Ngày Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết TRÍ THỨC LÀ GÌ?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
TRÍ THỨC LÀ GÌ?
Trong tuần qua tôi có viết bài Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, có nhiều bạn bàn luận rất rôm rả và nhiều luồng ý kiến khác nhau, trong đó nhiều ý kiến có tính lạc đề tài tôi muốn nói. Nên thấy đề tài này cần thiết phải viết. Có nhiều định nghĩa trí thức là gì? Có những quan niệm khác nhau, và cũng có nhiều tác giả trong nước viết về nó chỉ cần search key word: "Trí thức là gì" và "intellectual" hay "intelligentsia" là có hàng đống bài viết để đọc. Ở đây tôi xin phân tích về mặt ngữ nghĩa của từ trí thức và đặc tính của từ này để có thể đi đến một sự thống nhất thế nào là trí thức đúng nghĩa, thế nào là trí thức giả danh và cơ hội? Ngoài ra không có ý gì khác trong bài viết này.
Quan niệm trí thức là gì? Theo tôi, ngữ nghĩa chữ trí thức tiếng Việt nghĩa đen có nghĩa là người hay tầng lớp có trí luôn luôn thức chứ không lim dim hay ngủ. Một người có trí mà trí đó luôn thức tỉnh thì luôn sáng suốt và nhìn vấn đề phải có lý và có tình đúng chỗ, đúng lúc và đúng sự kiện hoàn cảnh mà sự vật hiện tượng nào đó diễn ra. Không được quá duy lý sẽ dẫn đến khô khan, thiếu nhân bản và cũng không được đem cảm tính cá nhân đến quá duy tình dẫn đến chủ quan trong phán xét một sự vật và hiện tượng trong đời sống xã hội trên mọi mặt. Hay nói cách khác, nếu nhìn sự vật hiện tượng quá duy vật thì thiếu nhân bản, và nếu nhìn sự vật hiện tượng quá duy tình thì sẽ mất tính khách quan.
Trí thức khác với tri thức. Trong khi trí thức là kiến thức hàn lâm do trường lớp dạy thì tri thức là kiến thức do đời dạy mà nên. Nhưng khi đã là một trí thức thì phải biến cái được học một cách hàn lâm thành cái mình tri (biết, hiểu) được để tri thức đó được áp dụng cho đời. Nên đã là một trí thức thì phải vẹn tròn cả hai tri và trí trong mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội.
Để đạt được những điều trên, người trí thức luôn nhìn sự vật hiện tượng trên quan điểm triết học và duy lý hay duy tình trên phương diện cái chung, cái riêng, nhưng không quá đặt nặng cái nào vào tư duy và hành động của mình. Như vậy, đã gọi là trí thức thì phải hiểu, biết và lý luận mỗi sự vật hiện tượng trong xã hội đúng với nó và hành xử nó với một kiến thức vững chắc dẫn dường mà không lầm lạc hay lơ mơ được. Từ đó, một vài đặc điểm của trí thức được đặt ra mà ta cần thấy chúng là đặc trưng cho một trí thức. Những đặc điểm đặc thù đó là gì? Theo tôi, có 2 điểm đặc thù mà người trí thức cần phải có. Hai đặc điểm này nó như điều kiện cần và đủ để làm nên một trí thức cho mọi thời đại.
Đặc điểm của trí thức:
Dấn thân, đã nói là trí thức thì phải nói đến dấn thân, vì trí thức vừa được trang bị kiến thức đời và kiến thức hàn lâm để có lý luận dẫn đường cho xã hội, nên trí thức phải gắn liền với dấn thân. Có kiến thức mà không có dấn thân thì không thể gọi là trí thức. Dù cho ai cho rằng tầng lớp trí thức là gì đi nữa, thì nhiệm vụ hàng đầu và là đặc điểm đặc thù của tầng lớp này khác với tầng lớp khác là dấn thân. Nếu trí thức không dấn thân để cải tạo cuộc sống thì ai làm? Trí thức mà không dẫn đường cho xã hội và cộng đồng thì ai làm nhiệm vụ này? Không lẽ lấy một anh công nhân hay một bác nông dân là trí tuệ dẫn dường và cải tạo xã hội? Nên một xã hội mạnh là một xã hội có nhiều trí thức biết dấn thân để cải tạo nó qua tư duy và hành động có khoa học dẫn đường.
Ai đó tự cho mình là trí thức mà không biết dấn thân vì cái chung cho xã hội, cái riêng cho gia đình mình một cách trọn vẹn thì đó không phải là trí thức. Trong cách dấn thân luôn đặt sự cân bằng giữa chung và riêng, giữa gia đình, bản thân và cộng đồng, giữa sự sống còn của cộng đồng và sống còn cũa bản thân phải thật cân bằng. Anh không thể chỉ biết hy sinh mình trong cuộc dấn thân vì cộng đồng mà quên bản thân, gia đình được. Vì như thế là cực đoan, là dấn thân lệch lạc và duy ý chí. Cũng như vậy, nếu anh dấn thân chỉ vì bản thân và gia đình mà không vì cộng đồng thì dấn thân đó cũng cực đoan và lệch lạc. Tất cả hai kiểu dấn thân này đều dẫn đến một kết quả tồi. Điều này ngày nay không hiếm thấy trong xã hội ta và trên toàn cầu, con người đã vì lợi ích riêng tư làm ra những bất cập cho xã hội, và những anh hùng rơm sa ngã vì chỉ hiểu sự vật hiện tượng mình hành động theo nghĩa vong thân. Cho nên đã là trí thức thì phải biết dấn thân, dấn thân mà không vong thân, có nghĩ là lao vào hoạt động hay công việc nào đó bất chấp gian nan, nguy hiểm, nhưng không được quên mình thì mới gọi là trí thức. Quên mình một cách mù quáng không thể gọi là trí thức mà đó gọi là cực đoan vì một ảo tưởng nào đo được cá nhân cho là lý tưởng một cách duy ý chí, thiếu lý luận và suy xét.
Hành Đạo, đã là trí thức như tôi nói ở trên thì không còn học nữa mà chỉ có hành. Người đi tu là đang đi học Đạo. Đạo đúng nghĩa nó là con đường. Người có học và có hiểu biết thì con đường đi vạch ra cho riêng mình phải là con đường đúng, chánh đạo. Đã là một trí thức thì phải biết tạo ra con đường không chỉ có cho mình, mà cho cả với cộng đồng một cách chân chính, để có tác dụng với cả hai chung và riêng đến một cái đích tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó người trí thức phải thực hành, thực hành kiến thức mình có để làm gương cho gia đình riêng và cho xã hội chung. Nói cho cô đọng đó là phải hành Đạo. Một khi đã dấn thân thì sự dấn thân đó phải cho một lý tưởng tốt đẹp dù khó khắn, nguy hiểm, nhưng không quên mình thì lý tưởng đó mới được phổ biến và hiện thực.
Nếu hiểu theo nghĩa thời Phong kiến là Vua là thiên tử thay trời trị dân, thì trí thức là đấng bầy tôi thay trời hành Đạo. Hành Đạo để chỉ ra cái sai quấy, cái xằng bậy của vua và hành Đạo để đem hiểu biết của mình đến với cộng đồng còn tăm tối về mặt hiểu biết. Người trí thức phải biết nói với hôn quân. Người trí thức không cần cho một minh quân. Vì nói cho một hôn quân bao giờ cũng khó hơn nói với minh quân. Nói với minh quân thì minh quân luôn biết điều hay lẽ phải, biết điều xằng bậy mà cảm thông. Còn đối với hôn quân thì khó biết điều hay lẽ phải, khó nhận điều xằng bậy, sai quấy do mình làm ra, và nói với hôn quân để hôn quân nghe là rất khó. Nên đã là trí thức thì phải biết nói và hành động làm sao để hôn quân nghe mới là trí thức đúng nghĩa. Đã thế người trí thức phải làm thêm nhiệm vụ dẫn đường sự hiểu biết cái đúng, cái sai cho cộng đồng qua nhiệm vụ hành đạo của mình.
Ngoài hai tính đặc thù trên, dĩ nhiên có học thức và các chỉ số EQ, IQ, AQ, etc... người trí thức bắt buộc phải có để có khả năng lĩnh hội kiến thức và mang kiến thức ấy vào cuộc sống phục vụ cho cái riêng và cái chung của bản thân và cộng đồng mà tôi không nói đến trong bài viết này.
Tóm lại, làm trí thức thật là khó. Khó vì để có đủ kiến thức hàn lâm và kiến thức đời không hề dễ. Sau khi có kiến thức rồi phải biết đem kiến thức đó đến cho tầng lớp lãnh đạo và tầng lớp thứ dân một cách sáng suốt trong công cuộc dấn thân và hành Đạo theo nghĩa chánh Đạo sao cho vẹn toàn cả hai cái chung và cái riêng, không một sai lệch, suy suyển và lầm lạc. Đó mới là trí thức thực sự. Mọi người nghĩ sao? Xin mời bàn luận và bổ sung những gì còn thiếu trong bài viết này. Một tuần mới tốt đẹp.
Asia Clinic, thứ Ba, 12h10', ngày 20/7/2010
Update: Không biết vì sao, nhưng trang Tia Sáng online đã rút bài viết: "Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài" của tôi xuống rồi. Xác định mất hoàn toàn lúc 16h54 phút chiều ngày 20/7/2010, không một lời giải thíc với tác giả, nhưng nó vẫn còn lưu trong báo mới dot com.
Hành Đạo, đã là trí thức như tôi nói ở trên thì không còn học nữa mà chỉ có hành. Người đi tu là đang đi học Đạo. Đạo đúng nghĩa nó là con đường. Người có học và có hiểu biết thì con đường đi vạch ra cho riêng mình phải là con đường đúng, chánh đạo. Đã là một trí thức thì phải biết tạo ra con đường không chỉ có cho mình, mà cho cả với cộng đồng một cách chân chính, để có tác dụng với cả hai chung và riêng đến một cái đích tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó người trí thức phải thực hành, thực hành kiến thức mình có để làm gương cho gia đình riêng và cho xã hội chung. Nói cho cô đọng đó là phải hành Đạo. Một khi đã dấn thân thì sự dấn thân đó phải cho một lý tưởng tốt đẹp dù khó khắn, nguy hiểm, nhưng không quên mình thì lý tưởng đó mới được phổ biến và hiện thực.
Nếu hiểu theo nghĩa thời Phong kiến là Vua là thiên tử thay trời trị dân, thì trí thức là đấng bầy tôi thay trời hành Đạo. Hành Đạo để chỉ ra cái sai quấy, cái xằng bậy của vua và hành Đạo để đem hiểu biết của mình đến với cộng đồng còn tăm tối về mặt hiểu biết. Người trí thức phải biết nói với hôn quân. Người trí thức không cần cho một minh quân. Vì nói cho một hôn quân bao giờ cũng khó hơn nói với minh quân. Nói với minh quân thì minh quân luôn biết điều hay lẽ phải, biết điều xằng bậy mà cảm thông. Còn đối với hôn quân thì khó biết điều hay lẽ phải, khó nhận điều xằng bậy, sai quấy do mình làm ra, và nói với hôn quân để hôn quân nghe là rất khó. Nên đã là trí thức thì phải biết nói và hành động làm sao để hôn quân nghe mới là trí thức đúng nghĩa. Đã thế người trí thức phải làm thêm nhiệm vụ dẫn đường sự hiểu biết cái đúng, cái sai cho cộng đồng qua nhiệm vụ hành đạo của mình.
Ngoài hai tính đặc thù trên, dĩ nhiên có học thức và các chỉ số EQ, IQ, AQ, etc... người trí thức bắt buộc phải có để có khả năng lĩnh hội kiến thức và mang kiến thức ấy vào cuộc sống phục vụ cho cái riêng và cái chung của bản thân và cộng đồng mà tôi không nói đến trong bài viết này.
Tóm lại, làm trí thức thật là khó. Khó vì để có đủ kiến thức hàn lâm và kiến thức đời không hề dễ. Sau khi có kiến thức rồi phải biết đem kiến thức đó đến cho tầng lớp lãnh đạo và tầng lớp thứ dân một cách sáng suốt trong công cuộc dấn thân và hành Đạo theo nghĩa chánh Đạo sao cho vẹn toàn cả hai cái chung và cái riêng, không một sai lệch, suy suyển và lầm lạc. Đó mới là trí thức thực sự. Mọi người nghĩ sao? Xin mời bàn luận và bổ sung những gì còn thiếu trong bài viết này. Một tuần mới tốt đẹp.
Asia Clinic, thứ Ba, 12h10', ngày 20/7/2010
Update: Không biết vì sao, nhưng trang Tia Sáng online đã rút bài viết: "Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài" của tôi xuống rồi. Xác định mất hoàn toàn lúc 16h54 phút chiều ngày 20/7/2010, không một lời giải thíc với tác giả, nhưng nó vẫn còn lưu trong báo mới dot com.
---------
Bài liên quan:
+ Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
+ Trí thức và kẻ sĩ
+ Một số tổng kết về trí thức
+ Vài dòng về trang web JIPV
+ Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
+ Trí thức và kẻ sĩ
+ Một số tổng kết về trí thức
+ Vài dòng về trang web JIPV
Tri thức là:
- các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó;
- là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể;
- các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức.
Mục lục[ẩn] |
[sửa] Phân loại
Tri thức có 2 dạng tồn tại chính là tri thức ẩn và tri thức hiện[cần dẫn nguồn].- Tri thức hiện là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.
- Tri thức ẩn là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng... VD: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng cảm nhận bóng rất tốt. Đây là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi cầu thủ. Nó không thể “mã hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao, mà người ta chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện tập.
[sửa] Các hình thức chia sẻ tri thức
Dựa vào sự phân loại tri thức, có thể chia các hình thức chia sẻ tri thức thành bốn dạng chính:- Ẩn - Ẩn: Khi người chia sẻ và người tiếp nhận giao tiếp trực tiếp với nhau (ví dụ: học nghề, giao tiêp, giảng bài...) thì việc tiếp nhận này là từ tri thức ẩn thành tri thức ẩn. Tri thức từ người này không qua trung gian mà chuyển ngay thành tri thức của người kia.
- Ẩn - Hiện: Một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình thức hiện hữu khác thì đó lại là quá trình tri thức từ ẩn (trong đầu người đó) trở thành hiện (văn bản, tài liệu, v.v.).
- Hiện - Hiện: Tập hợp các tri thức hiện đã có để tạo ra tri thức hiện khác. Quá trình này được thể hiện qua việc sao lưu, chuyển giao hay tổng hợp dữ liệu.
- Hiện - Ẩn: Tri thức từ dạng hiện trở thành dạng ẩn. Điển hình quá trình này là việc đọc sách. Học sinh đọc sách (tri thức hiện) và rút ra được các bài học, tri thức cho mình (ẩn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét