Ngày Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trung Quốc muốn 'thỏa hiệp' với Nhật
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Trung Quốc bao giờ cũng xử sự theo kiểu mềm nắn, rắn buông.
Bắc Kinh hôm qua kêu gọi Tokyo "tạo điều kiện" để cải thiện quan hệ căng thẳng giữa hai bên và muốn có một cuộc gặp "thỏa hiệp" với Nhật, đáp ứng lời đề xuất một cuộc họp cấp cao của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Thủ tướng Nhật muốn họp cấp cao với Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ với Nhật Bản và hy vọng có cuộc gặp gỡ mang tính "thỏa hiệp" để nối lại quan hệ với Nhật, China Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, cho hay.Trước đó, trong lần xuất hiện trên kênh truyền hình Nippon TV hôm 29/1, thủ tướng Nhật phát biểu cần phải "xây dựng lại mối quan hệ với Trung Quốc, bắt đầu từ một cuộc gặp cấp cao". Dù ông Abe tuyên bố muốn hội đàm cấp cao tuy nhiên vẫn nhắc lại quan điểm không đàm phán trong vấn đề lãnh thổ.
Các đề xuất hàn gắn và "thỏa hiệp" về mối quan hệ Trung-Nhật được phát đi cùng lúc với việc chính phủ Nhật quyết định tăng cường ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong một thập kỷ. Nhật Bản cũng bố trí sẵn sàng cho đơn vị gồm 10 tàu tuần tra lớn và 600 binh sĩ để giám sát các đảo trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, Trung Quốc cũng tiếp tục cử 3 tàu tuần tra đến vùng nước gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư tranh chấp.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á trở nên căng thẳng từ tháng 9 năm ngoái sau khi Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa quần đảo mà nước này gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhật khẳng định việc mua lại những hòn đảo mà họ kiểm soát trên thực tế thuộc công việc hành chính, trong khi Trung Quốc kịch liệt phản đối và cáo buộc Nhật Bản muốn quay lại thời kỳ chiến tranh như hồi đầu thế kỷ trước cũng như đã quên những bài học của lịch sử.
Hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra khắp Trung Quốc, tẩy chay hàng hóa Nhật, phá hoại cửa hàng Nhật và gây thiệt hải hàng tỷ USD cho mối quan hệ thương mại mà cả hai nước đều phụ thuộc rất lớn.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng mặc dù có quan điểm khác biệt về lịch sử nhưng nền kinh tế của hai nước gắn bó chặt chẽ với nhau nên cả hai bên đều không thể để căng thẳng tiếp diễn lâu dài. Một số chuyên gia cảnh báo nếu hai bên không tìm ra cách để hóa giải căng thẳng về lãnh thổ thì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm dấy lên xung đột vũ trang, gây bất ổn trong khu vực.
Cùng ngày, ông Hồng cũng thông báo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì có cuộc gặp với cựu thủ tướng Nhật Tomiichi Murayama tại Bắc Kinh hôm 29/1. Trước đó, một cựu thủ tướng khác là ông Yukio Hatoyama và ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng liên minh cầm quyền với ông Abe cũng đến Trung Quốc. Trong chuyến đi riêng 4 ngày tới Trung Quốc, ông Hatoyama thừa nhận "có tranh chấp" ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Trung Quốc, trái ngược với quan điểm của chính phủ Nhật, khiến ông bị chỉ trích là "phản bội".
Vũ Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét