Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

"Quân đội đã chuẩn bị mọi phương án đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất ở Biển Đông"

Ngày Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết "Quân đội đã chuẩn bị mọi phương án đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất ở Biển Đông"
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tự sướng vài phút trong chủ nhật.
Tin hay không tin vào ông tuyên huấn này thì tùy bạn.

"Quân đội đã chuẩn bị mọi phương án đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất ở Biển Đông" 

Bài nói chuyện của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn – Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị đã liên tục bị ngắt quãng bởi tiếng vỗ tay ủng hộ vang lên không ngớt của hàng trăm kiều bào, cùng những người có mặt tại hội trường.

Báo điện tử Infonet xin tóm lược bài nói chuyện trong khuôn khổ Hội nghị người Việt Nam tại nước ngoài lần 2, với mong muốn chuyển tải đến đông đảo bạn đọc những tin tức chính xác về tình hình biển đảo của Tổ quốc, cũng như âm mưu của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông:
Có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau nhưng chúng ta đều thống nhất tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Những năm gần đây, chúng ta không để mất bất kỳ một đảo ngầm, một đảo nổi, một nhà giàn nào của Việt Nam.

Chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn
Chúng ta có thể khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, bởi thực tế chúng ta là những người đầu tiên khai phá, khi chưa có nước nào đặt chân khẳng định quần đảo đó, vùng biển đó. Cho nên chúng ta nói chúng ta có cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định đó là của Việt Nam.
Thế nhưng, năm 1956 nhân cơ hội Pháp rút khỏi Việt Nam để thực hiện hiệp định Genève, trong bối cảnh chưa đủ khả năng để quản lý các vùng biển đảo của Việt Nam, thì Trung Quốc nhân cơ hội đã đánh chiếm cụm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến 1974, cùng sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía Tây của Hoàng Sa.
Đối với quần đảo Trường Sa, chúng ta khẳng định chúng ta là nước đầu tiên làm chủ nguyên một vùng biển đảo rộng lớn, tuy nhiên, với lực lượng hải quân nhỏ bé, và điều kiện phát triển chưa cao, chúng ta chỉ làm chủ ở một số đảo. Năm 1971 Philippines đã lấn chiếm và làm chủ 5 đảo thuộc phía Đông của quần đảo Trường Sa (gần Philippines), đến 1973, họ lấn chiếm tiếp hai đảo ở phía Bắc.
Với Malaysia, cho đến năm 1979 họ đã lấn chiếm và làm chủ 7 đảo ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Năm 1988, nhân cơ hội đất nước đang gặp nhiều khó khăn, phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, Trung Quốc đã tiến hành đánh chiếm 7 bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa. Cho đến 2005 họ đánh chiếm tiếp 2 điểm do Philippines quản lý trên quần đảo Trường Sa.

Chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm
Chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm (Ảnh: Hoàng Chí Hùng)

Nhắc lại vấn đề này để nói rằng, trong quá trình phát triển của đất nước, chúng ta liên tục cố gắng bằng mọi khả năng để bảo vệ chủ quyền trong điều kiện nhất định. Từ đó đến nay, chúng ta đã giữ được nguyên hiện trạng, bảo vệ vững chắc cái chúng ta đã có. Đặc biệt vùng biển theo Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, đó là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Về thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta đã cố gắng bảo vệ không cho ai đặt nhà giàn, đặt giàn khoan, trụ thăm dò trong vùng thềm lục địa, vùng đặt quyền kinh tế, thuộc chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam. Mọi người cần tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giữ vững và bảo vệ vững chắc cái chúng ta đã có.
Năm 1947, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã vẽ lên một bản đồ theo hình chữ U lấn sâu vào phía nam của Biển Đông. Từ đó cho đến nay, người ta đã liên tục giáo dục cho công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa rằng, tổ quốc có vùng biển theo đường chữ U, dù trên thực tế đường chữ U đó lấn sâu vào bờ biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số nước khác.
Đây là điều mà bất cứ quốc gia nào ở vùng Đông Nam châu Á, có quan hệ tới Biển Đông đều không thể chấp nhận được. Từ đó trước đến nay, giáo dục Trung Quốc đều nhất quán một quan điểm như các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường hay nói “đường 9 khúc không thể thay đổi, nhưng trước mắt, chúng ta chưa đủ khả năng giải quyết, thì chúng ta hãy gác tranh chấp cùng khai thác". Nêu lên vấn đề này để khẳng định một điều chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh giác về âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm
Đường lưỡi bò là điều "không thể chấp nhận" (Ảnh: Internet)

Trung Quốc đã âm mưu độc chiếm Biển Đông qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 là chuẩn bị pháp lý, Trung Quốc đã chuẩn bị pháp lý xong, liên tục từ năm 1947 tới nay bằng văn bản, cơ sở khoa học, núp dưới danh nghĩa khảo cổ, để đi tới khẳng định về mặt pháp lý đường chữ U của Trung Quốc, Tây Sa, Nam Sa chính là Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam là của Trung Quốc.
Giai đoạn 2 là thực hành chấp pháp, chính là giai đoạn hiện nay, họ đang tăng cường hoạt động chấp pháp trên vùng biển, như ra tuyên bố cấm đánh bắt cá, cho tàu hải giám, ngư chính đi tuần tra. Ngay từ năm 2008 Trung Quốc đã bằng nhiều cách gây áp lực và tìm mọi cách ngăn chặn bằng con đường ngoại giao, bằng con đường đe dọa, bằng mối quan hệ kinh tế, nhưng dù vậy những nước khác vẫn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trên vùng biển của chúng ta.
Giai đoạn 3 là độc chiếm Biển Đông, có thể nói đây là một âm mưu nhất quán, do đó chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh giác.

Chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm
"Quân đội đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất" (Ảnh: Internet)

Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng nhiều người băn khoăn nếu ta muốn hòa bình mà họ không chịu hòa bình thì sao? Trong trường hợp Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng sức mạnh thì sao? Nhà nước, đặc biệt là quân đội đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất. Bản thân các tướng lĩnh Trung Quốc nhận định, nếu đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa chỉ mất khoảng 1 tuần, nhưng giữ được Trường Sa thì Trung Quốc khó có thể giữ được.
Hiện tại, chúng ta đã trang bị tàu hộ vệ tên lửa có khả năng bảo vệ cách bờ 200km trở lại, chúng ta cũng có những tên lửa có tầm bắn 600km, và cả những tên lửa nằm trong số những vũ khí hiện đại bậc nhất trên thế giới. Chúng ta cũng mua sắm những máy bay đủ sức bảo vệ quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa.
Nguyễn Cường (ghi)

Bị đánh vì không mua mứt

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bị đánh vì không mua mứt
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Ngày 30-9, Công an TP Đà Lạt cho biết đã bắt được đối tượng Trần Văn Quang (tên thường gọi là Quang Cầy, 34 tuổi, quê Ninh Bình, tạm trú tại đường Huyền Trân Công Chúa, TP Đà Lạt), người đã đánh anh Trần Trí Dũng (32 tuổi, ngụ TP HCM, hướng dẫn viên du lịch của Công ty Viettravel) vào ngày 29-9 vì không đưa đoàn khách du lịch đến mua mứt.

Tại cơ quan công an, Quang khai nhận đang làm “cò mứt” cho hai cơ sở mứt Bảo Khánh và Hoài Nam trên đường Nguyên Tử Lực (P8, TP Đà Lạt). Mỗi lần dẫn được khách đến thì cả nhóm của Quang (cùng Tâm, Hoàng) được chủ các cơ sở mứt chia 30% số tiền tính theo doanh số mua hàng của du khách.

Theo điều tra bước đầu của cơ quan chức năng, lâu nay một số tài xế xe du lịch lên Đà Lạt thường móc nối với Quang để ăn chia tiền phần trăm từ các lò mứt. Sáng 29-9, nhận được tin báo của Nguyễn Hữu Quý (45 tuổi, ngụ Khánh Hòa), tài xế xe du lịch biển số 79B – 00312 đang đưa đoàn khách lên Đà Lạt, 14 giờ cùng ngày, nhóm của Quang đã chờ sẵn ở khách sạn Sammy Dalat. Khi được anh Dũng hướng dẫn viên cho biết đoàn không có nhu cầu mua mứt thì Quang và Hoàng đã lao vào dùng mũ bảo hiểm đánh anh Dũng ngã tại sân khách sạn. Chưa dừng lại ở đó, Quang, Hoàng còn dùng chân đạp liên tiếp vào người anh Dũng. Trước lúc bỏ đi đã đe dọa nếu anh Dũng không đưa đoàn đi mua mứt thì khỏi về TP HCM.

Đến 16 giờ 30 cùng ngày, khi dẫn đoàn khách vào tham quan vườn hoa TP Đà Lạt thì một thanh niên tên Tâm (thường gọi là Tâm Điếm, cũng là cò mứt) kéo anh Dũng ra ngoài và yêu cầu phải đưa khách đến mua mứt ở hai cơ sở mứt Bảo Khánh và Hoài Nam. Khi anh Dũng trả lời “Khách chỉ đi chợ” liền bị Tâm dùng nón bảo hiểm đánh, anh Dũng bỏ chạy nhưng Tâm tiếp tục đuổi theo truy đánh, chỉ khi bảo vệ của vườn hoa ngăn chặn thì Tâm mới bỏ đi.

Hiện cơ quan chức năng TP Đà Lạt đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

Nhà đài xin lỗi vì tường thuật trực tiếp cảnh tự tử

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nhà đài xin lỗi vì tường thuật trực tiếp cảnh tự tử
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Đài Fox News của Mỹ vừa lên tiếng xin lỗi vì đã tường thuật trực tiếp vụ một người đàn ông tự tử trên truyền hình.

Nghi phạm dừng xe đột ngột và tự tử

Hôm 28/9, Fox News huy động cả trực thăng để tường thuật trọn vẹn một vụ rượt đuổi tội phạm tốc độ cao bắt đầu ở Phoenix, Arizona.

Sau khi chạy hàng chục ki-lô-mét tới sa mạc, nghi phạm bất chợt dừng lại và lấy súng tự bắn vào đầu mình!
Cảnh sát Phoenix cho biết vụ rượt đuổi này bắt nguồn từ một vụ ăn cắp ô tô ở Phoenix và kết thúc khoảng 90 phút sau đó ở khu vực giáp ranh với California.

Nghi phạm ăn trộm chiếc ô tô của một cặp đôi ở một quán ăn tại Phoenix vào lúc 11 giờ (theo giờ địa phương). Trong lúc bị rượt đuổi, nghi phạm có xả súng vào xe cảnh sát nhưng không gây thương vong.

Vị trí nghi phạm tự tử. Cảnh tượng được tường thuật trực tiếp trên Đài Fox News. Ảnh: AP

Điều đáng nói là trong khi nhiều đài khác và thậm chí cả đài địa phương ở Phoenix đều không đưa trực tiếp cảnh tự tử của nghi phạm thì Fox News lại táo bạo để đoạn này lên sóng truyền hình. Kết quả là lượng người xem của Fox News có thể tăng đột biến trong chốc lát nhưng họ lại nhận phải sự chỉ trích gay gắt từ các nhà phê bình.

Biên tập viên Shepard Smith của đài này sau đó đã lên tiếng xin lỗi vì đã không cắt đoạn kết của chương trình tường thuật nói trên. “Chúng tôi thật sự đã quá bấn loạn. Chúng tôi xin gửi tới khán giả lời xin lỗi” - Smith nói.

Theo NLĐ

"Vô duyên" chốn khuê phòng

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết "Vô duyên" chốn khuê phòng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Nhịp sống công nghiệp khiến hai vợ chồng rất ít gặp nhau trong ngày. Vì thế, thời gian gặp nhau trong phòng ngủ có lẽ là cố định và quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều đôi đã phạm sai lầm khi chọn quãng thời gian này để khẩu chiến hoặc lôi chuyện lớn ra bàn bạc. "Bữa tiệc tình yêu" do vậy, có khi hỏng bét chỉ vì những câu nói hay hành động tuy nhỏ nhưng lại ...vô duyên. Cho nên dù có điều gì bực mình thì bạn hãy tránh lúc “màn dạo đầu” ra. Đừng nói vào lúc đó không ngọn lửa tình sẽ tắt lịm.

Tắt ngấm lửa yêu

Hai vợ chồng mâu thuẫn một chuyện gì đó, điện thoại "đàm phán" chưa xong, cô vợ hẹn "thôi, tối về nói tiếp". Tối về, gặp nhau trong phòng ngủ, lẽ ra phải là lúc vợ chồng tỉ tê tâm sự, trao cho nhau những lời ngọt ngào để khởi đầu cho một cuộc gối chăn thì họ lại đưa chuyện mâu thuẫn ra để giải quyết. To tiếng, nổi nóng, thậm chí khóc lóc có thể xảy ra trong thời điểm này.


Sau một ngày làm việc mệt mỏi và xa cách nhau, khoảng thời gian hiếm hoi để tái tạo "vitamin Y" lại bị đánh cắp, thay vào đó là một tâm trạng nặng nề. Ngay cả những người có ham muốn tình dục cao cũng khó tìm được cảm hứng sau một trận tranh cãi nảy lửa. Cũng có người đang vào "khúc dạo đầu", vợ lại quay sang hỏi chồng: "Anh đóng tiền Internet chưa? Ngày mai nhân viên thu tiền đến, hai vợ chồng đều đi vắng, không biết làm sao đóng?". Câu hỏi đã được đặt ra, người được hỏi loay hoay tìm phương án trả lời, cụt mất cả hứng. Cũng có người đang dạo đầu, lại cắc cớ hỏi chồng: "Dạo này nghi anh có bồ lắm nha! Về nhà, thấy anh cứ khang khác". Chồng lại gãi đầu gãi tai tìm cách giải thích. Giải thích cho ra lẽ, hết còn muốn gần gũi nhau nữa.

Có anh "vô duyên", đang ngon trớn bỗng hỏi vợ: "Hình như em mập lên phải không? Chắc là tăng cỡ hai ký à!". Nghe nhắc chuyện thừa cân, người vợ hờn dỗi ngay: "Vậy thì thôi, em mập, em xấu, đừng đụng đến em nữa". Lúc đó, dù "chuyện ấy" có tiếp tục diễn ra thì cũng kém vui, giống như đang ăn cơm mà dính sạn vậy.

Phụ nữ có thể góp ý về thiếu sót của chồng, ngay cả trong tình dục, nhưng cần tránh góp ý khi "chuyện ấy" đang diễn ra. Khi đó, người chồng vốn phập phồng lo đáp ứng cho vợ không "tới", đang cố gắng lại bị vợ thẳng thắn "phê bình", vậy là "mất sức chiến đấu" khó hoàn thành nhiệm vụ. Góp ý với chồng là cần thiết, nhưng người vợ còn rất nhiều thời gian trước và sau khi "chuyện ấy" diễn ra để lên tiếng. Thời gian ngắn ngủi và quý giá của đời sống gối chăn rất cần được tôn trọng tuyệt đối. Nhiều người biết câu: "Trời đánh tránh bữa ăn", nhưng thiết nghĩ, thay đổi một chữ cũng không trật: "Trời đánh tránh bữa... "yêu"".
Không biết "thu dọn chiến trường"

Nhiều ông chồng vô tư lăn ra ngủ khi "xong chuyện"; một số bà vợ cũng ít khi quan tâm chăm sóc đến "đối tác" vì cho rằng mọi thứ đã kết thúc, không để ý rằng mình vẫn còn nhiều việc phải làm.

Thực tế, giai đoạn "thu dọn chiến trường" có vẻ là phần phụ, nhưng thực ra rất quan trọng. Một cuộc ái ân có được xem là trọn vẹn hay không còn tùy thuộc vào "đoạn kết" ấy.

Tình dục là "lĩnh vực" mà người đàn ông thể hiện sự ga-lăng cao nhất đối với nữ. Chàng phải thể hiện tối đa khả năng ân cần, quan tâm, nâng niu bạn đời theo tinh thần "phục vụ". Chính vì thế, khi "tàn cuộc", người chồng phải cố gắng... không ngủ, để tiếp tục hoàn tất "đoạn kết". Giai đoạn này, ôm ấp, vuốt ve gần như là việc đàn ông không thể không làm. Xúc cảm của phụ nữ lên chậm và xuống cũng chậm. Nếu người nam thấy mình đã được thỏa mãn mà "bỏ ngang", sẽ khiến người nữ bị hụt hẫng.


Adam phải học cách "tái kết nối"

Ngoài ra, việc chọn những câu chuyện có nội dung nhẹ nhàng, vui tươi để chia sẻ với vợ trong lúc này, cũng là điều mà người chồng cần làm. Người chồng không nhất thiết phải nói về chuyện tình dục, thậm chí cũng chẳng cần nói những câu chuyện quá nhiều thông tin hoặc nội dung nặng nề. Vài câu trao đổi qua lại sẽ khiến cả hai gần gũi nhau hơn. Được như vậy, nàng sẽ như được ru trong êm đềm sau cơn đê mê và chắc chắn chàng ghi được nhiều điểm cộng.

Các chuyên gia về tình dục còn gợi ý người nam phải "tái kết nối" với người nữ. Đó có thể là hành động ghé tai người nữ thì thầm vài câu ngọt ngào, hay chỉ đơn giản là cái nắm tay dịu dàng, nhìn vào mắt nhau một cách âu yếm. Việc "tái kết nối" giúp cả hai có cảm giác vẫn còn nhiều vương vấn và cũng có thể là "tiền đề" cho "hiệp hai", nếu cả hai cùng có nhu cầu.

Trong tình dục, người nữ thường ở vị trí được thụ hưởng, hơn ai hết, người nam hiểu rõ điều đó, nên chỉ cố gắng phục vụ mà ít dám đòi hỏi. Nhưng nếu kết thúc, nàng cũng biết quan tâm đến chàng thì còn gì tuyệt vời hơn? Chẳng cần làm gì phức tạp, chỉ cần hỏi xem cảm giác của chàng, gửi tới chàng lời khen ngợi, ôm ấp, vuốt ve và tỏ vẻ hài lòng, khoan khoái.
Một người đàn ông tâm lý, biết cách chiều chuộng phụ nữ cho đến phút chót, sẽ để lại cho nàng ấn tượng tốt. Nhiều khi, giai đoạn "mây mưa tưng bừng" nàng chóng quên, nhưng những cử chỉ ân cần chăm sóc liền sau đó, lại khiến nàng nhớ mãi. Người ta hay bảo "phim hay nhờ đoạn kết" là vậy. 

Theo BS. Mai Tiến Dũng
GĐXH

Sự thực về bà già 83 tuổi “cơ khổ” bên hồ Thiền Quang

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sự thực về bà già 83 tuổi “cơ khổ” bên hồ Thiền Quang
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Bà Đào từng phải thụ án tù vì buôn bán trái phép ma túy. Hai hôm nay, ngày nào bà cũng “nướng” vài trăm nghìn đồng “lô, đề”- tiền nhiều người hảo tâm cho.

Có 10 người con, chỉ kể ra 6

Gần đây, có thông tin trên mạng internet về một bà già bán nước ven hồ Thiền Quang (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), tên là Đào sống trong hoàn cảnh thương tâm: Đẻ được 6 người con, thì 3 người con trai chết vì nghiện hút, 1 người đang thụ án tù. Hai cô con gái còn lại: 1 đi sang Trung Quốc, nghe đồn cũng mất từ năm 1984; 1 bị ngớ ngẩn, sống quanh quẩn bên bà Đào. Mẹ già- con ngu ngơ, cùng sống dựa vào hàng nước trà bán ven hồ, cũng là nơi ngủ đêm hôm mưa gió, vì không có nhà cửa.

Sáng 29-9, PV đã đến khu vực hồ Thiền Quang để tìm hiểu thực hư. Sau khi chạy xe máy một vòng quanh hồ, nhìn ngó rất nhiều hàng bán trà đá vỉa hè, nhưng không hề thấy bóng dáng bà già như trên đâu. Cuối cùng, chúng tôi dừng lại hỏi thăm một người phụ nữ, trạc ngoài 50 tuổi (mà về sau mới biết tên là Hồng), cũng ngồi bán trà đá ở góc ngã 3 giao cắt phố Trần Nhân Tông- Quang Trung, về bà già “cơ khổ”.


Bà Hồng

Chưa kịp hỏi dứt lời, bà Hồng hỏi trả: “Chú định tìm bà già đó, cho tiền từ thiện à, chú cứ dừng xe vào đây tôi bảo cái này đã”. Vừa ngồi ghé vào quán nước, bà Hồng lại tiếp tục: “Cho tiền từ thiện cũng phải nhìn người chú ạ, không thì đồng tiền của mình thành vô nghĩa. Bà già này không phải đơn giản như thông tin mọi người mới nghe đâu. Tôi ngồi ở đây bán nước đã 30 năm, bà ý ở đâu mới tới khoảng 3 tháng, ngồi ngay bên phải tôi đây này”. Nghe bà Hồng nói vậy, tôi mới ngoảnh mặt nhìn sang, quả thực có 1 bà già đang ngồi trên ghế đá cách đó chừng 10m, nhưng không có hàng trà đá.

Tôi hỏi: “Sao bảo bà ý bán trà đá cơ mà?”. Bà Hồng trả lời: “Từ hôm rộ lên thông tin, chính quyền địa phương liên tục kiểm tra quanh hồ, không cho ai bán cả. Tôi cũng bán hàng trộm đấy. Bà ý không được bán, nhưng ngồi ngay đó để kiếm tiền từ thiện. Từ sáng tới giờ, người ta cho đến 2 triệu đồng rồi”.

Không rõ bà Hồng lấy thông tin ở đâu ra, song kể rằng: Thực tế bà Đào có đến cả chục người con, song chỉ kể ra 6 trường hợp như nêu trên, còn 4 người thì giấu tịt, để lợi dụng lòng thương người của thiên hạ. “Có người con của bà ý khá giả lắm, chiều qua còn đi xe SH tới đây, bảo bà ý về nhưng nhất định không chịu”- bà Hồng kể- “Hai hôm nay, chiều nào bà ý cũng chơi mất vài trăm nghìn tiền lô đề, toàn là tiền từ thiện người ta biếu. Vì thế chú đừng có cho, tôi là tôi cứ nói thật”.


Đúng lúc này, bên ngoài có thêm mấy chị công nhân vệ sinh môi trường khu vực cũng ghé vào uống nước, xác nhận lời bà Hồng. “Đúng đấy chú ạ, già thế rồi mà lô đề, cờ bạc thành thần. Có khi người ta vừa cho tiền xong, nổ máy quay xe đi, là bà ý chửi vỗ ngược: “Chúng mày tưởng cho bà được vài trăm bạc là to à….”, rồi lập tức đi “thả con lô”, làm chúng tôi cứ gọi là “mắt tròn, mắt dẹt”. Rồi thì sáng nào cũng đi vệ sinh bừa bãi quanh chỗ này, bốc mùi xú uế, chúng tôi phải dọn”.

Từng vào tù vì tội buôn bán trái phép chất ma túy


Bà Đào đã lợi dụng lòng tốt của xã hội

Tạm gác lại câu chuyện, tôi sang gặp bà Đào. Gặng hỏi xoáy vào những chuyện nghe được, bà già 83 tuổi xác nhận “Tôi có 10 người con”. Tuy nhiên khi hỏi 4 người còn lại đâu, sao không đón mẹ về phụng dưỡng thì bà Đào bảo: Trước đây tôi từng có ngôi nhà ở đầu Ô Chợ Dừa (Q.Đống Đa), nhưng phải bán đi nuôi mấy thằng con nghiện, nên những đứa còn lại nó từ tôi, giờ chúng sống ở đâu tôi cũng không biết (!?). Vẫn theo lời của chính bà Đào, thì ngoài ngôi nhà nêu trên, trước đây bà còn 1 ngôi nhà lấn chiếm bên bờ sông Tô Lịch (đã bị giải tỏa), và 1 nhà tại số 55 Nguyễn Lương Bằng (cũng đã bán được vài chục triệu).

Trong câu chuyện kể khổ đời mình, tự bà Đào buột miệng ra rằng: “Ngay cả khi tôi đi tù chúng nó cũng không thăm nuôi gì cả”. Bà Đào cho hay bị bắt khi tàng trữ trái phép 1 lượng nhỏ hê-rô-in, bị tòa kết án 5,5 năm tù. Thụ án ở Trại giam số 6, do lao động tốt, nên được giảm thời gian thi hành án, cho về sớm. Tiếp tục gợi hỏi, bà Đào kể, mới về hồ Thiền Quang bán nước được hơn 2 tháng, trước đó ngồi ở khu vực cửa ga Hàng Cỏ (Lê Duẩn).

Sau khi thông tin về bà Đào được lan truyền, khoảng 3 hôm nay có nhiều người đã trực tiếp tới gặp, cho bà tiền. Hỏi về chuyện tiền bạc, bà già nhanh nhẹn hẳn: “Chẳng giấu gì chú, từ sáng tới giờ có 3 người cho tôi rồi. 1 người cho 300 nghìn, 1 người cho 400 nghìn, còn 1 chị ở mãi miền Nam ra, cho hẳn 1 triệu đồng. Chị ý còn dặn, do không ra Hà Nội được, nên hàng tháng sẽ đều đặn gửi tiền biếu tôi, cứ ra bưu điện mà nhận”.

Đúng lúc này, có hai mẹ con khách lạ tới, nhìn bà Đào dò hỏi rồi tiến lại. Sau khi biết là đúng bà Đào, người phụ nữ rút ví ra tờ 200 nghìn đồng, biếu bà ăn quà. Bà Đào lập tức quay sang người phụ nữ này, “tua lại” câu chuyện đời mình….

Theo ANTĐ

Rùng rợn tục sinh đôi giết một của người J’rai

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Rùng rợn tục sinh đôi giết một của người J’rai
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Cho rằng người phụ nữ đẻ sinh đôi là do bị ma ám, là bị Yàng phạt, sinh ba lại càng kinh hoàng hơn, nên sau những đứa trẻ vô tội chào đời trong hoàn cảnh này chưa kịp bú mẹ đã bị dân làng kéo đến mang đi chôn sống để tránh tai họa.

Già làng H'Blâm đau xót kể cho chúng tôi nghe về hủ tục đầy rùng rợn của đồng bào mình

Oan nghiệt hủ tục

Người J’rai ở Gia Lai quan niệm rằng, chỉ có người phụ nữ bị ma ám, bị trời phạt nên mới đẻ sinh đôi. Còn “chẳng may” sinh 3 thì quả thật đó là một sự ghê rợn, gây nỗi kinh hoàng với người dân trong làng. Những đứa trẻ thấy mặt trời sau (em song sinh) sống sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con… Và để diệt trừ “tai họa” đó, anh em họ hàng và người dân trong làng sẽ kéo đến mang đứa bé vào rừng chôn sống để “con ma” không còn biết đường quay về làng gây họa.

Chưa hết đau đớn khi nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn một thập niên, già làng Ksor H’Blâm (67 tuổi, làng Kông, xã Ia Mơr, Chư Prông) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đau lòng về 2 đứa con gái sinh đôi của vợ chồng Rơ Mah Pheac. Khi Pheac mang bầu thì cái bụng của chị hơi to “bất thường” nên luôn được lũ làng dõi ánh mắt ngờ vực theo Pheac. Và đúng như vậy, Pheac đã đẻ một lúc đến… 2 đứa con gái!

Không còn gì để bàn cải nữa, Pheac đã bị ma ám, bị Yàng phạt nên mới sinh đẻ “kì dị” như vậy. Và chắc chắn rằng đứa trẻ vừa trong bụng Pheac chui ra sẽ mang tai họa đến cho dân làng và cả cha mẹ chúng nữa. Nghĩ vậy, nên lũ làng đã kéo đến bế cô bé thấy mặt trời sau (em song sinh) mang vào rừng chôn sống, để cho “con ma” không còn biết đường quay về nữa!
Theo già H’Blâm, chuyện đứa con của Pheac chỉ là một trong những câu chuyện đau lòng đã xảy ra ở xã biên giới Ia Mơr. Bởi từ khi già sinh ra đến nay, đã có hàng chục đứa trẻ vô tội chỉ vì thấy mặt trời sau người anh hoặc chị song sinh của mình một chút, mà phải rời bỏ cuộc đời khi chưa kịp được thưởng thức giọt sữa mẹ. Cũng chỉ bởi cái hủ tục oan nghiệt đã ăn sâu vào tâm thức của bà con nơi đây.

“Trước đây, trong xã đã có hàng chục đứa trẻ mới ra đời đã bị mang đi chôn sống chỉ vì sự thiếu hiểu biết của bà con. Không chỉ những đứa trẻ sinh đôi bị giết chết, mà có những gia đình do quá đông con, nhưng họ không biết kế hoạch hóa gia đình nên vẫn cứ đẻ, và những đứa đẻ sau thì bị cha mẹ lén lút mang đi chôn sống vì sợ không nuôi được”, già làng H’Blâm chua xót nói về hủ tục của đồng bào mình.


2 cậu bé Phót và Phét (thứ 2, 3 từ trái sang) may mắn được cứu sống và cũng là người "chặt đứt" hủ tục của người đồng bào mình

2 đứa trẻ… tiêu diệt hủ tục

Cách đây 12 năm, đang bận công việc thì già H’Blâm giật mình nghe tin người dân ở làng Klă bên cạnh đang kéo nhau đến chỗ người mẹ mới lâm bồn là chị Rơ Châm Thon vừa hạ sinh 2 đứa con trai, để đòi đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống. Ngay lập tức, già H’Blâm liền chạy đến báo với Trưởng công an xã lúc bấy giờ là ông Ksor Hoài đến can ngăn. May mắn, khi 2 người này đến nơi thì đứa bé vô tội vẫn còn khóc ré trong bàn tay người mẹ mà vẫn chưa bị dân làng lấy đi.

Bằng mọi cách, già H’Blâm và ông Hoài đã thuyết phục và tuyên truyền cho hàng trăm con người đang “nung nấu” ý định chôn sống đứa bé, để họ từ bỏ việc làm sai trái của mình. Sau cả buổi nói chuyện, dân làng đã chịu ra về và để cho đứa bé sống.
Cặp song sinh này được vợ chồng chị Thon đặt tên là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả 2 đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn và học lớp 6, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Mơr). Không chỉ vậy, Phót còn là một trong những học sinh có học lực rất tốt của trường và được chọn đi học ở trường nội trú của huyện, nhưng vì em trai không được đi nên Phót cũng không chịu đi vì rất thương em. “Mình rất tự hào vì con mình, may mắn lúc đó con mình đã được cứu sống nên bây giờ vợ chồng mình mới không ân hận”, chị Thon cười nói.

Cũng là một trong ít người may mắn có con được cứu, chị Siu Klơng (thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, Chư Prông) nhìn đứa con gái song sinh suýt mất mạng vì hủ tục kể cho chúng tôi nghe: Cách đây hơn 1 năm, chị Klơng chuyển dạ hạ sinh đứa con thứ 2. Anh em họ hàng vợ chồng chị Klơng liền tập chung đến nhà cúng bái ăn mừng, vì chị Klơng hạ sinh được con gái (theo chế độ mẫu hệ của người J’rai thì con gái như là tài sản
quý trong gia đình).


2 cô bé khỏe mạnh con chị Klơng đang bú mẹ ngon lành sau những ngày "giông tố" mà các cô bé không hề hay biết

Nhưng chuyện không hay đã xảy ra khi ngày hôm sau bụng chị Klơng vẫn còn đau và băng huyết liên tục. Sau khi được đưa người nhà tới bệnh viện huyện Chư Prông, các bác sĩ đã lấy từ trong bụng Klơng ra một bé gái nữa. Ngay lập tức, mẹ chồng chị Klơng liền về nhà báo tin cho họ hàng và dân làng chuyện “kinh dị” trên. Khiến người dân vô cùng lo lắng vì nghĩ rằng tai họa sắp ập xuống làng, trong đầu họ luôn nung nấu một ý nghĩ phải chôn sống đứa bé thấy mặt trời sau này.

Khi sức khỏe của 2 mẹ con chị Klơng đã ổn định, chị liền bế con về làng thì gặp ngay làn sóng hung dữ của họ hàng bên chồng và dân làng. Họ cùng nhau kéo đến nhà Klơng để đòi đứa bé mang đi chôn sống. Mẹ con Klơng đang trong cơn hoảng loạn, và chị cũng bắt đầu xuôi lòng giao con cho dân làng thì chính quyền xã, huyện xuất hiện ngăn cản và ra sức tuyên truyền cho mọi người hiểu rằng, sinh 2 là chuyện bình thường chứ không phải là ma quỷ gì ám hại cả.

Sau một hồi dùng mọi biện pháp tuyên truyền, giảng giải, cuối cùng lần đầu tiên trong làng Dơ Bang, một cô bé thấy mặt trời sau chị gái mình đã thoát khỏi “án” tử thần man rợ do nhận thức hạn chế của đồng bào mình.

Ông Siu Íp - Trưởng thôn Dơ Bang - cho biết: “Từ trước đến nay, dân làng rất sợ những đứa trẻ song sinh, vì cho rằng chúng không phải người bình thường nên sẽ mang tai họa đến với mọi người. Chuyện của mẹ con Klơng là trường hợp đầu tiên được cứu sống, từ trước đến nay chưa có bao giờ xảy ra chuyện như vậy. Nhưng bây giờ nhìn 2 chị em song sinh đó sống khỏe mạnh, dân làng chúng tôi rất yên tâm và vui vẻ. Nếu có ai sinh 2 đứa con một lúc như vậy chúng tôi sẽ không kéo đến đòi đứa trẻ mang đi nữa”.

Chuyện 2 cặp song sinh trên được cứu và sống khỏe mạnh, nó không chỉ là niềm vui với gia đình và bản thân các em. Mà chính sự sống của em đã “chặt đứt” những hủ tục đã ăn sâu vào tâm thức của người dân 2 xã này từ bao đời nay, và cứu được những đứa trẻ song sinh khác trong thôn, xã. “Từ khi 2 anh em Phót và Phét được cứu sống đến nay, ở xã không còn chuyện chôn sống trẻ em nữa”, già H’Blâm vui mừng nói.

Tuy vậy, nhưng đó chỉ là chuyện đáng vui ở Ia Mơr và Ia Bang, còn ở những xã vùng sâu khác thì những câu chuyện về đau lòng về hủ tục trên vẫn có thể đang âm ỉ tồn tại!

Theo Thiên Thư
Dân Trí

Bé 5 tuổi chết vì bố mẹ nuôi lạm dụng tình dục

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bé 5 tuổi chết vì bố mẹ nuôi lạm dụng tình dục
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Một cặp vợ chồng ở Ấn Độ vừa bị bắt giữ sau khi nghi ngờ tấn công tình dục và đánh cô con gái nuôi 5 tuổi tới chết.

Ảnh minh họa

Cảnh sát trưởng O P Tripathi cho biết cặp vợ chồng nói trên đã bị bắt giữ tại nhà riêng của họ ở Rajiv Awas Vihar, bang Madhya Pradesh, sau khi kết quả khám nghiệm tử thi xác nhận cả hai bị nghi ngờ có liên quan tới cái chết của bé gái.

"Có một số dấu hiệu cho thấy cô bé bị tấn công tình dục và bị đánh cho tới chết. Hiện các chuyên gia y tế vẫn chưa đưa ra kết luận bé gái bị tấn công và hành hạ bằng phương thức gì", Indian Express dẫn lời cảnh sát Tripathi cho biết.

Theo điều tra, nghi phạm Rajesh Sengar và vợ Bebi đã nhận nuôi bé gái từ một người họ hàng của họ ở bang Uttar Pradesh cách đây 4 tháng. Đêm hôm 26/9, tên Rajesh bị những người hàng xóm bắt gặp khi đang đưa thi thể của con gái nuôi bọc trong một chiếc chiếu nhựa để tiêu hủy. Thấy vậy, họ nhanh chóng gọi điện cho cảnh sát.

Trong quá trình thẩm vấn, Rajesh khai rằng cô bé kêu bị đau họng, vì thế hắn đưa cô bé tới một bệnh viện tư để khám. Báo cáo khám nghiệm tử thi xác nhận bé gái qua đời vì chấn thương ở đầu, bị đánh bởi một vật giống như chiếc thắt lưng và bị nghẹt thở.

Trong khi đó những người sống tại khu Rajiv Awas Vihar đã rất tức giận trước hành động nhẫn tâm của cặp vợ chồng. Họ đến nhà của tên Rajesh đập phá và yêu cầu biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với hai nghi phạm này.


Theo Ngôi Sao

Cạn kiệt tiền mặt: Vì đâu nên nỗi…

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cạn kiệt tiền mặt: Vì đâu nên nỗi…
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



-  Các doanh nhân vẫn nói với nhau, chúng ta đang trong thời kỳ cực kỳ gian khó, khi mà hàng trăm ngàn doanh nghiệp (DN) có thể đã phá sản hay ngưng hoạt động. Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, còn chứng khoán liên tục mất giá… Trong tình cảnh khốn khó này, nhiều người chợt giật mình khi đặt câu hỏi: Tiền đang đi đâu và vì sao nên nỗi…


Thời dòng tiền còn “son rỗi”

Không hiểu sao đã có thời dòng tiền chảy phơi phới, ai cũng thấy mình giàu có vì tiền bạc rổn rảng, giá bất động sản tăng cao, ngay cả căn nhà thân thuộc mình đang ở cũng bỗng chốc có giá trị đến không ngờ.

Người người, nhà nhà xếp hàng bốc thăm lấy phiếu mua BĐS lời, hễ mua được giá gốc dù là giá tính bằng hàng ngàn USD và hợp đồng mua bán nhiều bất cập thì cũng sang tay kiếm lời ngay tắp lự.

Thị trường chứng khoán cũng hòa nhịp, cất cánh bay cao với giá các cổ phiếu tăng vọt 5% - 10% mỗi ngày.

Bạn không cần phải động não suy nghĩ chiến lược kinh doanh gì cho mệt, chỉ cần xếp hàng, chỉ cần mua được một mớ cổ phiếu là hôm sau giá bán tăng cao, có bán lúa non cũng có lời.

Đó là lúc dòng tiền chảy sôi nổi, ào ạt bên ngoài xã hội, còn dòng tiền vay mượn, lưu chuyển, đối lưu của các nhà băng thì cũng đang chảy với cùng tốc độ nhưng bí mật từ bên trong. Dòng tiền này mang lại lợi nhuận lớn và liên tục cho hệ thống ngân hàng trong suốt từng đó năm trở lại đây.


Thế mà cũng tới lúc các “nhà đầu tư” và sản xuất kinh doanh thấm mệt sau nhiều vòng quay vốn mệt mỏi, khi mà lãi suất tăng vọt với lý do “lạm phát cao”. Còn tại sao “lạm phát cao” lại là câu chuyện của “nhà kinh tế vĩ mô”!


Chỉ biết là lãi suất cho vay được đẩy lên cao tới mức 25% - 30%/năm so với tình hình chung của thế giới và các nước trong khu vực chỉ có vài phần trăm.

Cái bẫy của “lòng tham” đã sập xuống. Các “con mồi” chính là các “con nợ” đã lỡ vay mượn ngân hàng quá nhiều mà thiếu thông tin hoặc không may mắn chạy thoát khỏi cuộc chơi lớn mang tầm vĩ mô này. Dòng tiền như dòng nước rút đi nhanh như thủy triều xuống, cũng ồ ạt như thác lũ khi dòng tiền “son rỗi” ập đến, để trơ lại trên bãi chiến trường là các nạn nhân mắc cạn, bỗng nhiên thấy quá đói khát dòng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chính yếu của mình.

Dòng tiền đã chảy trôi đi đâu mất cả rồi!
Một phần nguồn lực rất lớn của xã hội, của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh đã nhất thời, lỡ trớn, đổ dồn vào bất động sản và cổ phiếu với các giá trị thời còn cao vọt và nay chẳng còn bao nhiêu. Ai cũng thấy mất mát trừ các nhà băng thì dù dòng tiền đang chảy ở đâu suốt mấy năm qua vẫn có lợi nhuận cao một cách bất thường.

Tuy vậy, trong cuộc chơi lớn này thì rủi ro không chừa một ai. Một con bạc thắng quá nhiều của các con bạc khác thì cũng khó mà ra về an toàn. Đó là lý do mà hiện nay các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro nợ xấu doanh nghiệp vay vốn mất khả năng chi trả, xiết nợ bằng tài sản thế chấp thì giá trị cũng đã giảm nhiều, khó bán, lại không dễ dàng gì về mặt pháp lý.

Dòng tiền chảy khuất lấp, mờ tối, lươn lẹo ở đâu mà doanh nghiệp hiện nay vẫn rất khó vay vốn với lãi suất thấp, dù đã có nhiều chủ trương hạ thấp lãi suất nhiều lần? Rốt cuộc … doanh nghiệp vẫn phải chèo chống với việc vay lãi suất cao khi quá đói khát nguồn vốn kinh doanh sản xuất.

Đồng tiền thời khốn khó

Qua thời “son rỗi” trở lại với nghề kinh doanh chính – “nhất nghệ tinh”. Sau thời sôi nổi, nhảy ra kinh doanh các lĩnh vực không chuyên, trái nghề, “ăn xổi” với các cơ hội làm giàu nhanh bằng cổ phiếu và bất động sản … Đến nay, các doanh nghiệp “thấm đòn”, nhận chân ra các giá trị cốt lõi của ngành nghề chuyên sâu của mình.

Cái khó hiện nay chính là dòng tiền giờ đã không còn “son rỗi” nữa mà đã chuyển qua thời kỳ của dòng tiền thời “khốn khó”. Đồng tiền kiếm được khó biết bao, không còn dễ dãi như ngày xưa.

“Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Các dòng tiền vay mượn không dễ dàng, lãi suất cao, chỉ được vay mượn khi quá cần kíp, tiền vào rồi thì chỉ đủ đắp đổi cho các chi phí lương nhân viên, bổ sung vốn lưu động, các thương vụ có vòng quay vốn nhanh và lợi nhuận cao …

Dòng tiền vào DN rồi chảy ra nhanh như giặc “thổ tả” … các doanh nghiệp thấy đói mà không dám ăn, thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi phí, bớt ăn tiêu xa xỉ như thời xưa tích cũ. Chi phí lãi suất và các chi phí thuộc loại “bôi trơn”, chi phí do thủ tục hành chánh chậm… giờ trở thành gánh nặng hơn bao giờ hết, khiến DN ngắc ngoải vì đã lỡ “phóng lao phải theo lao”.

Ngay cả các cán bộ tín dụng các ngân hàng “vang bóng một thời”, giờ cũng phải tới phiên lo lắng, lo sao cho đủ các chỉ tiêu cấp trên giao về doanh số/lợi nhuận/thị phần, lo khách hàng DN không trả kịp các khoản vay, lo cả việc hỗ trợ khách hàng “đão nợ” vì dòng tiền
đã không còn hiền như trước nữa.

Đường phố Sài gòn vẫn ầm ào đông đúc, không ngủ, nhưng nếu hơn 8 giờ sáng mà bạn không thấy các cửa hiệu hé mở hoặc chỉ nhìn thấy một bảng nhỏ thông báo “sang nhượng”, “cho thuê mặt bằng” thì chúng ta tạm biết rằng thêm một DN nữa gặp khó khăn phải tạm nghỉ, đóng cửa.

Ở đó, có ông chủ DN đang tuyệt vọng nhìn cơ nghiệp do mình tâm huyết tạo dựngnay có nguy cơ bị “dòng tiền thời khốn khó” hút đi mất.

Nếu bạn làm doanh nghiệp hay kinh doanh, thì sẽ dễ thấy rằng bạn bè, đồng nghiệp của mình hình như khó khăn hơn, số người vay mượn tiền trong bạn bè anh em tăng lên, có lẽ vì kênh vay ngân hàng đã trở nên khốn khó hơn nhiều. Gương mặt của các chủ DN trở nên lo lắng, nhăn nheo hơn bao giờ hết.

Khi các giá trị truyền thống bị thử thách và đảo lộn thì cũng là dịp để chúng ta xem lại chính bản thân mình, tại sao lại ra nông nỗi như vậy?

Chúng ta kinh doanh để làm giàu hay để tạo ra các “giá trị gia tăng” cho bản thân và xã hội? Nếu chỉ đơn giản thúc dòng tiền quay vòng nhanh bằng một số công cụ vĩ mô “phi thị trường” kiếm lợi nhuận từ các lợi thế cạnh tranh và ưu thế có tính “phi thị trường” thì liệu có tạo ra giá trị gia tăng gì cho số đông người dân? Tăng trưởng GDP của quốc gia như vậy thì các nước trên thế giới đã cố gắng loại bỏ từ rất lâu rồi.

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp buộc phải thắt lưng buộc bụng, nằm gai nếm mật, chuyển mình thay đổi, mạnh dạn cắt bỏ hẳn hoặc tạm thời các sản phẩm dịch vụ không có tính thanh khoản nhanh hoặc lợi
nhuận không cao.

Tìm kênh huy động vốn khác kênh ngân hàng, hoặc tìm ngân hàng khác nếu không thương lượng được lãi suất vay thấp phù hợp với loại hình kinh doanh của mình. Cắt giảm tối đa các chi phí hoạt động đến mức có thể, tiết kiệm điện, nước, điện thoại, tiền thuê xe, vận tải, tiếp khách, quà tặng ..v.v.. dù rằng phải nói lời xin lỗi trong muôn vàn “mắc cỡ” với các đối tác.

Thời khốn khó với dòng tiền hung hãn, cay nghiệt, mất giá mãi theo giá vàng và đô la liệu sẽ còn kéo dài bao lâu nữa?

Dù sao, chúng ta cũng phải biết nuôi hy vọng. Các giá trị truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, mỗi người dân từ ngàn đời nay, các nhà doanh nghiệp can trường với tinh thần doanh nghiệp không sợ thất bại, các nhà lãnh đạo với “năng lực và lòng trung thực” rồi sẽ thắng thế, sẽ giúp con thuyền “nền kinh tế” Việt Nam vượt qua thời kỳ gian khó này.

Cũng như “cái đẹp sẽ cứu thế giới” vậy !

Cảnh Thái

Bức ảnh khiến lòng nặng trĩu trước đêm Trung thu

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bức ảnh khiến lòng nặng trĩu trước đêm Trung thu
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bức ảnh khiến lòng nặng trĩu trước đêm Trung thu

Chủ nhật 30/09/2012 08:00
(GDVN) - Khi phố phường tấp nập, rộn ràng đón Trung thu cũng là lúc cảm thấy đắng lòng hơn trước những hoàn cảnh éo le...
Không chỉ hình ảnh trẻ thơ khiến mọi người động lòng trắc ẩn, mà hình ảnh về cụ già mải miết lê từng bước đi bán đồ Trung thu kiếm "miếng cơm manh áo" qua ngày cũng khiến ta phải lặng người. Bằng tuổi của cụ, những người có số phận may mắn hơn được vui vầy cùng con cháu, được ngắm nhìn trẻ thơ vui đùa, được tặng những món quà xinh xắn cho cháu chắt nhân dịp Tết Trung thu. Nhưng cụ bà nhỏ bé chỉ mong chờ bán được đồ chơi giữa phố phường đông vui, để mong bớt cơ cực, vất vả...

Hình ảnh thấm thía nỗi cô đơn của cụ đã khiến thế hệ trẻ, 
những cư dân mạng cảm thấy lòng nặng trĩu.
Bạn Sad Rain bày tỏ: "Đáng để suy nghĩ và cần để quan tâm". Bạn Phan Linh cũng chia sẻ: "Trung thu có nhiều cái làm mình vui nhưng hình ảnh của bà cụ khiến mình chạnh lòng ghê, mình nhớ đến ông nội của mình quá".

Bạn có tên Chi Siêu Phàm comment: "Tội nghiệp cụ, lạc lõng giữa không khí trung thu, ngày vui của mọi người mà cụ có thấy vui không? Muốn giúp bà mà không biết làm thế nào?".

Bạn Bui Thanh Hoang cầu mong: "Cầu mong cụ sẽ gặp được nhiều điều tốt lành, những điều không vui sẽ không bao giờ xuất hiện, mọng cụ mạnh khỏe"...

Bức ảnh được đăng lên trên facebook của một cá nhân nhưng đã nhận được 1.635 lượt like và 430 lượt chia sẻ trong vòng 5 giờ. Hình ảnh của cụ đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng như một lời nhắc nhở đến những người con, người cháu, hãy biết thương yêu ông bà của mình, hãy biết trân trọng những người mà mình yêu thương khi còn có thể.

Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa"
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Trở thành một dịch giả nổi tiếng về Văn học Trung Quốc (người dịch rất thành công các tác phẩm của Mạc Ngôn; và mới đây là Totem Sói), Trần Đình Hiến đã có những tìm hiểu sâu rộng về lịch sử, văn hóa Trung Hoa và trải qua nhiều năm trực tiếp sống, làm việc tại Trung Quốc.

Khi GĐ&XH đề nghị ông viết về những “bịa đặt chết người” về mặt lịch sử trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Tam Quốc diễn nghĩa” (thực ra, tiểu thuyết được quyền hư cấu, nhưng khi đọc “Tam Quốc diễn nghĩa”, rất nhiều người đã tin những câu chuyện trong đó là sự thật lịch sử), ông đã hứng khởi nhận lời.

Kỳ 1: Nhào nặn, tô vẽ lịch sử

“Uống rượu luận anh hùng”, “Ba lần đến lều tranh”: Bịa

Trung Quốc có 4 danh tác:
1. “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, xuất hiện cuối Nguyên đầu Minh, thế kỷ XV.
2. “Thủy hử” của Thi Nại Am, xuất hiện dưới triều Minh (thế kỷ XV – XVI).
3. “ Tây du ký” của Ngô Thừa Ân, xuất hiện dưới triều Minh (thế kỷ XV – XVI)
4. “ Hồng lâu mộng” xuất hiện vào đời Càn Long (1736 – 1796) triều Mãn Thanh.
Trong 4 tác phẩm trên, “Hồng lâu mộng” được dánh giá cao nhất về nghệ thuật, nhưng ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Trung Quốc và nước ngoài, thì phải kể đến “Tam quốc diễn nghĩa”.

“Tam quốc diễn nghĩa” là bộ tiểu thuyết lịch sử viết về “Tam quốc”. “Tam quốc” nhằm chỉ ba nước Ngụy, Thục, Ngô cùng tồn tại trong “thế chân vạc” trong khoảng 60 năm.

Năm 220 Tào Phi xưng Đế, năm 221 Lưu Bị xưng Đế, năm 222 Tôn Quyền xưng Đế. Đến năm 280, Tấn Vũ Đế thu phục ba nước, lập ra triều Tấn, chấm dứt “Tam quốc”. Nhưng nếu căn cứ vào những sự kiện lịch sử thì lịch sử Tam quốc phải kể từ niên hiệu Sơ Bình năm thứ nhất đời Hán Hiếu Đế (190) đến niên hiệu Thái Khang năm thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280), tổng cộng 90 năm. Nhà sử học Phạm Văn Lan trong Trung Quốc thông sử, gọi thời kỳ này là thời kỳ chia rẽ.

Tam quốc là thời kỳ lịch sử đầy những biến cố phi thường. Những nhân vật tạo nên các biến cố đó như Tào Tháo, Lưu Bị, anh em Viên Thiệu, Viên Thuật, anh em Tôn Sách, Tôn Quyền v.v... khi chính thức hình thành Tam quốc đều đã vắng mặt. Mà nếu thiếu họ thì không thành “Tam quốc”. Không chỉ các nhân vật lịch sử vắng mặt, mà những câu chuyện khiến người ta si mê, như “uống rượu luận anh hùng”, “ba lần đến lều tranh”... đều không có chỗ trong lịch sử “Tam quốc”.

“Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”

Vì lẽ đó, chính sử cũng như dã sử, người ta đều phân định Tam quốc bắt đầu từ loạn Đổng Trác hoặc sớm hơn, cho đến khi vương triều Tây Tấn được thành lập. Lại nữa, “thế chân vạc” Ngụy, Thục, Ngô thực ra đã hình thành trước khi thật sự hình thành Tam quốc. Các thế lực quân phiệt ở các địa phương lớn mạnh lên qua các cuộc đàn áp nông dân khởi nghĩa cuối đời Đông Hán. Tiếp đó là cuộc hỗn chiến giữa các quân phiệt. Cuối cùng, còn lại ba thế lực lớn nhất là Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền tranh nhau ngôi bá chủ, và sau đó cả ba bị diệt, vương triều Tấn được thành lập.

Tam quốc là thời kỳ động loạn. Đây là thời kỳ chinh chiến triền miên, khói lửa ngất trời, xác chết đầy đồng, dân sống vất vưởng. Nhưng người ta có câu: “Trai thời loạn” - Đây cũng là thời kỳ xuất hiện các anh hùng hào kiệt cùng với những giang hồ hảo hán, và cả những kẻ côn đồ. Đủ các loại người. Hùng tài đại lược như Tào Tháo, cúc cung tận tụy như Gia Cát Lượng, tài hoa lỗi lạc như Chu Du, kiên trì nhẫn nại như Lưu Bị, coi trọng tình nghĩa như Quan Công...

Sức hấp dẫn của tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” vượt lên các trứ tác lịch sử. Vì rằng tác phẩm văn nghệ cần sự tưởng tượng và hư cấu.

Trên cơ sở lịch sử, lấy lịch sử làm đề tài để tưởng tượng và hư cấu, hư hư thực thực, nửa thật nửa giả, rồi thì, do sức hấp dẫn ma mị của văn nghệ, giả biến thành thực, những hình tượng giả do văn nghệ tạo nên, lại như hình tượng lịch sử đích thực. Trường hợp “Tam quốc diễn nghĩa” là như vậy.

Từ quan điểm khoa học về lịch sử mà xét, những người nói trên không chỉ là anh hùng thời đại, mà còn là anh hùng dân tộc, vì rằng người nào cũng muốn chấm dứt chiến tranh, đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình. Có điều, người nào cũng muốn giành lấy nhiệm vụ lịch sử ấy, không muốn nhường cho kẻ khác. Chính vì vậy mà nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí xung đột, biến nhau thành kẻ thù không đội trời chung, một mất một còn. Rồi thì thắng lợi cuối cùng lọt vào tay một người, đúng như câu “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”.

Nhào nặn lịch sử, tạo sự hấp dẫn

Cho nên có thể nói rằng, chiến tranh giữa Ngụy, Thục, Ngô là không thể tránh khỏi, không còn cách nào khác. Lịch sử cứ thế tiếp diễn theo hai vế tương phản. Một vế dùng chiến tranh để kết thúc chiến tranh. Vế thứ hai là nhân dân chịu muôn vàn khổ cực để kết thúc chiến tranh. Vậy khi tán dương những anh hùng lịch sử, không được quên nỗi khổ không thể đong đếm được mà nhân dân phải gánh chịu.

Một đặc điểm của “Tam quốc” là thời gian ngắn. Ngụy, Thục, Ngô chỉ tồn tại được nửa thế kỷ, nếu cộng cả “tiền Tam quốc” cũng chỉ được 90 năm. 90 năm so với lịch sử một dân tộc chỉ một thoáng, như bóng câu qua cửa sổ. Mọi người chưa kịp suy ngẫm thì mọi chuyện đã trở thành quá khứ, trở thành lịch sử. Lịch sử thường do người chiến thắng ghi chép, không tránh khỏi thiếu công bằng. Dân gian chép sử thì năm người mười ý, “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Ý kiến của các học giả cũng ít khi nhất trí. Thí dụ, Gia Cát Lượng ra khỏi lều tranh là do Lưu Bị ba lần đến thỉnh cầu, hay là ông ta tự tiến cử? Trận Xích Bích là do công của Hoàng Cái hay là Tào Tháo tự đốt chiến thuyền rồi rút lui? Vì sao có chuyện tam sao thất bản như vậy? Xin xem tiếp những phần sau sẽ rõ.

Kịch tính trong lịch sử “Tam quốc” là đối tượng lọt vào mắt xanh của những nhà sáng tác văn học nghệ thuật và luôn luôn là đề tài để đời sau bình phẩm. Ai biết Lưu Bị thì hiểu Lưu Bị hơn Lưu Tú. Ai biết Tào Tháo thì hiểu Tào Tháo hơn Vương Mãng. Nhưng định hướng những suy nghĩ và cách nhìn khác nhau về một mối là do ý đồ trong tác phẩm văn nghệ, mà ở đây là “Tam quốc diễn nghĩa”.

Ngoài những lí do trên, “Tam quốc diễn nghĩa” còn một yếu tố quan trọng khác. Đó là do tư tưởng “tôn quân”. La Quán Trung đã vừa hư cấu vừa nhào nặn lại các sự kiện và bộ mặt các nhân vật lịch sử: Ai tôn phò nhà Hán thì dù bất tài cũng được tô vẽ thành anh hùng, tài năng quán thế, nhân cách cao thượng; ai chống lại nhà Hán – mặc dù đó là một triều đại đã mọt ruỗng - thì dù tài năng quán thế cũng trở nên bất tài, tư cách hèn hạ.

Tuy nhiên, sự vật bao giờ cũng có hai mặt của nó. Mặt thành công của “Tam quốc diễn nghĩa” nói trên, đi kèm với thất bại (trớ trêu thay, cũng có thể gọi là thành công) trong việc tiêu chí hóa mẫu người anh hùng đã nhào nặn người Trung Quốc thành những con người không thực, nhân cách méo mó, giả nhân giả nghĩa.

Theo dõi lịch sử Trung Hoa từ đời Tống trở đi thì rõ.

Trên đây là tổng quan về bộ tiểu thuyết trường thiên “Tam quốc diễn nghĩa”, một tiểu thuyết chương hồi, ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của người Trung Quốc. Biết bao thế hệ người Trung Quốc say mê “Tam quốc diễn nghĩa”, người làm tướng tìm thấy ở đây mưu thần chước quỷ, kẻ làm quan rút ra ở đây những xảo thuật trị dân, triều Mãn Thanh còn lệnh cho hoàng gia phải thuộc lòng “Tam quốc diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” trở thành sách gối đầu giường từ dân đến quan ở Trung Quốc, chí ít trong khoảng 500 năm lịch sử.

“Tam quốc chí”, “Tam quốc chí chú”, “Tam quốc diễn nghĩa”: Cuốn nào đáng tin?

Nhưng chính từ “Tam quốc diễn nghĩa”, ta thấy rõ hơn văn hóa truyền thống Trung Quốc và các anh hùng hảo hán tượng trưng cho lí tưởng thời đại trong “Tam quốc diễn nghĩa” đã được nhào nặn như thế nào?

Trước hết hãy làm rõ mối quan hệ giữa “Tam quốc chí”, “Tam quốc chí chú” với tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”.

Tây Tấn diệt Ngụy, Thục, Ngô thống nhất Trung nguyên năm 280. Sau đó 5 năm, tức năm 285, Trần Thọ biên soạn xong “Tam quốc chí”. Trần Thọ quê Tứ Xuyên, tính cách điềm đạm, trung thực và đặc biệt rất thận trọng đối với công việc chép sử. Ông là một nhà sử học chân chính. Với thái độ cực kỳ cẩn trọng, ông ghi chép những gì đã được xác minh là đúng với sự thực. Với những vấn đề tồn nghi, ông không chép nếu thấy vô lý. Với những vấn đề còn phân vân hoặc thiếu sử liệu chứng thực, ông vẫn chép nhưng có ý kiến bảo lưu để người đời sau bàn tiếp. Vì khoảng cách mới 5 năm, chứng nhân lịch sử rất nhiều và vì người ta chưa kịp quên, nên hầu hết những gì ông khẳng định đều chính xác. Nhưng cũng vì thời gian quá ngắn so với công việc sưu tầm biên khảo, nên ông chưa kịp thu thập rất nhiều sự kiện và một số nhân vật lịch sử. Do đó mới có bộ “Tam quốc chí chú” (chú giải Tam quốc chí) của Bùi Tùng Chi xuất hiện sau đó 130 năm (năm 413).

Bùi Tùng Chi quê gốc Sơn Đông, sống vào thời Lưu Tống - Nam Bắc triều. Về tính cách, ông cũng cẩn thận như Trần Thọ. Vì có độ lùi 130 năm, đủ để ông thu thập hết những gì Trần Thọ bỏ sót hoặc phân vân chưa quyết. Sử liệu trung thực và những lời bình xét xác đáng của hai ông khiến hai bộ sách này trở thành chính sử có độ tin cậy cao, người đời sau mỗi khi tranh luận về Tam quốc mà ý kiến bất đồng, đều lấy “Trần chí, Bùi chú” làm trọng tài phân xử.

Tiếp đó, sau 1.100 năm, tức vào cuối Nguyên đầu Minh (cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV) xuất hiện tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Ông người Sơn Tây (có thuyết nói ông quê Tiền Đường-Chiết Giang hoặc Lư Lăng-Giang Tây), nghe nói là học trò Thi Nại Am (tác giả tiểu thuyết “Thủy hử”). La Quán Trung dựa vào sử liệu Tam quốc để sáng tác bộ tiểu thuyết trường thiên “Tam quốc diễn nghĩa”.

Xuất phát từ tư tưởng bảo hoàng, bằng sức tưởng tượng và hư cấu của một nhà văn tài năng trác việt, La Quán Trung nhào nặn lại các sự kiện và nhân vật lịch sử cho phù hợp với lí tưởng tôn quân của ông. Người nào trung thành với nhà Hán thì dù bất tài cũng được ông tô vẽ thành chính nhân quân tử. Ai chống lại nhà Hán thì dù là bậc anh hùng hào kiệt, ông cũng gán cho cái tên “gian thần quốc tặc”.

(Còn nữa)

Dịch giả Trần Đình Hiến

Công trình xây một năm chưa sập: lỗi tại ai?

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Công trình xây một năm chưa sập: lỗi tại ai?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bây giờ mới có bài để thư giãn chủ nhật:

Thời gian qua, dư luận cả nước hết sức bất bình trước việc các nhà khoa học tuyên bố đập thủy điện sông Tranh 2 phải tới 3 năm nữa mới biết có sập hay không. Được biết, công trình này được đưa vào sử dụng từ năm 2011, nghĩa là đến nay đã được 1 năm, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nứt gãy.
“Tôi rất thất vọng với các nhà thầu Trung Quốc” – tiến sỹ ngành nứt gãy học Ni-ghen Đề Dông, người đã có nhiều năm nghiên cứu sức bền vật liệu trên các sân cỏ châu Âu, tâm sự – “Từ sân Mỹ Đình cho đến cầu Cần Thơ, tôi đã luôn tin tưởng ở họ. Họ làm cái gì phải nứt ngay, sập ngay, thì dân mới biết mà cảnh giác, báo chí mới có công ăn việc làm, chính quyền mới có cái mà kiểm điểm. Đằng này, xây dựng một năm vẫn chưa nứt, lại phải đợi 3 năm nữa mới biết có sập không, là cái loại công trình gì? Sập thì sập luôn đi cho người ta còn khắc phục chứ!”.

Xây dựng kiểu vô trách nhiệm như thế thì đến bao giờ cái bảo tàng Hà Nội mới sập để xây cái mới?” – nhà sử học Lê Văn Lan tỏ ý buồn rầu.
Vấn đề càng trở nên nổi cộm khi được đặt bên cạnh những nhà thầu trong nước có đạo đức. Đường Lê Văn Lương kéo dài tại Hà Nội mới đây đã xuất hiện một lỗ đen khổng lồ khi mới được xây dựng, chưa có người qua lại, không gây thiệt hại nào về người, khiến người dân các làng Yên Nghĩa và Dương Nội quanh đó mở tiệc suốt 3 ngày 3 đêm, giết gà mổ lợn và bật “Anh hai Cang Nam đây” ăn mừng, là một điểm sáng trong công tác xây dựng nước nhà.
Hiệp hội thợ nề và phu hồ Việt Nam mới đây đã gửi công văn yêu cầu nhà chức trách ra thời hạn nứt gãy cho các công trình xây dựng. “Theo tôi, công trình cấp tỉnh nên ra thời hạn 6 tháng là phải sập. Công trình cấp quốc gia có thể du di trong một năm. Nếu để lâu hơn sẽ gây hoang mang trong dư luận. Sao cái công trình này lại không sập, thật là phi lý?” – ông Lê Văn Phu Hồ, phó chủ tịch hiệp hội rít một hơi thuốc lào, cho biết.

Tại các nước Ả-rập, các công trình xây dựng của Mỹ thường bị những người có trách nhiệm đánh bom vì xây dựng lệch chuẩn, nhiều năm không chịu sập.
Thực trạng các công trình công cộng quá bền không chỉ diễn ra trong ngành xây dựng cơ bản, mà còn tồn tại trong các lĩnh vực xã hội.
Nhà văn Năm Câu, chống chai vodka Lò Đúc xuống bàn để gượng dậy, lè nhè với phóng viên: “Tớ chả thiết sống nữa. Tớ không tiếc công tiếc của lo cho thằng cu lớn đi học, thế mà đã mấy năm nay không thấy có đợt đổi sách giáo khoa nào. Không đổi sách thì tiến bộ thế nào đây?”. Nói rồi nhà văn gục đầu vào giữa ngực cô tiếp viên bên cạnh khóc nức nở.
Được biết, đợt đổi mới gần đây nhất của ngành giáo dục đã diễn ra từ năm học 2006/07, nghĩa là từ khi Man Xi-ti vẫn nghèo rớt mùng tơi, nay Man Xi-ti đã vô địch nước Anh cùng Các-lốt Tê-vét và Ma-ri-ô Ba-li-đeo-lô mà sách giáo khoa chưa đổi mới lần nào, là một vấn đề đáng quan ngại.

Do chậm đổi mới, ngành giáo dục đang bị mất thế độc quyền trên thị trường hủy hoại trí não vào tay một con a-míp
Ông Hoàng Vĩnh Giang, trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại các đại hội, cho biết việc chậm trễ thay đổi sách giáo khoa khiến thể lực của đại bộ phận dân Việt Nam xuống dốc. Sau khi ngành này phân ban cấp 3 lần thứ en-nờ, ông đã chờ đợi được thấy ngày bỏ chế độ phân ban (lần thứ en-nờ trừ một), có thể sẽ mang lại cho Việt Nam thêm nhiều vận động viên ném tạ (vốn cần kỹ năng xoay như chong chóng), nhưng mãi vẫn chưa thấy.

Trong khi đó,

Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết ông không biết tính sức bền vật liệu bằng tiếng Trung Quốc như Người Ta.

Nhân dân tệ có thực sự đe dọa kinh tế Mỹ ?

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nhân dân tệ có thực sự đe dọa kinh tế Mỹ ?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Nhân dân tệ có thực sự đe dọa kinh tế Mỹ ?


Đồng NDT tăng giá trong thời gian gần đây được cho là sẽ giảm bớt những tác động tiêu cực mà chính sách tiền tệ của Trung Quốc gây ra cho kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, liệu có phải Mỹ đang lo lắng thái quá?
Mối quan hệ Mỹ - Trung luôn luôn là vấn đề được Mỹ xem xét thận trọng và thậm chí đã trở thành điểm nóng trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng. 

Trong khi ứng viên của Đảng Cộng hòa Mitt Romney hứa hẹn sẽ đối xử nghiêm khắc với “những kẻ lừa đảo, điển hình như Trung Quốc”, chính phủ Mỹ liên tiếp kiện Trung Quốc lên WTO. Hôm thứ 6, đương kim Tổng thống Barack Obama vừa ra lệnh “cấm cửa” 1 công ty đến từ Trung Quốc do lo ngại nhà máy điện gió ở Oregon của công ty này sẽ đe dọa đến an ninh quốc phòng. 

Đóng cửa phiên thứ 6 vừa qua (28/9), đồng nhân dân tệ (NDT) đã lập kỷ lục so với đồng USD và đạt đến ngưỡng mà 1 số chuyên gia phân tích cho rằng phản ánh đúng những gì đang diễn ra trên thị trường tiền tệ. Diễn biến trên cũng được cho là sẽ giảm bớt những lo ngại cho rằng chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang hủy hoại nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, liệu có phải Mỹ đang lo lắng thái quá?

Thực tế là, mặc dù vẫn bị kiểm soát chặt chẽ bởi NHTW Trung Quốc (PBOC), từ đầu năm đến nay, giá trị của đồng NDT vẫn diễn biến khá tương đồng với tiền tệ của các nước đang phát triển khác. 

Hồi đầu năm, đồng tiền này cũng giảm giá khi nhà đầu tư lo ngại eurozone sẽ tan rã và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chùng xuống khiến dòng tiền đổ vào đồng USD cũng như các tài sản an toàn khác.  Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Trung Quốc chuyển sang tập trung đối phó với suy giảm kinh tế và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố bơm tiền vào nền kinh tế để đẩy mạnh quá trình phục hồi, đồng NDT lại có xu hướng tăng giá. 

Bằng cách giữ giá trị của đồng nội tệ ở mức thấp, 1 quốc gia có thể tạo ra được lợi thế cho khu vực xuất khẩu. Đây cũng chính là chiến lược mà Trung Quốc đã áp dụng để xây dựng nền tảng cho các ngành công nghiệp – điều mà nhiều người cho rằng sẽ làm tổn hại đến các nhà sản xuất của nước Mỹ. 

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ứng xử khá mềm mỏng khi dần dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát tiền tệ và cả các luật lệ tài chính. Sự điều chỉnh thường được thực hiện khi có các chuyến thăm của các lãnh đạo nước ngoài hay sau các cuộc họp quốc tế quan trọng. 

Một số người cho rằng Trung Quốc phải thực hiện điều chỉnh trước sức ép của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, 1 số khác lại nhận định chính phủ Trung Quốc đã nhận ra rằng để cho tiền tệ tự do dao động sẽ giúp kiềm chế lạm phát và đó mới là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu trong dài hạn. 

Hơn nữa, theo C. Fred Bergsten và Joseph E. Gagnon – 2 chuyên gia đến từ Viện kinh tế quốc tế Peterson, trên thực tế, Trung Quốc không phải là thủ phạm lớn nhất trong việc công kích và gây ra chiến tranh tiền tệ. 

Trong 1 bài báo được đăng tải trên tờ Financial Times, 2 học giả này nhấn mạnh, cả những nền kinh tế lớn khác như Hàn Quốc, Thụy Sĩ và nhiều đồng minh của Mỹ cũng đã nỗ lực giữ giá đồng nội tệ ở mức thấp. 1 nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng đồng NDT đang ở trong phạm vi chênh lệch 8% so với mức giá cân bằng với đồng USD – thấp hơn rất nhiều so với mức 30% mà người ta vẫn thường chỉ trích. 

Eswar Prasad, chuyên gia thường xuyên theo dõi kinh tế Trung Quốc đang công tác tại đại học Cornell, nhận định các chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc cũng đã được cải thiện đáng kể. Thêm vào đó, từ đầu năm đến nay, lượng dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh đồng thời thặng dư cán cân thanh toán và đầu tư với phần còn lại với thế giới cũng sụt giảm. 

Dẫu vậy, điều đó không có nghĩa là rất nhiều vấn đề giữa Trung Quốc và các nước lớn đã được giải quyết. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn coi NDT là đồng tiền bị định giá thấp. Trong khi đó, các doanh nhân vẫn cho rằng ở Trung Quốc hiện đang xảy ra cuộc chiến nội bộ giữa 1 bên là những người muốn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đối với khu vực tài chính và 1 bên là những người muốn đẩy mạnh cải cách mở cửa nền kinh tế.

Theo Scott Paul, giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ, giá trị của đồng NDT vẫn sẽ là vấn đề nóng bỏng cho đến khi Trung Quốc cho phép đồng tiền này được tự do dao động so với đồng USD và các đồng tiền chủ chốt khác, xóa sạch sự thiên vị dành cho Trung Quốc.    

Thu Hương
Theo TTVN/Washington Post

Nguy và cơ lạm phát 3 tháng cuối năm

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nguy và cơ lạm phát 3 tháng cuối năm
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



(DĐDN) Công bố của Tổng cục Thống kê về kết quả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tháng 9 tăng 2,2% so với tháng 8, đã khiến nhiều người lo ngại từ ngưỡng “bứt vượt” này, lạm phạt VN sẽ ra khỏi tầm kiểm soát vào cuối năm 2012.
 
Trong ước lượng ngắn hạn 3 tháng tới, lạm phát liệu có đáng lo ngại đến vậy?
Cơ sở của lạm phát 3 tháng cuối năm
Mặc dù CPI tháng 9 đã tăng gần 6,5 % so với cùng kỳ năm trước, nhưng trên thực tế CPI của tháng 9/ 2012 cũng chỉ tăng mạnh ở một số nhóm ngành cơ bản như nhà ở và vật liệu xây dựng, dịch vụ y tế, với mức tăng lần lượt 2,03% và 17,02%.
Mặt khác, do là mùa vụ và tác động của chính sách nên nhóm ngành dịch vụ y tế cũng khó có cơ sở tăng giá liên tục. Theo đó, nếu có diễn biến tăng tiếp tục xảy ra và dù có tác động đến giá cả hàng hóa lẫn chỉ số CPI, thì dịch vụ y tế hay giáo dục cũng không tác động quá lớn đến trọng số rổ hàng tính CPI, nếu so với việc tăng giá của các nhóm ngành năng lượng như than, dầu, xăng, điện, nước… , nên khó có thể nói rằng kỳ vọng lạm phát của người dân sẽ dâng cao từ ngưỡng tăng hiện có của dịch vụ y tế hay giáo dục trong thời gian tới.

Riêng nhóm ngành nhà ở và vật liệu xây dựng cơ bản, khả năng tăng mạnh lại có triển vọng khá lớn. Nói cách khác là người dân có thể kỳ vọng lạm phát từ mức tăng của nhóm ngành này, mặc dù diễn tiến tăng của nhóm này cũng đã phần nào phản ánh tính thời điểm vào hệ số co giãn CPI và biến trễ của nó trong vòng khoảng hơn kém 1 tháng, kể từ khi Chính phủ gia tăng đầu tư công. Cụ thể bắt đầu từ tháng 7/2012, Chính phủ đã chủ trương đẩy mạnh giải ngân đầu tư công với mức bình quân mỗi tháng giải ngân 21.000 tỉ đồng, cao hơn gấp rưỡi so với mức giải ngân vốn đầu tư công của 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, bỏ qua nhiều thủ tục, quy trình giải ngân để đạt mục tiêu "đẩy" 130.000 tỉ đồng vốn đầu tư công ra nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm, kết quả đạt được bước đầu, nói như nhận định của TS Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Chính phủ, “nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã bắt đầu có sự chuyển mình”.
Một yếu tố khác, cũng liên quan đến lạm phát kỳ vọng mà người dân trong 3 tháng cuối năm ở nhóm ngành bất động sản và vật liệu xây dựng cơ bản là tháng 9/2012, theo cách tính âm lịch của người VN, do có tháng nhuận nên phần lớn thời gian rơi lại vào tháng 7 – tháng “cô hồn” của thị trường địa ốc và xây dựng nhà ở nói chung, do đó 2,03% có thể vẫn chưa phải mức tăng mạnh vừa sức của thị trường này nếu tính từ hiệu ứng đầu tư công.
Áp lực lớn
Vì vậy, nếu tốc độ và giá trị giải ngân đầu tư công không có gì thay đổi, theo nhiều chuyên gia, có khả năng ngành này sẽ “soán ngôi” bứt phá về mức tăng mà nhóm ngành dịch vụ y tế đã đạt được. Ngoài ra, việc giải ngân đầu tư công – chi tiêu của Chính phủ tăng mạnh, trong mối quan hệ cùng chiều với CPI, cũng thường có tác động rất lớn tới việc làm tăng chỉ số CPI và thời gian tác động kéo dài của nó sẽ liên tục từ 1-3 tháng. Điều đó đồng nghĩa với điểm rơi của tác động từ chi tiêu của Chính phủ tới CPI sẽ là 3 tháng cuối của quý IV/2012.
Cùng với đó, vào 3 tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu sản xuất phục vụ mùa lễ tết thông thường cũng tăng mạnh so với các tháng khác trong năm. Trong trường hợp giá cả hàng hóa quốc tế có sự biến động theo chiều tăng thì Thạc sĩ Lê Đạt Chí, chuyên gia Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế TP HCM, nhận định, chúng ta sẽ “nhập khẩu lạm phát” và làm tăng biến động lạm phát. Ở khía cạnh này, tại thời điểm hiện nay, cán cân thanh toán của VN vẫn đang đạt thặng dư và nhập siêu chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nhập siêu đã bắt đầu chuyển động trở lại trong 2 tháng gần đây. Điều đó một mặt cho thấy sức khỏe của nền kinh tế đã bắt đầu có sự hồi phục trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục, mặt khác lại cho thấy nhập siêu vẫn có nguy cơ gây áp lực cho lạm phát VN. Đặc biệt, áp lực của xu hướng tăng giá hàng hóa lương thực thực phẩm trên thế giới và tác động của lạm phát nhập khẩu từ Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất với tăng trưởng kim ngạch mậu dịch đang nghiêng về nhập khẩu ở VN, thì áp lực này sẽ càng rất lớn.
Nói tóm lại, ở mức tăng từ khoảng 0,5% trong vài tháng trước đây, CPI vọt lên 2,2% từ tháng 9/2012, kết hợp với các yếu tố khác như lạm phát có thể tăng mạnh hơn vào mùa khai trường; yếu tố thời vụ vào những tháng cuối năm; tác động của lạm phát chi phí đẩy do tăng giá xăng dầu; tổng cầu những tháng cuối năm cao hơn những tháng đầu năm do hiệu ứng của chính sách tài khóa và tiền tệ phần nào được mở rộng…, thì nguy cơ lạm phát biến động theo chiều tăng của VN sẽ có thể xảy ra.
Nới lỏng chính sách tiền tệ?
Dầu vậy, việc CPI sẽ tăng khá cao trong những tháng cuối năm có lẽ vẫn trong trong tính toán, dự báo của những nhà quản lý, cho dù mức 2,2% của tháng này đang vượt tầm tiên liệu. Sự vượt tầm của CPI tháng 9 cũng khiến nhiều tính toán của các chuyên gia có sự khác biệt.
TS Trần Du Lịch cho biết, nếu CPI 4 tháng cuối năm có mức bình quân mỗi tháng là 1-1,5%, thì lạm phát kỳ vọng của cả năm vẫn chỉ ở mức 8-9% - trong tầm kiểm soát. Ngược lại, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia tính toán từ đầu tháng 9/2012: Nếu CPI từ tháng 9 đến tháng 12/2012 có mức bình quân mỗi tháng vượt 1%, thì CPI cả năm sẽ là 2 con số. “Điều này sẽ gây tác động tiêu cực cho ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013, nhất là khi cộng hưởng với yếu tố thời vụ của tháng 1 và tháng 2/2013. Bởi vậy, CPI từ nay cho đến cuối năm cần được duy trì ở mức tăng 0,5-0,8%/ tháng, như vậy lạm phát cả năm sẽ vào khoảng 6%”, Chủ tịch của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khuyến nghị cùng báo giới.
Thử nhìn lại CPI cả nước 9 tháng của năm 2012 và cùng tính toán, sẽ thấy ở mức 6,48%, tương ứng hơn 70% mục tiêu định lượng là 8% cho cả năm, trước mắt chưa thực sự “nguy hiểm”. Tuy nhiên, nếu mỗi tháng còn lại CPI đều đạt 2% như đã đạt trong tháng 9, thì câu chuyện sẽ lại khác đi và những lo ngại về khả năng kiểm soát CPI là hoàn toàn có cơ sở.
Vấn đề là trong trường hợp CPI vẫn “tăng đều”, “tăng khá” như con số đã thấy của tháng 9/ 2012, thì những bước đi tiếp theo của NHNN trong chính sách điều hành tiền tệ sẽ có diễn biến ra sao, cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng – rót vốn cho nền kinh tế, lại vừa phù hợp với mục tiêu “ổn định vĩ mô” và tránh cho DN một cơn đại kiếp lạm phát tái khứ hồi?
Theo TS Trần Du Lịch khi trao đổi với DĐDN, Chính phủ đã có Nghị quyết cụ thể và những nỗ lực hỗ trợ thị trường, nhưng Chính phủ cũng không thể có biện pháp mạnh hơn để nâng tổng cầu trong nền kinh tế. Do đó, khả năng phục hồi của nền kinh tế vẫn rất chậm. Ông Lịch nói: “Tôi cho rằng Chính phủ không thể xem nhẹ nguy cơ lạm phát cao, cái lưỡi hái vẫn đang còn treo trên đầu nền kinh tế. Do đó, trong những tháng cuối năm, nếu NHNN có thực thi nới lỏng tiền tệ, cũng không thể “nới mạnh” được!”.
Đồng quan điểm với TS Trần Du Lịch, một chuyên gia nhấn mạnh: “Tổng phương tiện thanh toán M2 của nền kinh tế tăng lên khá nhiều trong mấy tháng qua và gần đây ước đạt 10,03% so với cuối năm 2011, như vậy là nền kinh tế vẫn đang được cung tiền. Điều này có thể khiến lạm phát cơ bản sẽ không thể giữ được mức ổn định trong năm 2012 như mục tiêu đã đề ra và càng khó giữ ở mục tiêu 7-8% như dự báo. Kiểm soát dòng tiền lúc này là điều cần thiết. Thậm chí, NHNN vẫn có thể nới lỏng tiền tệ, nới tăng trưởng tín dụng, nhưng Chính phủ phải tính toán lại phương án giải ngân chi tiêu công và theo tôi nên “khóa” lại chi tiêu công – thắt lại chính sách tài khóa một cách nhất quán”.
Như vậy, với tín hiệu CPI đã bắt đầu tăng nóng trở lại, trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từng bước từ chiều rộng sang chiều sâu, trong kỳ vọng của người dân, phản ứng từ Chính phủ một cách linh hoạt, cả ở tài khóa lẫn tiền tệ đối với các tín hiệu này là vô cùng cần thiết.
Thạc sĩ Lê Đạt Chí - Giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM:
CPI hiện vẫn đang trong mức mong muốn và theo đó một mức biến động đột ngột khó xảy ra. Tuy nhiên, do CPI ở ta đang là chỉ số để tính toán lãi suất, nên với câu hỏi lãi suất sẽ ra sao thời gian tới, vấn đề mấu chốt cần đặt ra là chúng ta sẽ quản lý CPI tới đâu khi phần lớn cấu trúc quyết định CPI là giá cả hàng hóa tiêu dùng thực phẩm, kế tiếp là cấu trúc của hàng hóa nhập khẩu và bất kỳ biến động nào của hàng hóa nhập khẩu như xăng dầu sắt thép cũng khiến chúng ta nhập khẩu lạm phát vào VN; sau cùng là kênh phân phối với nguy cơ đầu cơ trên thị trường. Nếu dòng vốn ngân hàng vẫn tiếp tục tập trung ưu đãi cho đầu cơ hàng hóa trên thị trường thì nguy cơ lạm phát cao có thể xảy ra, nó tác động đến chỉ số CPI. Chúng ta hiện tại vẫn chưa rõ ràng quan điểm có nên tách lãi suất ra khỏi lạm phát hay không, vì vậy lãi suất sẽ có thể tiếp tục bị “neo” vào CPI. Để có thể tách rời lạm phát khỏi lãi suất, các quy định của cơ quan quản lý cần phải có thời gian, có đủ bằng chứng khoa học chứng minh việc tách rời đó là cần thiết chứ không phải một sớm một chiều mà thay đổi. Năm 2013 sẽ là thời điểm cho sự thay đổi đó.
Lê Mỹ

Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm gây lo ngại về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm gây lo ngại về hệ thống ngân hàng Việt Nam
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



Việt Nam bị hạ điểm tín nhiệm vào lúc mà các nước 
láng giềng Đông Nam Á đang trên con đường hồi phục kinh tế

Thanh Phương
Vào lúc hàng loạt lãnh đạo ngân hàng, trong đó có cả cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, bị khởi tố về vụ bê bối tài chính ở ngân hàng ACB, việc cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ điểm của Việt Nam gây thêm lo ngại về hệ thống ngân hàng nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Hôm qua, Moody's đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam từ « B1 » xuống thành « B2 », tức là mức thấp nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam, đồng thời hạ điểm tín nhiệm của 8 ngân hàng Việt Nam, trong đó có ngân hàng ACB đang bị điều tra về những bê bối tài chính.
Thật ra, theo các nhà phân tích, việc Moody's hạ điểm chưa có nghĩa là hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng toàn diện và nếu chính phủ Hà Nội có những hành động kiên quyết thì nền kinh tế sẽ được hồi phục. Thế nhưng, việc hạ điểm tín nhiệm nói trên phản ánh mối quan ngại ngày càng lớn về tình trạng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam và về nhịp độ cải tổ kinh tế của Việt Nam. Điều đáng nói là Việt Nam bị hạ điểm tín nhiệm vào lúc mà các nước láng giềng Đông Nam Á đang trên con đường hồi phục kinh tế. Chẳng hạn như tháng 12 năm ngoái, Indonesia đã được tăng bậc điểm về mặt đầu tư và Philippines sắp tới đây sẽ đạt được quy chế giúp cho họ vay tiền với lãi suất thấp và mở cửa đón nhận thêm đầu tư ngoại quốc.

Hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Việt Nam đã phản đối việc Moody's hạ điểm, khẳng định rằng cơ quan này đáng giá không giống như các cơ quan xếp hạng tín nhiệm khác như Standard & Poor’s và Fitch. Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Đối ngoại Bộ Tài chính, ông Nguyễn Thành Đô, nói rằng việc hạ điểm như vậy sẽ khiến cho chi phí vay tiền của Việt Nam cao hơn. Ông kêu gọi Moody's xét lại quan điểm của cơ quan này, tức là phải nhìn thấy cả những mặt « tích cực » của kinh tế Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thành Đô, mức tăng tín dụng bị hạn chế và tăng trưởng kinh tế chậm lại, đó chính là do Việt Nam đã nỗ lực kềm chế lạm phát.

Nhưng ngoài lý do chính phủ siết chặt tín dụng để kềm chế lạm phát, chính các ngân hàng Việt Nam, mà hiện có tỉ lệ nợ xấu rất cao cũng đã phải giảm bớt vốn cho vay, khiến các doanh nghiệp thêm khó khăn trong việc tìm tín dụng để mở rộng hoặc duy trì hoạt động.

Theo nhận định của ông Jonathan Pincus, nguyên là một kinh tế gia chuyên về Việt Nam của Liên Hiệp Quốc, tuy rằng ít có nguy cơ khủng hoảng ngân hàng, việc Moody's hạ điểm chủ yếu sẽ tác động lên tăng trưởng kinh tế. Ông Pincus cho rằng « Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng mà không giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần phải có hành động và hành động sớm tốt hơn là trễ ».

Theo đánh giá của Moody's, kế hoạch cải tổ ngân hàng mà chính phủ đề ra là tích cực nếu nó được thực thi đầy đủ, nhưng vấn đề là thiếu tính minh bạch và quá chậm chạp trong việc cải tổ.

Hãng tin Reuters trích lời ông Matt Hilderbrant, kinh tế gia tại ngân hàng JPMorgan ở Singapore dự báo rằng trong vòng 6 hoặc 9 tháng nữa, Việt Nam có nguy cơ bị hạ bậc thêm nữa, lý do là vì có quá nhiều nợ xấu ngân hàng và chắc chắn phải cần có sự hỗ trợ của chính phủ.

Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch tái cơ cấu các thị trường tài chính và củng cố các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công, nhưng do những quan hệ lợi ích chồng chéo lên nhau, kế hoạch này sẽ khó mà được thực hiện.

Mấu chốt của vấn đề cuối cùng vẫn là, cũng giống như Trung Quốc, kinh tế Việt Nam phần lớn dựa trên các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp này lại nằm dưới sự lãnh đạo của những quan chức yếu kém về năng lực quản lý, nhưng có quan hệ chặt chẽ với giới cầm quyền. Những vụ bắt giữ hay khởi tố các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước hay lãnh đạo ngân hàng trong thời gian qua có vẻ như là hậu quả của các vụ thanh toán chính trị hơn là thể hiện quyết tâm làm trong sạch guồng máy kinh tế Việt Nam.

Bà Suu Kyi "có thể trở thành Tổng thống"

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bà Suu Kyi "có thể trở thành Tổng thống"
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Vô cùng khâm phục ông Thein Sein, một nhà lãnh đạo độc tài của chính quyền quân sự đã và đang thống trị Myanmar trong nhiều thập niên lại sẵn sàng chấp nhận từ bỏ quyền lực và đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân...


SGTT.VN - Nhà lãnh đạo Miến Điện, ông Thein Sein, nói với BBC ông sẽ chấp nhận bà Aung San Suu Kyi là Tổng thống nếu người dân bỏ phiếu cho bà. Tổng thống Miến Điện nhấn mạnh rằng ý chí của người dân sẽ được tôn trọng về bất cứ ai mà họ lựa chọn trong cuộc bầu cử dự kiến vào năm 2015.

Ông Thein Sein nói ông và bà Suu Kyi đang cùng
 làm việc với nhau trên các công việc. Ảnh: BBC.
Ông nhắc lại cam kết của mình đối với chương trình cải cách của đất nước, và cho biết ông và bà Suu Kyi đã đang làm việc cùng nhau.
Ông Thein Sein, một cựu lãnh đạo của chính quyền quân sự từng thống trị Myanmar trong nhiều thập niên, đã giám sát cuộc thay đổi mạnh mẽ hướng tới một chính phủ do dân sự lãnh đạo. Hai ngày trước, ông phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, chúc mừng bà Suu Kyi nhận Huân chương Vàng của Quốc hội Mỹ.


'Cũng phải chấp nhận'
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Hardtalk của BBC, ông đã đi xa hơn nữa bằng cách nói về khả năng khôi nguyên giải Nobel Hòa bình trở thành Tổng thống.
"Việc bà ấy trở thành nhà lãnh đạo quốc gia phụ thuộc vào ý chí của người dân. Nếu người dân chấp nhận bà, thì tôi cũng sẽ phải chấp nhận bà," ông nói.
"Không có bất kỳ vấn đề nào giữa tôi và bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi đang làm việc cùng nhau."
"Việc bà ấy (Suu Kyi) trở thành nhà lãnh đạo quốc gia phụ thuộc vào ý chí của người dân. Nếu người dân chấp nhận bà, thì tôi cũng sẽ phải chấp nhận bà," ông nói."
Tổng thống Thein Sein
Nhưng ông nói thêm rằng quân đội, vốn vẫn giữ nhiều số ghế trong Quốc hội, sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong nền chính trị của đất nước.
Bà Suu Kyi đã bị quản chế trong 15 năm trong thời kỳ cầm quyền của chế độ cũ.

Nồng nhiệt nhất
Lời bình luận của ông Thein Sein tuần này được cho là những lời lẽ nồng nhiệt nhất đến từ một nhà lãnh đạo chính trị của Myanmar, kể từ khi chính thể quân sự chính thức giải thể hồi tháng 3.2011.
Nhưng Myanmar vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có cuộc bùng phát giao tranh gần đây giữa những người Hồi giáo Rohingya và những người Rakhine theo Phật giáo.
Tổng thống Myanmar đã nhiều lần cam kết chấm dứt xung đột nội bộ, nhưng cả ông lẫn bà Suu Kyi đều chưa đưa ra được các giải pháp khả dĩ giải quyết vấn đề ở tiểu bang Rakhine. Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi gỡ bỏ các trừng phạt kinh tế đối với Myanmar.
Ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng Hoa Kỳ sẽ nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa Myanmar.
Cùng lúc, nhiều biện pháp và chế tài đã được Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác gỡ bỏ.

Xây dựng nhà tưởng niệm Hồ Chủ tịch tại Đền Hùng

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Xây dựng nhà tưởng niệm Hồ Chủ tịch tại Đền Hùng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Điên rồ hay có mục đích ngầm phía sau ?

Xây dựng nhà tưởng niệm Hồ Chủ tịch tại Đền Hùng


Một bàn thờ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: báo Tiền Phong)
 
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cho biết sẽ đầu tư xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Phân Trà thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Theo đó, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến sẽ được xây dựng trên diện tích 8.400m2 và được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, gồm tứ trụ, nhà bia ghi công lao to lớn của Bác với đất nước, dân tộc; tiền tế, đại bái hậu cung và các công trình phụ trợ khác như: Nơi đón tiếp, nơi trưng bày hiện vật, khuôn viên, đường dạo, cây xanh… Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.
Công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhằm tôn vinh công lao to lớn của Người, đồng thời mang giá trị kết nối thể hiện lòng tri ân bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.

Công trình là nơi giáo dục truyền thống và báo công với Bác của các thế hệ người Việt đồng thời tạo nên điểm nhấn và tăng thêm giá trị cho Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia. Kiến trúc của công trình được xây theo kiến trúc truyền thống, tạo sự hài hòa với toàn bộ cảnh quan của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.../.

Tạ Văn Toàn (TTXVN)

Phát ngôn sốc: Tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Phát ngôn sốc: Tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Định thư giãn chủ nhật mà không thư giãn nổi:

Phát ngôn sốc: Tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân

Tai nạn xảy ra là điều không ai mong muốn, song đừng đề cập đến trách nhiệm thuộc về ai, ngành nào, mà trách nhiệm thuộc về toàn dân.


Thấy chưa?


Đụ rồi



Mất tân




Cửu long chân kinh, í quên, chân kiếm




Nhân mã, há há




Nước có thể mất, xe có thể cháy nhưng số khung, số máy không bao giờ thay đổi.





Đừng đụng vào anh





Chắc chưa?





Chưa chắc!





Căng thẳng





Chát xình xình





Tam giác vàng





Tránh xa, kẻo chết





Ối giời





Suy tư





Thời trang mạng nhện





Ngáp chào sân





Đít xệ nhể?





Thú mỏ vịt




Viêm cánh



Rung cây dọa khỉ



Ối, bánh đúc lạc