Ngày Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết CNTB "Giãy chết" mà tốt bụng thật !
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Xem thêm: Video chiến hạm Mỹ cứu người Việt giữa biển
CNTB "Giãy chết" mà tốt bụng thật !
Tàu sân bay Mỹ ở Philippines biến thành bếp dã chiến
Bên dưới boong tàu là "bếp ăn" hỗ trợ nhân đạo cho Philippines
TÀU SÂN BAY USS GEORGE WASHINGTON HIỆN ĐÃ BIẾN THÀNH MỘT TRUNG TÂM VIỆN TRỢ NỔI, PHỤC VỤ 18.000 BỮA ĂN MỖI NGÀY CHO CÁC NẠN NHÂN BÃO CỦA PHILIPPINES.Kể từ khi tới Philippines vào tuần trước, đội thủy thủ 5.000 người của tàu sân bay USS George Washington đã tích cực hỗ trợ các hoạt động trợ giúp tại đây.
Tàu chiến này được hai lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng để hoạt động, đồng nghĩa với việc nó có thể chạy 20 năm trước khi cần tiếp nhiên liệu. Khi hoạt động, đội thủy thủ phục vụ 18.000 bữa ăn một ngày.
Các phi công lái trực thăng Seahawk tại tàu sân bay này ước tính, họ phải làm nhiệm vụ nhiều gấp 2-3 lần bình thường khi chuyển hàng hóa và người bị thương quanh các đảo bị bão tấn công.
Trong ngày, các máy bay của tàu USS George Washington liên tục lên xuống tại boong tàu, có chiều dài bằng 3 lần sân bóng đá.
Trước khi bắt đầu chiến dịch trợ giúp nạn nhân bão của Philippines, một số máy bay đã rời tàu để dành chỗ cho trực thăng - thích hợp hơn cho hoạt động cứu trợ.
.
--------Mời xem tiếp 2 bài dưới (đăng trên VietNam Net và BBC TIẾNG VIỆT)-------
Chính trị ››
24/11/2013 00:03 GMT+7
.
Bão Haiyan dạy gì về Trung Quốc?
.
Nếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần lời nhắc nhở về sự khác biệt giữa một trật tự do Mỹ dẫn đầu và một sự định hình khác từ Trung Quốc, hãy nhìn vào phản ứng của hai nước sau siêu bão Haiyan.
.
.
Bão Haiyan dạy gì về Trung Quốc?
.
Nếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần lời nhắc nhở về sự khác biệt giữa một trật tự do Mỹ dẫn đầu và một sự định hình khác từ Trung Quốc, hãy nhìn vào phản ứng của hai nước sau siêu bão Haiyan.
.
Cả thế giới đang nỗ lực giúp Philippines vượt qua thảm họa. Ảnh: ibtimes |
Cần nhìn nhận nghiêm túc vào tác động của sự so sánh này. Có một ví dụ trước khi bão Haiyan tàn phá Philippines. Năm 2008, sau khi cơn lốc xoáy tấn công Myanmar, Mỹ đã có tới 15 lần yêu cầu cho phép sử dụng hải quân để hỗ trợ tối đa các nạn nhân. Lúc đó, chính phủ Myanmar từ chối lời đề nghị vì hoài nghi.
Trái ngược với điều này là cách cư xử của một nước lớn Trung Quốc với Philippines giữa khủng hoảng thảm họa 2013. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines không hẳn hoàn toàn tốt đẹp trong 3-4 năm nay, nhưng cũng không tồi tệ như Mỹ - Myanmar năm 2008.
Ở đây không tồn tại lệnh cấm vận hay biện pháp trừng phạt. Hai bên vẫn duy trì quan hệ thương mại với nhau, quan hệ ngoại giao toàn diện, trao đổi mức cấp cao, tham gia các diễn đàn ngoại giao cùng nhau... Nhưng các chuẩn mực khu vực của láng giềng tốt mà Trung Quốc đặc biệt thường nhấn mạnh đã được thử thách do liên quan tới tranh chấp lãnh thổ.
Philippines tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và thậm chí dùng tới luật quốc tế - Công ước LHQ về Luật biển. Họ còn kiện Trung Quốc ra tòa án vì "những yêu sách chủ quyền thái quá".
Rất khó để nói rõ đúng sai. Tại sao Trung Quốc đột ngột bỏ rơi chính sách "tấn công quyến rũ" đã rất thành công tại Đông Nam Á đầu những năm 2000? Tại sao họ lại gây nguy hiểm cho những mối quan hệ ấy vì những yêu sách chủ quyền kỳ quặc và thái quá? Tại sao họ mạo hiểm gây ra nguy cơ chiến tranh với Nhật (và mở rộng ra là các đồng minh của Mỹ) ở Hoa Đông bằng cách đảo ngược lại nguyên trạng hòa bình bây lâu nay tồn tại trong khu vực?
Câu hỏi nảy sinh về sự cư xử của Trung Quốc với bão Haiyan xung quanh chuyện trợ giúp láng giềng cũng khó trả lời. Có thể giới lãnh đạo Trung Quốc đang lo giải quyết một phương trình khác với Mỹ.
Mối quan tâm của họ không phải trở thành một người tham gia đóng góp vào trật tự khu vực công bằng, hòa bình và tự do cùng Mỹ và đồng minh. Ngược lại, phương trình của họ chỉ hạn hẹp và tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp trực tiếp liên quan tới các lợi ích cốt lõi Trung Quốc. Một trật tự quốc tế trong đó mọi người chơi chỉ theo đuổi lợi ích quốc gia của riêng mình, nó hạn hẹp tới nỗi không đủ chỗ cho những giá trị nhân đạo cơ bản thì đó không phải là trật tự xứng đáng cho khu vực. Đây chính là bài học từ siêu bão Haiyan.
Tác giả Walter Lohman là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Heritage.
Thái An (theo nationalinterest)
-------------------------------------------
Lòng tốt của người lạ
.
Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt
Hơn 10 triệu người Philippines bị ảnh hưởng bởi bão Hải Yến
Tin siêu bão đổ bộ vào Philippines làm cả vạn người chết cuối tuần trước đã gây sốc và thúc giục nhiều chính phủ và người dân của nhiều nước chung tay cứu giúp.
Mặc dù con số 10.000 người chết được đưa ra lúc đầu không hoàn toàn chính xác, nhưng ngay cả con số hơn 2.000 người được xác nhận đã thiệt mạng cũng là quá lớn.
Vì vậy nhiều nước đã có những phản ứng tức thì để trợ giúp.
Trong bài 'Sự tử tế của người lạ' hôm thứ Năm, báo Metro của Anh liệt kê các khoản đóng góp tính tới ngày 14/11.
Anh đứng đầu với hơn 24 triệu đô la, theo sau là Hoa Kỳ với hơn 20 triệu, Ủy hội châu Âu gần 11 triệu, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và Nhật Bản hơn 10 triệu, Úc hơn 9 triệu và Hàn Quốc gần 5 triệu.
Vào thời điểm đó Trung Quốc mới cam kết hơn 200.000 đô la dù sau này đã tăng con số này lên 1,6 triệu đô la.
Nhưng các nước khác cũng đã tăng viện trợ của họ trong đó Anh đã tăng gấp đôi viện trợ từ mức 24 triệu đô la lên 80 triệu trong khi người dân Anh cũng đóng góp 53 triệu đô la.
Anh và Hoa Kỳ cũng gửi tàu chiến, tàu bệnh viện, máy bay quân sự tới tham gia cứu trợ.
Phản ứng khác nhau
Khoản trợ giúp 100.000 đô la cho Philippines mà Trung Quốc lúc đầu công bố đã gây nhiều bức xúc.Người ta đã so sánh con số này với khoản cứu trợ 450.000 đô la mà Philippines giúp Trung Quốc trong đợt động đất Tứ Xuyên hồi năm 2008.Một trang blog nói con số 100.000 đô la mà Bắc Kinh tuyên bố ban đầu chỉ bằng nửa giá chiếc giường đắt nhất được rao bán ở Bắc Kinh.
Ngay cả với khoản trợ giúp đã tăng lên gấp nhiều lần, Trung Quốc vẫn đứng sau rất nhiều nước về mặt cứu trợ cho hơn 10 triệu người Philippines đang bị ảnh hưởng.
Điều này gây ngạc nhiên khi Trung Quốc nay đã là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới và đang được xem là cạnh tranh với Hoa Kỳ để nhận lấy vai trò lãnh đạo thế giới trong tương lai.
Một số thủ đô khác trên thế giới đã có phản ứng nhanh và có vẻ hợp lý hơn so với Bắc Kinh.
Cũng không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo thế giới khác theo dõi tin tức sát hơn, hiểu được ý nghĩa của hành động nhân đạo đối với hình ảnh của đất nước và đã quen với việc trợ giúp nhân đạo.
Tinh thần dân tộc
Nhưng người ta cũng nói một trong những lý do khiến Bắc Kinh không nhiệt tình như một số nước khác là họ có tranh chấp biển đảo với Philippines.Trong năm ngoái hai nước đã đưa tàu chiến tới khu vực quanh đảo mà tiếng Việt gọi là Bãi Cỏ Mây khi căng thẳng leo thang.
.
Người ta cho rằng Trung Quốc để tranh chấp lãnh hải ảnh hưởng tới cứu trợ
.
Philippines cũng đã kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế để giải quyết tranh chấp lãnh hải.
Mặc dù vậy, chính báo chí Trung Quốc cũng chỉ trích giới lãnh đạo để căng thẳng trong quan hệ ảnh hưởng tới việc cứu giúp nạn nhân của thảm họa thiên nhiên.
Cách hành xử của nước mà đôi khi báo chí Việt Nam gọi là "nước lạ" đã ảnh hưởng tới uy tín quốc tế của họ.
Nó cũng cho thấy không phải khi nào cách hành xử theo "tinh thần dân tộc" của chính quyền cũng được người dân ủng hộ.
Người ta cũng từng nhận định cốt lõi của tinh thần dân tộc là "sự thù ghét những người khác" trong khi lòng yêu nước lại hàm chứa sự "yêu thương những người xung quanh mình".
Dựa vào cách suy nghĩ này thì những nước có tinh thần dân tộc cao có nhiều khả năng sẽ khó vượt qua sự thù hận để cứu giúp đồng loại gặp thiên tai và ngược lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét