Ngày Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nhân tai thủy điện xả lũ: Kiện ai – Ai kiện?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Nhân tai thủy điện xả lũ: Kiện ai – Ai kiện?
Thủy điện xã lũ góp phần với mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng và tài sản, mùa màng, đường xá cầu cống ở miền Trung là sự kiện làm nóng nghị trường ba ngày 19-20-21/11. Đại biểu Quốc hội đòi truy cứu trách nhiệm hình sự những người gây ra thảm họa.
Lũ ở Hương Khê, Hà Tĩnh hôm 17/10/2013. AFP
Né tránh trách nhiệmKhác với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng với phát biểu loanh quanh né tránh trách nhiệm trước đó một tuần, ngày 21/11 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thừa nhận Chính phủ chịu trách nhiệm đầu tiên về qui hoạch thủy điện. Theo Lao Động Online, ông Hoàng Trung Hải đã nói như vậy khi gặp gỡ báo chí tại hành lang Quốc hội. Tuy vậy Phó thủ tướng xác định là chưa có báo cáo nào về hồ xã lũ sai qui trình.
Theo lời ông, việc xả lũ phải kiểm soát chặt, vấn đề là phải xả đúng, nếu xả lũ sai qui trình chỉ làm nghiêm trọng hơn cho tình hình hạ du. Khi xả sai thì lũ chồng lũ, bởi không điều tiết chính xác mức nước hồ chứa, xả cao hơn cả đỉnh lũ…
∇ Nghe tường trình |
Các chuyên gia cho rằng nếu thủy điện xả lũ đúng qui trình trong trận đại hồng thủy vừa qua như Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói, thì phải đặt vấn đề là những qui trình xả lũ đó sai về căn bản.
Người ta cứ vin vào cớ xả lũ đúng qui trình để rồi đổ vấy trách nhiệm cho chính phủ hay là cho trời. Cuối cùng chẳng ai biết được qui trình đó như thế nào. » KS Nguyễn Văn Thạnh |
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh một trí thức trẻ hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng nói rằng, khó chứng minh được là trời bao nhiêu nước còn thủy điện xả bao nhiêu nước xuống, cho nên điều quan trọng là cần phải minh bạch vấn đề này. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh phân tích:
“Người ta cứ vin vào cớ xả lũ đúng qui trình để rồi đổ vấy trách nhiệm cho chính phủ hay là cho trời chẳng hạn. Cuối cùng chẳng ai biết được qui trình đó như thế nào, liệu có căn cứ bảo đảm tính mạng người dân khi viết qui trình không? Hay chỉ là một qui trình lập ra để bảo đảm nước phát điện dồi dào và sự an toàn hồ chứa.
Tôi nghĩ đây là một trong những minh bạch đầu tiên. Minh bạch thứ hai là xem thử các dự án trong quá trình lập qui hoạch có được đánh giá môi trường, đánh giá rủi ro cho người dân hay không và nhà đầu tư đã thực hiện đúng chưa. Ví dụ về mặt điều khiển tự động thì khi anh xả lũ tự động thì anh phải thiết lập hệ thống cảnh báo như hệ thống logistic làm sao cho những người khác người ta biết trước trong một khoảng thời gian bao lâu. Ở quê tôi, nhiều người bị trôi chết khi đang làm đồng, nước lũ xuống quá nhanh cuốn trôi người vợ, người chống lao ra cứu cuối cùng cả hai cùng chết. Tôi nghĩ đây là những thảm kịch rất là nghiêm trọng và trong trong quá trình kiện tụng người dân có thể đòi hỏi tất cả những thông tin đó…từng bước chúng ta tiến dần đến trách nhiệm của nhà máy để biết rằng họ đã xả bao nhiêu lũ, lượng mưa đem đến là bao nhiêu. Cuối cùng có thể biết trời đã gây ra bao nhiêu nước và thủy điện góp tay bao nhiêu.”
Tôi nghĩ đây là một trong những minh bạch đầu tiên. Minh bạch thứ hai là xem thử các dự án trong quá trình lập qui hoạch có được đánh giá môi trường, đánh giá rủi ro cho người dân hay không và nhà đầu tư đã thực hiện đúng chưa. Ví dụ về mặt điều khiển tự động thì khi anh xả lũ tự động thì anh phải thiết lập hệ thống cảnh báo như hệ thống logistic làm sao cho những người khác người ta biết trước trong một khoảng thời gian bao lâu. Ở quê tôi, nhiều người bị trôi chết khi đang làm đồng, nước lũ xuống quá nhanh cuốn trôi người vợ, người chống lao ra cứu cuối cùng cả hai cùng chết. Tôi nghĩ đây là những thảm kịch rất là nghiêm trọng và trong trong quá trình kiện tụng người dân có thể đòi hỏi tất cả những thông tin đó…từng bước chúng ta tiến dần đến trách nhiệm của nhà máy để biết rằng họ đã xả bao nhiêu lũ, lượng mưa đem đến là bao nhiêu. Cuối cùng có thể biết trời đã gây ra bao nhiêu nước và thủy điện góp tay bao nhiêu.”
Câu chuyện thủy điện xã lũ được xem là nhân tai góp phần với thiên tai trong trận lụt kinh hoàng ở miền trung làm 43 người chết, 5 mất tích, 66 người bị thương.Thiệt hại vật chất lớn lao lên tới hàng ngàn tỷ đồng, 430 ngàn căn nhà bị ngập, hư hỏng hoặc bị lũ cuốn trôi.
|
Theo Saigon Tiếp Thị bản điện tử, trong phiên chất vấn sáng 19/11 của Quốc hội đại biểu Đỗ Văn Đương đơn vị TP.HCM đề nghị cần phải có qui định các thủy điện xả hết nước trước khi bão đến, nếu nhà máy nào không làm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự rất nặng. Một đại biểu khác là ông Nguyên Văn Phúc đơn vị Hà Tĩnh kêu gọi phải qui hoạch lại hệ thống thủy điện, thủy lợi vì việc xả lũ vừa qua gây thiệt hại hại rất lớn cho người dân. Vị đại biểu cho là không thể chấp nhận được việc xả lũ mà chính quyền địa phương và người dân không biết và cho đến nay vẫn tranh luận với nhau giữa các cơ quan quản lý các hồ, đập này và chính quyền địa phương về việc có báo cáo với nhau hay không, có thông tin cho nhân dân hay không. Phải điều tra để xử lý kỷ luật, thậm chí là trách nhiệm hình sự, phải làm một vài vụ cho nghiêm, không thể để cho người dân bị chết và bị thương như thế, tài sản thiệt hại vô cùng lớn mà không có ai bị xử lý.
Nhận định về vấn đề liên quan, LS Nguyễn Văn Hậu, phó Chủ nhiệm Hội Luật gia TP.HCM phát biểu:
“Thứ nhất phải có một cuộc điều tra kết luật cho rõ ràng của Cơ quan Điều tra. Trên cơ sở kết luận đó nó có thiệt hại và qui trách nhiệm của từng người. Tôi nghĩ cái này không thể bao che được, người nào gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật không ai được loại trừ. Phải làm thật nghiêm không thể chấp nhận việc có hàng chục người chết, bị thương, thiệt hại như vậy mà không xử lý ai, thì nó quá vô lý. Trong luật hình sự có tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, hơn nữa đã có tiếng nói trong diễn đàn Quốc hội rồi. Tôi nghĩ việc này có thể làm được.”
Xả lũ chỉ báo trước 2 giờ
Trở lại câu chuyện Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói với báo chí là cho tới ngày 21/11/2013 chưa nhận được báo cáo nào về việc thủy điện xả lũ sai qui trình từ các địa phương ở miền trung. Xác định này có vẻ mâu thuẫn với những gì báo chí tường thuật chuyến đi thị sát vùng lũ của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hoặc là các qui trình xã lũ thực sự có vấn đề. báo điện tử Đất Việt bản tin trên mạng ngày 20/11 đưa tin ‘Dân tố thủy điện khi Phó Thủ tướng đi thị sát’. Ngoài chuyện người dân Hòa Vang Đà Nẵng trực tiếp trình bày là chỉ vừa nghe thôn trưởng báo thủy điện xả lũ thì trong vòng 1 giờ nước đã lên tới đầu gối, gà vịt trôi hết theo lũ. Người dân thắc mắc qui trình xả lũ cho phép thủy điện chỉ báo trước 2 giờ là có quyền xả lũ, chỉ 120 phút thì làm sao người dân có thể di chuyển tài sản chạy lũ được. Vẫn theo Đất Việt, vào ngày 16/11 Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung-Tây nguyên cho biết, đã có 15 thủy điện trong khu vực đang đồng loạt xả lũ, làm 30 người chết. Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định: Các hồ chứa nước thủy điện xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp, nhiều gia đình chỉ kịp chạy chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước.
Báo chí trong nước và quốc tế khi đưa tin về trận lũ mới đây ở miền trung, đã đặc biệt ghi nhận du khách nước ngoài di chuyển bằng thuyền bên trong phố cổ Hội An, một di sản văn hóa thế giới. Trận lũ giữa tháng 11 vừa qua được người địa phương đánh giá là cao hơn trận lũ lịch sử 1964 làm ngập Thị xã Hội An và phố cổ, dù mưa lũ từ áp thấp nhiệt đới nhỏ hơn trận bão năm xưa. Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phát biểu:
“Việc thủy điện tác động gây ảnh hưởng lũ thì không riêng gì Hội An mà cho cả miền Trung, vấn đề này chính phủ Việt Nam và các bộ ngành cũng đang đánh giá. Tuy nhiên về phía Hội An chúng tôi nhận thấy là khi chưa có thủy điện thì lụt hàng năm vẫn xảy ra. Nhưng cái khác ở đây là việc xả lũ nó gây ra lụt tốc độ nhanh hơn. Ví dụ trước đây không có thủy điện thì lụt nước dâng từ từ và rút từ từ. Còn bây giờ có thủy điện, lũ cộng với xả lũ thì tốc độ nước và thời gian dâng lụt rất là nhanh, nó có ảnh hưởng rất nhiều đến sự di tản của người dân ở vùng lũ lụt.”
|
Theo LS Nguyễn Văn Hậu, người dân chịu thảm họa vì lũ chồng lũ do thủy điện, ngoài việc chờ đợi chính quyền xử lý ban giám đốc các nhà máy thủy điện và nhận đền bù, còn có thể một mình khởi kiện hoặc tập thể khởi kiện đòi các nhà máy thủy điện xã lũ bồi thường thiệt hại nhân mạng, mất mát nhà cửa và hoa màu của mình.
Cùng về vấn đề này Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh phát biểu:
“Nếu đề cập trách nhiệm của chính phủ thì nó sẽ hết sức khó khăn để người dân có thể thực hiện các bước lên tiếng, hay thông qua tòa án để bảo vệ quyền lợi tài sản cũng như tính mạng của mình. Quan điểm của tôi, tôi nhìn nhận vấn đề này nó giống như một ngành kinh tế trong mọi ngành kinh tế khác, có nghĩa là khi anh đầu tư một nhà máy thì anh có kế hoạch dự trù tất cả các kịch bản như có thể gây tác động môi trường, cũng như tác động đến những người khác. Ví dụ tôi lập ra một nhà máy hóa chất, mục tiêu của tôi là làm ra sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường. Họ và tôi đối diện những rủi ro như rò rỉ gây ô nhiễm môi trường và có trách nhiệm với hành vi này. Trách nhiệm này theo tôi nghĩ nên phán quyết dưới góc nhìn quan hệ dân sự giữa các cá nhân và tổ chức kinh doanh; như vậy nó sẽ độc lập với chính phủ và tạo nhiều cơ hội bảo vệ quyền lợi cho người dân thấp cổ bé họng hơn là qui trách nhiệm cho việc qui hoạch thủy điện cho chính phủ và Bộ Công thương.”
Việt Nam đã có một chặng đường dài phát triển thủy điện một cách ồ ạt, trước những thảm họa không thể chối cãi, gần đây chính phủ đã rà soát loại bỏ hơn 400 dự án thủy điện trong đó có 2 dự án gây tranh cãi là Đồng Nai 6 và 6A. Tuy vậy tình trạng sự đã rồi hiện hữu với 721 dự án đã vận hành, đang thi công hoặc chờ phê duyệt.
Cùng lúc với sự kiện bão lũ và thủy điện làm nóng diễn đàn Quốc hội, Chính phủ công bố ba giải pháp với các dự án thủy lợi thủy điện. Theo đó với 268 nhà máy đang vận hành, Chính phủ sẽ rà soát đánh giá lại, bổ sung qui trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt cho phù hợp với diễn biến thực tế, cả mùa mưa và mùa cạn kiệt. Đặc biệt, qui trình vận hành thực hiện trong suốt mùa mưa lũ và phải công khai cho nhân dân biết, chứ không đợi có lũ hay mùa cạn kiệt mới thông báo; địa phương phải buộc chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc qui trình vận hành hồ chứa, nếu không sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Dù có sửa sai thế nào đi chăng nữa, với chừng ấy dự án thủy điện thì đã có hàng chục ngàn héc-ta rừng bị phá bỏ khiến lũ xuống hạ du ngày một khốc liệt hơn, chưa kể phần thủy điện xả lũ. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt,” lợi ích kinh tế từ cung cấp điện năng có thể bị triệt tiêu hoàn toàn từ các thảm họa lũ lụt hàng năm, khiến cho người dân miền Trung nghèo lại hoàn nghèo.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét