Ngày Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Chính trị Trung Quốc: thực trạng và triển vọng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Vừa đọc bài này vừa nghĩ nếu thay từ Trung Quốc bằng từ Việt Nam thì có phải sửa ý nào trong bài không nhỉ ?
Đặc biệt thích khi bài báo này có đoạn kết luận: "sớm hay muộn quá trình cải cách cũng phải được đẩy mạnh bởi rõ ràng, cơ chế hiện hành có nhiều bất cập, không còn phù hợp với thời đại. Khi đó các cuộc cạnh tranh, tranh giành... sẽ xảy ra nhiều hơn nhưng việc đó nhìn theo cách tích cực, lại giúp Trung Quốc dân chủ hơn.".
thực trạng và triển vọng
Báo Đất Việt.
Cú “ngã ngựa” gây chú ý dư luận của nhân vật giàu tham vọng Bạc Hy Lai chỉ là phần mới nhất trong cuốn sử viết từ hàng nghìn năm của nền chính trị nước này.
Trước vụ Bạc Hy Lai, nhiều người nhầm tưởng rằng, sau hàng chục năm xây dựng chính quyền, hệ thống chính trị ở Trung Quốc đủ mạnh để tiến hành chuyển giao thế hệ lãnh đạo êm thấm, trật tự như hồi năm 2002.
Tuy nhiên, khi vụ Bạc Hy Lai vỡ lở, nhiều sự thật bị phơi bày. Nhiều nhà phân tích nhận định vụ Bạc Hy Lai thực chất là cuộc thanh trừng lực lượng, hoặc đơn thuần là một nạn nhân của cuộc chiến tranh giành quyền lực.
Cả hai quan điểm trên có thể đúng, có thể sai nhưng chắc chắn là chưa tìm thấy sự liên quan giữa giới lãnh đạo quốc gia và những thay đổi quyền lực rộng lớn hơn ở Trung Quốc hiện đại. Nói cách khác, họ chưa đánh giá được chính xác những xu thế tại Đại lục mà vở kịch Bạc Hy Lai chỉ là bề nổi của tảng băng.
Vụ Bạc Hy Lai cho thấy chính trị Trung Quốc còn nhiều bất ổn. Ảnh: Telegraph. |
Theo một số nhà nghiên cứu, hiện có ba xu hướng làm thay đổi hệ thống quyền lực tại Trung Quốc.
Trước hết là xu hướng “lãnh đạo yếu, phe cánh mạnh”. Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc từ từ rời bỏ nguyên tắc tập trung quyền lực vào một người như thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Thay vào đó, họ áp dụng mô hình lãnh đạo tập thể.
Ông Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào dù là Chủ tịch nước nhưng thực chất chỉ nắm quyền hành nhiều hơn một chút so với phần còn lại. Nguyên nhân một phần là họ không lập được nhiều thành tích cách mạng nhưng chủ yếu vẫn là việc xã hội thay đổi nhận thức và các định chế, thể chế chính trị trong nước kiềm chế, tán quyền của họ.
Trong tương lai, ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường cũng vì thiếu “chiến công” và vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ những “đồng chí”, họ có thể còn có ít quyền lực hơn cả những người tiền nhiệm. Điều này đồng nghĩa với việc lãnh đạo tập thể càng được coi trọng.
Trong cơ chế lãnh đạo tập thể đó, các phe phái chính trị có điều kiện để hoạt động tích cực hơn. Đảng cộng sản Trung Quốc giờ hoạt động theo cơ chế: một đảng, hai liên minh có sức mạnh khá cân bằng.
Phe thứ nhất theo chủ nghĩa dân túy, do ông Hồ Cẩm Đào đứng đầu. Phe còn lại được gọi là nhóm “tinh hoa”, nổi lên từ thời ông Giang Trạch Dân và giờ do Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc “chỉ huy”.
Hai phe này có những ưu tiên chính sách khác nhau. Nhóm “tinh hoa” coi trọng phát triển kinh tế còn nhóm "đoàn phái” chủ trương hành động vì công bằng xã hội, đoàn kết xã hội. Do đó, nhìn chung thì nhóm “tinh hoa” kiểm soát các lĩnh vực kinh tế, bảo vệ quyền lợi các tỉnh ven biển; trong khi nhóm “đoàn phái” kiểm soát các tổ chức đảng, ưu ái các tỉnh nội địa.
Việc nền chính trị bị chia thành các phe phái không phải điều mới lạ ở Trung Quốc và nó không tạo ra quy luật: được ăn cả, ngã về không. Hai phe này hiện có quyền lực khá cân bằng. Họ chia nhau kiểm soát các cơ quan lãnh đạo hàng đầu. Do đó, lãnh đạo của phe phái dính scandal có thể dễ dàng bị bãi nhiệm nhưng phe đó vẫn quá mạnh để bị giải thể.
Bí thư Thượng Hải Trần Lương Vũ mất chức năm 2006 và Bạc Hy Lai năm nay là những bằng chứng về nguyên tắc “lãnh đạo yếu, phe cánh mạnh”. Và những chỗ trống mà họ để lại sẽ được những người cùng phe nhanh chóng trám vào.
Nhóm “tinh hoa” (có nhiều “thái tử đảng” – những người xuất thân từ các gia đình cách mạng truyền thống). Họ còn được gọi là nhóm Thượng Hải. Nhóm “dân túy” chủ yếu gồm những quan chức xuất thân từ đoàn thanh niên nên còn được gọi là đoàn phái. |
Xu hướng thứ hai là “Chính phủ yếu, nhóm lợi ích mạnh”. Dễ thấy là Chính phủ trung ương ngày càng mất quyền điều hành, lãnh đạo các tỉnh thành và thậm chí là các công ty quốc doanh. Trên mạng Trung Quốc còn lan truyền tin đồn rằng “Thủ tướng không thể kiểm soát được một Tổng giám đốc”, cho thấy sự yếu kém của Chính phủ trung ương.
Ngược lại, các nhóm lợi ích lại mạnh lên, lấn sân Chính phủ, khiến quá trình ra quyết định bị kéo dài và phức tạp, thậm chí có trường hợp còn lâm vào bế tắc. Điển hình là nhóm lợi ích liên quan tới bất động sản ngày một lớn mạnh, khiến Chính phủ gần như bất lực, không thể thu nhỏ quả bong bóng mà họ thổi lên; hay như vụ phải mất 13 năm Trung Quốc mới ra nổi luật chống độc quyền do vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp quốc doanh lớn "bao thầu" thị trường nội địa.
Nhiều doanh nghiệp lớn "chi phối" Chính phủ Trung Quốc. Ảnh: Xinhua. |
Cuối cùng là xu hướng “đảng yếu, quốc gia mạnh”. Đảng cộng sản Trung Quốc có 80 triệu thành viên, là lực lượng không đối thủ xứng tầm tại quốc gia 1,3 tỷ dân này. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là họ không gặp vấn đề mang tính sống còn.
Một số lãnh đạo Trung Quốc muốn thay đổi, cải cách chính trị, điển hình là Thủ tướng Ôn Gia Bảo…nhưng đa phần những nỗ lực đó không tác dụng bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm hoen ố hình ảnh phương Tây, cổ vũ lực lượng cánh tả cũng như mô hình độc đảng Trung Quốc.
Thứ hai là cuộc nổi dậy Mùa xuân Arab vừa qua khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo ngại, không muốn thay đổi vì sợ bất lợi. Thậm chí, họ còn siết chặt vòng kiểm soát, đập tan mọi "âm mưu từ trong trứng nước".
Tất cả những xu hướng trên khiến nội bộ Trung Quốc căng thẳng và làm nhiều người bất an. Cộng với việc liên tục phát hiện thêm các vụ tham nhũng, hối lộ, quan chức chạy ra nước ngoài… giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng cảm thấy bất an.
Do đó, theo FP, sớm hay muộn quá trình cải cách cũng phải được đẩy mạnh bởi rõ ràng, cơ chế hiện hành có nhiều bất cập, không còn phù hợp với thời đại. Khi đó các cuộc cạnh tranh, tranh giành... sẽ xảy ra nhiều hơn nhưng việc đó nhìn theo cách tích cực, lại giúp Trung Quốc dân chủ hơn.
>> Bạc Hy Lai thường xuyên bị ‘cắm sừng’?
Do đó, theo FP, sớm hay muộn quá trình cải cách cũng phải được đẩy mạnh bởi rõ ràng, cơ chế hiện hành có nhiều bất cập, không còn phù hợp với thời đại. Khi đó các cuộc cạnh tranh, tranh giành... sẽ xảy ra nhiều hơn nhưng việc đó nhìn theo cách tích cực, lại giúp Trung Quốc dân chủ hơn.
>> Bạc Hy Lai thường xuyên bị ‘cắm sừng’?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét