Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Những ngộ nhận "ngờ nghệch" nhất về sức khỏe mùa đông

Ngày Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Những ngộ nhận "ngờ nghệch" nhất về sức khỏe mùa đông
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Nhiều người cho rằng họ dễ mắc cảm lạnh nếu ở ngoài trời quá lâu hoặc sẽ mất nhiệt nghiêm trọng nếu không đội mũ ấm.

1. Có thể bị cảm lạnh khi ở ngoài trời quá lâu

Theo Tiến sĩ D.J. Verret, chuyên khoa tai mũi họng tại Dallas (Mỹ): “Ra ngoài trời là một trong những cách tốt nhất để phòng cảm lạnh”. Trên thực tế, bị lạnh không phải là yếu tố gây cảm lạnh.

Cảm lạnh thường do một số loại virus hoặc vi khuẩn được phát tán rộng rãi hơn trong mùa đông do tiếp cận gần với cơ thể người trong không gian kín ở nhà. Chính vì thế, dành thời gian vận động ngoài trời có thể giúp bạn tránh bị tổn hại bởi những mầm bệnh này.

2. Dễ mắc trầm cảm nhất vào mùa đông

Theo Giáo sư John Sharp tại Đại học Harvard (Mỹ), nguy cơ trầm cảm vào mùa đông không hề cao hơn những thời điểm khác trong năm.

Cảm giác buồn bã, chán nản vào mùa đông là một tình trạng tạm thời, có liên quan tới stress, tuy nhiên, đây chưa được coi là một loại bệnh. Một số người có thể mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Đây là căn bệnh có một số triệu chứng tương tự với bệnh trầm cảm thông thường như mất ngủ, khó tập trung, dễ bị kích động.

3. Súp gà trị cảm lạnh là chuyện “hoang đường”


Tiến sĩ Sharrp cho biết khoa học đã chứng minh rằng súp gà có những tác động tích cực vào hệ miễn dịch, cụ thể là các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống các bệnh nhiễm trùng và hỗ trợ hồi phục nhanh hơn.

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Sharp, đồ uống nóng như trà và nước luộc thịt có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cúm do virus, giảm đau do viêm xoang và viêm họng.

4. Không đội mũ, cơ thể sẽ mất nhiệt nghiêm trọng

Một số người cho rằng vào mùa đông, nếu không đội mũ, cơ thể sẽ mất đi một lượng nhiệt rất lớn, gây nguy hiểm. Theo Tiến sĩ Sharp, đây là một lầm tưởng rất lớn. Đúng là vào mùa đông, nhiệt của cơ thể mất dần đi thông qua các vùng khác nhau trên cơ thể phơi nhiễm với không khí lạnh và không được giữ ấm bằng quần áo, tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Đội mũ khi ra ngoài trời lạnh rất tốt nhưng nếu bạn quên thì cũng đừng lo lắng. Một chiếc áo khoác ấm mới thực sự giúp bạn giữ ấm cơ thể.

5. Nên tránh tập luyện khi trời lạnh

Tiến sĩ Sharp khẳng định việc tập luyện trong mùa đông là hoàn toàn an toàn và tốt cho sức khỏe, chỉ cần lưu ý khởi động trước khi tập. Chẳng hạn như, đi bộ chậm trước khi chạy, cho tới khi cơ thể của bạn thích nghi với nhiệt độ ngoài trời. Gắng sức đột ngột trong thời tiết lạnh có thể gây áp lực lên tim mạch, chẳng hạn, bạn đang ngồi trong nhà thì vùng dậy và ra ngoài dọn tuyết.

Những người có tiền sử bệnh tim mạch nên tư vấn bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ tập luyện mới trong mùa đông. Cách tập luyện tốt nhất trong thời điểm này là tập một cách từ tốn.

6. Cần ngủ nhiều hơn vào mùa đông

Cảm giác buồn ngủ xuất hiện thường xuyên hơn vào mùa đông không có nghĩa bạn phải ngủ nhiều hơn. Theo Tiến sĩ Sharp, sự khan hiếm ánh sáng mặt trời vào mùa đông chính là yếu tố khiến chúng ta nghĩ rằng mình buồn ngủ.

Vào mùa này, bạn có thể đi ngủ sớm hơn, tuy nhiên, đừng ngủ quá nhiều. Một số người cho biết khi họ ngủ nhiều hơn, họ cảm thấy buồn ngủ hơn suốt cả ngày và thậm chí có chút choáng váng.

7. Không cần bôi kem chống nắng

Theo Tiến sĩ Debra Jaliman, chuyên khoa da liễu tại New York (Mỹ), ánh sáng mặt trời và các tia UV luôn xuất hiện trong cả 4 mùa. Dù ánh sáng mùa đông có vẻ yếu ớt, làn da của bạn vẫn chịu tác động của các tia UV. Bởi vậy, bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30. Loại kem chống nắng tốt nhất sẽ chứa thêm kẽm và titanium.

8. Da khô là chuyện thường

Ngứa, bong tróc da có thể là kết quả của không khí lạnh và khô vào mùa đông. Tuy nhiên, không nên coi nhẹ vấn đê này. Theo Tiến sĩ Jaliman, làn da khô nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Da bị khô dễ hình thành các vết nứt nhỏ, tạo điều kiện cho các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập.

Để tránh nhiễm trùng da, bạn nên dưỡng ẩm da 2 lần một ngày, sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ, đặc biệt chú ý tới những vùng da dễ bị khô như bàn tay.

9. Không thể bị dị ứng vào mùa đông

Theo Tiến sĩ Verret, mùa đông mang theo cả tin tốt và tin xấu cho những người dễ bị dị ứng: “Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, tình trạng bệnh sẽ cải thiện tốt hơn vào mùa đông nhưng nếu bạn nhạy cảm với những tác nhân gây dị ứng trong nhà như lông thú nuôi hoặc bọ bụi, tình trạng dị ứng sẽ chuyển biến xấu hơn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét