Ngày Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lại cười: Đất nước vẫn lạc hậu dù nhiều thạc sĩ, tiến sĩ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Đọc để cười cho vui. Giá có thêm vài lời của bác Thiện Nhân thì sẽ cực vui. Theo kế hoạch của bác Nhân thì đến năm 2020 VN sẽ có thêm 2 vạn ông bà tiến sĩ nữa. Tất nhiên số thạc sĩ thì nhan nhản như chuột đồng bằng sông Cửu Long vì muốn làm giảng viên đại học thì phải có bằng thạc sĩ mà. Nên xem thêm bài "Đôi lời với chị Doan" của Hiệu Minh...
Nhưng... vui chưa xong thì đã cảm thấy quá xót xa cho đám dân đen quanh năm còng lưng đóng thuế để nuôi cái đám chỉ biết lên giọng dạy đời này.
Giáo dục phải tạo ra sức lao động trí óc
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trăn trở, số học sinh ra trường ngày một đông, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực.
“Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào đào tạo?”.
Phó Chủ tịch nước nêu vấn đề giáo dục phải tạo ra nguồn nhân lực có nhân cách của con người Việt Nam, sau đó là trình độ chuyên môn tốt.
Tiếp đó, Giáo sư Hồ Ngọc Đại (Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục) đặt vấn đề, giáo dục phải tạo ra giá trị cá nhân và để mỗi người bằng sức lao động trí óc của mình tạo ra của cải vật chất. Khẳng định để có sức lao động trí óc, chỉ cần học 9 năm là đủ, Giáo sư Đại đề nghị thay đổi thời gian học từ 12 năm còn 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm THCS và 2 năm THPT).
Thống nhất ý kiến với Giáo sư Hồ Ngọc Đại về vai trò tạo ra nguồn lực và giá trị gia tăng của giáo dục, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan cho biết, “cách mà các nước xung quanh tạo ra giá trị gia tăng nhanh nhất, bền vững nhất là vấn đề tập trung cho giáo dục đào tạo. Phải xuất phát từ tư duy như vậy mới thấy rõ được vai trò của giáo dục đào tạo để đào tạo ra nguồn nhân lực tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội”.
Giáo sư Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) chỉ ra điểm hạn chế của chương trình THPT chính là quá nhiều những kiến thức không gặp lại trong nghề nghiệp, cuộc sống, nhưng lại thiếu các môn học làm người, như các quy tắc ứng xử, nhận thức về cái ác, cái thiện, thái độ với môi trường thiên nhiên …
Phải bắt đầu từ người thầy
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Tâm Đan nêu ý kiến, nhà giáo trước hết phải là chuyên gia giáo dục để giáo dục nhân cách cho học sinh, bằng chính nhân cách của chính mình. Vì vậy, phải tạo điều kiện cho họ đủ ăn, đủ mặc, đủ điều kiện để giữ được nhân cách tốt.
Bà Tâm Đan đề nghị nâng chuẩn trình độ giáo viên ở cấp mẫu giáo, tiểu học lên trình độ Đại học, giáo viên THCS, THPT lên thạc sỹ tâm lý học, giáo dục học.
Về các tiêu cực, tệ nạn xã hội hiện nay, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Thị Trân Châu cho rằng, không nên đổ lỗi cho giáo dục. Tuy nhiên, cần có giải pháp để nhà trường phải là hình ảnh của xã hội ít tiêu cực nhất.
Giáo sư Hoàng Xuân Sính, (Chủ tịch HĐQT trường Đại học Thăng Long) đề nghị, cần tìm ra nguyên nhân làm hỏng giáo dục, làm hỏng con người, làm mất đi đạo lý thầy và trò. Một trong những nguyên nhân được Giáo sư Sính nhấn mạnh chính là tệ học thêm, dạy thêm.
“Trước hết, điều đáng sợ nhất là học sinh trở nên thụ động, không biết làm gì cả, ngoài việc ngồi ghế nhà trường, nghe và học thuộc lòng và tối về lại lăn ra ngủ vì quá mệt”.
Trong khi đó, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết đề nghị, cần có tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng bảng xếp hạng và công bố công khai theo quy định của nhà nước. Từ đó để người học lựa chọn cơ sở đào tạo, cũng như các cơ sở tuyển dụng căn cứ vào đó để tìm nhân sự.
http://www.tienphong.vn/giao-duc/639419/dat-nuoc-van-lac-hau-du-nhieu-thac-si-tien-si-tpov.html
Đất nước vẫn lạc hậu dù nhiều thạc sĩ, tiến sĩ
TPO - Đó là vấn đề được Phó Chủ tịch nước, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan đề cập tại Hội nghị nêu ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7.Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Công Khanh
Hội nghị do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức có sự góp mặt của nhiều chuyên gia, nhà giáo dục uy tín với mục đích thu thập ý kiến tâm huyết, có giá trị để gửi đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng sắp tới (bàn về chuyên đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam).Giáo dục phải tạo ra sức lao động trí óc
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trăn trở, số học sinh ra trường ngày một đông, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực.
“Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào đào tạo?”.
Phó Chủ tịch nước nêu vấn đề giáo dục phải tạo ra nguồn nhân lực có nhân cách của con người Việt Nam, sau đó là trình độ chuyên môn tốt.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại phát biểu. Ảnh: Công Khanh
Tiếp đó, Giáo sư Hồ Ngọc Đại (Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục) đặt vấn đề, giáo dục phải tạo ra giá trị cá nhân và để mỗi người bằng sức lao động trí óc của mình tạo ra của cải vật chất. Khẳng định để có sức lao động trí óc, chỉ cần học 9 năm là đủ, Giáo sư Đại đề nghị thay đổi thời gian học từ 12 năm còn 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm THCS và 2 năm THPT).
Thống nhất ý kiến với Giáo sư Hồ Ngọc Đại về vai trò tạo ra nguồn lực và giá trị gia tăng của giáo dục, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan cho biết, “cách mà các nước xung quanh tạo ra giá trị gia tăng nhanh nhất, bền vững nhất là vấn đề tập trung cho giáo dục đào tạo. Phải xuất phát từ tư duy như vậy mới thấy rõ được vai trò của giáo dục đào tạo để đào tạo ra nguồn nhân lực tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội”.
Giáo sư Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) chỉ ra điểm hạn chế của chương trình THPT chính là quá nhiều những kiến thức không gặp lại trong nghề nghiệp, cuộc sống, nhưng lại thiếu các môn học làm người, như các quy tắc ứng xử, nhận thức về cái ác, cái thiện, thái độ với môi trường thiên nhiên …
Phải bắt đầu từ người thầy
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Tâm Đan nêu ý kiến, nhà giáo trước hết phải là chuyên gia giáo dục để giáo dục nhân cách cho học sinh, bằng chính nhân cách của chính mình. Vì vậy, phải tạo điều kiện cho họ đủ ăn, đủ mặc, đủ điều kiện để giữ được nhân cách tốt.
Bà Tâm Đan đề nghị nâng chuẩn trình độ giáo viên ở cấp mẫu giáo, tiểu học lên trình độ Đại học, giáo viên THCS, THPT lên thạc sỹ tâm lý học, giáo dục học.
Toàn cảnh Hội nghị . Ảnh: Công Khanh
Về vấn đề này, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: “Phải bắt đầu từ người thầy. Tôi thấy hiện nay ngay cả ở trường đại học vẫn có những thầy không biết sử dụng vi tính. Trình độ người thầy như thế thì không thể đổi mới được. Trong các trường dạy nghề hiện nay, thử hỏi có bao nhiêu trường được trang bị hiện đại, phù hợp tình hình thực tế để nghề ra nghề, trường ra trường, lớp ra lớp. Mình có cái gì thì mình dạy cho người học cái đó hay là nghiên cứu xem người học cần gì để mình dạy cái đó để có đầu tư trang bị thiết bị, kỹ thuật. Chúng ta có lỗi rất nhiều trong nội dung, chương trình đào tạo”.Về các tiêu cực, tệ nạn xã hội hiện nay, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Thị Trân Châu cho rằng, không nên đổ lỗi cho giáo dục. Tuy nhiên, cần có giải pháp để nhà trường phải là hình ảnh của xã hội ít tiêu cực nhất.
Giáo sư Hoàng Xuân Sính, (Chủ tịch HĐQT trường Đại học Thăng Long) đề nghị, cần tìm ra nguyên nhân làm hỏng giáo dục, làm hỏng con người, làm mất đi đạo lý thầy và trò. Một trong những nguyên nhân được Giáo sư Sính nhấn mạnh chính là tệ học thêm, dạy thêm.
“Trước hết, điều đáng sợ nhất là học sinh trở nên thụ động, không biết làm gì cả, ngoài việc ngồi ghế nhà trường, nghe và học thuộc lòng và tối về lại lăn ra ngủ vì quá mệt”.
Trong khi đó, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết đề nghị, cần có tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng bảng xếp hạng và công bố công khai theo quy định của nhà nước. Từ đó để người học lựa chọn cơ sở đào tạo, cũng như các cơ sở tuyển dụng căn cứ vào đó để tìm nhân sự.
Không thể đào tạo nhân tài Giáo sư Hồ Ngọc Đại nêu quan điểm nhân tài là đặc sản cá nhân không đào tạo được, không bồi dưỡng được, chỉ tạo điều kiện cho họ thôi. Vì vậy không nên đặt vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, không nên đặt ra trường chuyên lớp chọn. Đồng quan điểm này, Giáo sư Hoàng Xuân Sính và Giáo sư Trần Phương cho rằng, chúng ta cũng nên từ bỏ khuynh hướng đào tạo tinh hoa, thay vào đó là đào tạo ra thế hệ có sức lao động trí óc, tạo ra giá trị thặng dư. |
N.C.KHANH
http://www.tienphong.vn/giao-duc/639419/dat-nuoc-van-lac-hau-du-nhieu-thac-si-tien-si-tpov.html
Đôi lời gửi chị Doan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét