Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá

Ngày Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Mấy hôm nay máy tính trục trặc, trình bày các bài đưa lên không được như ý.
Kinh hãi chuyện giá:

Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá
Giá nhiều loại thực phẩm tại siêu thị biến động từng giờ

Dù chưa tới ngày lương tăng (1/5), nhưng giá nhiều loại thực phẩm đã leo thang khiến sinh viên thủ đô phải đi mò cua, bắt ốc.
Không lâu sau khi xuất hiện thông tin mức lương tối thiểu chung sắp tăng lên 1,05 triệu đồng/tháng (kể từ ngày 1/5 tới), nhiều cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã thấp thỏm lo ngại về một đợt tăng giá mới.
Đúng như nhiều người dự đoán, lương chưa tăng mà doanh nghiệp xăng đã đi tắt đón đầu tăng giá vào hôm 20/4 vừa qua "châm ngòi nổ" cho một cuộc thiết lập mặt bằng giá mới tại Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng động thái này sẽ gây ảnh hưởng tới tất cả, từ giá quả trứng, mớ rau tới giá các sản phẩm khác; Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) khẳng định: "Người nghèo là đối tượng chịu thiệt thòi gấp đôi trong mỗi lần tăng giá điện, xăng dầu".


Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá
Những loại quả này hiện ít người dám mua



Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá
Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá
Ngăn bảo quản thực phẩm được mua từ chợ đầu mối, đủ dùng cho cả tuần của vợ chồng anh Dương
Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá
Sung non được gửi từ quê lên để Trọng muối ăn thay rau

Lấy lý do một số đơn vị vận tải tư nhân, hoặc những công ty vận chuyển hàng rời, nhỏ lẻ đã bắt đầu tự điều chỉnh cước sau khi giá xăng tăng lên, nhiều siêu thị, đại lý bán lẻ trên địa bàn Hà Nội cũng đã nhích dần giá bán các sản phẩm để tự "cứu mình".

Tây cũng... nói không với siêu thị

Mặc dù các siêu thị lớn tại Hà Nội vẫn rầm rộ khuyến mại "khủng" hay giảm giá "sốc" ồ ạt nhiều mặt hàng, nhưng một điều dễ nhận thấy là trong những ngày gần đây, người dân đã thờ ơ hơn với những chiêu trò đó.

Chẳng hạn, từ ngày 18/4 - 13/5 tại hệ thống siêu thị Big C: cá bạc má giá 31.900đ/kg (giảm 15%), mực ống trứng giá 139.900đ/kg, má đùi gà công nghiệp giá 48.900đ/kg, bò xay giá 99.900đ/kg (giảm 2%), Pate gan loại 1 eBon giá 87.000đ/kg (giảm 20%), xoài cát chu giá 19.500đ/kg, xà lách lô lô xanh giá 8.900đ (giảm 30%), bắp cải trắng giá 3.900đ/kg,...

Tuy nhiên, theo quan sát của PV vào ngày 23/4, lượng người tới Big C Long Biên chọn mua thực phẩm khá thưa thớt dù vào giờ cao điểm.
Chị Lan, kế toán của một công ty nhà nước cho biết: "Dạo trước, do không tin tưởng chất lượng hàng chợ, thêm vào đó giá cả không chênh lệch nhau là mấy nên tôi toàn vào siêu thị mua thực phẩm.
Tuy nhiên, hiện giờ giá cả các mặt hàng trong siêu thị và ngoài chợ đã có sự lệch pha rõ rệt, nhất là khi tôi mua hàng với khối lượng/số lượng lớn khiến tôi buộc phải cân nhắc tới chuyện chọn mua thực phẩm an toàn, giá rẻ ngoài chợ".
Cùng quan điểm với chị Lan, bà Lý - người giúp việc của một gia đình ngoại quốc ở Nghi Tàm (Tây Hồ, Hà Nội) nói: "Trước thì bà chủ người Mỹ của tôi cứ thích tôi mua đồ trong siêu thị, có tem mác, giá cả rõ ràng cho tiện việc quản lý chi tiêu.
Nhưng giờ thấy cái gì cũng đắt đỏ, trong khi cuộc sống có biết bao nhiêu chi phí phát sinh khác, nhất là việc xăng tăng giá, hai vợ chồng họ lại có 2 ô tô con "xịn" riêng nên với một số loại thực phẩm, bà chủ tin tưởng đưa tiền cho tôi ra chợ chọn mua. Đương nhiên giá của chúng phải rẻ hơn đồ trong siêu thị rồi".
Đổ xô ra chợ đầu mối, rủ nhau đi... bẫy cá
Để tiết kiệm tối đa chi phí, nhiều cặp vợ chồng son ở Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) thường rủ nhau đi chợ đầu mối Vĩnh Tuy vào cuối tuần nhằm mua thực phẩm giá rẻ đủ dùng cho cả tuần sau.
Theo tiết lộ của anh Dương - một người thường xuyên đi chợ đầu mối, giá cả các loại thực phẩm ở chợ đầu mối Vĩnh Tuy chỉ bằng một nửa thậm chí 1/3 so với giá của chúng tại các chợ cóc gần nhà.
Cụ thể, anh Dương cho biết, tại chợ đầu mối Vĩnh Tuy, tôm to có giá từ 150.000 - 260.000 đồng/kg (tùy loại), cá rô phi 40.000 đồng/kg, thịt bò 170.000 đồng/kg, dưa chuột 5.000 đồng/kg, xoài thường 7.000 đồng/kg, các loại rau xanh thường có giá 2.000 - 3.000 đồng/mớ...
Trong khi đó, theo khảo sát của PV tại một chợ cóc gần nhà anh Dương, với mỗi vị khách khác nhau, dân buôn lại báo một mức giá khác dù cùng một sản phẩm.
Chẳng hạn: rau muống 4.000 - 5.000 đồng/mớ, thịt lợn 11.000 - 13.000 đồng/lạng, tim 20.000 đồng/lạng, xương sườn 10.000 đồng/lạng, xương cục 6.000 đồng/lạng, cải ngọt 4.000 đồng/mớ, rau ngót 4.000 đồng/mớ, đỗ 15.000 đồng/kg, rô phi 60.000 đồng/kg, cá chép 55.000 đồng/kg, trứng gà/vịt 30.000 đồng/chục, đáng chú ý thịt bò 23.000 đồng/lạng ...
Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), tôm thường có giá 250.000 đồng/kg trong khi tôm biển có giá tới 400.000 đồng/kg....
Khác với anh Dương, Trọng - cậu sinh viên quê ở Bắc Ninh lại có cách đối phó với việc giá cả leo thang khá... chuyên nghiệp.
Do tại Hà Nội, gạo Bắc Hương có giá bán tới 16.000 đồng/kg, gạo Xi dẻo 14.000 đồng/kg, Tẻ thơm 15.000 đồng/kg, Kháng màn 12,5.000 đồng/kg... nên Trọng chỉ toàn sử dụng gạo ở quê mang lên.
Không chỉ gạo, cứ khoảng 15 ngày, bố mẹ của Trọng ở quê lại gửi lên cho cậu nhiều đồ, đủ ăn trong vòng vài tuần bao gồm từ rau, củ, ruốc, tôm rang tới ...sung để muối ăn dần thay rau.
Vốn là con nhà nông, Trọng có được những kĩ năng mà các cậu ấm cô chiêu khác không thể có được. Để tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt, Trọng cùng các bạn cùng phòng hay ra các ao hồ, sông gần đó để bắt cá, tôm về kho ăn.
Theo dự đoán của nhiều tiểu thương tại các chợ lớn trên địa bàn Hà Nội, trong những ngày tới đây, giá cả các loại thực phẩm sẽ tiếp tục leo thang. Nhiều bà nội trợ đã rục rịch rủ nhau đi mua thực phẩm dự trữ trước khi một mặt bằng giá mới được thiết lập sau 1/5 tới.
Bà Thu, một người buôn rau tại chợ Thạch Bàn (Long Biên, HN) thở dài nói: "Giá tăng cao, nhưng ít người mua, chi phí vận chuyển tốn kém, lãi lời chẳng được bao nhiêu thì chúng tôi vui sao được?!".

Chống lạm phát khó như chữa cai nghiện

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Chống lạm phát khó như chữa cai nghiện
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!




| Đinh Tuấn Minh |
(Đây là bài tôi viết tháng 8 năm ngoái, có một version đăng trên TBKTSG. Đăng lại trong bối cảnh chính phủ có thể sẽ nới lỏng sớm tiền tệ, kích thích kinh tế thông qua việc mua nhà ở công vụ).

CPI tháng 7.2011 tăng 1,17% so với tháng trước. Theo thống kê, đây là mức tăng CPI cao nhất trong tháng 7 của 15 năm gần đây. Với mức tăng này, lạm phát tính theo năm của Việt Nam đã tăng tới 22,16%, cao hàng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Venezuela. Mức tăng CPI trên 1% của tháng 7 khiến cho hoạch duy trì lạm phát năm 2011 dưới 17% của Chính Phủ rất khó có thể trở thành hiện thực bởi “zoom” còn lại cho 5 tháng cuối năm chỉ còn 2,4%. 


Tốc độ tăng CPI và cung tiền mở rộng (M2) của Việt Nam, 2002-7.2011

Nguồn: số liệu từ IMF, Tổng cục thống kê và các công bố của Ngân hàng nhà nước, tính toán bởi tác giả.
Sự tăng trở lại của CPI trong tháng 7 một lần nữa thể hiện công cuộc chống lạm phát không hề dễ dàng một khi nó diễn ra. Để có thể kiểm soát được lạm phát trở lại, nền kinh tế không thể tránh khỏi một cuộc giải phẫu đau đớn. Tuy nhiên sự thành công của cuộc giải phẫu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và các biện pháp phòng ngừa của chính phủ đối với lạm phát sau giai đoạn giải phẫu.



Bản chất của lạm phát

Bản chất của lạm phát là cung tiền vượt quá lượng tiền cần thiết lưu thông trong nền kinh tế. Xét đến cùng, đó là do ngân hàng trung ương bơm nhiều tiền ra nền kinh tế với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất đáng có của nền kinh tế.  Lượng tiền thừa với lãi suất thấp này ban đầu chưa phản ánh ngay vào mức tăng giá cả do kỳ vọng giá cả của các thành viên tham gia thị trường vẫn chưa thay đổi. Tuy nhiên, theo thời gian, một số khu vực của nền kinh tế sẽ phát hiện ra sự dư thừa này và bắt đầu tăng giá. Nếu tốc độ tăng trưởng cung tiền tiếp tục được duy trì trong một thời gian đủ dài thì sự tăng giá sẽ lan ra toàn bộ nền kinh tế, khiến cho các mức giá cả leo thang cao dần, tạo ra hiện tượng lạm phát giá cả như chúng ta quan sát.
Vì lạm phát tiền tệ có độ trễ so với sự tăng giá toàn bộ hàng tiêu dùng nên nó rất dễ bị các chính phủ lạm dụng để phục vụ cho các mục đích chính trị của mình. Đấy chính là lý do Fredrich von Hayek, một nhà kinh tế lỗi lạc thế kỷ XX và giành giải thưởng Nobel về lý thuyết tiền tệ năm 1974, đã ví lạm phát như là thuộc phiện. Việc dùng thuốc phiện đem lại những sảng khoái ban đầu. Nhưng sau khi đã quen thì việc cai nghiện hoặc ngay cả sử dụng thuốc với một liều lượng cố định sẽ là một cực hình. Còn nếu tiếp tục tăng liều lượng thì tuy giải quyết được sự “khó chịu” lúc đó thì kết cục cuối cùng vẫn là “đi xa”.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền (M2) và lạm phát của Việt Nam cho thấy Việt Nam đã lạm dụng việc phát hành cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng trong một thời gian dài. Trong các năm từ 2002 đến 2006 việc tăng cung tiền không dẫn đến giá cả tăng cao khiến cho tốc độ tăng cung tiền ngày một lớn, từ mức khoảng 20%/năm 2002-2003, lên 25% năm 2004-2005, rồi 35% trong năm 2006, và cuối cùng vượt 40% năm 2007. Từ 2007, người dân bắt đầu nhận ra và lạm phát bắt đầu tăng tốc từ cuối 2007. Đối diện với lạm phát, chính phủ đã ba lần thực hiện chính sách thắt chặt và rồi hai lần phải mở rộng cung tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Điều này cho thấy rằng một khi lạm phát diễn ra, việc chữa trị lạm phát là rất khó. Liệu lần thắt chặt này chính phủ có thể duy trì được trong bao lâu trước sức ép của các bộ phận khác nhau của nền kinh tế?
Chống lạm phát: đau đớn một lần hay đau đớn kéo dài?
Có hai cách tiếp cận trong việc chống lạm phát. Cách thứ nhất là giảm từ từ (gradualist therapy) và cách thứ hai là giảm ngay tức thì (shock therapy). Giảm từ từ là biện pháp được nhiều người ưa thích vì nó đượm vẻ ‘nhân văn’ hơn. Biện pháp này đòi hỏi chính phủ phải theo đuổi một chính sách tuần tự nhất quán (policies in sequence) trong nhiều năm. Một mặt phải giảm từ từ cung tiền, mặt khác phải dần thay đổi cơ cấu kinh tế để nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn sao cho với tốc độ tăng cung tiền thấp hơn nền kinh tế vẫn có thể tăng trưởng ở mức tương đương so với mức tăng trưởng cung tiền cao trước đây. 
Tuy đây là giải pháp đáng ao ước nhưng lại là điều không hề dễ dàng cho các chính phủ do nó rất khó có thể duy trì được sự ủng hộ cũng như đồng thuận của các nhóm lợi ích trong một thời gian dài, xuyêt suốt quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế.
Chính sách thắt chặt tiền tệ trong đầu năm 2008 và đầu năm 2010 đã phản ánh thực tế này. Mới tiến hành thì có vẻ dễ dàng nhưng rất khó có thể duy trì. Sức ép từ các nhóm lợi ích của nền kinh tế khiến cho sức hấp dẫn của lạm phát tiền để phục vụ tăng trưởng đã xảy ra vào nửa cuối các năm sau đó. Kết cục, lạm phát chưa kịp hạ thì đã tăng tốc trở lại. 
Khu vực nào phải chịu hy sinh nếu chống lạm phát quyết liệt?
Biện pháp thứ hai là giảm cung tiền ngay tức thì và đồng thời tiến hành giải phẫu “đau đớn” cơ cấu của nền kinh tế. Biện pháp này thường được thực hiện khi hoặc chính phủ đủ mạnh (và ý thức được là nếu kéo dài thì sức mạnh cải cách của chính phủ sẽ giảm đi) để chủ động thực hiện các biện pháp cải cách triệt để. Đôi khi nó cũng được tiến hành do sự can thiệp từ bên ngoài khi quốc gia đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Giải pháp này đòi hỏi phải nhà nước phải thu nhỏ quyền lực của mình đối với nền kinh tế. Cụ thể, chính phủ cần thả nổi theo giá thị trường hầu hết các lĩnh vực nhà nước đang kiểm soát giá để đảm bảo nền kinh tế thị trường vận hành thông suốt; tiến hành tư nhân hóa mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng suất lao động; và đồng thời cắt giảm mạnh mẽ bộ máy chính phủ. Việc tinh giảm bộ máy chính phủ sẽ giúp cho các khoản chi thường xuyên trong ngân sách giảm, nhờ đó có thể giảm được các khoản thu từ thuế và phí.
Việt Nam đã từng theo đuổi liệu pháp sốc để chống lạm phát phi mã những năm 1989-1991. Trong giai đoạn này, chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp như giải phóng sức sản xuất thông qua Khoán 10 và các biện pháp cho phép tư nhân, tiểu thương kinh doanh buôn bán; xóa bỏ chế độ hai giá đối với hầu hết các mặt hàng; và chấm dứt bao cấp đối với hầu hết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động không hiệu quả. Hàng ngàn DNNN yếu kém đã bị giải thể, sáp nhập với các doanh nghiệp khác. Các DNNN phải tự phải cân đối vốn và bươn trải trên thương trường. Các biện pháp giảm biên chế, giải ngũ v.v. cũng đã làm giảm đáng kể chi tiêu ngân sách nhà nước cho các khu vực không hiệu quả. Những giải pháp mạnh mẽ này giúp Việt Nam kiềm chế được tốc độ tăng CPI dưới hai con số và đạt mức tăng trưởng cao nhiều năm liền sau đó.
Bài học cho công cuộc chống lạm phát hiện nay
Ngày nay, để duy trì mức lạm phát thấp trong khi vẫn đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao, chính phủ cần xem lại các bài học trên. Cụ thể chính phủ nên nhanh chóng xây dựng thị trường cho các lĩnh vực điện, xăng dầu, giáo dục, y tế, và văn hóa; chính phủ cần tiếp tục giải phóng sức sản xuất cho khu vực kinh tế tư nhân và cải tổ lại DNNN triệt để hơn nữa; xem lại chính sách về sở hữu đất đai để tạo ra một Khoán 10 mới cho khu vực nông thôn; giảm chi tiêu nhà nước cho các khu vực không tạo ra năng suất như tinh giảm biên chế cho bộ máy hành chính và thu nhỏ hoặc ‘xã hội hóa’ các đoàn thể. 
Các biện pháp tinh giảm bộ máy hành chính nên được tiến hành để sao cho chi thường xuyên quay trở về mức 15%-16% GDP như các năm 2000-2002 thay vì xấp xỉ 22% như hiện nay. Nhờ đó, các khoản thu thường xuyên từ thuế và phí từ khu vực sản xuất có thể cắt giảm về mức dưới 20% như hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Điều quan trọng nữa là sau khi đã kiểm soát lạm phát thành công, chính phủ và quốc hội cần xây dựng các công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa hiện đại, hình thành cơ chế giám sát và phòng ngừa sao cho không để lạm phát tăng quá 5%. Bất cứ khi nào CPI có dấu hiệu tăng quá 5%, chính phủ cần phải giải trình nguyên nhân và đưa ra biện pháp để nhanh chóng đưa CPI về dưới mức này.
Thu, chi ngân sách nhà nước tính theo phần trăm GDP, 2000-2010

Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ tài chính.