Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Đồng chí Trường Chinh và Đổi Mới: Lắng nghe, phản tỉnh và nhận thức lại

Ngày Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đồng chí Trường Chinh và Đổi Mới: Lắng nghe, phản tỉnh và nhận thức lại
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tôi rất đồng ý với ông Trần Đức Nguyên khi giải thích tại sao những người lãnh đạo thời ấy lại dễ sửa sai và nhận thức lại: “Những người lãnh đạo chủ chốt có ý thức vì dân, vì nước rất sâu đậm. Cả cuộc đời hoạt động của họ vì dân vì nước, trước đây phạm sai lầm là do quan điểm, nhận thức chứ hoàn toàn không có lợi ích riêng tư cho nên họ rất dễ tiếp thu”. Khi đi giảng về công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân tại các địa phương, tôi thường nhấn mạnh thêm rằng nhiều sai lầm trước đây của lãnh đạo cấp cao còn do hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Việc theo đuổi mô hình kinh tế XHCN sau khi thống nhất đất nước là hoàn toàn tự nhiên vì rất nhiều lý do, ví dụ như: 
1. Đến năm 1975, mô hình phát triển của khối Xô Viết chưa bộc lộ hoàn toàn những tử huyệt, trong khi suốt giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến thời điểm đó, nền kinh tế của khối Xô Viết tăng trưởng rất nhanh, cao hơn hẳn phương Tây, đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt, điều này đã động viên rất nhiều nước sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát triển XHCN đồng thời cũng tác động tới các nước phương Tây buộc các nước này phải quan tâm đến đời sống người lao động hơn (Giáo sư Ronald I. McKinnon đã chứng minh rất rõ điều này trong tác phẩm: The Order of Economic Liberalization: Financial Control in the Transition to a Market Economy); 
2. Chúng ta dựa hoàn toàn vào Liên Xô và Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trong khi hai nước này đều phát triển theo con đường XHCN và áp dụng hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chúng ta không thể bỏ con đường này mà chạy theo mô hình phương Tây; chưa nói tới chuyện chính phương Tây cũng đang khủng hoảng mô hình phát triển (bắt đầu phải chuyển từ học thuyết Keynes sang học thuyết Friedman) và đang chống đỡ 2 cuộc khủng hoảng dầu lửa liên tiếp năm 1972 và 1978. 
3. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc bùng phát ngay từ năm 1975-1976 và ké dài đến cuối năm 1988. Trong giai đoạn đầu, nếu chúng ta quay lưng lại khối Sô Viết vừa giúp đỡ để thống nhất đất nước, thì sẽ dựa vào ai nữa để bảo vệ tổ quốc. Khi đã phải dựa vào họ thì vẫn phải đi theo con đường XHCN đã chọn.
4. Bản thân các nước phương Tây, nói là phát triển kinh tế thị trường, song vai trò của nhà nước và kế hoạch rất lớn, nhất là tại các nền kinh tế phát triển nhanh như Nhật Bản, Pháp, Đức và các con rồng châu Á, châu Mỹ... Nguyên tắc quản lý chính thống ở các nước phương tây từ năm 1945 đến 1973 (năm khủng hoảng hệ thống Bretton Woods) học thuyết Keynes, trong đó đặc biệt đề cao vai trò can thiệp của nhà nước. Mô hình kinh tế tự do chỉ thực sự được áp dụng từ cuối những năm 70 (sau khi Milton Friedman đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1976), nhất là từ đầu những năm 80 dưới thời tổng thống Mỹ Ronald Reagan... Tương tự, việc cải cách giá lương tiền năm 1985 không phải ngẫu nhiên mà có. Nó cũng xuất phát từ những sức ép rất lớn buộc các nhà lãnh đạo phải làm (nhưng cách làm và thời điểm làm không thích hợp). Những người trong cuộc như các ông Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Trần Phương... biết rất rõ, nhưng hiện nay chắc là do bối cảnh trong nước vẫn phức tạp và bản chất khiêm tốn nên các ông chưa lên tiếng giải thích chuyện này.
5. Các nhà lãnh đạo cấp cao đã sớm nhận thức được phát triển kinh tế không dễ như lầm tưởng ban đầu nên ngay từ năm 1976 đã bắt đầu tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cao cấp, sau đó mở rộng cho cả cán bộ trung cấp. Giảng viên tại các lớp này hầu hết là chuyên gia Liên Xô. 
Tôi được tham dự khóa 9 (năm 1984) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, học viên ăn ở tại trường, học suốt  trong 5 tháng. Sau 4 năm kinh tế thất bát (1976-1979), đã có những thử nghiệm đổi mới đầu tiên theo hướng thị trường gồm nới lỏng kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế ngay từ Nghị quyết 6 tháng 12/1979 của Ban chấp hành TƯ khoá 4, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TƯ Đảng ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, Nghị quyết 25, 26 CP và các Nghị quyết khác của Chính phủ trong các năm 1980-1982 về kế hoạch 3 phần... Những chuyện này ở Liên Xô chưa hề có. Điều này cũng chứng tỏ các nhà lãnh đạo lúc đó chịu khó tìm tòi, tiếp thu ý kiến để tìm đường phát triển đất nước.
Tôi có hai ấn tượng đặc biệt liên quan tới ông Trường Chinh mà mãi mãi không quên. Đầu năm 1983, ngày đầu tiên đi làm (giờ phải đi, lúc khác viết tiếp)
Đổi Mới: Lắng nghe, phản tỉnh và nhận thức lại
Khánh Duy, Tháng Một 26, 2012
Đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo chính trị tại 
Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12-1986. Ảnh: sggp.org.vn
Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói và những người dám lắng nghe. Sự chuyển biến từ một nhà lãnh đạo hết sức “cứng” từng chỉ đạo Cải cách ruộng đất, phản đối quyết liệt chủ trương khoán hộ đến tác giả của Đổi Mới để lại những bài học vẫn còn nguyên giá trị tới hôm nay.

LTS: Trong 80 năm qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã dẫn dắt dân tộc trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đạt được nhiều vinh quang và những thành tựu to lớn. Tuy vậy, cũng có những khúc quanh khi Đảng mắc phải sai lầm, nhưng bằng nỗ lực của mình cũng như sự giúp sức của toàn dân tộc, Đảng luôn tự đổi mới và điều chỉnh để vượt lên.
Lần đổi mới mang tính chiến lược, then chốt nhất gần đây là ở Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Sự thay đổi lịch sử ấy vẫn để lại những bài học còn nguyên giá trị tới ngày nay.
—–
Bước chuẩn bị đầu tiên của mọi quá trình đổi mới thành công là “Nhận thức”: phải giúp lãnh đạo và người khác “nhận ra nhu cầu của đổi mới và tầm quan trọng của việc gấp rút hành động.” Đó là quan điểm của John Kotter, giáo sư trường kinh doanh Harvard, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu quá trình thay đổi và đổi mới trong các loại hình tổ chức.
Quá trình Đổi mới ở Việt Nam được khởi đầu bởi cố TBT Trường Chinh, chính ông là người đã đặt nền móng và đề ra chủ trương Đổi mới ở Đại hội VI, năm 1986.
Điều thú vị, như nhận xét của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bài viết: “Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đổi Mới” tháng 1/2007 là “Chủ biên của Đổi Mới lại là một người được coi là hết sức “cứng” như đồng chí Trường Chinh”
Để hiểu rõ hơn về quá trình cố TBT đã nhận thấy “tầm quan trọng của việc gấp rút hành động” và quá trình những người khác đã giúp ông “nhận ra nhu cầu của đổi mới” như thế nào, chúng tôi đã tìm gặp Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Ủy viên TW Đảng, là em chú bác với TBT Trường Chinh.

Đồng chí Trường Chinh (bìa phải) thăm hỏi, chúc tết và lắng nghe ý kiến của CBCNV Nhà máy dệt Thành Công – nơi “xé rào” đột phá về công nghiệp – nhân dịp đồng chí vào thăm và làm việc với TP.HCM từ 16 đến 23-1-1985 (ảnh chụp ngày 18-1-1985). Ảnh: TTO

Từ lắng nghe…
Ông Đặng Quốc Bảo năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn sang sảng kể lại những ký ức về cố TBT: “TBT Trường Chinh là con người có cái tâm biết lắng nghe. Trước Đổi Mới, chúng tôi đã nói với ông rất thẳng thắn thế này: Tôi không thể tưởng tượng được khi anh đi thăm các địa phương, mười vạn người xếp hàng để đón anh. Họ phải rải bèo hoa dâu để đón anh, nhà trí thức phải mượn bánh chưng để trang trí.
Như thế, anh yên trí rằng cuộc sống nó khác mà không thấy rằng cuộc sống đến đáy rồi, nhân dân không thể sống nổi nữa rồi.
Anh phải lắng nghe những người góp ý thẳng thắn với chúng ta, người có thông tin hơn chúng ta, nghe cả kẻ thù của chúng ta và những người chửi chúng ta. Ở đó mới có tiếng nói đích thực từ nhân dân, nếu chỉ nghe báo cáo cấp ủy thì chỗ nào cũng tốt hết.
Điều tốt nhất và hay nhất ở Trường Chinh là ông đồng ý lắng nghe và khi nghe xong rồi ông thấy tình hình rất nghiêm trọng.”
Ông Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng, cũng đồng quan điểm về cái tâm thực sự biết lắng nghe của cố TBT Trường Chinh: “Anh Trường Chinh từng nói với chúng tôi: Tôi mời các đồng chí tới đây chủ yếu để nghe các đồng chí, các đồng chí thông cảm là tuổi cao nên tôi nhờ thư ký ghi hộ. Nhưng đến khi bọn tôi phát biểu, anh Trường Chinh vẫn giở sổ ra cặm cụi ghi và không bao giờ cắt ngang người khác. Ý thức tôn trọng người khác rất rõ.”
… tới phản tỉnh…
Tình hình những năm 84, 85 trước Đổi Mới thực sự nghiêm trọng. Tác giả Đặng Phong đã mô tả nó trong cuốn sách “Tư duy kinh tế Việt Nam”: “Lương danh nghĩa của cán bộ và công nhân viên chức chỉ đủ sống trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày… Ngân sách thâm thủng, lạm phát tăng, do đó giá lại tăng. Cái vòng luẩn quẩn đó ngày càng tăng tốc.”
Tuy nhiên, tình trạng “làm thì láo, báo cáo thì hay” quá phổ biến tới mức đôi khi lãnh đạo bị “che mắt” và không thấu hiểu hết thực tiễn ở dưới. Những đồng chí và cộng sự xung quanh cố TBT đã có công rất lớn trong việc thông tin cho ông cũng như đưa ông xuống cơ sở để nắm bắt được tình hình thực tế. Từ đầu năm 1985, ông đã đi khảo sát tại Nghĩa Bình, Quảng Nam-Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp…

Ông Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng, trao đổi với chúng tôi: “Có nhiều người tác động vào tư duy của cố TBT Trường Chinh khiến ông đổi mới trong đó có thể kể đến cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố TBT Nguyễn Văn Linh, anh Chín Cần (Nguyễn Văn Chính – Nguyên Bí thư tỉnh ủy Long An), anh Sáu Hơn (Nguyễn Văn Hơn, bí thư tỉnh ủy An Giang)… Họ đều là những người chủ chốt nên khi làm việc họ luôn trình bày quan điểm và hơn thế nữa, họ mời anh Trường Chinh tới dự trực tiếp những cuộc gặp với cơ sở, nghe cơ sở nói lên những bức xúc của họ…”

Chính những cuộc khảo sát xuống địa phương, gặp gỡ với cơ sở và lắng nghe ý kiến chuyên gia đã khiến TBT Trường Chinh phản tỉnh. Ông nhận ra trong một thời gian khá dài, nhiều thông tin đã bị bưng bít và nhiều lý luận chính thống đã đổ vỡ trước thực tiễn cuộc sống đa chiều. Các đồng sự đã dẫn Trường Chinh về tận quê ông, Nam Định để cố TBT nghe chính những người bà con của mình nói về sự tính cấp thiết tột cùng phải đổi mới. Đó là những “giọt nước tràn ly” khiến ông thực sự “lột xác” trở thành “vị tổng bí thư của Đổi mới”.
Thực tế khi cố TBT Trường Chinh về thăm quê cũng như các địa phương khác đều đã chứng minh: khoán hộ là hình thức hiệu quả vượt trội so với hợp tác hóa. 95% đất ruộng thuộc HTX chỉ làm ra 50% thu nhập, trong khi, 5% đất phần trăm của nông dân làm ra tới 45%.
Tác giả Đặng Phong viết trong cuốn sách của mình một ví dụ sinh động và điển hình về sự phản tỉnh của TBT Trường Chinh. “Người ta đưa ông đến thăm một chuồng trại nuôi lợn của hợp tác xã, chuồng trại rất khang trang, con nào cũng béo tốt… Ông rất mừng khi thấy có hợp tác xã làm tốt như thế… Nhưng sau đó có người thầm báo với ông rằng trước khi ông đến, người ta đã xuống những hộ gia đình cá thể nào có con lợn béo nhất thì mượn đưa về chuồng hợp tác xã để giới thiệu với chủ tịch. Ông rất bực dọc. Nhưng câu chuyện như thế đã góp phần làm ông chợt tỉnh.”
…và nhận thức lại
Từ phản tỉnh, cố TBT Trường Chinh đã nhận thức lại hàng loạt những sai lầm đề căn bản về lý luận của kinh tế kế hoạch và tập thể hóa. Từ đó, quan điểm của ông thay đổi hoàn toàn và những bài phát biểu mang tính đổi mới của ông tại các hội nghị TW luôn được hoan nghênh nhiệt liệt, vì đã đánh trúng vào mong mỏi và nguyện vọng của đại đa số nhân dân.
Việc cố TBT Trường Chinh có quan điểm đổi mới có sức thuyết phục to lớn trong Đảng bởi uy tín và công lao của ông đã được thừa nhận, và trước đó, ông vốn được coi là người tuân thủ các nguyên tắc của CNXH rất “cứng”.

Ông Trần Đức Nguyên giải thích tại sạo những người lãnh đạo thời ấy lại dễ sửa sai và nhận thức lại: “Những người lãnh đạo chủ chốt có ý thức vì dân, vì nước rất sâu đậm. Cả cuộc đời hoạt động của họ vì dân vì nước, trước đây phạm sai lầm là do quan điểm, nhận thức chứ hoàn toàn không có lợi ích riêng tư cho nên họ rất dễ tiếp thu.”
Cố TBT Trường Chinh là một người như thế. Ông đã từng là Trưởng ban chỉ đạo cuộc Cải cách ruộng rất những năm 1953-1954, sau đó nhận ra sai lầm, ông từ chức và trực tiếp chỉ đạo chiến dịch sửa sai. Những năm 1968, ông cũng là người phê phán gay gắt mô hình khoán ở Vĩnh Phúc của Kim Ngọc, nhưng rồi ông đã thay đổi quan điểm để trở thành “Tổng bí thư của đổi mới” như lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
GS Trần Nhâm, trợ lý của cố TBT từng kể với VietNamNet: “Một ngày trước khi ông mất ông còn nói với tôi về chuyện Vĩnh Phúc. Tôi có hỏi “sao lúc bấy giờ Bác lại làm to chuyện như vậy?”. Ông điềm tĩnh trả lời tôi rằng, có lẽ lúc bấy giờ nhận thức của mình không bắt kịp với tình hình thực tế, hơn nữa vấn đề nghe báo cáo, nắm thông tin không chính xác.”
Theo lý luận của John Kotter thì mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói và những người dám lắng nghe. Điểm khởi đầu ấy đã đúng với công cuộc Đổi Mới của Việt Nam năm 1986.
Trung tướng Đặng Quốc Bảo kết luận: “Có cái tâm biết lắng nghe nên chọn lọc được những cái đúng, biết ai nói đúng. Đổi mới là công lao của xã hội, không phải của bất kỳ một cá nhân nào, nhưng đổi mới không thành hiện thực nếu lãnh tụ không thực sự lắng nghe xã hội. TBT Trường Chinh đã làm điều đó và chính ông là người đã châm bó đuốc đổi mới.”
Kỳ 2: Đổi mới: nhóm tư vấn và tinh thần dân chủ
* Bài viết trên Tuần Việt Nam, đã đăng trên Haydanhthoigian ngày này cách đây 2 năm.

Xóm 7 - làng Hành Thiện là quê hương Tổng bí thư Trường Chinh - Một ngôi làng nổi tiếng hiếu học và truyền thống yêu nước .....
Nhà Lưu niệm Tổng Bí Thư Đảng Trường Chinh

Hai buồng chuối cảnh trước ngõ ...................


Kia là cây sung bên bờ ao, nó già cỗi và được chống lên ............


Đây là ngõ vào nhà, bên trái kia là nhà khách còn bên phải là Từ đường


Kia là ngôi nhà lợp bằng rạ, nó được giữ nguyên như vốn có của nó .................


Đây là khu nhà lưu niệm giản dị và đơn sơ gắn liền với Cố Tổng bí thư Trường Chinh.


Ngôi nhà lợp bằng rạ ..................


Nhà từ đường .....................




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét