Ngày Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lại buồn lắm, Thủ tướng Dũng ơi!
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Buồn quá Thủ tướng Dũng ơi. Bác quản lý tài giỏi thế nào mà để tỷ lệ gia đình nghèo không những không giảm mà tỷ lệ tái nghèo còn tăng, có đến 50% gia đình nông dân phải vay nặng lãi... Đừng đổ lỗi cho khách quan bác ạ. Xem thêm: Buồn lắm, Thủ tướng ơi!
50% gia đình nông dân Việt Nam phải vay nặng lãi
Nông dân vẫn phải chắt bóp trong chi tiêu. Giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ gia đình nghèo không những không giảm mà tỷ lệ tái nghèo còn tăng. Có đến 50% gia đình nông dân phải vay nặng lãi. Đó là kết quả nghiên cứu sâu về gia đình ở nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu này do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện và kết quả vừa được công bố hôm 21 tháng 11-2013.Tuy nhà cầm quyền đặt định nhiều chính sách và nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế nhằm giúp nông dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo nhưng nông dân càng ngày càng cơ cực, bần cùng (Hình: Dân Việt)
Tuy chế độ Hà Nội đặt định nhiều chính sách và nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế nhằm giúp nông dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo nhưng kết quả cuộc nghiên cứu về gia đình ở nông thôn năm 2012 do CIEM thực hiện, cho thấy, đại đa số gia đình nông dân vẫn “tự lực vượt khó” bằng các “cơ chế phi chính thức” (vay mượn bên ngoài hệ thống ngân hàng và chịu lãi cao).
CIEM cho biết, có tới 42% nông dân không cảm thấy hạnh phúc vì thu nhập quá thấp, không tương xứng với sức lực mà họ bỏ ra.
Thu nhập thấp cũng là lý do tạo ra nhiều rủi ro. CIEM ước tính, thiệt hại trung bình đối với đủ loại rủi ro (thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…) đố lên đầu mỗi gia đình nông dân ở mức khoảng 8 triệu đồng một năm.
Những gia đình nghèo, thuần nông (chỉ trồng trọt, chăn nuôi, không buôn bán) gặp rủi ro nhiều hơn và gánh chịu thiệt hại nặng nề hơn những gia đình khác tại nông thôn. CIEM cho biết, chỉ có chừng 50% số gia đình hồi phục hoàn toàn sau những cú sốc (sốc do thiên tai, sốc vì thị trường – chi phí tăng, giá bán giảm, sốc cá nhân do gia đình có người đau bệnh, qua đời).
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nông dân vẫn là bộ phận gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất Việt Nam. Ngoài chuyện không nhận được những hỗ trợ cần thiết từ phía chính quyền, nông dân còn thiếu thông tin, thiếu khả năng sơ chế, thiếu kho bãi bảo quản sản phẩm, trả chi phí vận chuyển cao... nên càng ngày càng mạt.
Trong mười năm qua, CIEM đã thực hiện năm cuộc khảo sát về nông dân và nông thôn (2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012) để hỗ trợ hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho nông thôn. Tuy nhiên các cuộc khảo sát luôn cho thấy, thực trạng năm sau tồi tệ hơn hai năm trước.
Tình trạng ly nông (bỏ làm ruộng), ly hương (bỏ quê đi nơi khác kiếm sống) càng ngày càng phổ biến. Ông Lưu Đức Khải, Trưởng Ban Chính sách phát triển nông thôn của CIEM cho biết, hơn 20% gia đình nông dân được phỏng vấn xác nhận, có ít nhất một thành viên trong gia đình của họ đã ly hương, di cư đến nơi khác.
Những cuộc di cư này thường xảy ra sau khi có những biến cố bất ngờ (thiên tai, dịch bệnh,…) và mục tiêu của ly hương là tìm cơ hội kiếm tiền, giúp gia đình hồi phục. Đến nay, nguồn tiền của những người ly hương gửi về vẫn là nguồn thu nhập quan trọng giúp các gia đình nông dân cầm cự. Ông Hải dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng.
Có một điểm đáng chú ý là theo CIEM, phúc lợi của các gia đình nông dân không được cải thiện. Thậm chí phúc lợi của các gia đình thiểu số còn bị giảm đi.
Trả lời tờ Nông thôn Ngày nay, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (IPSARD), một thành viên tham gia nhóm nghiên cứu, kể rằng, thu nhập của nông dân chỉ ở mức 1 triệu đồng/người/tháng, thành ra dè sẻn lắm thì cũng chỉ tích lũy được 14 đến 15 triệu đồng/năm, tạm đủ cho ma chay, cưới xin hay một người vào bệnh viện một lần.
Sau các cuộc khảo sát, ông Tuấn nhận xét, tần suất các cú sốc đang càng ngày càng nhiều, nhất là những cú sốc tác động đến toàn bộ nông dân như thiên tai, dịch bệnh và thị trường biến động song nông dân không thể tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nông nghiệp.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét