Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Quốc hội Nhật Bản và cách vận hành

Ngày Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Quốc hội Nhật Bản và cách vận hành
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Quốc hội Nhật Bản và cách vận hành
Quốc hội Nhật Bản (国会) là cơ quan lập pháp gồm có 2 viện: hạ viện (衆議院、Chúng Nghị Viện – Shugiin) và thượng viện (参議院tham nghị viện Sangiin)
Hạ viện: có 480 ghế (tiểu khu tuyển cử 300, khu tỉ lệ 180) được bầu từ 130 đơn vị, trên nguyên tắc có nhiệm kỳ là 4 năm, nhưng vì một lý do nào đó, giữa chừng Thủ Tướng (chủ tịch đảng cầm quyền) có quyền giải tán (解散選挙) để bầu ra một hạ viện mới. Tính cho đến nay, trong tất cả 46 nhiệm kỳ tính từ (1892-2012) chỉ có 4 nhiệm kỳ là 7, 10, 11, 21 là được duy trì đúng 4 năm, còn hầu hết là giải tán giữa nhiệm kỳ, tính trung bình là 1 nhiệm kỳ là 2 năm rưỡi.Bất cứ công dân nào trên 25 tuổi đều có thể ứng cử.
Thượng viện: có 242 (tiểu khu tuyển cử là 146, khu tỉ lệ là 48) ghế được chọn từ 47 đơn vị bầu cử, có nhiệm kỳ cố định là 6 năm và cứ 3 năm một lần sẽ được bầu lại để chọn một nửa là 121 ghế gọi là bầu cử bán phần. Khác với hạ viện không có việc giải tán nửa chừng. Số tuổi tối thiểu để có tư cách nộp đơn ứng cử là 30.

Vai trò của 2 viện

Nói chung thì vai trò của 2 viện là làm chung một công việc: thảo luận những dự án dưới nhiều góc độ rồi thông qua hoặc phủ quyết. Nói rõ hơn thì Hạ Viện thảo luận và biểu quyết, còn Thượng Viện thì có nhiệm vụ xem xét lại những dự án đã được thông qua. Trên nguyên tắc, các dân biểu hạ viện là những chính trị gia thuần túy, còn nghị sĩ thượng viện bao gồm nhiều thành phần nổi tiếng được nhiều người biết đến như học giả, nhà kinh doanh, nghệ sĩ, nhà thể thao…. Sở dĩ có sự phân chia như thế là vì nghị sĩ thượng viện là đại diện nhiều tầng lớp nhân dân không có chân trong đảng phái nào nên việc xem xét, check lại những phán quyết của hạ viện bằng cách nhìn của người dân sẽ chính xác và công bình hơn. Nhưng đó chỉ là hình thức và là chuyện xa xưa, trên thực tế thì đảng nào cũng cố đưa người của mình vào cả 2 viện sao cho quá bán để tránh trường hợp một bên thì thông qua, còn một bên thì phủ quyết. Tiếng Nhật gọi tình trạng này là “quốc hội nejiri”ねじり国会. Hơn nữa sự có mặt của những người nổi tiếng như ca sĩ, tài tử sẽ thu được nhiều phiếu hơn từ những fan của những nghệ sĩ này.

Sự khác biệt giữa Hạ Viện và Thượng Viện về mặt phán quyết:

- Đối với các dự luật về pháp luật, nếu phán quyết của 2 viện không giống nhau thì dự luật sẽ chuyển lại Hạ Viện để xem xét lại một lần nữa và sẽ được thông qua khi có 2/3 dân biểu hiện diện chấp thuận…

- Đối với 3 dự luật đặc biệt: ngân sách, điều ước, chỉ định Thủ Tướng. Nếu phán quyết của 2 viện không giống nhau, thì phán quyết của hạ viện sẽ coi là ưu tiên và tự động thông qua sau khi qua một vài thủ tục đơn giản..

- Đối với việc sửa đổi hiến pháp (憲法改正)hoặc việc bổ nhiệm các nhân sự quan trọng của ngân hàng quốc gia, viện kiểm soát tài chánh, viện nhân sự, phái cử lực lượng tự vệ đội ra nước ngoài v.v… thì phải được sự đồng ý của 2 viện

- Chỉ hạ viện là có thể ra quyết nghị để phủ quyết việc bất tín nhiệm (不信任) hay thông qua nghị quyết bất tín nhiệm nội các chính phủ, trường hợp này thì nội các phải từ chức. Còn thượng viện thì chỉ có thể ra nghị quyết “khiển trách nhân sự của nội các” (官僚など問責決議)hoặc “khiển trách thủ tướng (首相問責決議), các nghị quyết này chỉ là một hình thức cảnh cáo chứ không có bắt buộc phải thi hành..

Nhìn qua những sự khác biệt trên, ta thấy rằng hạ viện có ưu tiên hơn thượng viện. Điều này đã được giải thích:

1/ nhiệm kỳ của hạ viện (tuy là 4 năm) nhưng trên thực tế thì ngắn hơn nhiều, nên sẽ có những dự luật đi sát với người dân hơn vì tình hình đôi khi xảy ra rất nhanh chóng.

2/ thượng viện chỉ giữ vai trò check lại và khuyến cáo, nên nếu có quyền như hạ viện thì những dự án cần thiết như ngân sách, chỉ định thủ tướng v.v… sẽ không bao giờ thực hiện được nếu thượng viện nhất định phủ quyết.

Tuy nhiên, xét về mặt tích cực thì dù cả 2 không có cùng phán quyết và cuối cùng Hạ Viện sẽ cũng thông qua, nhưng những chỉ trích của Thượng Viện sẽ làm cho dự luật hoàn hảo hơn, vì khi được biểu quyết lại tại Hạ Viện thì dự luật được biểu quyết này sẽ có thêm hoặc bớt những điều mà thượng viện chỉ trích. Hơn nữa nhiệm kỳ của Thượng Viện thì cố định nên không có việc các dự luật cần thiết phải xếp xó vì Hạ Viện bị giải tán giữa chừng.


Đã có nhiều ý kiến của nhiều giới cho rằng: vai trò của thượng viện thực ra không cần thiết. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này thì ý kiến này vẫn chưa được đồng tình vì những lý do nêu trên

Cách bầu cử 2 viện


Cả 2 viện được bầu theo thể thức: tiểu khu tuyển cử (小選挙区), nghĩa là bầu trực tiếp cho ứng cử viên tại khu tuyển cử, ai cao phiếu nhất thì người đó đắc cử, và theo khu tỉ lệ (比例区), nghĩa là bầu bằng tên của đảng mình chọn hoặc tên ứng cử viên của đảng mình chọn, theo phương thức Victor D’Hondt. Số phiếu đạt được là tổng số phíếu bầu tên đảng và bầu tên ứng cứ viên, được chia cho 1, 2, 3, 4, 5 hoặc hơn nữa theo số ghế đắc cử đã qui định tại từng khu tuyển cử. Kết quả đắc cử sẽ được tính theo tỷ lệ ứng cử viên có số phiều nhiều hay ít.

Lấy thí dụ trong 1 khu tuyển cử có 4 đảng A, B, C, D tranh 10 ghế: đảng A được 1500 phiếu, B là 700, C là 300 và D là 200. Nhìn theo bảng dưới thì 10 ứng cử viên có số phiếu cao nhất là 1500, 750, 500, 375, 300, 250 (đảng A), 700, 350, 233 (đang B), 300 (đảng C) sẽ đắc cử. Cách bầu cử này có điều lợi là những đảng nhỏ (C) có số phiếu thấp nhất cũng có thể có chân trong quốc hội.

Đảng A
Đảng B
Đảng C
Đảng D
Chia cho 1
1500 (1)
700 (3)
300 (7)
200
÷ 2
750 (2)
350 (6)
150
÷3
500 (4)
233 (10)
450
÷ 4
375 (5)
175
225
÷ 5
300 (7)
÷ 6
250 (9)
÷ 7
214

Kỳ họp của quốc hội: Mỗi năm có từ 2 đến 3 kỳ họp được chia thành:
Họp thông thường (通常国): thời gian họp là 150 ngày bắt đầu từ trong tháng giêng đến cuối tháng 6, có thể kéo dài nhưng chỉ 1 lần
Họp lâm thời: 臨時会: được triệu tập khi được 1/4 dân biểu, nghị sĩ của 1 trong 2 viện hoặc nội các chính phủ yêu cầu để đáp ứng với tình hình, thời gian sẽ được quyết định bởi dân biểu, nghị sĩ của 2 viện, có thể kéo dài tối đa là 3 lần.
Họp đặc biệt (特別会): được triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ khi bầu cử hạ viện, có mục đích chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và Thủ Tướng….
Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết khi có dịp.

Trần Thái Huy
Theo ERCT  ww.erct.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét