Ngày Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sân bay Matxcơva ngày giáp Tết và ảnh chủ Blog chụp cảnh sân bay tháng 8.2011
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Nhớ về nước Nga.
Cuối bài có ảnh chủ Blog chụp
cảnh sân bay Mockba tháng 8.2011
Sân bay Matxcơva ngày giáp Tết, nhớ lại và hy vọng
Ảnh chủ Blog chụp cảnh sân bay Mockba tháng 8.2011
Chủ nhật, 22/01/2012
NDĐT- Tôi đã bay trên tuyến Hà Nội- Matxcơva suốt hai mươi lăm năm qua chủ yếu trên máy bay các hãng Aeroflot và Vietnam Airlines, đã chứng kiến, đã nghe, đã cảm nhận biết bao nỗi đoạn trường. Có buồn, có vui, những sâu xa trong mỗi người Việt xa xứ là một niềm khát khao tự hào, tự tôn dân tộc gắn với mỗi đổi thay, chuyển động đáng mừng ở quê nhà.
Một chút kỷ niệm buồn
Thời cuối những năm bảy mươi, đầu những năm tám mươi, khi mà sân bay quân sự Đa Phúc bắt đầu tiếp nhận máy bay hành khách IL 62 của Liên Xô, mỗi tuần có một chuyến từ Matxcơva về Hà Nội và ngược lại.
Hồi đó, chỉ có cán bộ đi công tác và lưu học sinh hết hạn về nước, chưa có công nhân Việt Nam sang hợp tác lao động.
Mãi đến khi sân bay Nội Bài cũ được khai thác, vẫn mối tuần có một chuyến bay từ Thủ đô Liên Xô về Việt Nam, nhưng bay bằng máy bay hiện đại IL 86 chứa được 350 hành khách. Mỗi lần máy bay hạ cánh xuống sân bay là một sự kiện. Hàng trăm người ra đón người thân đứng dọc kín hàng rào sắt quan sát và reo ầm lên khi chiếc phi cơ khổng lồ đáp xuống, lao dọc theo đường băng. Hồi đó chưa có ô tô đón, cả đoàn người Việt, người Nga rời máy bay đi bộ chừng gần cây số về phòng đợi.
Những năm đó máy bay Aeroflot dừng tại hai chặng, hoặc là Cancuta, hoặc Bombay ( Ấn Độ) nghỉ chừng một tiếng, bay tiếp đến Tasken ( Uzbekistan) nghỉ thêm chừng tiếng nữa rồi mới bay đến Matxcơva. Tổng thời gian cho mỗi chuyến bay từ Hà Nội sang Nga là 17 giờ.
Lúc này, sân bay Seremetievo 2, người Việt được đón, kiểm tra bình thường như muôn vàn hành khách khác từ các châu lục khác.
Nhưng cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi tình hình đã hoàn toàn đổi khác. Mỗi lần qua sân bay là một lần qua cửa ải. Mỗi chuyến bay có tới hàng ngàn con người, tay xách, nách mang. Phần lớn họ là những người lao động hết hợp đồng từ thành phố xa về Thủ đô, ăn chực, nằm chờ. Hàng hoá lúc này thượng vàng, hạ cám, từ những thứ không có một chút giá trị kinh tế đến những thứ có thể quy ra chỉ, ra cây đều được đóng gói mang theo không bỏ một thứ gì, vì vào thời bao cấp, cái gì đưa được về nhà cũng quý.
Ai sẽ là người vào được máy bay? Chỉ những người có cán bộ nhà máy mang công văn đưa tiễn, có quan hệ, có kinh nghiệm mới đưa nổi hàng chục, hàng trăm công nhân vượt qua hàng lớp người điệp điệp, trùng trùng để vào tận bàn cân, qua hải quan và cuối cùng là biên phòng trót lọt.
Còn những ai thân cô, thế yếu, những người Nga đưa tiễn từ thành phố xa hàng ngàn km lên chưa đủ độ dạn dày, thì bị đánh bật trở lại, và dĩ nhiên hàng chục con người đọng lại thành những hành khách không vé.
Rất tiếc là thời đó không có được những thước phim ghi lại sự hỗn độn, náo động của khu vực làm thủ tục về Hà Nội. Công an, lính OMON dã chiến, bảo vệ sân bay phải giữ trật tự bằng dùi cui mới có thể vãn hồi được chút trật tự. Tình hình quản lý lỏng lẻo của thời hậu Xô viết, cộng với sự thao túng của đám trung gian mà dân ta gọi là “cò sân bay” cấu kết với hàng loạt cán bộ công quyền biến chất, để lại một dư âm nặng nề kéo dài hơn ba thập kỷ
Rồi tất cả qua đi
Dù muộn, nhưng cảnh trạng đen tối đó cũng qua đi, nhường chỗ cho những dấu hiệu đổi mới của hình ảnh người Việt qua sân bay quốc tế.
Những bước đệm của hai thời kỳ cũng đầy những khúc quanh và gai góc.
Đã có lúc, không biết xuất phát từ đâu một quyết định, mà tất cả công dân Việt Nam đi tiễn người thân đều phải đứng ngoài sân bay, không được vào trong phòng đợi, bất chấp ngoài trời lạnh - 30 độ (!)
Đã nhiều năm vào khoảng cuối tháng mười là vé đùng đùng tăng lên gấp rưỡi, ai mua được một tấm vé về Tết là cả một chiến công, mặc dù trên máy bay vẫn còn thừa chỗ.
Đã lắm lúc người Việt về nước bị lục soát một cách thậm tệ, đến nỗi một dây chuyền trang sức, dăm chục đô la tuỳ thân, chục vỉ thuốc kháng sinh cũng bị bắt bỏ lại hoặc bị tịch thu không một lời giải thích.
May thay, tất cả những điều đó chỉ còn là dĩ vãng.
Đầu năm 2006, sân bay tư nhân Đomođeđovo phía Tây Nam thành phố trở thành điểm làm thủ tục các chuyến bay về Việt Nam của Vietnam Airlines. Những ngày đầu, dân ta đi trên máy bay ta cảm thấy tự hào vô hạn. Các cô chiêu đãi viên Việt Nam với tà áo đỏ dịu dàng, ân cần và tận tuỵ làm cho người Việt về quê ăn Tết cảm thấy ấm lòng.
Những máy bay khai thác theo tuyến Matxcơva - Hà Nội là những chiếc Boing mới tinh, tiện nghi đầy đủ. Bây giờ không phải ngồi một mạch 17 tiếng như trước, mà chỉ gần chín tiếng, sau một giấc ngủ rời những cánh rừng bạch dương bạt ngàn, là đã thấy những đồng lúa như những bàn cờ và đàn bò thảnh thơi gặm cỏ quanh sân bay Nội Bài - Thủ đô Hà Nội.
Lúc mới chuyển về Đomođeđovo, Hải quan, Biên phòng sân bay còn rất lịch thiệp lắm. Trong hàng chục chuyến bay đầu, Hải quan, công an Nga không hề có sự hạch sách, nhũng nhiễu; đám cò sân bay chưa thể lai vãng, tự do ra vào khu vực lấy hàng hoá vì sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Các chuyến bay được tăng dần lên tuần hai chuyến, bốn chuyến và mùa đông năm nay lên sáu chuyến. Cộng thêm chuyến từ Xvetdlov, Vladivostoc và hai chuyến của hãng Aeroflot nữa, nhịp độ người đi ngày Tết vẫn duy trì như những ngày thường. Sự căng thẳng vé, sự cố gắng đến tuyệt vọng lo cho chuyến hồi hương đón xuân ngày nào đã không còn nữa.
Dịch vụ bán vé đã vươn bàn tay năng động của mình khắp Matxcơva. Có tới gần hai chục đại lý người Việt bán vé được quảng cáo trên mạng và báo ngày. Chỉ cần alo một tiếng, hoặc vào mạng đặt là có thông tin hồi âm ngay. Hoặc là đến đại lý lấy vé, hoặc là có nhân viên đưa đến tận nhà, tận chợ, tiện hết chỗ nói.
Người ta về Tết lịch sự hơn nhiều. Thay thế vào hàng đống quà cáp lỉnh kỉnh, những thứ hàng hoá tầm tầm ngày xưa, giờ là những vali gọn gàng của người xuất ngoại trở về Tổ quốc.
Trước đây, khi máy bay vừa tiếp đất, không ai bảo ai, cả hàng trăm con người ào đứng dậy để lấy hàng xuống, mặc kệ máy bay vẫn lao trên đường băng như tên bắn, và chiêu đãi viên gào lạc giọng. Nhưng đã mấy năm nay, mặc dù máy bay hạ cánh, hành khách Việt vẫn ngồi yên vị, bình thản thắt đai an toàn chờ khi dừng hẳn mới bình thản đứng dậy lấy đồ đạc của mình.
Một sự so sánh hơi khập khiễng một chút, nhưng cũng phải đối chiếu, mới thấy được sự vĩ đại của thế kỷ văn minh. Trước đây, mỗi lần về Tết, chúng tôi chen mua vé tàu ở ga Hàng Cỏ, ngồi 22, có lúc 25 tiếng mới đến dược ga Vinh, về chưa kịp đón Tết đã nhấp nhổm lo ngay ngáy nhờ người mua vé tàu để ra kịp ngày đi làm công sở. Còn gời đây, chỉ hơn nửa ngày một chút, máy bay đã vượt gần 10 ngàn km để về đến quê hương. Quê hương xa mà gần biết mấy.
Vẫn còn những điều muốn nói
Cả sân bay Đomđeđovo mênh mông, có tới 110 của làm thủ tục, khách quốc tế và nội địa ra vào nườm nượp, thì chỉ duy nhất cửa làm thủ tục về Hà Nội là có cảnh sát túc trực làm nhiệm vụ.
Hai mươi năm rồi vẫn thế, mặc dù tình hình đã không còn phức tạp, nhưng cảnh chen chúc, lộn xộn, phá rào vẫn tiếp diễn. Và đã hết cò sân bay đâu. Vẫn những con thoi, móc nối ngược xuôi công khai để làm cái việc đạp hàng với tên gọi văn hoa là dịch vụ.
Mối khi có chuyến bay từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sang, gần như toàn bộ hành khách, trừ những nhân viên ngoại giao, hộ chiếu đỏ và người Nga, còn lại đều bị khám xét, mở va li, hòm xiếng với một lý do rất đáng quan tâm, là hành khách mang rau quả vào chưa kiểm dịch. Có gì đâu, mỗi người mang theo từ quê nhà sang dăm quả xoài, vài quả na, thậm chí vài bó rau...làm quà là bị khám xét và hạch sách. Người ta nói, việc làm luật đã thành nếp là đưa tiền cho xong việc là biện pháp mau lẹ nhất.
Hầu như ai cũng phải làm thế cả, trừ một số người thẳng thắn vứt bỏ đi, không đưa tiền để khỏi phải hạ mình. Nguyên nhân để cho cảnh này ra đời và tiếp diễn thì những người sống lâu ở Nga đều biết, bắt đầu từ những cò sân bay mách nước ...
Ra sân bay vè nước, dân ta không còn nhếch nhác như xưa nữa, đã com lê, củ xếch, cặp da khá phong độ, nhưng vẫn còn nhiều, rất nhiều người vẫn thản nhiên mặc nguyên bộ quần áo đi làm, vẫn mang những đôi giày không buồn đánh rửa, nó làm cho hình ảnh của người Việt ta trở nên khác lạ với những người ngoại quốc xếp hàng một cách lịch lãm. Đã thế, thói quen cười nói, gọi điện thoại quá tự nhiên mở hết cỡ của bà con ta, bất kể ở chốn nào, làm cho những người làm công vụ dường như bớt đi phần thiện cảm.
Nói như một nhà thơ Nga, là chúng ta hy vọng và có quyền hy vọng. Chắc chắn một ngày không xa, bức tranh đó sẽ chỉ còn là chuyện quá khứ, thay vào đó sẽ là hình ảnh đẹp với những nụ cười, niềm vui của dòng người Việt về đón xuân nơi quê cha, đất tổ.
Thời cuối những năm bảy mươi, đầu những năm tám mươi, khi mà sân bay quân sự Đa Phúc bắt đầu tiếp nhận máy bay hành khách IL 62 của Liên Xô, mỗi tuần có một chuyến từ Matxcơva về Hà Nội và ngược lại.
Hồi đó, chỉ có cán bộ đi công tác và lưu học sinh hết hạn về nước, chưa có công nhân Việt Nam sang hợp tác lao động.
Mãi đến khi sân bay Nội Bài cũ được khai thác, vẫn mối tuần có một chuyến bay từ Thủ đô Liên Xô về Việt Nam, nhưng bay bằng máy bay hiện đại IL 86 chứa được 350 hành khách. Mỗi lần máy bay hạ cánh xuống sân bay là một sự kiện. Hàng trăm người ra đón người thân đứng dọc kín hàng rào sắt quan sát và reo ầm lên khi chiếc phi cơ khổng lồ đáp xuống, lao dọc theo đường băng. Hồi đó chưa có ô tô đón, cả đoàn người Việt, người Nga rời máy bay đi bộ chừng gần cây số về phòng đợi.
Những năm đó máy bay Aeroflot dừng tại hai chặng, hoặc là Cancuta, hoặc Bombay ( Ấn Độ) nghỉ chừng một tiếng, bay tiếp đến Tasken ( Uzbekistan) nghỉ thêm chừng tiếng nữa rồi mới bay đến Matxcơva. Tổng thời gian cho mỗi chuyến bay từ Hà Nội sang Nga là 17 giờ.
Lúc này, sân bay Seremetievo 2, người Việt được đón, kiểm tra bình thường như muôn vàn hành khách khác từ các châu lục khác.
Nhưng cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi tình hình đã hoàn toàn đổi khác. Mỗi lần qua sân bay là một lần qua cửa ải. Mỗi chuyến bay có tới hàng ngàn con người, tay xách, nách mang. Phần lớn họ là những người lao động hết hợp đồng từ thành phố xa về Thủ đô, ăn chực, nằm chờ. Hàng hoá lúc này thượng vàng, hạ cám, từ những thứ không có một chút giá trị kinh tế đến những thứ có thể quy ra chỉ, ra cây đều được đóng gói mang theo không bỏ một thứ gì, vì vào thời bao cấp, cái gì đưa được về nhà cũng quý.
Ai sẽ là người vào được máy bay? Chỉ những người có cán bộ nhà máy mang công văn đưa tiễn, có quan hệ, có kinh nghiệm mới đưa nổi hàng chục, hàng trăm công nhân vượt qua hàng lớp người điệp điệp, trùng trùng để vào tận bàn cân, qua hải quan và cuối cùng là biên phòng trót lọt.
Còn những ai thân cô, thế yếu, những người Nga đưa tiễn từ thành phố xa hàng ngàn km lên chưa đủ độ dạn dày, thì bị đánh bật trở lại, và dĩ nhiên hàng chục con người đọng lại thành những hành khách không vé.
Rất tiếc là thời đó không có được những thước phim ghi lại sự hỗn độn, náo động của khu vực làm thủ tục về Hà Nội. Công an, lính OMON dã chiến, bảo vệ sân bay phải giữ trật tự bằng dùi cui mới có thể vãn hồi được chút trật tự. Tình hình quản lý lỏng lẻo của thời hậu Xô viết, cộng với sự thao túng của đám trung gian mà dân ta gọi là “cò sân bay” cấu kết với hàng loạt cán bộ công quyền biến chất, để lại một dư âm nặng nề kéo dài hơn ba thập kỷ
Rồi tất cả qua đi
Dù muộn, nhưng cảnh trạng đen tối đó cũng qua đi, nhường chỗ cho những dấu hiệu đổi mới của hình ảnh người Việt qua sân bay quốc tế.
Những bước đệm của hai thời kỳ cũng đầy những khúc quanh và gai góc.
Đã có lúc, không biết xuất phát từ đâu một quyết định, mà tất cả công dân Việt Nam đi tiễn người thân đều phải đứng ngoài sân bay, không được vào trong phòng đợi, bất chấp ngoài trời lạnh - 30 độ (!)
Đã nhiều năm vào khoảng cuối tháng mười là vé đùng đùng tăng lên gấp rưỡi, ai mua được một tấm vé về Tết là cả một chiến công, mặc dù trên máy bay vẫn còn thừa chỗ.
Đã lắm lúc người Việt về nước bị lục soát một cách thậm tệ, đến nỗi một dây chuyền trang sức, dăm chục đô la tuỳ thân, chục vỉ thuốc kháng sinh cũng bị bắt bỏ lại hoặc bị tịch thu không một lời giải thích.
May thay, tất cả những điều đó chỉ còn là dĩ vãng.
Đầu năm 2006, sân bay tư nhân Đomođeđovo phía Tây Nam thành phố trở thành điểm làm thủ tục các chuyến bay về Việt Nam của Vietnam Airlines. Những ngày đầu, dân ta đi trên máy bay ta cảm thấy tự hào vô hạn. Các cô chiêu đãi viên Việt Nam với tà áo đỏ dịu dàng, ân cần và tận tuỵ làm cho người Việt về quê ăn Tết cảm thấy ấm lòng.
Những máy bay khai thác theo tuyến Matxcơva - Hà Nội là những chiếc Boing mới tinh, tiện nghi đầy đủ. Bây giờ không phải ngồi một mạch 17 tiếng như trước, mà chỉ gần chín tiếng, sau một giấc ngủ rời những cánh rừng bạch dương bạt ngàn, là đã thấy những đồng lúa như những bàn cờ và đàn bò thảnh thơi gặm cỏ quanh sân bay Nội Bài - Thủ đô Hà Nội.
Lúc mới chuyển về Đomođeđovo, Hải quan, Biên phòng sân bay còn rất lịch thiệp lắm. Trong hàng chục chuyến bay đầu, Hải quan, công an Nga không hề có sự hạch sách, nhũng nhiễu; đám cò sân bay chưa thể lai vãng, tự do ra vào khu vực lấy hàng hoá vì sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Các chuyến bay được tăng dần lên tuần hai chuyến, bốn chuyến và mùa đông năm nay lên sáu chuyến. Cộng thêm chuyến từ Xvetdlov, Vladivostoc và hai chuyến của hãng Aeroflot nữa, nhịp độ người đi ngày Tết vẫn duy trì như những ngày thường. Sự căng thẳng vé, sự cố gắng đến tuyệt vọng lo cho chuyến hồi hương đón xuân ngày nào đã không còn nữa.
Dịch vụ bán vé đã vươn bàn tay năng động của mình khắp Matxcơva. Có tới gần hai chục đại lý người Việt bán vé được quảng cáo trên mạng và báo ngày. Chỉ cần alo một tiếng, hoặc vào mạng đặt là có thông tin hồi âm ngay. Hoặc là đến đại lý lấy vé, hoặc là có nhân viên đưa đến tận nhà, tận chợ, tiện hết chỗ nói.
Người ta về Tết lịch sự hơn nhiều. Thay thế vào hàng đống quà cáp lỉnh kỉnh, những thứ hàng hoá tầm tầm ngày xưa, giờ là những vali gọn gàng của người xuất ngoại trở về Tổ quốc.
Trước đây, khi máy bay vừa tiếp đất, không ai bảo ai, cả hàng trăm con người ào đứng dậy để lấy hàng xuống, mặc kệ máy bay vẫn lao trên đường băng như tên bắn, và chiêu đãi viên gào lạc giọng. Nhưng đã mấy năm nay, mặc dù máy bay hạ cánh, hành khách Việt vẫn ngồi yên vị, bình thản thắt đai an toàn chờ khi dừng hẳn mới bình thản đứng dậy lấy đồ đạc của mình.
Một sự so sánh hơi khập khiễng một chút, nhưng cũng phải đối chiếu, mới thấy được sự vĩ đại của thế kỷ văn minh. Trước đây, mỗi lần về Tết, chúng tôi chen mua vé tàu ở ga Hàng Cỏ, ngồi 22, có lúc 25 tiếng mới đến dược ga Vinh, về chưa kịp đón Tết đã nhấp nhổm lo ngay ngáy nhờ người mua vé tàu để ra kịp ngày đi làm công sở. Còn gời đây, chỉ hơn nửa ngày một chút, máy bay đã vượt gần 10 ngàn km để về đến quê hương. Quê hương xa mà gần biết mấy.
Vẫn còn những điều muốn nói
Cả sân bay Đomđeđovo mênh mông, có tới 110 của làm thủ tục, khách quốc tế và nội địa ra vào nườm nượp, thì chỉ duy nhất cửa làm thủ tục về Hà Nội là có cảnh sát túc trực làm nhiệm vụ.
Hai mươi năm rồi vẫn thế, mặc dù tình hình đã không còn phức tạp, nhưng cảnh chen chúc, lộn xộn, phá rào vẫn tiếp diễn. Và đã hết cò sân bay đâu. Vẫn những con thoi, móc nối ngược xuôi công khai để làm cái việc đạp hàng với tên gọi văn hoa là dịch vụ.
Mối khi có chuyến bay từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sang, gần như toàn bộ hành khách, trừ những nhân viên ngoại giao, hộ chiếu đỏ và người Nga, còn lại đều bị khám xét, mở va li, hòm xiếng với một lý do rất đáng quan tâm, là hành khách mang rau quả vào chưa kiểm dịch. Có gì đâu, mỗi người mang theo từ quê nhà sang dăm quả xoài, vài quả na, thậm chí vài bó rau...làm quà là bị khám xét và hạch sách. Người ta nói, việc làm luật đã thành nếp là đưa tiền cho xong việc là biện pháp mau lẹ nhất.
Hầu như ai cũng phải làm thế cả, trừ một số người thẳng thắn vứt bỏ đi, không đưa tiền để khỏi phải hạ mình. Nguyên nhân để cho cảnh này ra đời và tiếp diễn thì những người sống lâu ở Nga đều biết, bắt đầu từ những cò sân bay mách nước ...
Ra sân bay vè nước, dân ta không còn nhếch nhác như xưa nữa, đã com lê, củ xếch, cặp da khá phong độ, nhưng vẫn còn nhiều, rất nhiều người vẫn thản nhiên mặc nguyên bộ quần áo đi làm, vẫn mang những đôi giày không buồn đánh rửa, nó làm cho hình ảnh của người Việt ta trở nên khác lạ với những người ngoại quốc xếp hàng một cách lịch lãm. Đã thế, thói quen cười nói, gọi điện thoại quá tự nhiên mở hết cỡ của bà con ta, bất kể ở chốn nào, làm cho những người làm công vụ dường như bớt đi phần thiện cảm.
Nói như một nhà thơ Nga, là chúng ta hy vọng và có quyền hy vọng. Chắc chắn một ngày không xa, bức tranh đó sẽ chỉ còn là chuyện quá khứ, thay vào đó sẽ là hình ảnh đẹp với những nụ cười, niềm vui của dòng người Việt về đón xuân nơi quê cha, đất tổ.
NGUYỄN HUY HOÀNG - LB Nga
Ảnh chủ Blog chụp
cảnh sân bay Mockba tháng 8.2011:
Đức Trung và Đức Nguyên "nằm" trên ghế thương gia trên máy bay của hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot. Ghế này có thể thay đổi hình dạng theo ý thích của người sử dụng
Cảnh trong sân bay Seremetievo 2.
Làng xóm Mockba nhìn từ máy bay đang hạ cánh
Đất nước Nga - Rừng ngoại ô Mockba
Cảnh trong sân bay Mockba - Đức Nguyên và Đức Trung đang kéo valises.
Nguyên và Trung trong tháng máy đi lên phòng VIP nghỉ để chờ nối chuyến đi Genève
Từ trong sân bay nhìn ra
Đức Trung ngắm hàng trong khu transit
Sao mà yêu thằng lười học này thế
Chuẩn bị cất cánh
Lại lên khoang VIP để về Genève
Cô tiếp viên Nga xinh đẹp
Tạm biệt sân bay Mockba
Tạm biệt nước Nga, đất nước tôi yêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét