Ngày Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tôi đồng ý: Xây tòa án như lâu đài
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Tôi lại rất tán thành với việc đã làm công trình gì phải ra công trình đó. Nhà cửa, công sở, đường xá... đã làm là phải dùng được mãi mãi. Có như vậy tài sản của đất nước mới không ngừng tăng lên, chứ cứ nay xây 10 năm sau lại phá thì kết quả tăng trưởng GDP chẳng có ý nghĩa gì. Đặc biệt xây tòa án như lâu đài là đúng, vì đó là bộ mặt nổi bật của cơ quan pháp luật, để người dân đến chứng kiến các phiên xét xử sợ và sẽ tôn trọng pháp luật. Không thể đứng trên cái xe bò trong các phiên xét xử lưu động để tuyên bố "nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam...". Tôi rất không tán thành cách phân chia vốn đầu tư kiểu dàn trải, mỗi nơi một chút hiện nay. Việc xây nhà như lâu đài hoàn toàn khác với chuyện tham nhũng, lãng phí cần ngăn chặn. Đặc biệt, đã xây to, hoành tráng thì cũng phải sử dụng đúng công suất của nó.
Xây tòa án như lâu đài
Tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, ngành có trụ sở “khủng” nhất là tòa án. Tòa án tỉnh này xây 40 tỉ đồng thì tòa án tỉnh khác xây sau ngốn hơn 50 tỉ đồng...Trụ sở “khủng” của TAND tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: V.Trường
Nếu ai một lần nhìn thấy trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre nằm trên đường vào bến phà Hàm Luông (cũ) sẽ phải giật mình vì giống như một tòa lâu đài cổ kính, uy nghi.Tòa này “khủng”, tòa khác còn “khủng” hơn
Không đủ đất, quay mặt tiền vào... ruộng Thiết kế trụ sở Tòa án TP Mỹ Tho (Tiền Giang) từ TAND tối cao đưa vào có mặt tiền rộng 47m và quay ra quốc lộ 50. Tuy nhiên, do UBND tỉnh Tiền Giang giao khu đất dù rất rộng nhưng mặt tiền không đủ bề rộng nên chủ đầu tư buộc phải chấp nhận quay mặt tiền vào... ruộng trồng hoa của dân rồi làm thêm con đường nội bộ dẫn vào. Vì thế mặt tiền được xây dựng, trang trí đẹp nhưng lại hướng ra... ruộng. Do đi lối “ruộng trồng hoa” bất tiện nên hiện nay Tòa án TP Mỹ Tho phải mở thêm cửa ở quốc lộ 50 nằm bên hông tòa án để người dân ra vào. |
Theo bà Trịnh Thị Thanh Bình - chánh án TAND tỉnh Bến Tre, trụ sở tòa án tỉnh được xây dựng xong và đưa vào sử dụng năm 2011 với vốn đầu tư hơn 40 tỉ đồng. “Ban đầu xây xong thì thấy rộng, nhưng giờ bố trí xong thấy cũng đủ, đảm bảo làm việc ổn định thêm nhiều năm nữa” - bà Bình nói “khiêm tốn” về trụ sở “khủng” này.
Trụ sở Tòa án Bến Tre tuy vậy vẫn nhỏ hơn trụ sở Tòa án tỉnh Đồng Tháp đang trong quá trình hoàn thiện. Ông Nguyễn Thành Thơ, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp, cho biết diện tích xây dựng trụ sở Tòa án Đồng Tháp lớn hơn Tòa án tỉnh Bến Tre 12%. “Do số án của tỉnh Đồng Tháp nhiều hơn Bến Tre nên nhu cầu sử dụng mặt bằng cũng lớn hơn” - ông Thơ giải thích.
Trụ sở Tòa án Đồng Tháp có mô hình giống y trụ sở Tòa án tỉnh Bến Tre. Theo ông Thơ, xây dựng theo kiến trúc châu Âu như vậy mới đảm bảo sự uy nghiêm cần thiết của một cơ quan đặc thù là tòa án. Diện tích đất tỉnh Đồng Tháp cấp cho tòa án tỉnh lên đến 15.000m2 ở trung tâm TP Cao Lãnh. Mặc dù chưa làm thủ tục quyết toán, nhưng kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở Tòa án tỉnh Đồng Tháp đã hơn 50 tỉ đồng. Khi chúng tôi đặt vấn đề trụ sở quá to làm sao sử dụng hết, ông Thơ nói 60% diện tích dùng làm phòng làm việc và sáu phòng xử án; 40% diện tích dùng làm kho lưu trữ hồ sơ. “Coi lớn vậy chứ cũng sử dụng hết” - ông Thơ nói.
Tương tự, trụ sở Tòa án tỉnh Vĩnh Long cũng vừa xây xong, đưa vào sử dụng hồi đầu năm nay. Ông Nguyễn Văn Hòa, chánh án TAND tỉnh Vĩnh Long, cho biết vốn đầu tư dự toán ban đầu khoảng 44 tỉ đồng, nhưng sau khi quyết toán tăng lên hơn 60 tỉ đồng!
Tòa cấp huyện cũng hoành tráng
Trụ sở Tòa án TP Mỹ Tho (Tiền Giang) mới được xây xong với vốn đầu tư khoảng 35 tỉ đồng, trông giống như tòa lâu đài chứ không phải... tòa án. Mặt tiền khu nhà này rộng tới 47m. Có một tầng hầm và ba tầng bố trí phòng xử án và làm việc. Các cây cột ở ngay tiền sảnh rất to, một người ôm không hết. Ông Huỳnh Hiếu, chánh án TAND TP Mỹ Tho, cho biết trụ sở quá to nên hiện nay không thể sử dụng hết. Ở đây có năm phòng xử án và năm phòng nghị án ở tầng trệt và tầng 1. Tầng 2 bố trí phòng làm việc riêng cho thẩm phán và thư ký tòa (hai người một phòng) nhưng vẫn còn dư rất nhiều phòng. Ở tầng 2 có một hội trường hơn 100 chỗ ngồi, nhưng theo ông Hiếu, chắc chắn sẽ phải đóng cửa thường xuyên vì mỗi năm chỉ có vài cuộc họp sơ kết, tổng kết, đại hội chi bộ, đại hội công đoàn... Cũng vì tòa nhà quá lớn nên cả tầng 3 đang bỏ không, chỉ để làm kho... “Dự kiến nơi này sẽ thành lập tòa án sơ thẩm khu vực. Nếu vậy may ra mới sử dụng hết diện tích xây dựng” - ông Huỳnh Hiếu nói.
Còn tại thị trấn Mỏ Cày Nam (Bến Tre), trụ sở Tòa án huyện Mỏ Cày Nam là khối nhà cao ba tầng, vuông vức, uy nghi. Lối kiến trúc cũng tương tự các trụ sở tòa án khác là có rất nhiều cửa sổ xung quanh. Tuy nhiên, hàng chục cánh cửa sổ làm bằng gỗ đã bị bạc phếch vì mưa nắng. Tòa nhà này có vốn đầu tư 28 tỉ đồng và mới đưa vào sử dụng năm 2011.
Mặc dù công trình đồ sộ như thế nhưng bên trong chỉ có hai phòng xử án được bố trí ngay tầng trệt. Ở tầng thứ nhất là khu làm việc của chánh án, phó chánh án, văn phòng, thẩm phán, thư ký tòa. Riêng tầng trên cùng hiện chưa sử dụng. Khi chúng tôi đặt vấn đề trụ sở quá to nên không sử dụng hết công năng, ông Nguyễn Văn Minh (phó chánh án) cho rằng tầng trên cùng của trụ sở chưa sử dụng là do... tiết kiệm!
Nhiều trụ sở đang chờ xây
Theo bà Trịnh Thị Thanh Bình, hiện nay tòa án cấp huyện ở Bến Tre chỉ mới xây mới hai trụ sở là Tòa án huyện Mỏ Cày Nam và Tòa án huyện Mỏ Cày Bắc. Các tòa án huyện còn lại đã cũ kỹ, chật hẹp cần phải đầu tư xây dựng trong thời gian tới. Trong đó, khó khăn nhất là tòa án các huyện: Châu Thành, Bình Đại và Ba Tri.
Đối với Tòa án huyện Ba Tri, dự kiến sẽ thành lập tòa sơ thẩm khu vực nên đã lập dự án xây dựng. Tỉnh cũng đã cấp đất xong nhưng do vốn đầu tư quá lớn (khoảng 30 tỉ đồng) nên phải tạm ngưng, chờ vốn...
Tại tỉnh Tiền Giang, trụ sở tòa án tỉnh vừa được đầu tư 13 tỉ đồng để nâng cấp phần mặt tiền và xây dựng thêm một số phòng xử án để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Theo ông Trần Ngọc Quang - chánh án TAND tỉnh Tiền Giang, trụ sở Tòa án huyện Tân Phú Đông và Cai Lậy rất chật hẹp cần đầu tư xây mới. “Chúng tôi dự kiến đề xuất xây dựng trụ sở Tòa án huyện Cai Lậy là tòa sơ thẩm khu vực nhưng do đến nay UBND tỉnh vẫn chưa sắp xếp được quỹ đất để giao xây dựng công trình này nên chưa thể lập dự án” - ông Quang nói.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Thành Thơ cho biết hiện có 11/12 huyện, thành phố, thị xã có trụ sở tòa án và tất cả đều bị quá tải. Có những trụ sở xây từ những năm 1990 trở về trước giờ xuống cấp. Tuy nhiên, ông Thơ cho rằng do kinh phí xây dựng có hạn nên chưa dám đề xuất TAND tối cao đầu tư các tòa cấp huyện...
Nếu các trụ sở tòa án đang chờ xây này cũng được xây hoành tráng như các tòa án hàng chục tỉ đồng nói trên thì lãng phí là chuyện không tránh khỏi.
Xin đất “khủng” xây trụ sở Ngoài ngành tòa án, hiện nay nhiều ngành khác ở trung ương cũng đề nghị các tỉnh giao đất để xây trụ sở. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước VN đề nghị tỉnh Tiền Giang giao khu đất ở đường Hùng Vương, TP Mỹ Tho. Tỉnh định giao hơn 2.000m2, nhưng sau đó ngân hàng đề nghị giao 3.000m2 mới đủ. Vì vậy Tiền Giang chưa giải quyết được. Tháng 8-2011, Chi cục Thi hành án dân sự TP Mỹ Tho gửi đơn xin cấp tới 4.333m2 đất tại xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, nằm cạnh quốc lộ 50 để xây dựng trụ sở và cụm kho vật chứng. Tỉnh cũng đã sắp xếp quỹ đất này và đề nghị chủ đầu tư thanh toán tiền san lấp mặt bằng, hạ tầng... Thế nhưng phía chủ đầu tư chưa đồng ý nên tỉnh chưa cấp “giấy đỏ”. Mới đây, Viện KSND tỉnh Tiền Giang đề nghị UBND tỉnh giao khu đất rộng khoảng 3.000m2 để xây dựng trụ sở Viện KSND huyện Tân Phú Đông trong trung tâm hành chính huyện. Công trình này có vốn đầu tư 21 tỉ đồng. |
VÂN TRƯỜNG
Tuổi Trẻ Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét