phết bùn lên mặt và phải sống trong lều của mình trong vòng 3 tuần - 1 tháng.

Vết thương sẽ được băng bó bên ngoài bởi tấm da của những chú cừu.

Trong vòng 7 ngày sau khi cắt bao quy đầu, những thanh niên tham gia nghi lễ sẽ không được sử dụng tay để cầm cốc hay thức ăn. Nếu không, lễ trưởng thành coi như thất bại và họ vĩnh viễn không thể tham dự lễ trưởng thành một lần nữa.



Bước sang ngày thứ 8, những nam thanh niên này sẽ được ăn miếng thịt cừu và uống ngụm bia đầu tiên sau khi làm lễ trưởng thành. Tuy nhiên, miếng đầu tiên này được coi là những gì còn sót lại của việc họ là một cậu bé, tất cả phải được nhổ ra hết. Từ miếng thứ hai, họ mới được nuốt và ăn như bình thường.


Sau khi ăn xong, những người tham gia quay trở lại vào lều, gỡ bỏ lớp bùn trên mặt và thay vào đó là hỗn hợp “Ingceke” (một hỗn hợp từ nước, bột đá và đất sét, thường được dùng để chống nắng khá tốt). Và cuối cùng, để chứng minh rằng họ đã là đàn ông thì "cái ấy" sẽ được quấn bằng da cừu thay vì quả bầu như trước.

… đến những hệ lụy của nó

Mặc dù đối với các bộ lạc ở Nam Phi, nghi lễ này là một điều hết sức thiêng liêng và cần thiết, tuy nhiên không thể không nhắc đến những hệ lụy của nó. Số thanh niên thực hiện nghi thức cắt bao quy đầu bị chết do nhiễm trùng dương vật, hoại tử, uốn ván, hay bị nhiễm HIV ngày càng tăng cao. 


Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là do việc sử dụng duy nhất một con dao để cắt và không đi cùng với bất kỳ biện pháp bảo vệ, khử trùng nào cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh dụng cụ. Bên cạnh đó là sự thiếu thốn về nguồn lương thực chung và khí hậu nóng bức sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển rất nhanh.

Chính vì lý do này, mà hiện nay các tổ chức y tế thế giới nói chung và trong khu vực nói riêng đang nỗ lực tuyên truyền để loại bỏ hủ tục này.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Ezakwantu, Health, Wikipedia...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét