Ngày Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Mất mát nào là nguy cơ lớn trong đời người?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Mất mát nào là nguy cơ lớn trong đời người?
(VEF.VN) - Mất mát nào là nguy cơ lớn nhất trong đời người? Thiệt hại do đánh mất/suy giảm về tài sản vật chất hay tinh thần là quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia? Làm gì để củng cố, xây dựng và phát triển niềm tin của mỗi người dân, tinh thần trọng danh dự cá nhân, tránh được hiện tượng vô cảm trong xã hội?
Danh dự và Niềm tin
Ngẫm lại một chút về sự mất mát trong đời. Có người cho rằng cái chết hay là sự sinh ly - tử biệt, là rủi ro và mất mát lớn nhất của mỗi cá nhân. Sức khỏe là tài sản vô giá của con người mà có khi chúng ta mãi miết sống, và không hay rằng mỗi ngày qua đi, tuổi tác thêm chồng chất, sức khỏe như một chương trình được lập sẵn, chương trình mất mát, sức khỏe thêm hao gầy, tàn phai theo kiếp người cũng như vạn vật sinh linh, sinh rồi diệt.
Tạm gác mối lo "cơm áo gạo tiền" đầu năm mới, khi cơm áo cũng tạm ổn, ai đó bảo có những thứ mà khi mất đi còn nghiêm trọng hơn cái chết, vậy đó là gì?
Người bảo là "danh dự", kẻ bảo "niềm tin". Mất danh dự thì xấu mặt với mọi người, gia đình, bạn bè, làng xóm, ra tới xã hội nữa thì còn mảnh đất nào để sống? Mất niềm tin thì nhiều người bảo sẽ mất tất cả!
Nhưng danh dự và niềm tin là cái gì mà lại quan trọng và đáng giữ gìn đến như vậy?
Các chương trình giáo dục cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đều hướng tới dạy cho những người trẻ các đức tính tốt đẹp của con người. Phải biết kính trên, nhường dưới - Trẻ phải kính già, trò phải kính trọng thầy - Binh không kiêu, tướng không thoái - Con người trong xã hội phải căm ghét tham nhũng, ghét thói hư tật xấu, không thỏa hiệp với tham nhũng, không vô tình hay hữu ý tạo điều kiện cho tham nhũng có đất sống, phải hết lòng cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc. Không ăn cắp của người khác, không được lấy và không được nhận những thứ của người khác làm của mình.
Phải yêu thương, quý trọng bản thân mình, tôn trọng và giúp đỡ mọi người xung quanh. Xa hơn mới là lòng yêu nước, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu thương nhân loại, yêu thương vạn vật trong thế giới này.
Nếu chúng ta cố gắng yêu cầu một người trẻ phải biết hy sinh bản thân vì sự nghiệp lớn lao của đất nước, dân tộc, phải chiến đấu hy sinh thân mình trong khi chưa biết xây dựng một nhân cách biết quý trọng danh dự, chưa biết thương yêu bản thân mình, chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, bạn bè..v..v... thì cũng như một cái cây được nuôi dưỡng với phần gốc nhỏ bé, mất gốc, mất cân đối so với toàn bộ hệ thống thân cây.
Danh dự của một con người có thể được xem như là tập hợp các tình cảm tốt đẹp, quý trọng mà mọi người xung quanh có thể dành cho cá nhân đó. Trong các tình cảm tốt đẹp này có thể bao gồm cả "lòng tin" vào một cá nhân, tin rằng cá nhân đó là người tốt, có năng lực làm việc, không phải người xấu, có đạo đức tác phong đáng trân trọng, không lừa dối, không phản bội, không trộm cắp hay lừa gạt ai, không bao giờ có ý định xấu với người khác .v.v.
Do vậy, đối với mỗi người chúng ta, việc giữ gìn danh dự cá nhân chính là giữ sự trong sạch về nhân cách của con người. Nếu liệt kê ra nhiều đức tính tốt đẹp của con người thì chúng ta khó có thể nói là đức tính nào sẽ quan trọng hơn đức tính kia.
Hơn nữa, trong đời sống xã hội ngày này, các giá trị đạo đức truyền thống đang va chạm tương tác với các biến đổi lớn về môi trường sống, nếp sống, giao lưu văn hóa và phong tục tập quán đa sắc tộc, đa quốc gia, nên các giá trị đạo đức có thể phải chuyển mình biến đổi theo.
Các giá trị đạo đức cốt lõi truyền thống là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia sẽ luôn là rường cột cơ bản của một xã hội hay một quốc gia. Các giá trị truyền thống tốt đẹp được trân trọng gìn giữ thì sẽ khó thay đổi hơn trong các cơn bão của quá trình chuyển mình hội nhập quốc tế.
Các giá trị truyền thống này luôn được vun đắp bằng "niềm tin" và trách nhiệm của mỗi tế bào của xã hội, cấu trúc "gia đình" với ông bà, cha mẹ, con cái, cũng như trách nhiệm định hướng của các bộ óc lớn hàng đầu của mỗi quốc gia hay các "think tank" của đất nước hay tầng lớp "sĩ phu" trí thức có học vấn và năng lực tư duy cao, hiểu biết các chân lý hiện đại, có thể có vai trò ảnh hưởng dẫn dắt xã hội về nhiều mặt.
Vai trò của thể chế
Mặc dù vậy, để các tác động của "gia đình" và các tầng lớp "sĩ phu" hay think tank, có thể lan tỏa giúp bảo vệ được các truyền thống tốt đẹp, hấp thu các tinh hoa của sự giao thoa đa văn hóa, đa sắc tộc, đa quốc gia, có khả năng "gạn đục khơi trong", chắt lọc và giữ lại những điều tốt đẹp, bỏ đi các "cạn bã" hay các "điểm đen", "góc khuất" của hội nhập đa văn hóa, lại là vai trò rất lớn của "thể chế" chính trị và hệ thống quyền lực cai quản của mỗi quốc gia.
Đôi khi một thể chế quá dễ dãi, du nhập quá nhiều, khả năng chọn lựa và gạn lọc kém có thể dẫn mất đi các bản sắc văn hóa truyền thống cao quý được truyền lại từ ngàn đời.
Một thể chế quá hà khắc, bảo thủ, không cho phép giao lưu văn hóa và hội nhập giữa các quốc gia, dân tộc sẽ dẫn đến sự cô lập, địa phương cục bộ, thiếu sự đa dạng và nâng tầm phát triển văn hóa dân tộc.
Vai trò của thể chế và sự cai trị và/hoặc cai quản sẽ góp phần lớn đến nhận thức của người dân trong mỗi quốc gia. Một xã hội tôn vinh sự học sẽ giúp nhà nhà, người người tham gia việc học tập phấn đấu. Xã hội biết quý trọng các giá trị danh dự và niềm tin sẽ vun đắp niềm tin con người vào chân - thiện - mỹ, lương tâm, lòng tốt và sự tử tế của người khác.
Ngược lại, nếu xã hội nào cổ vũ cho đời sống vật chất làm trọng, các thước đo giá trị được quy về chuẩn mực của đồng tiền, ai nhiều tiền hơn sẽ có tiếng nói lớn, ai giàu hơn sẽ được trọng vọng, thì có thể các giá trị truyền thống khác như học vấn, lương tâm, lòng tử tế, danh dự, niềm tin .v.v. sẽ chịu thử thách lớn.
Tệ hại hơn là khi người ta muốn kiếm tiền bằng mọi giá, không bằng năng lực phấn đấu của bản thân, bất chấp thủ đoạn đớn hèn, sẵn sàng lấy cắp của công, lừa gạt hay phản bội lại bạn bè, người thân để mưu cầu danh lợi riêng. Khi mà "văn hóa" không theo kịp "túi tiền" thì người ta dễ biến thành một anh "trọc phú" nhà giàu nhưng dốt nát. Cũng như khi "văn hóa" và "lương tâm" không lớn theo kịp "quyền lực" hay chức quyền trong tay thì người ta dễ đánh mất bản thân mình, gây hậu họa lớn cho xã hội.
Rủi may và mất mát nào nguy cơ hơn?
Ngày nay, vừa bước sang năm 2012, chúng ta chứng kiến nền kinh tế xã hội gặp cảnh lạm phát cao, thâm hụt ngân sách, các cơ cấu và cấu trúc nền kinh tế không còn phù hợp dẫn đến năng suất lao động sản xuất kém, thiếu hiệu quả, các nguồn lực xã hội và cơ sở hạ tầng được phân bổ chưa hài hòa, các chương trình lợi ích an sinh xã hội của người dân vẫn còn đi những bước chập chững đầu tiên, chính phủ và nhà nước đã nhận ra nhiều nhược điểm mang tính hệ thống của đất nước và từng bước tiến hành cải cách, thay đổi.
Vấn đề rủi may và mất mát, suy giảm và thiệt hại về tinh thần và đạo đức xã hội cần đặt ra như một thử thách cho các nhà nghiên cứu văn hóa xã hội. Rõ ràng có rất nhiều nhận định rằng, xã hội ta đang đối mặt với các biến đổi lớn về nhận thức, tư duy kinh tế xã hội.
Các biểu hiện về mặt xã hội như là những hệ lụy mà ta thường ta thán hiện nay như: Lớp trẻ bây giờ như thế này, thế kia... Nhạc trẻ bây giờ sao khó nghe, hời hợt, nhạt nhẽo hơn... Các tệ nạn xã hội nảy sinh càng lúc càng phức tạp, tội ác dã man hơn, cướp của giết người vì những động cơ lãng xẹt... Tình trạng mất lòng tin vào pháp luật chưa nghiêm nên người ta xử nhau trực tiếp bằng cách thuê giang hồ, xã hội đen, đâm thuê chém mướn ... Hiện tượng "vô cảm", mặc kệ thế sự xoay vần, không muốn giúp người khó, người khổ, người hoạn nạn diễn ra ngày càng nhiều... Các vụ án tham ô, tham nhũng, thất thoát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt... Sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa lối sống dường như càng thêm sâu rộng..v.v.
Nếu phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP cao mà phải đổi lấy một môi trường sống bị ô nhiễm, các thế hệ tuổi trẻ mai sau sống bất cần đời, vô cảm, không biết quý trọng danh dự, không có niềm tin vào lẽ phải, chủ nghĩa hưởng thụ vật chất thắng thế và lên ngôi, thì xã hội lâu dài sẽ ra sao?
Cần có các nghiên cứu khoa học kinh tế xã hội về các hiện tượng xã hội này ngõ hầu giúp các nhà quản trị của đất nước có cái nhìn thấu đáo về tình hình thực tế xã hội hiện nay. Các yếu tố nào mang màu sắc kinh tế, chính trị, hay văn hóa, tác động lẫn nhau ra sao đến các yếu tố hoặc hiện tượng xã hội như đã nói trên.
Nếu đã đề cập đến mất mát hay thiệt hại kinh tế liên quan đến các chính sách vĩ mô của nhà nước và chính phủ một khi có các ảnh hưởng không tốt khi ban hành chính sách, chúng ta cũng có thể nghĩ đến mối quan hệ tác động qua lại của các chính sách vĩ mô này lên mức độ thiệt hại về tinh thần, suy giảm lòng tin, mất phương hướng của con người trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Hành trang vào năm 2012
Bước vào năm mới 2012, chúng ta mang theo một hành trang đất nước là tài sản vật chất và tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Cái được và cái mất cũng như nguy cơ đánh mất hay giành lấy thêm cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đang nằm trong tay của mỗi gia đình - người dân, các bậc sĩ phu đa mưu túc trí của đất nước, và quan trọng nhất là trách nhiệm lịch sử nặng nề của các nhà quản lý cấp nhà nước và chính phủ.
Nếu phải trả lời câu hỏi: Mất mát nào là nguy cơ lớn nhất trong đời người? Thiệt hại vì đánh mất hay suy giảm về tài sản vật chất hay tinh thần là quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia? Nếu phải mất tiền hay được nhiều tiền mà giữ được danh dự hoặc đánh mất danh dự, chúng ta sẽ chọn điều gì? Làm gì để củng cố, xây dựng và phát triển niềm tin của mỗi người dân, tinh thần trọng danh dự cá nhân, tránh được hiện tượng vô cảm trong xã hội?
Chúng ta sẽ nói sao?
Ngẫm lại một chút về sự mất mát trong đời. Có người cho rằng cái chết hay là sự sinh ly - tử biệt, là rủi ro và mất mát lớn nhất của mỗi cá nhân. Sức khỏe là tài sản vô giá của con người mà có khi chúng ta mãi miết sống, và không hay rằng mỗi ngày qua đi, tuổi tác thêm chồng chất, sức khỏe như một chương trình được lập sẵn, chương trình mất mát, sức khỏe thêm hao gầy, tàn phai theo kiếp người cũng như vạn vật sinh linh, sinh rồi diệt.
Tạm gác mối lo "cơm áo gạo tiền" đầu năm mới, khi cơm áo cũng tạm ổn, ai đó bảo có những thứ mà khi mất đi còn nghiêm trọng hơn cái chết, vậy đó là gì?
Người bảo là "danh dự", kẻ bảo "niềm tin". Mất danh dự thì xấu mặt với mọi người, gia đình, bạn bè, làng xóm, ra tới xã hội nữa thì còn mảnh đất nào để sống? Mất niềm tin thì nhiều người bảo sẽ mất tất cả!
Nhưng danh dự và niềm tin là cái gì mà lại quan trọng và đáng giữ gìn đến như vậy?
Các chương trình giáo dục cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đều hướng tới dạy cho những người trẻ các đức tính tốt đẹp của con người. Phải biết kính trên, nhường dưới - Trẻ phải kính già, trò phải kính trọng thầy - Binh không kiêu, tướng không thoái - Con người trong xã hội phải căm ghét tham nhũng, ghét thói hư tật xấu, không thỏa hiệp với tham nhũng, không vô tình hay hữu ý tạo điều kiện cho tham nhũng có đất sống, phải hết lòng cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc. Không ăn cắp của người khác, không được lấy và không được nhận những thứ của người khác làm của mình.
Phải yêu thương, quý trọng bản thân mình, tôn trọng và giúp đỡ mọi người xung quanh. Xa hơn mới là lòng yêu nước, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu thương nhân loại, yêu thương vạn vật trong thế giới này.
Nếu chúng ta cố gắng yêu cầu một người trẻ phải biết hy sinh bản thân vì sự nghiệp lớn lao của đất nước, dân tộc, phải chiến đấu hy sinh thân mình trong khi chưa biết xây dựng một nhân cách biết quý trọng danh dự, chưa biết thương yêu bản thân mình, chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, bạn bè..v..v... thì cũng như một cái cây được nuôi dưỡng với phần gốc nhỏ bé, mất gốc, mất cân đối so với toàn bộ hệ thống thân cây.
Danh dự của một con người có thể được xem như là tập hợp các tình cảm tốt đẹp, quý trọng mà mọi người xung quanh có thể dành cho cá nhân đó. Trong các tình cảm tốt đẹp này có thể bao gồm cả "lòng tin" vào một cá nhân, tin rằng cá nhân đó là người tốt, có năng lực làm việc, không phải người xấu, có đạo đức tác phong đáng trân trọng, không lừa dối, không phản bội, không trộm cắp hay lừa gạt ai, không bao giờ có ý định xấu với người khác .v.v.
Do vậy, đối với mỗi người chúng ta, việc giữ gìn danh dự cá nhân chính là giữ sự trong sạch về nhân cách của con người. Nếu liệt kê ra nhiều đức tính tốt đẹp của con người thì chúng ta khó có thể nói là đức tính nào sẽ quan trọng hơn đức tính kia.
Hơn nữa, trong đời sống xã hội ngày này, các giá trị đạo đức truyền thống đang va chạm tương tác với các biến đổi lớn về môi trường sống, nếp sống, giao lưu văn hóa và phong tục tập quán đa sắc tộc, đa quốc gia, nên các giá trị đạo đức có thể phải chuyển mình biến đổi theo.
Các giá trị đạo đức cốt lõi truyền thống là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia sẽ luôn là rường cột cơ bản của một xã hội hay một quốc gia. Các giá trị truyền thống tốt đẹp được trân trọng gìn giữ thì sẽ khó thay đổi hơn trong các cơn bão của quá trình chuyển mình hội nhập quốc tế.
Các giá trị truyền thống này luôn được vun đắp bằng "niềm tin" và trách nhiệm của mỗi tế bào của xã hội, cấu trúc "gia đình" với ông bà, cha mẹ, con cái, cũng như trách nhiệm định hướng của các bộ óc lớn hàng đầu của mỗi quốc gia hay các "think tank" của đất nước hay tầng lớp "sĩ phu" trí thức có học vấn và năng lực tư duy cao, hiểu biết các chân lý hiện đại, có thể có vai trò ảnh hưởng dẫn dắt xã hội về nhiều mặt.
Vai trò của thể chế
Mặc dù vậy, để các tác động của "gia đình" và các tầng lớp "sĩ phu" hay think tank, có thể lan tỏa giúp bảo vệ được các truyền thống tốt đẹp, hấp thu các tinh hoa của sự giao thoa đa văn hóa, đa sắc tộc, đa quốc gia, có khả năng "gạn đục khơi trong", chắt lọc và giữ lại những điều tốt đẹp, bỏ đi các "cạn bã" hay các "điểm đen", "góc khuất" của hội nhập đa văn hóa, lại là vai trò rất lớn của "thể chế" chính trị và hệ thống quyền lực cai quản của mỗi quốc gia.
Đôi khi một thể chế quá dễ dãi, du nhập quá nhiều, khả năng chọn lựa và gạn lọc kém có thể dẫn mất đi các bản sắc văn hóa truyền thống cao quý được truyền lại từ ngàn đời.
Một thể chế quá hà khắc, bảo thủ, không cho phép giao lưu văn hóa và hội nhập giữa các quốc gia, dân tộc sẽ dẫn đến sự cô lập, địa phương cục bộ, thiếu sự đa dạng và nâng tầm phát triển văn hóa dân tộc.
Vai trò của thể chế và sự cai trị và/hoặc cai quản sẽ góp phần lớn đến nhận thức của người dân trong mỗi quốc gia. Một xã hội tôn vinh sự học sẽ giúp nhà nhà, người người tham gia việc học tập phấn đấu. Xã hội biết quý trọng các giá trị danh dự và niềm tin sẽ vun đắp niềm tin con người vào chân - thiện - mỹ, lương tâm, lòng tốt và sự tử tế của người khác.
Ngược lại, nếu xã hội nào cổ vũ cho đời sống vật chất làm trọng, các thước đo giá trị được quy về chuẩn mực của đồng tiền, ai nhiều tiền hơn sẽ có tiếng nói lớn, ai giàu hơn sẽ được trọng vọng, thì có thể các giá trị truyền thống khác như học vấn, lương tâm, lòng tử tế, danh dự, niềm tin .v.v. sẽ chịu thử thách lớn.
Tệ hại hơn là khi người ta muốn kiếm tiền bằng mọi giá, không bằng năng lực phấn đấu của bản thân, bất chấp thủ đoạn đớn hèn, sẵn sàng lấy cắp của công, lừa gạt hay phản bội lại bạn bè, người thân để mưu cầu danh lợi riêng. Khi mà "văn hóa" không theo kịp "túi tiền" thì người ta dễ biến thành một anh "trọc phú" nhà giàu nhưng dốt nát. Cũng như khi "văn hóa" và "lương tâm" không lớn theo kịp "quyền lực" hay chức quyền trong tay thì người ta dễ đánh mất bản thân mình, gây hậu họa lớn cho xã hội.
Rủi may và mất mát nào nguy cơ hơn?
Ngày nay, vừa bước sang năm 2012, chúng ta chứng kiến nền kinh tế xã hội gặp cảnh lạm phát cao, thâm hụt ngân sách, các cơ cấu và cấu trúc nền kinh tế không còn phù hợp dẫn đến năng suất lao động sản xuất kém, thiếu hiệu quả, các nguồn lực xã hội và cơ sở hạ tầng được phân bổ chưa hài hòa, các chương trình lợi ích an sinh xã hội của người dân vẫn còn đi những bước chập chững đầu tiên, chính phủ và nhà nước đã nhận ra nhiều nhược điểm mang tính hệ thống của đất nước và từng bước tiến hành cải cách, thay đổi.
Vấn đề rủi may và mất mát, suy giảm và thiệt hại về tinh thần và đạo đức xã hội cần đặt ra như một thử thách cho các nhà nghiên cứu văn hóa xã hội. Rõ ràng có rất nhiều nhận định rằng, xã hội ta đang đối mặt với các biến đổi lớn về nhận thức, tư duy kinh tế xã hội.
Các biểu hiện về mặt xã hội như là những hệ lụy mà ta thường ta thán hiện nay như: Lớp trẻ bây giờ như thế này, thế kia... Nhạc trẻ bây giờ sao khó nghe, hời hợt, nhạt nhẽo hơn... Các tệ nạn xã hội nảy sinh càng lúc càng phức tạp, tội ác dã man hơn, cướp của giết người vì những động cơ lãng xẹt... Tình trạng mất lòng tin vào pháp luật chưa nghiêm nên người ta xử nhau trực tiếp bằng cách thuê giang hồ, xã hội đen, đâm thuê chém mướn ... Hiện tượng "vô cảm", mặc kệ thế sự xoay vần, không muốn giúp người khó, người khổ, người hoạn nạn diễn ra ngày càng nhiều... Các vụ án tham ô, tham nhũng, thất thoát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt... Sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa lối sống dường như càng thêm sâu rộng..v.v.
Nếu phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP cao mà phải đổi lấy một môi trường sống bị ô nhiễm, các thế hệ tuổi trẻ mai sau sống bất cần đời, vô cảm, không biết quý trọng danh dự, không có niềm tin vào lẽ phải, chủ nghĩa hưởng thụ vật chất thắng thế và lên ngôi, thì xã hội lâu dài sẽ ra sao?
Cần có các nghiên cứu khoa học kinh tế xã hội về các hiện tượng xã hội này ngõ hầu giúp các nhà quản trị của đất nước có cái nhìn thấu đáo về tình hình thực tế xã hội hiện nay. Các yếu tố nào mang màu sắc kinh tế, chính trị, hay văn hóa, tác động lẫn nhau ra sao đến các yếu tố hoặc hiện tượng xã hội như đã nói trên.
Nếu đã đề cập đến mất mát hay thiệt hại kinh tế liên quan đến các chính sách vĩ mô của nhà nước và chính phủ một khi có các ảnh hưởng không tốt khi ban hành chính sách, chúng ta cũng có thể nghĩ đến mối quan hệ tác động qua lại của các chính sách vĩ mô này lên mức độ thiệt hại về tinh thần, suy giảm lòng tin, mất phương hướng của con người trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Hành trang vào năm 2012
Bước vào năm mới 2012, chúng ta mang theo một hành trang đất nước là tài sản vật chất và tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Cái được và cái mất cũng như nguy cơ đánh mất hay giành lấy thêm cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đang nằm trong tay của mỗi gia đình - người dân, các bậc sĩ phu đa mưu túc trí của đất nước, và quan trọng nhất là trách nhiệm lịch sử nặng nề của các nhà quản lý cấp nhà nước và chính phủ.
Nếu phải trả lời câu hỏi: Mất mát nào là nguy cơ lớn nhất trong đời người? Thiệt hại vì đánh mất hay suy giảm về tài sản vật chất hay tinh thần là quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia? Nếu phải mất tiền hay được nhiều tiền mà giữ được danh dự hoặc đánh mất danh dự, chúng ta sẽ chọn điều gì? Làm gì để củng cố, xây dựng và phát triển niềm tin của mỗi người dân, tinh thần trọng danh dự cá nhân, tránh được hiện tượng vô cảm trong xã hội?
Chúng ta sẽ nói sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét