Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Tại sao cần dự trữ ngoại tệ?

Ngày Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tại sao cần dự trữ ngoại tệ?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tại sao cần dự trữ ngoại tệ?

Nguyễn Xuân Nghĩa
Trong vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008, nhiều quốc gia vẫn cho rằng Hoa Kỳ là thủ phạm. Sau vụ khủng hoảng, khi kinh tế toàn cầu bị suy trầm, Hoa Kỳ lại là thủ phạm lần nữa vì các biện pháp kích thích kinh tế làm Mỹ kim sụt giá khiến các nước càng khó xuất cảng để kéo kinh tế ra khỏi hố suy sụp. Những tính toán về ngoại giao chính trị còn khiến một số quốc gia đề nghị hoặc vận động việc thay thế Mỹ kim như một ngoại tệ dự trữ. Người ta nói đến “ngày tàn của Mỹ kim” như một chỉ dấu về sự suy tàn của đệ nhất siêu cường….
Ngần ấy lý luận chỉ là một phần của sự thật, nên chưa là sự thật.
Khủng hoảng tài chánh có bùng nổ tại Hoa Kỳ, nhưng vì những chứng tật cũng đã có tại nhiều nước khác: bong bóng trên thị trường gia cư khiến nhà cửa lên giá, khủng hoảng tín dụng loại thứ cấp khiến hệ thống tài chánh ngân hàng vỡ nợ, v.v… Nước Mỹ không giữ độc quyền bất cẩn.
Khi khủng hoảng tài chánh bùng nổ ngay giữa một chu kỳ suy trầm - recession - khởi sự từ cuối năm 2007, ngân hàng trung ương Mỹ đã cắt lãi suất tới số không mà chưa thấy công hiệu thì in tiền để bơm vào kinh tế, gọi là quantitative easing (nâng mức lưu hoạt có định lượng). Mỹ kim vì vậy xuống giá. 
Nhưng sau đó, Chính quyền Barack Obama lại còn tăng chi ào ạt, tiếng là để cứu nguy kinh tế mà thực chất là để cải tạo xã hội. Vì vậy, bội chi ngân sách và gánh nặng công trái lên tới mức kỷ lục mới càng đánh sụt giá đô la.
Khi Mỹ kim mất giá thì hàng Mỹ có rẻ hơn thật, nên Hoa Kỳ có thể gia tăng xuất cảng.
Nhưng mặt trái của sự việc là hàng nhập cảng cũng thành đắt hơn, được tiêu thụ ít hơn. Kết quả là nhờ đó mà cải thiện được cán cân ngoại thương – là xuất cảng nhiều hơn và nhập cảng ít đi, từ đó giảm số nhập siêu và quân bình lại cán cân chi phó (chi thu bằng ngoại tệ). Tiến trình điều chỉnh cần thiết ấy tất nhiên là gây dao động cho nước khác, khi họ cũng cần xuất cảng nhiều hơn và nhập cảng ít hơn… Nhiều nước bị khốn đốn vì dự trữ ngoại tệ của mình hao hụt do bị nhập siêu.
***
Tuy nhiên, những biến động hối đoái ấy dẫn tới câu hỏi về chức năng của khối dự trữ ngoại tệ.
Trên nguyên tắc, người ta cần có ngoại tệ – đơn vị tiền tệ của xứ khác – để giải quyết nhu cầu mua bán. Mua là nhập cảng, bán là xuất cảng. Bán hàng rồi là thu về ngoại tệ của xứ mua hàng và khi mua hàng thì phải thanh toán bằng ngoại tệ của nước bán hàng. Trong một chu kỳ giao dịch – một tháng hay một năm – để giải quyết nhu cầu thanh toán, người ta cần có sẵn một số dự trữ ngoại tệ, nhiều hay ít thì tùy  khối lượng giao dịch. Mua bán nhiều làm chênh lệch giữa xuất và nhập cảng càng cao thì càng phải có nhiều dự trữ hơn. Câu hỏi nôm na dễ hiểu là “có đủ dự trữ cho bao nhiêu tuần nhập cảng?” Thời gian càng ngắn thì mức dự trữ này coi là càng ít.
Khi mua nhiều hơn bán thì người ta cần khối dự trữ cao hơn để thỏa mãn nhu cầu thanh toán. Và vì thị trường Hoa Kỳ mua nhiều hàng hóa nhất của thế giới, dự trữ của các xứ khác thường có một tỷ trọng Mỹ kim rất cao và hối suất đồng bạc được tính bằng Mỹ kim, là quy luật phổ biến.
Chuyện thứ hai là ấn định hối suất đồng bạc ấy như thế nào? 
***
Hối suất là tỷ giá hối đoái trao đổi giữa đồng nội tệ của quốc gia với đồng ngoại tệ mà xứ này sử dụng nhiều nhất trong việc mua bán. 
Khi ấn định hối suất thấp – cần ít tiền hơn để có một đơn vị ngoại tệ – thì hàng hoá của mình bán ra sẽ rẻ hơn và hàng nhập cảng sẽ đắt hơn. Trong nhiều thập niên, các quốc gia đều theo chế độ cố định có điều tiết, là ấn định hối suất cố định theo hướng có lợi nhất cho việc mua bán, nhưng vẫn điều chỉnh một cách tiệm tiến để phản ảnh thực tế cung cầu của việc mua bán ấy. Trên lý thuyết thì về dài chế độ hối đoái ấy – giàng giá đồng bạc vào một ngoại tệ, nhưng vẫn điều chỉnh – có thể quân bình được lượng hàng mua vào và bán ra.
Nhưng người ta không quên rằng đồng ngoại tệ ấy cũng là một tài sản, tương tự như một cổ phiếu, một trái phiếu – giấy nợ – hay một khối hàng hóa, v.v… Loài người vốn là sinh vật biết suy nghĩ và phản ứng sao cho có lợi nhất nên còn muốn loại tài sản này không mất giá hoặc còn lên giá, nghĩa là mua đi bán lại sao cho có lời. Nhiều chính quyền nghĩ rằng ấn định hối suất thấp thì có lợi cho ngoại thương (dễ xuất cảng và khó nhập cảng). Trong khi ấy, thị trường cũng tính toán và phản ứng theo chiều hướng đó, là khai thác sự sai biệt trên thị trường hối đoái này….
Chừng hai chục năm trở lại đây, các nước dần dần bãi bỏ chế độ hối đoái cố định mà thả nổi đồng bạc, là để thị trường quyết định về hối suất theo quy luật cung cầu. Nếu xứ này bán nhiều hơn mua thì giá trị đồng bạc tự nhiên phải tăng so với một đồng bạc khác, và ngược lại. 
Chế độ hối đoái tự do dẫn tới hối suất tự do và trên nguyên tắc – tức là cũng sẽ sai trong thực tế – hối suất sẽ tự điều chỉnh để quân bình lại việc mua bán. Mua nhiều quá thì hối suất sụt nên sẽ giúp cho việc bán hàng dễ dàng hơn và giảm dần khả năng nhập cảng để đi tới cân bằng ngoại thương. Trong thực tế, việc điều chỉnh ấy không tiệm tiến và nhẹ nhàng mà gây nhiều biến động khiến các quốc gia phải có một khối dự trữ ngoại tệ lớn hơn nhu cầu thanh toán việc mua bán. 
Khi ấy, tức là chừng một chục năm về trước, một hiện tượng song hành đã xảy ra.
***
Vì biến động trên thị trường hối đoái, thì muốn giữ giá nội tệ cho thấp, quốc gia phải bán ra số ngoại tệ dự trữ của mình. Và có khi bị khủng hoảng vì hao hụt dự trữ, là trường hợp Thái Lan ngày hai tháng Bảy năm 1997. Vụ khủng hoảng hối đoái ấy dẫn tới khủng hoảng kinh tế cho toàn cõi Đông Á, lan qua Nga, qua Brazil và dội về Hoa Kỳ.
Sau vụ khủng hoảng 1997-1998, các nước đều rút tỉa kinh nghiệm nên cố giữ một khối dự trữ thật lớn nếu so với nhu cầu ngoại thương của mình. Thái Lan nay có dự trữ tính ra Mỹ kim thì bằng 100 tỷ, Nam Hàn 200 tỷ, Đài Loan 300 tỷ và Trung Quốc hơn hai ngàn tỷ…
Thế thì họ làm gì với khối dự trữ ấy khi mà nhu cầu thanh toán cho ngoại thương thật ra không lớn như vậy? Họ dùng ngoại tệ ấy để đầu tư, và dự trữ ngoại tệ trở thành quỹ đầu tư. 
Nhu cầu đầu tư – mua cái gì, ở đâu, thì có lợi nhất an toàn nhất? – mới quyết định về tỷ phần ngoại tệ trong khối dự trữ này. Nếu đầu tư vào Mỹ có lợi hơn vào Âu châu hay Nhật Bản thì tỷ trọng Mỹ kim trong quỹ đầu tư này cao hơn so với đồng Euro hay đồng Yen.
Đó là trào lưu chung của thế giới và cuộc tranh luận về tương lai đồng Mỹ kim không làm sáng tỏ vấn đề nếu không vạch ra một sự thật mới: khối dự trữ ngoại tệ không chì là quỹ bình ổn hối đoái mà còn là quỹ đầu tư. Và tính toán về đầu tư – hơn là ngoại thương – mới quyết định về cơ cấu các loại ngoại tệ trong khối dự trữ này.
Ngoại lệ là… Việt Nam.
...........
Nguồn: Dainamax Magazine

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

An Interview With Paul Samuelson

Ngày Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết An Interview With Paul Samuelson
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tài liệu cũ:
Jun 17 2009
An Interview With Paul Samuelson

I've spent the last six months, off and on, trying to interview Paul Samuelson. Samuelson has a long list of accomplishments -- A John Bates Clark Medal, a Nobel Prize -- that I won't try to recap here. But by most accounts he is responsible for popularizing Keynesian economics in Post-Second World War America, and I wanted his thoughts on the current administration's fiscal policies and the modern Keynesian resurgence.
I finally spoke with Dr. Samuelson yesterday morning. (Then my crummy RadioShack recorder -- caveat emptor -- spent yesterday afternoon trying to destroy the file.) Sameulson is an energetic 94 years old and the conversation ran for about an hour, so I've decided to break the transcript into two parts. I'll publish part two tomorrow morning.

The first part of the conversation is mostly economic history -- the rise and fall (and rise) of Keynes, the influence of Milton Friedman, and the era of Alan Greenspan. Part two covers current events -- the need for a more stimulus spending and how his nephew (one Larry Summers) is doing running the economy. My questions are in bold.

So is it time for the Keynesians to declare victory?

Well I don't care very much for the People Magazine approach to applied economics, but let me put it this way. The 1980s trained macroeconomics -- like Greg Mankiw and Ben Bernanke and so forth -- became a very complacent group, very ill adapted to meet with a completely unpredictable and new situation, such as we've had. I looked up -- and by the way, most of these guys are MIT trained; Princeton to MIT or Harvard to MIT -- Mankiw's bestseller, both the macro book and his introductory textbook, I went through the index to look for liquidity trap. It wasn't there!

Oh, I used those textbooks. There's got to be something in there on liquidity traps.

Well, not in the index. And I looked up Bernanke's PhD thesis, which was on the Great Depression, and I realized that when you're writing in the 1980s, and there's a mindset that's almost universal, you miss a lot of the nuances of what actually happened during the depression.

I am regarded as a Keynesian. My book, which over a period of about 50 years sold millions of copies, for the first time brought home -- not only to advanced Ivy League places but also to community colleges and high schools -- the gist of the Keynesian macroeconomic system. I thought it would be a success because it was one Keynesian book by
Lorie Tarshis, which for reasons I've never understood got completely tarred by a kind of a fascist group, and by Bill Buckley, as unsound and so forth. And unfairly that book never got a good chance. He had actually been a student of Keynes.

And my book came along and swept the field, and set a pattern so that every time somebody -- this is just scuttlebutt -- so that every time some economics textbook writer sued another textbook writer for plagiarism, it never got anywhere because the judge would just say, 'it's all Samuelson lite,' so to speak.

Anyway. Things swept so badly that I had distrust -- after 1967, let's say -- of American Keynesianism. For better or worse, US Keynesianism was so far ahead of where it started. I am a cafeteria Keynesian. You know what a cafeteria catholic is?

I think so. Someone who picks and chooses the bits of the doctrine that they find agreeable.

Yeah. I might go to mass every week, so I'm a good catholic, but I don't regulate my family size the way the Pope would like to.

So which bits of the Keynesian doctrine do you not take out of the cafeteria?

Well, let me give you a bit of boring autobiography. I came to the University of Chicago on the morning of January 2, 1932. I wasn't yet a graduate of high school for another few months. And that was about the low point of the Herbert Hoover/Andrew Mellon phase after October of 1929. That's quite a number of years to have inaction. And I couldn't reconcile what I was being taught at the university of Chicago -- the lectures and the books I was being assigned -- with what I knew to be true out in the streets.

My family was well off but not rich. I spent the four years I was an undergraduate working on the beach. And it wasn't because I was lazy; it was because my freshman class would go to a hundred different employers and wouldn't get a nibble. That was a disequilibrium system. I realized that the ordinary old-fashioned Euclidean geometry didn't apply.

And I applauded when the major members of the Chicago faculty -- maybe even a few years before Keynes's general theory -- came out with a petition to have a deficit-financed spending without taxation in order to create a new increment of spending power. And I was for that. And Franklin Roosevelt, who was not a trained economist, and who experimented and made a lot of mistakes, in his first days, by good luck or good advice got the system moving. It was in a sense an easier problem because the pathology was so terrible.

He would go to Warm Springs Georgia. And that county -- a pretty sizeable one, this is the old south -- there were maybe three to ten people with enough income to file an income tax return. So, when along came the WPA, the PWA, and a little later the Reconstruction Finance Corporation, you could be very sure that those monies spit out by government-- not from airplanes in the air, sending newly printed greenbacks, but essentially the equivalent of that -- would be spent.

I don't know if you know the name, the professor
E. Cary Brown wrote kind of the definitive article in the American Economic Review on what had been accomplished by deficit spending that was sustained. And his numerical findings were that there were no miracles -- it was about what you'd expect -- but it worked. And so I developed I guarded admiration for Keynes. And I say guarded because I don't think he understood his system as well as some of the people around him did.

Anyway, this swept the field for a number of decades. And then, when the 1970s came, with very heavy supply side shocks -- the quadrupling of OPEC oil prices overnight, a rash of bad harvests, and the terrible price/wage control system contrived by Arthur Burns and Nixon 17 months before the election in order to ensure that they won. All these things added up. And Keynesianism, if it was thought to promise perpetual prosperity, became disparaged.

When the king dies you need a new king. Guess what?

Milton Friedman?

Milton Friedman. Friedman had a solid
MV = PQ doctrine from which he deviated very little all his life. By the way, he's about as smart a guy as you'll meet. He's as persuasive as you hope not to meet. And to be candid, I should tell you that I stayed on good terms with Milton for more than 60 years. But I didn't do it by telling him exactly everything I thought about him. He was a libertarian to the point of nuttiness. People thought he was joking, but he was against licensing surgeons and so forth. And when I went quarterly to the Federal Reserve meetings, and he was there, we agreed only twice in the course of the business cycle. .

That's asking for a question. What were the two agreements?

When the economy was going up, we both gave the same advice, and when the economy was going down, we gave the same advice. But in between he didn't change his advice at all. He wanted a machine. He wanted a machine that spit out
M0 basic currency at a rate exactly equal to the real rate of growth of the system. And he thought that would stabilize things.

Well, it was about the worst form of prediction that various people who ran scores on this -- and I remember a very lengthy Boston Federal Reserve study -- thought possible. Walter Wriston, at that time one of the most respected bankers in the country and in the world fired his whole monetarist, Friedmaniac staff overnight, because they were so off the target.

But Milton Friedman had a big influence on the profession -- much greater than, say, the influence of Friedrich Hayek or Von Mises. Friedman really changed the environment. I don't know whether you read the newspapers, but there's almost an apology from Ben Bernanke that we didn't listen more to Milton Friedman.

But anyway. The craze that really succeeded the Keynesian policy craze was not the monetarist, Friedman view, but the [Robert] Lucas and [Thomas] Sargent new-classical view. And this particular group just said, in effect, that the system will self regulate because the market is all a big rational system.

Those guys were useless at Federal Reserve meetings. Each time stuff broke out, I would take an informal poll of them. If they had wisdom, they were silent. My profession was not well prepared to act.

And this brings us to Alan Greenspan, whom I've known for over 50 years and who I regarded as one of the best young business economists. Townsend-Greenspan was his company. But the trouble is that he had been an Ayn Rander. You can take the boy out of the cult but you can't take the cult out of the boy. He actually had instruction, probably pinned on the wall: 'Nothing from this office should go forth which discredits the capitalist system. Greed is good.'

However, unlike someone like Milton, Greenspan was quite streetwise. But he was overconfident that he could handle anything that arose. I can remember when some of us -- and I remember there were a lot of us in the late 90s -- said you should do something about the stock bubble. And he kind of said, 'look, reasonable men are putting their money into these things -- who are we to second guess them?' Well, reasonable men are not reasonable when you're in the bubbles which have characterized capitalism since the beginning of time.

But now Greenspan admits he was wrong.

Because we had, instead of three standard deviations storm, a six standard deviation storm. Well, we did have something unprecedented. I think looking for scapegoats and blame can be left to the economic historian. But, at the bottom, with eight years of no regulation from the second Bush administration, from the day that the new SEC chairman -- Harvey Pitt -- said 'I'm going to run a kinder and gentler SEC,' every financial officer knew they weren't going to be penalized.

Self regulation never worked as far as macroeconomic events -- whether we're talking about post-Napoleonic War business cycles or the big south sea bubble back in Isaac Newton's time, up to today's time. The pendulum just swings back in the other direction.

About that pendulum. Has macroeconomics learned anything in the past 30 or even in the past 70 years?

Well, I will say this. And this is the main thing to remember. Macroeconomics -- even with all of our computers and with all of our information -- is not an exact science and is incapable of being an exact science. It can be better or it can be worse, but there isn't guaranteed predictability in these matters. 

What has pleasantly surprised me is that because of the Obama political sweep we've got some very rapid interventions beyond anything that the Eccles Federal Reserve even dreamed of in Franklin Roosevelt times, and that's why I think we're a little bit ahead o the European Union in the state of our recovery.

On the other hand, I think the popular view -- if I count noses -- is that by the end of this year even, or by 2010, recovery will have set in. That's a very ambiguous thing. Things could get better -- things could even get better such that the National Bureau committee that officially dates these recessions will say that the recession officially ended in something like December 2010. That could be misleading, because it could be completely consistent with continuing decreases in employability, an adverse balance of payments, and a move of both the consumer section and the investing section towards non-spending -- towards saving and hoarding. I don't think we would enjoy a lost decade, like the two lost decades the Japanese had.

However, if you need a framework for these things, then you can't do better than the 1965
Hicks/Hansen version of the Keynesian system, which is pretty clear cut on how a central bank can, by diddling its discount rate up and down judiciously, lead toward a period of great moderation rather than the terrible ups and downs of the 20th century.

Samuelson image via MIT economics page. Thanks to
Brad DeLong for letting me know who Lorie Tarshis is, along with the proper spelling of his name
Henry Ford said, "History is bunk." Even more cynically, Napoleon said, "History is a set of fables agreed upon."
Both had a point.
But back in the early 1930s, during the Great Depression, President John F. Kennedy's father, Old Joe Kennedy, made two fortunes betting that stocks would keep falling and unemployment would keep growing.
He disbelieved in early New Deal recoveries.

By contrast, the leading U.S. economist at Yale, Professor Irving Fisher, after (1) marrying a fortune; and (2) earning a second fortune by inventing a profitable visual filing system, nevertheless ended up losing no less than three fortunes!
The story of these two opposites illustrates how and why economics can never be an exact science.
Joseph Kennedy Sr. was a tough and crafty speculator. Apparently he sold stocks short from 1929 to, say, 1931 or 1932.
Professor Fisher early on first lost his own fortune when the stocks he bought went bust. So he restudied the Wall Street and Main Street statistics.
Admitting that he had been too optimistic, Fisher wrote a new book. In it he admitted his previous error. But his new book said: The stock market is now a bargain.
Alas, his heiress wife's assets collapsed under this guidance. Stubborn Fisher persisted in his optimism. He went on to advise his sister-in-law, the president (I believe) of Wellesley College, to stay with stocks! This time she balked and fired him as investment adviser.
While Fisher was going broke, Joe Kennedy persevered by selling short the stocks that still were falling. No paradox.
However, as the New Deal recovery program finally began to succeed, Kennedy Sr. left the stock market and bought the Chicago Merchandise Mart Building -- the biggest structure in the world at that time.
Which speculator was right? And which was wrong between these two well-informed giants? No sage can answer that question.
This is the second part of my interview with Paul Samuelson. I posted part one yesterday. Part two is a little more all over the place. We discuss fiscal stimulus, the current administration, behavioral economics, the risk of inflation, and Dr. Samuelson's relationship with Larry Summers. Skim milk makes an appearance, and so does Greg Mankiw's textbook (again).

I have very lightly edited the transcript for clarity, but otherwise it is an exact rendering of our conversation. My questions in bold.

I have a couple of questions about the current debate.  Do you think large fiscal stimulus should be controversial? And would you like to see more of it? Would you like to see a second or third stimulus, depending on where you start counting?

Well, in the first place, the E. Carey Brown analysis stressed that one shot spending gives you only one-shot response. It's gotta be sustained. The way we got out of the 1929 Great Depression in the US -- and this happened not only in the US but also in Germany and each place in which there was almost a third unemployed --- was heavy deficit spending. It was not clever Federal Reserve policy, because early on the Federal Reserve had shot its bolt when we came near to liquidity trap.

I'll speak from some experiences. My father in law was president of a national bank in Vernon, Wisconsin, population 4,100 as of the last Census. His was the only bank in the first week after Roosevelt's bank holiday that was allowed to reopen. Why? Well, he knew every borrower and he knew better than they did what they could afford and what they couldn't afford. And so he came into the situation with a clean balance sheet.

You think 'Great, because we preserve the monetary supply in the system, right?' Not great. Because the average person did not go out spending and lending freely. He bought treasury bills for as little as half a percent per annum. So the system was frozen without these supplementary expenditures, where the WPA competed with the PWA and with the reconstruction finance corporation. For really depressed situations, unorthodox central banking is needed.

We're almost getting there. In one of Greg Mankiw's articles, he said that maybe when the interest rate gets down to zero and it's threatening to be negative, you should give a subsidy with it. Well, that's what fiscal policy is!

By the way, I don't want you to think that I think that everything for the next 15 years will be cozy. I think it's almost inevitable that, with a billion people in China wide awake for the first time, and a billion people in India, there's going to be some kind of a terrible run against the dollar. And I doubt it can stay orderly, because all of our own hedge funds will be right in the vanguard of the operation. And it will be hard to imagine that that wouldn't create different kind of meltdown.

Last thing. Mea culpa, mea culpa. MIT and Wharton and University of Chicago created the financial engineering instruments, which, like Samson and Delilah, blinded every CEO -- they didn't realize the kind of leverage they were doing and they didn't understand when they were really creating a real profit or a fictitious one. There 's a lot of causality in economics, even though it's very far from an exact science.

A question about the exact science stuff before going back to policy questions. One of the things for which you are most famous is for writing the
Foundations of Economic Analysis, which as I understand it attempted to bring a kind of mathematical uniformity to the field --

Well, I would say a mathematical searchlight --

Okay, what's the distinction there? I'm curious what you think about some recent developments in economics, some of the movements that are hot right now -- like behavioral economics, part of which wants to challenge the notion of humans as utility maximizing rational agents.

In my view behavioral science describes an extremely large and important part of the modern picture. However, whenever the economy turns in a very irrational way, that can create opportunities for very rational speculators to make a profit. So you can still get some approximation on the micro level of an efficient market. But there never has been a true macro efficient market. You just have to look at the record of economic history the ups and downs. Bubbles are self-generating.

And I'm not sure most of the people that get caught up in the middle of a bubble can be described as irrational. It seems pretty rational to buy a house and flip it in the next few weeks at a profit when that's been happening for along time. It works both ways.

The crowd mentality is maybe not rational.

Well, let's put that differently. It's not optimal. It's what it is. You have to cope with people. Now, if all the people had gone to the Wharton School and become very sophisticated that doesn't mean the society in which they lived and operated would be incapable of having a business cycle or bubbles. They're self generating.

So are people utility maximizing and rational and can we make sense of interpersonal comparisons of utility in a mathematical way?

No. But you know, people say, 'greed has suddenly increased.' But it isn't that greed's increased. What's increased is the realization that you've got a free field to reach out for what you'd like to do. Everybody would still like to retire with a satisfactory nest egg in real terms. And the tragedy of this unnecessary eight-year interlude is that much of what has been accumulated is gone and gone forever. And no amount of pumping is going to bring back into reality what were ill-advised overextensions of bridges to nowhere and housing developments for which there was no effective demand.

With the Foundations, I looked around for the best bicycle in town. It wasn't perfect, but it was better than what had been assigned previously.

Back to some middle-term and long-term policy questions. Even if it makes sense to think about deficit-financed government demand stepping in and replacing a drop off in household demand, do you worry about the rising deficit and the potential risk of inflation? There's been a lot of articles on this in the past two weeks -- Paul Krugman and Niall Ferguson and others.

I think it would be surprising if, down the road -- not in the long long run but in the somewhat short run -- we don't have some return of inflation. On the other hand, I'm of the view that if we come out of this with some kind of temporary stabilization at least, and the price level is let's say 10-12% above what it was before we got into the meltdown, I think that's a price I would be willing to pay!

Unfortunately, after World War One -- in 1925 when the British tried to put the pound back to the 1914 level against Keynes advice -- it turned out that Keynes was very right and a lot of the subsequent grief in the British empire traces to that wrong decision. I'm against inflation, but what I worry about is continuing, galloping, self-reinforcing inflation. I would not try to roll things back to some sacred earlier price level.

And China .. You've written some about that. How real do you think the threat of a run on the dollar is? Some people, like your nephew Larry Summers has said that there's kind of "balance of financial terror" there -- that it's not in China's interest to see a big decline in the value of dollar denominated assets.

Well first let me say that I have big admiration for Larry Summers as an economist. However, when he was at MIT as an undergraduate, he never took a course of mine!

But I think he was wise. If he had people could always say, 'well, he's traveling on someone else's steam.' There's a Chinese wall between him and me. Any view he expresses and any view I express -- there might be some overlap, but there's nothing synchronized.

So you're not in touch with him now?

No.

Certainly, some of the reasons the Chinese have stuck with huge amounts of reserves in very low interest rate US assets has been to keep the export led program that they espouse in existence. They can still succeed there by taking the reserves out of prime zero-interest stuff and putting it in our general stock market and so forth, the way Dubai and some of the other countries are beginning to do. So I think we've got -- in the long term -- a lull in our favor, but it's a lull in our favor that, rationally, is probably not going to persist.

I just have two more questions. First, when I told people that I was going to talk to you this morning, the question that came up most had nothing to do with economics and was usually some variation of "how are you still doing stuff at 94?" What's the secret?

Well, I'll tell you! Luck. My female genealogy is very favorable. My aunts and so forth all lived into their 90s. My male genealogy was deplorable. And for the first 35 years of my life there was no treatment for hypertension. So part of my brashness was probably, "If I'm going to do something I better do it early." But my very good internist at MIT said 'hey, we can do something about that now.' And luckily I picked someone at the very good lab at Boston University Medical where some of the original anti-hypertensives and anti cholesterol medication and so forth was developed. So I'm a tribute to the advance of modern medicine.

However, I'll take a little credit for helping it along. I switched to skim milk when everyone said it was crazy. And I was always pretty well off. You know what happiness is: 'Having a little more money than your colleagues.' And that's not so tough in academic life.

Very last thing. What would you say to someone starting graduate study in economics? Where do you think the big developments in modern macro are going to be, or in the micro foundations of modern macro? Where does it go from here and how does the current crisis change it?

Well, I'd say, and this is probably a change from what I would have said when I was younger: Have a very healthy respect for the study of economic history, because that's the raw material out of which any of your conjectures or testings will come. And I think the recent period has illustrated that. The governor of the Bank of England seems to have forgotten or not known that there was no bank insurance in England, so when Northern Rock got a run, he was surprised. Well, he shouldn't have been.

But history doesn't tell its own story. You've got to bring to it all the statistical testings that are possible. And we have a lot more information now than we used to.

Are you happy with the way economics is being taught now? You've mentioned Greg Mankiw's textbooks.

Well to say that I've read them would be an exaggeration. I looked into them, and I was disappointed that they were so bland. [Laughs] No, he's a gifted writer. But an economist with a facile pen isn't necessarily an overnight expert on the likelihoods in our inexact science.

But an economist with a facile pen isn't necessarily an overnight expert on the likelihoods in our inexact science.
Samuelson seems more forgiving of his own gross errors than he is of others. In 1973 he predicted that the Soviet Union's economy would outstrip the US economy. In 1976 in his tenth edition of Economics he wrote that it "is a vulgar mistake to think that most people in Eastern Europe are miserable." (In 1980 he removed “vulgar”). In 1989, he delivered this chestnut: "The Soviet economy is proof that ... a socialist command economy can function and even thrive."
Milton Friedman loudly and ardently opposed communism and its atrocities. Communism is responsible for tens of millions of dead people, which makes Arnold Beichman, who catalogued Samuelson's idiotic mistakes, more forgiving than Samuelson is of Friedman’s more innocuous eccentricities when Beichman writes , “It seemed to me utterly incredible that an otherwise great economist could parrot idiotic Marxist propaganda.”
And for all us males, lets remember that Samuelson remained silent despite direct requests to support the end of the draft. Friedman led that fight in Congress and the White House.

Một số bài viết năm 2009 của Paul Krugman (phần 1)

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Một số bài viết năm 2009 của Paul Krugman (phần 1)
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tài liệu cũ:
 Một số bài viết năm 2009 của Paul Krugman

(bài của GS Paul Krugman đăng trên New York Times ngày 4/5/2009, do bạn đọc Dr. Trần dịch)
http://www.nytimes.com/2009/05/04/op…gman.html?_r=1
Lương bổng đang sụt giảm trên toàn Hoa kỳ.
Vài việc sụt giảm tiền lương, như tiền cung ứng cho công nhân Chrysler, là cái giá của trợ giúp liên bang. Nhiều việc khác, như sự đồng ý tạm thời về giảm lương ngay tại tòa báo New York Times, là kết quả của những thảo luận giữa ban lãnh đạo và các nhân viên trong công đoàn. Còn các việc giảm lương khác phản ảnh một sự thật trần trụi của một thị trường lao động yếu ớt: các nhân viên không dám chống đối việc giảm lương, vì họ không nghĩ rằng có thể tìm được các việc làm khác.

Cho dù các chi tiết ra sao đi nữa, tuy nhiên, các sự sụt giảm lương bổng là một triệu chứng của một nền kinh tế bệnh hoạn. Và chúng là một triệu chứng làm cho nền kinh tế thêm bệnh nặng hơn nữa.
Trước tiên, điều quan trọng nhất: các tin lẻ tẻ về sụt giảm lương bổng đang rao truyền đầy dẫy, nhưng hiện tượng này trải rộng đến mức nào? Câu trả lời: rất rộng.
Đúng là nhiều công nhân đang vẫn được tăng lương. Nhưng có đủ sụt giảm lương bổng trong nền kinh tế đến nổi mà, theo Văn phòng Thống kê Lao động, giá trung bình thuê mướn nhân viên trong lĩnh vực tư nhân chỉ tăng 0,2% trong quý 1 năm nay - tăng thấp nhất trong kỷ lục. Bởi vì thị trường việc làm vẫn đang tệ hại đi, điều sẽ không gây ngạc nhiên chút nào sẽ là nếu lương bổng nói chung bắt đầu sụt giảm vào cuối năm nay.
Nhưng tại sao đây lại là một việc tệ hại? Dù gì đi nữa, nhiều nhân viên đang chấp nhập sụt giảm lương bổng để giữ việc làm. Có gì sai quấy đâu?
Câu trả lời nằm tại một trong các nghịch lý đang gây tai họa cho nền kinh tế chúng ta hiện nay. Chúng ta đang chịu đau khổ bởi nghịch lý tiêu dùng tiện tặn: để dành tiền là một đức tính tốt, nhưng khi mọi người cố gắng tăng tiền để dành trong cùng một lúc, hậu quả sẽ là một nền kinh tế đình trệ. Chúng ta đang chịu đau khổ bởi nghịch lý trả nợ cùng lúc: giảm nợ và trong sạch hóa bản tổng kê tài sản là các điều tốt, nhưng khi mọi người cùng lúc cố gắng bán tài sản và trả các món nợ, thì hậu quả là một cuộc khủng hoảng tài chánh.
Và sắp tới đây chúng ta sẽ phải đối mặt với nghịch lý lương bổng: nhân viên tại một công ty nào đó có thể giúp giữ việc làm của họ bằng cách chấp nhận tiền lương thấp đi, nhưng khi các chủ nhân của toàn nền kinh tế cắt giảm lương bổng cùng lúc thì hậu quả sẽ là tăng nạn thất nghiệp.
Đây là phương cách nghịch lý này hoạt động: giả dụ rằng nhân viên tại tập đoàn XYZ chấp nhận giảm lương. Điều đó tạo điều kiện cho ban lãnh đạo XYZ giảm giá thành và làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn. Hàng bán được nhiều, và nhiều nhân viên có thể giữ việc làm của họ. Và bạn có thể nghĩ rằng giảm lương bổng làm tăng số việc làm - là điều đúng tại mức độ một công ty riêng lẻ nào đó.
Nhưng nếu mọi người đều chấp nhận giảm lương, thì không ai có được một lợi thế cạnh tranh nào. Vì vậy không có một lợi ích nào cho nền kinh tế từ việc giảm lương. Trong khi đó, sự sụt giảm lương bổng càng làm các vấn nạn trong nền kinh tế trở nên xấu đi trong các mặt khác.
Cụ thể, sụt giảm lương bổng, từ đó sụt giảm thu nhập, làm tệ hại đi vấn nạn nợ quá cao: tiền trả nợ bất động sản hàng tháng của bạn không giảm đi cùng lúc với lương bạn thụ hưởng. Hoa kỳ đi vào cuộc khủng hoảng lần này cũng vì tỉ lệ phần trăm số nợ của các hộ dân trên tổng số thu nhập ở vào mức độ cao nhất kể từ thập niên 1930. Các gia đình đang cố gắng giảm số nợ đó bằng việc để dành nhiều hơn họ đã từng làm trong một thập niên - nhưng khi lương bổng sụt giảm, họ sẽ phải theo đuổi một mục tiêu luôn di động. Và gánh nặng nợ nần tăng cao sẽ tạo ra áp lực đè nặng lên việc chi dụng của người tiêu thụ, làm nền kinh tế bị trì trệ, đình đốn.
Mọi việc càng trở nên tồi tệ nếu doanh nghiệp và người tiêu dùng trông đợi lương bổng càng sụt giảm thêm nữa trong tương lai. John Maynard Keynes nói một cách rõ ràng, hơn 70 năm trước: “Hậu quả của việc trông đợi lương bổng bị sụt giảm bởi, thí dụ, như 2% trong năm tới sẽ tương tự như hậu quả của 2% tăng cao trong số lãi suất phải trả trong cùng thời gian”. Và một sự tăng cao trong lãi suất thực là điều nền kinh tế hiện nay không muốn chút nào.
Việc lo ngại về sụt giảm lương bổng không chỉ là vấn đề lý thuyết. Nhật bản - nơi lương bổng trong lĩnh vực tư nhân sụt giảm trung bình 1% hàng năm trong các năm 1997-2003 - là một bài học thực tế cho việc bằng cách nào mà sụt giảm lương bổng góp phần tạo một nền kinh tế trì trệ.
Do đó, việc gì chúng ta có thể kết luận từ bằng chứng ngày một nhiều trong việc sụt giảm lương bổng tại Hoa kỳ? Chủ yếu, chỉ ổn định nền kinh tế sẽ không đủ: chúng ta cần một sự hồi phục thực sự.
Đã và đang có nhiều lời nói về việc mầm non đang chổi dậy và các điều cùng ý nghĩa, và thật ra đã có các chỉ số cho thấy rằng sự sụp đổ kinh tế bắt đầu từ mùa Thu năm ngoái nay đang diễn tiến theo chiều ngang. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia còn có thể tuyên bố rằng suy giảm kinh tế có thể chấm dứt vào cuối năm nay.
Nhưng tỉ lệ thất nghiệp hầu như chắc chắn sẽ còn tăng cao. Và mọi dấu hiệu đều cho thấy một thị trường lao động vô cùng ảm đạm trong nhiều tháng nếu không là nhiều năm sau - và đây là bảng chỉ dẫn cho việc tiếp tục giảm lương, từ đó trì trệ nền kinh tế vốn đang yếu kém.
Để xóa bỏ vòng xoáy hiểm ác đó, về căn bản chúng ta cần tăng thêm: tăng việc kích thích kinh tế, tăng hành động dứt khoát vào các ngân hàng, tăng tạo dựng việc làm.
Ai có công phải được nêu công trạng: Tổng thống Obama và các cố vấn kinh tế của ông ta dường như đã dẫn đưa nền kinh tế ra khỏi vũng lầy sâu thẳm. Nhưng nguy cơ Hoa kỳ theo bước chân dĩ vãng của Nhật bản - rằng chúng ta sẽ đối mặt với nhiều năm thiểu phát và đình trệ - dường như đang ngày càng tăng cao.
Bài trong chủ đề Sưu Tầm và Dịch | 3 lời bình »
Bài Viết Của Bạn Đọc -- 28 tháng 04, 2009 -- Description: Bản để in Bản để in
(bài của GS Krugman đăng trên New York Times ngày 24/4/2009 — Do bạn đọc Dr. Trần dịch)
(xin nhắc lại, chỉ dịch theo ý chứ không theo từng chữ, từng cụm từ)
http://www.nytimes.com/2009/04/24/opinion/24krugman.html?_r=1
“Không lợi ích gì qua việc hao tốn thời gian và năng lượng của chúng ta để chỉ trích quá khứ”. Tổng thống Obama tuyên bố như vậy, sau quyết định đáng khen ngợi của ông nhằm giải mật các ghi chú về pháp luật mà người tiền nhiệm của ông đã dùng để biện minh cho tra tấn. Một số người quan trọng trong giới chính trị và truyền thông đã lập lại quan điểm này. Chúng ta cần nên nhìn về phía trước, không phải về phía sau, họ nói như vậy. Không truy tố, xin làm ơn, không điều tra, vì chúng ta quá bận rộn.
Và thật vậy đang có những thử thách lớn lao: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng về y tế công cộng, khủng hoảng về môi trường.
Phải chăng nếu xét lại các sự lạm quyền trong tám năm qua, cho dù có tồi tệ thế nào đi nữa, là một việc làm xa xỉ chúng ta không thể kham nổi?
Không, không phải vậy, bởi vì Hoa kỳ không chỉ bao gồm một tập hợp các chính sách. Chúng ta là, hoặc ít ra chúng ta từng là, một quốc gia với nhiều lý tưởng đạo đức. Trong quá khứ, chính phủ chúng ta đã thỉnh thoảng thực hiện một vài công việc không hoàn hảo để nêu cao các lý tưởng đó. Nhưng chưa bao giờ các lãnh đạo của chúng ta lại phản bội một cách vô cùng tuyệt đối mọi điều mà quốc gia chúng ta ủng hộ. “Chính phủ này không tra tấn ai hết”, cựu Tổng thống Bush tuyên bố, nhưng họ lại làm như vậy, và cả thế giới biết điều đó.
Và điều duy nhất chúng ta có thể tìm lại địa bàn đạo đức của chúng ta, không chỉ vì địa vị chúng ta trên thế giới, nhưng vì lương tâm quốc gia của chính chúng ta, là phải điều tra xem việc gì đã xảy ra, và, nếu cần thiết, truy tố những ai chịu trách nhiệm.
Nhưng còn các lý luận rằng điều tra các lạm quyền của chinh quyền Bush sẽ gây trở ngại cho các cố gắng giải quyết các khủng hoảng ngày nay? Cho dù đó là đúng sự thật - cho dù sự thật và công lý đến với giá cao - cũng có thể lý luận rằng đó là giá chúng ta phải trả: luật pháp không chỉ có thể có hiệu lực khi thuận tiện. Nhưng có lý do thực sự nào để tin rằng quốc gia sẽ phải trả một giá đắt cho việc giải trình trách nhiệm?
Thí dụ, điều tra các tội ác thời Tổng thống Bush sẽ thật sự làm giảm thời gian và năng lượng cần thiết tại các nơi khác? Hãy nói rõ một chút: chúng ta đang nói về thời gian và năng lượng của ai đây?
Tim Geithner, vị Bộ trưởng Ngân khố, sẽ không bị rút ra khỏi cố gắng của ông ta nhằm cứu vớt nền kinh tế. Peter Orszag, vị Chủ tịch Ngân sách, sẽ không bị rút ra khỏi cố gắng của ông ta nhằm cải cách y tế công cộng. Steven Chu, vị Bộ trưởng Năng lượng, sẽ không bị rút ra khỏi cố gắng của ông ta nhằm hạn chế thay đổi khí hậu. Ngay cả vị Tổng thống cũng không cần, và thật ra không nên, phải liên can đến. Tất cả điều ông ta sẽ phải làm chỉ là để cho Bộ Tư pháp làm việc của họ - là việc ông ta được trông đợi phải làm trong mọi trường hợp - và không cản đường mọi cuộc điều tra tại Quốc hội.
Tôi không hiểu quý vị nghĩ sao, nhưng tôi tin rằng Hoa kỳ đủ khả năng khám phá sự thật và thi hành luật pháp ngay cả khi quốc gia này phải làm nhiều việc khác cùng lúc.
Tuy vậy, quý vị có thể lý luận - và nhiều người làm như vậy - rằng xét lại các sự lạm quyền trong các năm dưới thời Tổng thống Bush sẽ bào mòn sự đồng thuận chính trị mà Tổng thống cần để theo đuổi chương trình nghị sự của ông.
Nhưng câu trả lời cho lý luận đó là, đồng thuận chính trị nào đây? Vẫn còn nhiều, trời ơi, một số đáng kể những người trong đời sống chính trị của chúng ta đang đứng cùng hàng ngũ với những người tra tấn. Nhưng đây chính là những người đã không ngừng nghỉ trong nổ lực của họ nhằm ngăn chận sự cố gắng của Tổng thống Obama đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và cũng sẽ không ngừng nghỉ trong sự chống đối của họ khi ông cố gắng đối phó với các vấn đề y tế công cộng và thay đổi khí hậu. Vị Tổng thống không thể mất thiện chí của họ, vì họ không bao giờ đưa ra một chút nào cả.
Đã nói như vậy, cũng có nhiều người tại Washington không cùng phe với các người tra tấn nhưng dù vậy cũng không muốn xét lại điều gì đã xảy ra trong các năm dưới thời Tổng thống Bush.
Vài người trong số họ có thể chỉ vì không muốn nhìn thấy một quang cảnh xấu xa, tôi đoán rằng vị Tổng thống, người rõ ràng thích viễn cảnh tăng tiến hơn là đối đầu, thuộc nhóm này. Nhưng các điều xấu xa đó đang hiện diện tại đây, và giả vờ như chúng không tồn tại sẽ không làm chúng thật sự tan biến đi.
Nhiều người khác, tôi nghi vấn, không muốn xét lại các năm đó vì họ không muốn bị nhắc nhở về các tội của chính họ đã bỏ sót các việc này.
Bởi vì sự thật là quan chức trong chính quyền Bush đã đặt để tra tấn như một chính sách, dẫn quốc gia lạc hướng vào một cuộc chiến tranh họ muốn đánh và, có thể, đã tra tấn người ta trong cố gắng thu lượm “lời thú tội” ngõ hầu để biện minh cho cuộc chiến. Và trong khi đi diễn hành đến cuộc chiến, phần đông các nhân vật quan trọng lâu năm trong chinh trị và truyền thông đã ngó đi chỗ khác.
Đó là một điều khó khăn, do vậy, không chỉ trích mạnh mẻ khi thấy một số người lẽ ra đã nên lên tiếng chống lại các điều đã xảy ra, nhưng không làm như vậy, nay lại tuyên bố chúng ta nên quên lãng toàn bộ thời kỳ đó - vì quyền lợi quốc gia.
Xin lỗi, nhưng điều chúng ta nên làm vì quyền lợi quốc gia là có các cuộc điều tra về cả hai mặt, tra tấn và các việc dẫn đến chiến tranh. Các cuộc điều tra đó nên, khi thích hợp, được theo sau bởi các sự truy tố - không phải vì tính không lượng thứ, nhưng vì đây là một quốc gia có luật pháp.
Chúng ta cần làm việc này vì tương lai chúng ta. Do đó đây không phải nhìn về quá khứ, nhưng về tương lai phía trước - đó là để phục hồi quốc hồn quốc túy của Hoa kỳ.
GS Paul Krugman
Bài trong chủ đề Sưu Tầm và Dịch | 3 lời bình »
Bài Viết Của Bạn Đọc -- 28 tháng 04, 2009 -- Description: Bản để in Bản để in
(bài của GS Krugman đăng trên New York Times ngày 20/4/2009 - Bạn đọc Dr. Trần Dịch)
(xin nhắc lại đây chỉ dịch theo ý, không theo từng chữ hoặc cụm từ)
http://www.nytimes.com/2009/04/20/op…gman.html?_r=1
“Viễn cảnh tồi tệ nhất”, một người đối thoại hỏi tôi [trên NPR - đài phát thanh công cộng toàn quốc], “của nền kinh tế toàn thế giới là như thế nào”? Cho đến ngày hôm sau tôi mới có thể có câu trả lời đúng: Hoa kỳ có thể trở thành Ái Nhĩ Lan.
Điều đó có gì là tệ hại đâu? Để xem, chính phủ Ái Nhĩ Lan nay dự đoán rằng Tổng Sản lượng Quốc gia năm nay sẽ sụt hơn 10% so với thời điểm cao nhất, qua khỏi mức độ đôi khi được dùng để phân biệt suy giảm [recession] kinh tế và suy thoái [depression].
Nhưng còn tệ hại hơn nữa: để thoả mãn các chủ nợ đang lo ngại, Ái Nhĩ Lan đang bị cưỡng ép phải tăng thuế và cắt giảm mạnh mẻ các chi tiêu chính phủ để đối mặt với một nền kinh tế tiêu điều - các chính sách lại càng làm lún sâu nền kinh tế vốn đã suy sụp.
Và chính sự khép kín các chọn lựa trong chính sách như vậy mà tôi lo sợ có thể xảy ra cho phần còn lại của thế giới. Câu khẩu hiệu “Erin go bragh” [một câu nói dân gian của Ái Nhĩ Lan] thông thường có nghĩa “Ái Nhĩ Lan muôn năm”, theo truyền thống được dùng để nói lên quốc thể Ái Nhĩ Lan. Nhưng câu này cũng có thể, tôi lo ngại, được nói lên để dự đoán nền kinh tế thế giới.
Làm thế nào mà Ái Nhĩ Lan bị rơi vào tình trạng bị trói chặt hiện nay? Bởi vì họ đã [điều hành nền kinh tế] giống chúng ta, chỉ là hơn như vậy. Gần giống như tục danh của họ, Ái Nhĩ Lan nhảy cẫng bằng cả hai chân vào thế giới mới, mạnh bạo, của các thị trường [tài chánh] thế giới không được quản lý. Năm ngoái, quỹ Heritage Foundation tuyên bố rằng Ái Nhĩ Lan là nền kinh tế vào hàng thứ ba tự do nhất trên thế giới, chỉ sau Hồng kông và Singapore.
Chỉ một phần tự do nhất của nền kinh tế Ái Nhĩ Lan thuộc ngành ngân hàng, và ngành này dùng sự phóng khoáng [không được chính phủ quản lý chặt chẽ] họ có được để tài trợ cho một bong bóng bất động sản khổng lồ. Ái Nhĩ Lan, kết quả, đã trở nên một hình thái tương tự như vùng biển Florida nhưng có khí hậu lạnh giá và không có rắn [Florida của Hoa kỳ có rắn và khí hậu nóng].
Và rồi bong bóng bị bể tan. Sự sụp đổ trong ngành xây dựng làm nền kinh tế đi vào vòng xoáy không thể bứt phá ra được, trong khi giá nhà đất sụp đổ làm nhiều người nợ [bất động sản] nhiều hơn giá trị các bất động sản họ có trong tay. Kết quả, cũng như tại Hoa kỳ, là một làn sóng dâng trào các việc quỵt nợ, lỗ lã nặng nề cho các ngân hàng.
Và như vậy, các vấn đề khó giải quyết của các ngân hàng phải chịu phần lớn trách nhiệm trong việc đặt chính phủ Ái Nhĩ Lan vào các chính sách khó xoay sở hiện nay.
Vừa ngay trước cuộc khủng hoảng, Ái Nhĩ Lan dường như có hình trạng rất tốt, về tài chánh mà nói, với, một ngân sách cân bằng và một mức độ nợ thấp trong công chúng. Nhưng thu nhập chính phủ - từng tùy thuộc mạnh mẻ vào giá trị bất động sản bị thổi phồng - đã sụp đổ theo bong bóng.
Quan trọng hơn nữa, chính phủ Ái Nhĩ Lan nhận ra họ còn buộc phải chịu trách nhiệm cho các sai lầm của các nhà tài phiệt ngân hàng. Tháng 9 vừa qua, Ái Nhĩ Lan làm gia tăng lòng tin cậy vào các ngân hàng của họ bằng cách bảo đảm cho các món nợ ngân hàng họ đang vay mượn - từ đó đặt người nộp thuế vào lưỡi câu cho sự lỗ lã tiềm tàng hơn gấp đôi Tổng Sản lượng Quốc gia, tương đương 30 ngàn tỉ USD tại Hoa kỳ.
Tổng hợp các thâm hụt ngân sách và rủi ro tổn thất cho các món nợ ngân hàng làm người ta nghi ngờ khả năng chi trả của Ái Nhĩ Lan, được phản ảnh qua việc gia tăng chỉ số rủi ro trên các món nợ, và gia tăng các lời cảnh báo có thể bị đánh sụt điểm tín dụng từ các cơ quan cho điểm tín dụng.
Từ đó mà ra các chính sách khắc nghiệt. Đầu tháng này, chính phủ Ái Nhĩ Lan đồng lúc công bố một kế hoạch mua lại các tài sản xấu từ các ngân hàng - đặt các người nộp thuế càng sâu hơn vào lưỡi câu cá - trong khi tăng thuế và giảm chi tiêu, để xoa dịu các chủ nợ.
Có phải chính phủ Ái Nhĩ Lan đang đi đúng hướng? Trong khi tôi đọc cuộc tranh luận của các chuyên gia Ái Nhĩ Lan, có một sự chỉ trích lan rộng về kế hoạch [giải cứu] ngân hàng, với nhiều kinh tế gia hàng đầu của quốc gia này kêu gọi thay vào đó nên là việc quốc hữu hóa tạm thời. (Ái Nhĩ Lan đã quốc hữu hóa một ngân hàng lớn). Các cuộc tranh luận của các kinh tế gia Ái Nhĩ Lan rất giống như của một số kinh tế gia Hoa kỳ, trong đó có tôi, về việc phải làm cách nào để đối phó với các đống rác ngân hàng của chính chúng ta.
Nhưng không có nhiều ý kiến bất đồng về việc cần phải có chính sách khắc nghiệt. Để chống lại tình trạng suy giảm, Ái Nhĩ Lan dường như thật ra không có sự chọn lựa, ngoài việc hy vọng hồi phục qua tăng trưởng xuất khẩu nếu và khi [nền kinh tế] phần còn lại của thế giới tăng trưởng trở lại.
Như vậy, các việc này nói lên điều gì với số chúng ta không phải người Ái Nhĩ Lan?
Vào lúc này, Hoa kỳ không bị trói buộc bởi các chính sách khó xoay sở như Ái Nhĩ Lan đang gặp phải, các thị trường tài chánh vẫn cho rằng nợ của chính phủ Hoa kỳ an toàn hơn bất cứ điều gì khác.
Nhưng chúng ta không thể cho rằng điều này sẽ luôn luôn đúng. Kém may mắn thay, chúng ta không để dành cho một ngày khó khăn có thể xảy ra: vì giảm thuế và chiến tranh Iraq, Hoa kỳ ra khỏi thời đại “tăng trưởng kiểu Bush” với tỉ lệ nợ quốc gia trên Tổng Sản lượng Quốc gia cao hơn là khi bắt đầu thời đại này. Và nếu chúng ta đẩy tỉ lệ này lên cao thêm 30-40% - không phải là không có thể nếu chính sách kinh tế bị đưa ra sai lầm trong vài năm tới - chúng ta có thể bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề khó giải quyết trong thị trường công khố phiếu.
Không phải vạch lá tìm sâu, nhưng đây là lý do vi sao tôi lại rất quan ngại về kế hoạch [cứu trợ] ngân hàng của chính quyền Obama. Nếu, như một số chúng ta lo sợ, quỹ thuế được dùng để cung cấp lợi nhuận nhất thời cho các nhà quản lý tài chánh thay vì dùng để chỉnh sửa các điều nên được chỉnh sửa, chúng ta có thể không có tiền để quay trở lại và làm điều đúng hơn.
Và bài học từ Ái Nhĩ Lan là bạn thật sự, thật sự không muốn phải đặt chính bạn vào một tình trạng nơi đó bạn buộc phải trừng phạt nền kinh tế ngõ hầu để cứu trợ các ngân hàng.
GS Paul Krugman.
Bài trong chủ đề Sưu Tầm và Dịch | 0 lời bình »
Bài Viết Của Bạn Đọc -- 17 tháng 04, 2009 -- Description: Bản để in Bản để in
(bài của GS Krugman đăng trên New York Times ngày 17/4/2009 — Do Dr. Trần dịch)
(xin nhắc lại, đây chỉ dịch ý, không theo từng chữ, cụm từ)
http://www.nytimes.com/2009/04/17/opinion/17krugman.html?_r=1
Ông Ben Bernanke, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang, nhìn thấy “các chồi non xanh tươi”. Tổng thống Obama thấy “các tia hy vọng yếu ớt”. Và thị trường chứng khoán đang tăng trưởng vô lý.
Như vậy có phải đã đến lúc cho rằng mọi việc đã được giải quyết? Sau đây là bốn lý do vì sao phải nên thận trọng về triển vọng kinh tế:
1. Mọi việc đều vẫn đang trở nên tệ hại. Sản xuất công nghiệp vừa sụt đến mức thấp nhất trong 10 năm qua. Các dự án bắt đầu xây nhà vẫn còn được triển khai chậm chạp đến mức khó tin nổi. Số bất động sản bị thu hồi nay lại tăng cao, sau khi các công ty cho mượn tiền mua nhà tạm dừng việc này để chờ đợi chi tiết từ các kế hoạch cứu bất động sản của chính quyền Obama.
Điều tốt nhất quý vị có thể nói, đó là có một vài dấu hiệu lẻ tẻ cho thấy mọi việc đang trở nên xấu đi một cách chậm chạp hơn - nền kinh tế không rơi rụng nhanh như trong thời gian vừa qua. Và tôi muốn nói “lẻ tẻ”: ấn phẩm Beige Book gần đây nhất, do Quỹ Dự Trữ Liên Bang [FED] xuất bản và công bố kết quả cuộc thăm dò dư luận thường kỳ về các tình trạng kinh doanh, tường trình rằng “5 trong số 12 Vùng [Thương mại toàn quốc] nhận thấy mức độ sụt giảm đã dịu lại một chút”. Ôi chao!
2. Vài tin tốt không thuyết phục cho lắm. Tin tốt nhất trong vài ngày gần đây đến từ các ngân hàng, công bố rằng họ có lợi nhuận tốt đẹp đáng ngạc nhiên. Nhưng một số trong các bản tường trình lợi nhuận đó có chút gì khá … buồn cười.
Thí dụ như Wells Fargo công bố một quý có lợi nhuận cao chưa từng có của họ. Nhưng lợi nhuận được báo cáo của một ngân hàng thì không phải là một con số cứng nhắc, như về doanh số chẳng hạn, còn tùy thuộc rất nhiều vào số tiền ngân hàng để qua một bên để chi trả cho các sự lỗ lã được dự tính có thể xảy ra trong tương lai cho các món nợ cho vay này. Và một số nhà phân tích cho biết họ nghi ngờ rất nhiều về các dự tính về thất thoát, lỗ lã, cũng như lợi nhuận trong tương lai do Wells Fargo đưa ra, cũng như nhiều vấn đề hạch toán của ngân hàng này.
Trong khi đó, Goldman Sachs công bố lợi nhuận nhảy vọt từ Quý 4, 2008, đến Quý 1, 2009. Nhưng như các nhà phân tích lập tức nhận ra, Goldman thay đổi định nghĩa của họ về “Quý” (vì một sự thay đổi trong tình trạng hợp pháp của họ), ngõ hầu để - tôi không nói giỡn chơi - tháng 12, cũng là tháng tệ hại cho ngân hàng này - biến mất trong sự so sánh này.
Tôi không muốn đi quá đà tại đây. Có thể các ngân hàng thật sự đã đánh đu từ lỗ nặng sang lợi nhuận to lớn trong một thời gian kỷ lục. Nhưng các điều nghi ngại là tự nhiên trong thời đại Madoff hiện nay.
Ồ, và đối với số người trong đợi các “bài thi chịu lực” của Bộ Ngân khố sẽ làm mọi việc rõ ràng hơn: Phát ngôn Viên Nhà Trắng, ông Robert Gibbs, nói rằng “các bạn sẽ thấy, trong một phương cách có hệ thống và phối hợp chặt chẽ, việc đánh giá và trình bày một số kết quả các “bài thi chịu lực” [mà các ngân hàng phải trải qua] sẽ được minh bạch hóa và công bố cho tất cả những ai có liên quan”. Không, tôi không hiểu đó là nghĩa gì nữa.
3. Có thể còn các đôi giày khác chưa rơi rụng. Ngay cả trong cuộc Đại Khủng hoảng, mọi việc không diễn ra thẳng thừng. Khi đó, có một khoảng thời gian ngưng sụt giảm khoảng một năm rưỡi sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng - khoảng chừng thời gian hiện nay của chúng ta. Nhưng tiếp theo sau đó là một dãy ngân hàng sụp đổ trên cả hai bờ Đại Tây dương, cộng vào một số chính sách vô cùng tệ hại đang khi các quốc gia cố gắng bảo vệ bản vị vàng đang giẫy chết, và kinh tế toàn cầu té xuống một vực thẳm khác.
Điều này có thể xảy ra lần nữa hay không? Bất động sản trong các thương nghiệp đang vỡ vụn tại các vết nối [hợp tác kinh doanh], thua lổ trong các thẻ tín dụng đang tăng cao và cho đến lúc này không ai biết mọi việc sẽ trở nên tệ hại thế nào tại Nhật bản và Đông Âu. Chúng ta có thể sẽ không gặp thảm họa như năm 1931, nhưng còn quá xa đễ nói chắc chắn rằng thời kỳ tệ hại nhất đã qua đi.
4. Ngay cả khi mọi việc qua đi, chúng vẫn không kết thúc. Cuộc suy thoái năm 2001 chinh thức kéo dài chỉ 8 tháng, chấm dứt vao tháng 11 năm đó. Nhưng nạn thất nghiệp vẫn tăng cao một năm rưỡi sau đó. Các việc này cũng xảy ra sau kỳ suy thoái năm 1990-1991. Và có mọi lý do để tin rằng lần này cũng vậy. Đừng ai ngạc nhiên nếu nạn thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng trong trọn năm 2010.
Tại sao? Việc hồi phục “hình chữ V”, trong đó việc làm trở lại mạnh mẻ, chỉ xảy ra khi có sức cầu gia tăng mạnh mẻ. Thí dụ, năm 1982, kinh doanh nhà đất bị thiệt hại do lãi suất cao, vì vậy khi FED hạ lãi suất, số nhà bán gia tăng. Việc này sẽ không xảy ra lần này, ngày nay, nền kinh tế bị suy thoái, nói cách khác, bởi vì chúng ta có quá nhiều nợ và xây dựng quá nhiều thương xá, và không ai còn tinh thần nào để xài tiền ra thêm nữa.
Các công ăn việc làm cuối cùng sẽ trở lại, luôn luôn như vậy, chỉ là sẽ không xảy ra mau chóng.
Và như trên đây, tôi đã làm mọi người bị trầm cảm, vậy thì đâu là câu trả lời? Phải kiên định.
LỊch sử cho thấy rằng một trong các nguy hiểm lớn về chính sách, khi phải đối mặt với nền kinh tế sa sút nặng nề, là việc lạc quan quá sớm. F.D.R. [Tổng thống Franklin D. Roosevelt] đối phó với các dấu hiệu phục hồi bằng việc cắt Works Progress Administration* xuống còn phân nửa và tăng thuế; cuộc Đại Khủng hoảng lập tức trở lại với sức mạnh toàn diện. Nhật bản chậm chạp trong mọi cố gắng vào khoảng giữa “thập niên lãng phí” của họ, tạo thêm 5 năm trì trệ.
Các kinh tế gia trong chính quyền Obama hiểu rõ các điều này. Họ nói toàn các điều rất đúng về việc phải theo đuổi các việc đang thực hiện [để cứu nguy kinh tế]. Nhưng có một nguy cơ rõ ràng rằng các tuyên bố về chồi non xanh tươi và tia hy vọng sẽ tạo ra tính tự mãn nguy hiểm.
Và như vậy, điều tôi muốn dặn dò đến công chúng và các nhà lập pháp: Đừng ghi nhận các sự hồi phục trước khi chúng được hình thành.
GS Paul Krugman
——————————
* Một chương trình quy mô nhằm tạo việc làm vào thời đó.
Bài trong chủ đề Sưu Tầm và Dịch | 33 lời bình »
Bài Viết Của Bạn Đọc -- 10 tháng 04, 2009 -- Description: Bản để in Bản để in
(bài của GS Krugman đăng trên NY Times ngày 3/4/2009 — bạn đọc Dr. Trần dịch)
(xin nhắc lại đây chỉ là một bài dịch theo ý, không theo nghĩa từng chữ)
( http://www.nytimes.com/2009/04/10/opinion/10krugman.html?_r=1 )
Hơn ba mươi năm trước đây khi tôi còn là sinh viên cao đẳng môn kinh tế, chỉ những ai kém tham vọng nhất trong số các bạn đồng học mới theo đuổi nghề nghiệp trong ngành tài chánh. Ngay cả vào lúc đó, các ngân hàng đầu tư trả tiền lương cao hơn các công việc giảng dạy hoặc lương công chức - nhưng không cao hơn bao nhiêu và dù sao đi nữa mọi người biết rằng ngành ngân hàng quá xá tẻ nhạt.
Trong các năm sau đó, đương nhiên, ngành ngân hàng trở nên hết chán chường. Mua bán tấp nập, mau lẹ như gió, và tiền lương trong ngành tài chánh nhảy vọt, thu hút những bộ óc trẻ tuổi, tốt, và thông minh nhất quốc gia (OK, tôi không mấy gì chắc về phần “tốt” trên đây). Và chúng ta được bảo đảm rằng ngành tài chánh to đùng của chúng ta là chìa khóa cho sự thịnh vượng.
Thay vào đó, tuy nhiên, ngành tài chánh hóa thân thành con quái vật nuốt chửng kinh tế thế giới.
Gần đây, kinh tế gia Thomas Philippon và Ariell Reshef cho lưu hành một bài nghiên cứu đã có thể có tựa đề “Sự Tăng trưởng và Sụp đổ của Ngành Ngân hàng Tẻ nhạt” (tựa đề thật ra là “Lương bổng và Nguồn vốn Nhân lực trong Ngành Tài chánh Hoa kỳ, 1909-2006″). Họ chỉ ra rằng ngành ngân hàng tại Hoa kỳ đã trải qua ba thời kỳ trong thế kỷ qua.
Trước 1930, ngân hàng là một ngành có nhiều nhân vật nổi bật, họ tạo dựng nên các đế chế tài chánh khổng lồ (một số trong đó sau này hóa ra có căn bản lừa lọc). Ngành tài chánh bay bổng này quản trị một thời kỳ tăng nhanh nợ nần: nợ trong các hộ gia đình tăng gần gấp đôi, theo tỉ lệ GDP, trong thời gian từ Thế chiến I đến 1929.
Trong thời kỳ đầu tiên của ngành tài chánh cao kỳ này, tính trung bình các nhà tài phiệt ngân hàng được trả cao hơn các nhà tài phiệt trong các ngành kỹ nghệ khác. Nhưng ngành tài chánh mất đi sự quyến rũ khi hệ thống ngân hàng sụp đổ trong thời kỳ Đại Khủng hoảng.
Ngành ngân hàng trồi lên từ cuộc sụp đổ đó bị điều hành chặc chẽ, bớt đi vẻ thu hút màu mè như thời kỳ trước cuộc Đại Khủng hoảng, và sinh lợi ít đi cho những người trong ngành này. Ngành ngân hàng trở nên chán ngấy một phần bởi vì các nhà tài phiệt ngân hàng quá bảo thủ trong việc cho mượn tiền. Nợ các hộ gia đình, đã sụt giảm nghiêm trọng theo tỉ lệ GDP từ cuộc Đại Khủng hoảng cho đến Thế chiến II, tiếp tục thấp đi so với thời kỳ trước thập niên 1930.
Lạ lùng thật, thời kỳ ngành ngân hàng bị chán ngấy này lại cũng là thời kỳ kinh tế phát triển cực thịnh cho đa số dân Hoa kỳ.
Sau 1980, tuy vậy, trong khi các ngọn gió chính trị đổi chiều, nhiều quy định điều phối ngành ngân hàng được rút bỏ - và thế là ngành ngân hàng lại trở nên sôi động. Nợ nần bắt đầu tăng nhanh, cuối cùng đạt mức tương đương theo tỉ lệ GDP với thời kỳ 1929. Và thế là ngành tài chánh bùng nổ về quy mô. Trước giữa thập niên này, đầu tư tài chánh chiếm một phần ba lợi nhuận trong các công ty, tập đoàn.
Trong khi các sự thay đổi này xảy ra, ngành tài chánh lại một lần nữa trở nên một nghề nghiệp lương cao bổng hậu - càng cao cực độ cho những ai xây dựng các đế chế tài chánh mới mẻ. Thật vậy, thu nhập cao vọt trong ngành tài chánh đã đóng một vai trò rộng lớn trong việc tạo dựng Thời đại Phồn vinh lần hai cho Hoa kỳ.
Khỏi cần nói, các siêu sao mới nổi đều tin rằng họ xứng đáng với sự giàu có của họ, “Tôi nghĩ rằng kết quả công ty tôi đạt được, từ đó mà ra đa số tài sản giàu có của tôi, đã biện minh cho những gì tôi có được”, ông Sanford Weill nói năm 2007, một năm sau khi ông nghĩ hưu không còn làm tại Citigroup. Và nhiều kinh tế gia đồng ý.
Chỉ vài người cảnh báo rằng hệ thống tài chánh quá nóng hổi này có thể có kết thúc tệ hại. Có lẽ người làm tiên tri Cassandra* nổi tiếng nhất là ông Raghuram Rajan từ Đại học Chicago, cũng là nhà cựu kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, từng tranh luận tại một cuộc hội thảo hồi năm 2005 rằng sự phát triển nhanh chóng của ngành tài chánh đã làm tăng cường nguy cơ xảy ra một “thảm họa tan rã toàn diện”. Nhưng những người tham gia cuội hội thảo đó, kể cả ông Lawrence Summers, hiện là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế, chế giễu các sự lo ngại của ông Rajan.
Và sự tan rã đã thành sự thật.
Đa số các sự thành công bề ngoài của ngành ngân hàng hiện giờ đã bị vạch trần, hóa ra đó chỉ là những ảo tưởng. (Cổ phiếu Citigroup đã mất giá trên 90% kể từ khi ông Weill ca tụng bản thân). Tệ hại hon nữa, sự sụp đổ của các lá bài tài chánh đã phá hủy phần còn lại của nền kinh tế, với mậu dịch thế giới và sản lượng công nghiệp rơi rụng còn mau hơn thời kỳ Đại Khủng hoảng. Và thảm họa đã dẫn đến các lời kêu gọi phải có thêm nhiều luật lệ điều hành ngành tài chánh.
Nhưng tôi có cảm giác rằng các nhà hoạch định chính sách vẫn đang chú tâm hơn vào việc sắp xếp lại các vị trí trong biểu đồ tổ chức quản trị ngân hàng. Họ không sẵn sàng chút nào để thực hiện điều cần được thực hiện - đó là làm hệ thống ngân hàng trở nên tẻ nhạt trở lại.
Một phần của vấn đề khó giải quyết là vì làm hệ thống ngân hàng bị tẻ nhạt đồng nghĩa với việc làm cho các nhà tài phiệt ngân hàng trở nên nghèo đi, và ngành tài chính vẫn còn nhiều bạn hữu trong các chức vị cao cấp. Nhưng đây cũng là một vấn đề tư tưởng: mặc kệ tất cả những gì đã xảy ra, phần đông những người trong địa vị có quyền hành vẫn còn cho rằng ngành tài chánh cầu kỳ có liên hệ đến tăng trưởng kinh tế.
Họ có thể nào được thuyết phục cách khác đi hay không? Chúng ta có sẽ tìm được đủ ý chí theo đuổi một cuộc cải cách nghiêm túc ngành tài chánh? Nếu không, cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ không chỉ xảy ra một lần, mà sẽ tạo hình cho các việc [tương tự] xảy ra sau này.
——————————————
* Theo truyền thuyết Hy lạp, là con gái đẹp nhất của Priam và Hecuba, vua và hoàng hậu thành Troy. Cô được thần Apollo ban cho khả năng tiên tri vì thần nay muốn theo đuổi cô. Cô nhận món quà tặng nhưng không chấp thuận việc trai gái, thần Apollo giận dữ rút lại quyền thuyết phục trong khả năng tiên tri, cô chỉ có thể nói đúng nhưng sẽ không có ai nghe.
Cuối trận đại chiến thành Troy, Cassandra thấy trước việc nguy hiểm của các con ngựa gỗ khổng lồ bề ngoài trông rất đẹp do quân Hy lạp tặng (sự tích các con ngựa thành Troy), dân thành Troy không nghe lời cô, cho các con ngựa đó vào, và quân Hy lạp trốn trong con các con ngựa đó nhảy ra mở cửa cho quân họ tràn vào chiếm thành. Trong cuộc hổn loạn, cô bị Locrian Ajax hãm hiếp và tặng vua Agamemnon làm chiến lợi phẩm.
Cô trở về Hy lạp với vua Agamemnon và cảnh báo về việc vợ vua, bà Clytemnestra, đã thông đồng với gian phu Aegisthus hại nhà vua. Lời cảnh báo không được nghe theo và quả thật vua Agamemnon bị hoàng hậu Clytemnestra và gian phu Aegisthus giết chết.
Bài trong chủ đề Sưu Tầm và Dịch | 7 lời bình »
Bài Viết Của Bạn Đọc -- 04 tháng 04, 2009 -- Description: Bản để in Bản để in
(bài của GS Krugman đăng trên NY Times ngày 3/4/2009 — bạn đọc Dr. Trần dịch)
(xin nhắc lại đây chỉ là một bài dịch theo ý, không theo nghĩa từng chữ)
http://www.nytimes.com/2009/04/03/op…03krugman.html
Trong các giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chánh, nhiều nhân vật hài hước từng nói đùa rằng thương mại giữa chúng ta và Trung quốc sau cùng đã trở nên công bằng và cân đối: họ bán cho chúng ta các món đồ chơi nhiễm độc và hải sản ô uế, chúng ta bán cho họ chứng khoán gian lận.
Nhưng trong hiện tại, cả hai phía của cuộc giao dịch đó đã đổ vỡ. Một mặt, sự ham chuộng của thế giới đối với hàng hóa Trung quốc đã sụt giảm nặng nề. Xuất khẩu của TQ đã bị rơi rụng trong vài tháng gần đây và hiện đang 26% thấp hơn so với cách đây một năm. Mặt khác, người Trung quốc rõ ràng đang trở nên hồi hộp lo ngại về các chứng khoán gian lận họ mua của chúng ta.
Nhưng cho dù vậy Trung quốc dường như vẫn còn nhiều trông đợi không thực tế. Và đó là một vấn đề nan giải cho tất cả chúng ta.
Một tin chấn động hồi tuần rồi là một bài diễn văn của Zhou Xiaochuan, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung quốc, trong đó ông kêu gọi thành lập một “đơn vị dự trữ tiền tệ chung toàn thế giới”.
Nhóm lo sợ hoang tưởng của Đảng Cộng hòa lập tức cảnh báo một âm mưu đen tối nhằm làm Hoa kỳ buông rơi vị thế đồng đô la. Nhưng bài diễn văn của ông Zhou thật ra đã thú nhận vị thế yếu kém của Trung quốc. Trên thực tế, ông ta nói rằng Trung quốc đã tự đưa họ vào một cái bẫy đô la, và không thể tự giải thoát mà cũng không thể thay đổi các chính sách đã đưa họ vào cái bẫy đó từ lúc ban đầu.
Vài điều về quá trình sự việc. Trong những năm đầu tiên của thập niên hiện nay, Trung quốc bắt đầu tạo ra những món thặng dư mậu dịch lớn lao và cũng bắt đầu thu hút những món đầu tư vốn liếng đáng kể từ nước ngoài. Nếu Trung quốc đã cho phép thả nổi tỉ giá hối đoái - cũng như, Canada - thì việc này đã dẫn đến việc vinh thăng giá trị tiền tệ của họ, và từ đó đã làm chậm lại việc tăng trưởng xuất khẩu của Trung quốc.
Nhưng thay vào đó Trung quốc giữ giá trị đồng yuan ít nhiều bị gắn chặt với đồng đô la. Để làm như vậy, họ phải mua đô la khi đồng tiền này đổ vào như cơn thác lũ. Sau nhiều năm, các thặng dư mậu dịch này tiếp tục tăng cao - và cùng với đó là số lượng tài sản ngoại quốc Trung quốc thu gom được.
Còn câu chuyện hài hước về chứng khoán gian lận thật ra không công bằng. Ngoài việc không suy nghĩ chín chắn khi mua vào số lượng lớn tài sản địa ốc vào lúc giá đang cao chót vót, người Trung quốc mua dự trữ phần lớn chỉ là các tài sản rất an toàn, đó là các công khố phiếu Hoa kỳ - gọi tắt là T-bills - tạo nên phần lớn tổng số tài sản. Nhưng trong khi T-bills an toàn và không bị vỡ nợ, lại cho tiền lời rất thấp.
Có chăng một chiến lược sâu xa đằng sau việc dự trữ hàng đống tài sản thiểu lợi nhuận như vậy? Có lẽ không đâu. Trung quốc thu mua hai ngàn tỉ đô la T-bills, làm Cộng hòa Nhân dân trở thành Cộng hòa T-bills - cũng theo cách Anh quốc lập nên đế chế của họ: trong một lúc đãng trí, thiếu suy xét.
Và chỉ mới vài ngày nay, dường như lãnh đạo Trung quốc mới tỉnh thức và nhận ra rằng họ có một vấn đề nan giải.
Tiền lời thấp dường như không quấy rầy họ cho lắm, ngay cả hiện nay. Nhưng họ rõ ràng lo ngại sự thật là 70% các tài sản đó đều trên đơn vị đô la, do đó bất cứ sự sụt giảm giá trị đồng đô la nào trong tương lai cũng đều đồng nghĩa với một sự lỗ lã vốn liếng to lớn cho Trung quốc. Từ đó ông Zhou đề nghị rằng nên tạo dựng một đơn vị tiền tệ mới theo kiểu cách S.D.R, tức là quyền lợi rút tiền đặc biệt, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế giữ các tài khoản của họ.
Nhưng cần chú ý nhiều vấn đề lớn nhỏ khác tại đây: S.D.R’s không phải là tiền thật sự. Đây chỉ là các đơn vị kế toán trong đó giá trị được đặt theo một rổ tiền tệ từ đô la, Euros, Yên Nhật, và Pounds Anh quốc. Và không có điều gì ngăn cản Trung quốc trong việc đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ của họ và tránh xa đồng đô la.
Thật ra từ việc giữ một rổ dự trữ thích ứng theo các thành phần của S.D.R’s cũng sẽ không có gì khác ngoài sự thật là Trung quốc nay có quá nhiều đô la đến mức không thể bán ra mà không làm giảm giá trị đồng đô la và châm ngòi cho việc lỗ vốn liếng mà lãnh đạo Trung quốc đang sợ hãi.
Vì vậy, thật ra lời đề nghị của ông Zhou chỉ là một lời thỉnh cầu rằng ai đó làm ơn cứu Trung quốc khỏi các hậu quả của các sai lầm trong việc đầu tư. Điều này sẽ không xảy ra.
Và việc kêu gọi một phương pháp giải quyết thần kỳ nào đó cho vấn đề Trung quốc quá thặng dư đồng đô la chứng tỏ: các lãnh đạo Trung quốc không thể nắm được sự thật rằng luật lệ cuộc chơi đã thay đổi từ căn bản.
Cách đây hai năm, chúng ta sống trong một thế giới trong đó Trung quốc có thể để dành nhiều hơn họ đầu tư, và có thể tiêu thụ số thặng dư tiết kiệm đó tại Hoa kỳ. Thế giới đó nay đã không còn nữa.
Đã vậy, ngay hôm sau ngày đọc diễn văn về đơn vị tiền tệ dự trữ mới, ông Zhou đọc một bài diễn văn khác trong đó ông ta dường như xác quyết rằng tỉ lệ tiết kiệm cực cao của Trung quốc sẽ không thay đổi, vì đó là kết quả của Khổng tử Luận, đặt nặng giá trị “chống hoang phí”. Trong khi đó, “đây không phải lúc” Hoa kỳ tiết kiệm hơn. Nói cách khác, chúng ta hãy tiếp tục theo đuổi đường lối hiện tại.
Các điều này cũng sẽ không xảy ra.
Để kết luận, Trung quốc đã không thể đối mặt với các sự thay đổi khó khăn chúng ta cần đối phó trong cuộc khủng hoảng toàn cầu. Điều tương tự như vậy cũng xảy ra với người Nhật bản, Âu châu - và chính chúng ta.
Và sự thất bại trong việc đối mặt với các hiện thực mới là lý do chính mà, cho dù ló dạng vài tin tốt - cuộc hội nghị thượng đỉnh G-20 đã đem lại kết quả nhiều hơn tôi từng nghĩ sẽ đạt được - cuộc khủng hoảng lần này có thể sẽ còn kéo dài thêm nhiều năm.